LÝ THUYẾT NGƯỜI CHƠI PHỦ QUYẾT

Posted on
  • Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:

  •  
    Mô hình lý thuyết
    Lý thuyết người chơi phủ quyết cho rằng sự vận hành thể chế của bất cứ quốc gia nào được quyết định bởi số lượng người chơi phủ quyết. Một người chơi phủ quyết có thể là một cá nhân (như tổng thống) hay một tập thể (như một viện trong quốc hội) mà có tiếng nói quyết định đối với bất kì sự thay đổi hiện trạng chính trị nào.
    Trong bất cứ quốc gia nào, có hai dạng người chơi phủ quyết.
    -         Thứ nhất, người chơi phủ quyết thể chế, đó là những người do hiến pháp tạo ra. Chẳng hạn, hiến pháp Mỹ quy định tổng thống, hạ viện, và thượng viện là những người chơi phủ quyết (thể chế) bởi vì nó trao cho các tác nhân này khả năng phong tỏa những thay đổi so với hiện trạng mà nó không đồng ý.
    -         Thứ hai, người chơi phủ quyết phe phái, đó là những người chơi được tạo ra bởi cách mà trò chơi chính trị được chơi. Chẳng hạn, các đảng phái trong quốc hội hay trong chính phủ liên minh có thể được xem là những người chơi phủ quyết phe phái nếu chúng có khả năng phong tỏa các thay đổi so với hiện trạng. Các đảng phái như vậy là những người chơi phủ quyết không phải bởi vì vai trò của chúng được quy định trong một số văn bản, mà bởi cách công dân bỏ phiếu, cách mà số phiếu được chuyển thành số ghế, các chính phủ hình thành, và vv.
    Trong khi đặc điểm của những người chơi phủ quyết thể chế không thay đổi bao lâu mà hiến pháp vẫn được duy trì, thì đặc điểm của những người chơi phủ quyết phe phái thay đổi theo bối cảnh chính trị.
    Như chúng ta sẽ thấy, lý thuyết người chơi phủ quyết cho thấy rằng số lượng người chơi, cũng như khác biệt về ý thức hệ giữa họ có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của chính sách. Cụ thể, lý thuyết người chơi phủ quyết chỉ ra rằng trong các nước có nhiều người chơi phủ quyết theo đuổi các chính sách xung đột nhau thường có đặc điểm như a) sự ổn định chính sách lớn hơn, b) khả năng thúc đẩy chương trình nghị sự yếu hơn.
    Để hiểu rõ hơn những kết quả này, chúng ta tìm hiểu mô hình bên dưới.
    Mô hình lý thuyết người chơi phủ quyết
    Lưu ý: A, B, C = ba người chơi phủ quyết; SQ = chính sách hiện tại (hiện trạng); cAS = thay đổi chính sách mà C đề nghị nếu nó là người thiết lập chính sách; ba vòng tròn = các đườngbàng quan của A, B, C so với hiện trạng; khu vực màu xám = winset, tập hợp các điểm trong khu vực đó sẽ nhận được sự đồng ý của cả ba người chơi phủ quyết.
    -         Một người chơi phủ quyết được đại diện bởi một điểm lý tưởng (tương ứng với quan điểm chính sách lý tưởng của nó) trong một không gian chính sách.
    -         Trong hình, chúng ta có ba người chơi phủ quyết, A, B, C; những người này được đặt trong không gian chính sách hai chiều (kinh tế, giáo dục), trong đó vị trí của họ chính là chính sách lý tưởng của họ về hai vấn đề, mà ở đây là mức độ can thiệp thích hợp của nhà nước vào nền kinh tế, và số lượng tiền thích hợp cần chi cho giáo dục. Chính sách hiện tại (của quốc gia) là điểm SQ.
    -         Trong hình, chúng ta minh họa ba đường bàng quan – là những vòng tròn có tâm là điểm chính sách lý tưởng của mỗi người chơi phủ quyết và đi qua điểm hiện trạng.
    o   Trên mỗi đường bàng quan, các điểm minh họa cho các chính sách, và khoảng cách của nó so với chính sách lý tưởng của người chơi phủ quyết (tâm vòng tròn) là như nhau (= bán kính vòng tròn).
    o    Kết quả, đối với mỗi người chơi phủ quyết, những chính sách nằm trên vòng tròn (hay đường bàng quan) là như nhau, và tương tự hiện trạng.
    o   Quan trọng hơn, mỗi người chơi phủ quyết sẽ thích bất cứ chính sách nào nằm trong đường bàng quan của anh ta bởi vì chính sách này gần với chính sách ưu tiên của anh ta hơn.
    -         Một khái niệm trung tâm trong lý thuyết người chơi phủ quyết là winset.
    o   Một winset là một tập hợp các điểm (hay các chính sách) mà được tất cả người chơi phủ quyết đồng ý, tức chấp nhận thay đổi so với hiện trạng.
    o   Như trên hình, winset này chính là khu vực màu xám. Bất cứ sự thay đổi chính sách nào trong khu vực màu xám này sẽ giành được sự ủng hộ của mọi người chơi phủ quyết trong một cuộc bỏ phiếu.
    Theo lý thuyết người chơi phủ quyết, kích thước của winset ảnh hưởng quan trọng đến hệ quả chính sách.
    -         Thứ nhất, kích thước của winset ảnh hưởng đến sự ổn định của chính sách.
    o   Khi winset lớn, chính sách ít ổn định, bởi vì có thể đạt được những thay đổi lớn về chính sách so với hiện trạng.
    o   Trái lại, khi winset nhỏ, chính sách ổn định hơn, bởi việc thay đổi chính sách lớn so với hiện trạng là không thể.
    -         Thứ hai, kích thước của winset ảnh hưởng đến khả năng của những người chơi phủ quyết song đồng thời đóng vai trò thiết lập chính sách trong việc ảnh hưởng lên chính sách.
    o   Khi winset nhỏ, người thiết lập chính sách không thể dịch chuyển chính sách xa khỏi nơi mà những người chơi phủ quyết khác muốn dịch chuyển nó nếu họ là người thiết lập chính sách.
    o   Trái lại, khi winset lớn người thiết lập chính sách có khả năng dịch chuyển chính xa hơn khỏi nơi mà những người chơi phủ quyết khác sẽ chọn nếu họ là người thiết lập nghị trình.
    o   Rõ ràng rằng, bất cứ người chơi phủ quyết nào, đồng thời đóng vai trò người thiết lập chương trình nghị sự, nắm ưu thế (so với những người chơi còn lại) bởi anh ta có thể lựa chọn chính sách nào gần nhất với điểm lý tưởng của anh ta.
    §  Chẳng hạn, nếu người chơi phủ quyết C là người thiết lập trương trình như hình, thì anh ta sẽ đề nghị chính sách là điểm cAS bởi vì đây là điểm trong winset gần nhất với điểm lý tưởng của anh ta.
    Chúng ta đã biết rằng kích thước của winset ảnh hưởng quan trọng đến hệ quả chính sách. Bây giờ chúng ta xét ảnh hưởng của số lượng người chơi phủ quyết và khá biệt về ý thức hệ giữa họ đến tới kích thước của winset.
    Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách khảo sát ảnh hưởng của số lượng người chơi phủ quyết đến kích thước của winset.
    Số lượng người chơi phủ quyết và kích thước của winset
    A, B, B = người chơi phủ quyết, SQ = chính sách hiện tại (hiện trạng), khu vực màu xám là winset, nguyên tắc là các quyết định thay đổi chính sách đòi hỏi có được sự đồng thuận của tất cả người chơi phủ quyết
    -         Trong hình a, có hai người chơi phủ quyết; và trong hình b, có ba người chơi phủ quyết. Như hình vẽ cho thấy, việc gia tăng số lượng người chơi phủ quyết làm giảm kích thước của winset, nghĩa là, winset trong hình b nhỏ hơn winset trong hình a.
    -         Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc gia tăng số lượng người chơi phủ quyết có luôn làm giảm kích thước của winset? Câu trả lời là không. Để hiểu tại sao, hãy so sánh hình b, và hình c. Trong hình c có hai người chơi phủ quyết, và trong hình b có ba người chơi phủ quyết. Như hình vẽ cho thấy, việc tăng số lượng người chơi phủ quyết không làm giảm kích thước của winset; kích thước của winset trong hình b tương tự kích thước của minset trong hình c.
    -         Tóm lại là lý thuyết người chơi phủ quyết cho thấy rằng một sự gia tăng số lượng người chơi phủ quyết sẽ làm giảm kích thước của winset hoặc không thay đổi kích thước này; song nó không bao giờ gia tăng kích thước của winset.
    Tiếp theo, chúng ta khảo sát ảnh hưởng của sự khác nhau về ý thức hệ giữa hai người chơi phủ quyết đến kích thước của winset.
    Khoảng cách về ý thức hệ giữa những người chơi phủ quyết và kích thước của winset
    -         Hai người chơi phủ quyết trong hình a có nhiều điểm tương đồng hơn so với hai người chơi phủ quyết trong hình b. Như chúng ta thấy, sự gia tăng khác biệt về ý thức hệ giữa các người chơi phủ quyết – gia tăng khoảng cách giữa A và B – làm giảm kích thước của winset.
    Như vậy, kích thước của winset được quyết định bởi số lượng người chơi phủ quyết và khác biệt về ý thức hệ giữa những người chơi này. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy kích thước của winset co lại khi số lượng người chơi phủ quyết hay khác biệt về ý thức hệ giữa chúng gia tăng hoặc cả hai.
    Tất cả các thiết chế như hệ thống liên bang, hệ thống lưỡng viện, review hiến pháp, đều có thể tái khái niệm hóa như những người chơi phủ quyết thể chế. Và về mặt chính sách, thì chúng ta có thể khẳng định rằng các nước với những thể chế này có đặc điểm: a) ổn định chính sách, b) thay đổi chính sách từ từ, c) khả năng thiết thúc đẩy nghị trình yếu. Những đặc điểm này trở nên phổ biến nếu những người chơi phủ quyết có ý thức hệ khác nhau nhiều.
    -         Chẳng hạn, chúng ta tin rằng sẽ có ít hơn các chính sách được hình thành trong giai đoạn chính phủ chia rẽ, chung sống, hay liên minh với đa dạng ý thức hệ, và các chính sách này cũng sẽ không có gì cấp tiến so với hiện trạng.
    -         Chúng ta cũng tin rằng sự ổn định chính sách lớn hơn khi hai viện quốc hội trong hệ thống lưỡng viện hay chính phủ trung ương và địa phương trong hệ thống liên bang bị kiểm soát bởi các đảng khác nhau.

    Ví dụ về nước Mỹ
    Nhiều người cánh tả đã trở nên thất vọng với tổng thống Obama sau khi ông lên nắm quyền vào tháng 1/2009.
    Obama chạy đua với khẩu hiệu ‘hi vọng’ và ‘thay đổi’, và nhiều người tin rằng ông sẽ thay đổi hiện trạng theo hướng cấp tiến hơn. Và thực vậy, chính Obama cũng đã đưa ra những chính sách cấp tiến trong nhiều lĩnh vực.
    Chẳng hạn, ông đã đề nghị giới thiệu một hệ thống phúc lợi mới, đưa ra các điều tiết mạnh hơn đối với ngành tài chính và ngân hàng, đóng cửa nhà tù ở vịnh Guantanamo, chấm dứt chính sách cắt giảm thuế cho giới giàu của tổng thống Bush tiền nhiệm, và một trương trình kích thích kinh tế quy mô lớn.
    Tuy nhiên, bất cứ đề nghị chính sách nào ở trên của Obama nếu đạt được, thì không có nhiều khác biệt nhiều so với hiện trạng. Dù những người ủng hộ Obama cảm thấy thất vọng, song đối với với các nhà khoa học chính trị quen thuộc với lý thuyết người chơi phủ quyết, thì hoàn cảnh trên hoàn toàn dễ hiểu.
    Hệ thống của Mỹ bao gồm review hiến pháp, hệ thống lưỡng viện và hệ thống liên bang tạo ra vô số người chơi phủ quyết. Hơn nữa, khoảng cách ý thức hệ giữa những người chơi phủ quyết này ngày càng tăng sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kì vào năm 2010 khi Obama và những người Dân chủ đánh mất đa số trong quốc hội vào tay những người Cộng hòa; và những người Cộng hòa lại có tầm nhìn rất khác so với những người Dân chủ về tương lai nước Mỹ. Với hoàn cảnh này, thay đổi so với hiện trạng, và đặc biệt là thay đổi cấp tiến so với hiện trạng, hầu như không có khả năng.
    Đó là lý do giải thích tại sao, bất chấp những nỗ lực của Obama, song ông không thể mang lại nhiều thay đổi như ông đã hứa, và vì vậy khiến cho nhiều người thất vọng với ông.
    Nguồn: Matt Golder, Nandenicheck Sona Golder, William Roberts Clark. Principles of Comparative Politics

     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org