DÂN CHỦ HÓA Ở BA LAN

Posted on
  • Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:

  • Lech Walesa, lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết
    Vào cuối những năm 1970, nền kinh tế của Ba Lan rơi vào khủng hoảng. Chính quyền cộng sản đã phải vay tiền từ phương Tây để trợ cấp giá cho các hàng hóa như thực phẩm nhằm giữ cho người dân khỏi bất mãn. Từ 1975 – 1981, nợ nước ngoài của Ba Lan tăng từ 700 triệu $ lên 23 tỷ $. Tuy nhiên, khi bắt đầu phải trả khoản nợ khổng lồ này, lãnh đạo đảng cộng sản Ba Lan, Edward Gierek, không thể tài trợ giá thêm được nữa và giá cả bắt đầu tăng lên.
    Điều này dẫn các đợt sóng biểu tình, bắt đầu từ các cuộc đình công ở xưởng đóng tàu Gdansk. Công nhân đưa ra 21 yêu cầu cho chính quyền, bao gồm quyền tự do biểu đạt, quyền biểu tình, quyền tiếp cận truyền thông, nhà ở tốt hơn, và quan trọng nhất là một công đoàn độc lập, không chịu sự kiểm soát của chính quyền. Trước áp lực ngày càng tăng của các cuộc biểu tình, cũng như việc không chắc liệu quân đội Ba Lan có thực sự đàn áp người biểu tình hay không, nên Gierek phải ‘từ chức’, và một công đoàn độc lập, Công đoàn Đoàn kết, được thành lập vào tháng 9/1980.
    Trong hai tuần sau khi hình thành, ba triệu người Ba Lan tham gia vào Công đoàn Đoàn kết do kĩ sư điện có tên Lech Walesa lãnh đạo. Vào năm 1981, Công đoàn Đoàn kết đã có hơn mười triệu thành viên, và trở thành lực lượng đối đầu trực tiếp với chính quyền cộng sản.
    Liên Xô ngày càng trở nên lo lắng về tình hình ở Ba Lan, và có tin đồn rằng họ đang dự tính một kế hoạt xâm lược với xe tăng và quân đội từ Czechoslovakia, Đông Đức, và Liên Xô. Thời điểm này, Gierek đã được thay thế bởi người lãnh đạo theo đường lối cứng rắn là Wojciech Jaruzelski. Vào tháng 9/1981, Jaruzelski tuyên bố thiết quân luật. Qua một đêm, hàng ngàn người bị bắt giữ, quân đội chiếm đóng các nhà máy và đàn áp các cuộc đình công, Công đoàn Đoàn kết bị cấm, và một chế độ độc tài quân sự được thiết lập dưới tên gọi Hội đồng Quân nhân Bảo vệ Quốc gia.
    Dù Jaruzelski luôn nói rằng ông thiết quân luật để ngăn chặn việc xâm lược của Liên Xô (ông liên tục nói về ‘điều ít tồi tệ hơn’ khi đền cập đến thiết quân luật), hầu hết các nhóm đối lập ở thời điểm đó cho rằng việc thiết quân luật là bằng chứng cho thấy nỗ lực tuyệt vọng của chế độ cộng sản nhằm duy trì quyền lực cũng như ngăn chặn một xã hội dân sự đang ngày một lớn mạnh. Các văn bản mới công bố gần đây từ Liên Xô cho thấy rằng Liên Xô không có ý định xâm lược Ba Lan, và trong thực tế họ đã từ chối đề nghị hỗ trợ quân sự cho Jaruzelski vào năm 1981. Việc thiết quân luật kéo dài cho đến năm 1983.
    Giai đoạn trên trong lịch sử Ba Lan cho thấy việc tự do hóa đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát như thế nào và cuối cùng đã dẫn đến hoàn cảnh thụt lùi (so với trước), với những người theo đường lối cứng rắn lên nắm quyền cùng đàn áp tàn bạo hơn.
    Dù các nỗ lực giải quyết các vấn đề kinh tế, nền kinh tế không cải thiện nhiều trong những năm sau. Khi một vài cuộc đình công mới có nguy cơ vượt ra ngoài kiểm soát và trở nên bạo lực vào giữa những năm 1988, đảng Cộng sản Ba Lan đã giới thiệu các cải cách tự do hóa mới. Vào tháng 12/1988 chính quyền đồng ý triệu tập một hội nghị với công đoàn bị cấm, Công đoàn Đoàn kết, để tìm kiếm một sự thỏa hiệp.
    Các cuộc đối thoại này, vốn diễn ra trong thời gian tháng 2 – 4/1989, được biết đến với tên gọi Đối thoại Ban tròn. Trong các cuộc đối thoại này, kết quả là, Công đoàn Đoàn kết được hợp pháp hóa và một cuộc bầu cử toàn quốc sẽ tổ chức vào tháng 6. Mục tiêu của tiến trình tự do hóa này là xoa dịu bất ổn xã hội, kết nạp phe đối lập dân chủ vào trong các thiết chế độ mà không cần phải tiến hành những thay đổi lớn trong cấu trúc chính trị, cũng như gia tăng tính chính danh từ việc Công đoàn Đoàn kết tham gia vào tiến trình bầu cử. Như Jaruzelski từng nói ‘trò chơi là nhằm hấp thụ phe đối lập vào trong hệ thống của chúng ta’.
    Giống như hầu hết các cuộc bầu cử trong chế độ độc tài, các cuộc bầu cử quốc hội ở Ba Lan không hoàn toàn mở. Trong khi tất cả 100 ghế Thượng viện có thể tranh cử tự do, thì khoảng 65% số ghế Hạ viện được dành cho những người Cộng sản và liên minh của họ. Với 65% số ghế ở Hạ viện, người cộng sản có quyền bổ nhiệm thủ tưởng.
    Đảng cộng sản Ba Lan hi vọng rằng nó đạt được kết quả tốt trong quốc bầu cử Quốc hội, và không tin rằng Công đoàn Đoàn kết đủ mạnh để thách thức quyền lực của nó. Ngay sau thiết quân luật vào năm 1981, tướng Jaruzelski đã thiết lập một trung tâm đặc biệt để nghiên cứu công luận (CBOS). CBOS được thiết kế nhằm cung cấp thông tin về mức độ ủng hộ của công chúng cho chế độ. Các cuộc thăm dò từ giữa 1980s liên tục cho thấy rằng đảng Cộng sản giành được nhiều sự ủng hộ hơn so với Công đoàn Đoàn kết.
    Trong thực tế, sự ủng hộ cho các nhà lãnh đạo cộng sản như Jaruzelski hầu như có thể so với các nhân vật tôn giáo như giáo hoàng, cao hơn nhiều so với lãnh đạo của Công đoàn Đoàn kết, Lech Walesa. Để ngăn Công đoàn Đoàn kết có thời gian củng cố sức mạnh, Đảng cộng sản đã quyết định tổ chức bầu cử vào 4/6/1989, chỉ hai tháng sau ngày cuối cùng của Đối thoại Bàn tròn.
    Dù mọi người tin rằng Đảng cộng sản mạnh hơn Công đoàn Đoàn kết, song kết quả gây ngạc nhiên lớn. Công đoàn Đoàn kết chiến thắng 35% số ghế Hạ viện, và 99 trong 100 ghế Thượng viện. Cho tới thời điểm kết quả bầu cử được thông báo, tiên trình của Đối thoại Bàn tròn được hiểu là nhằm củng cố chế độ cộng sản chứ không phải chấm dứt sự cai trị của nó. Song kết quả bầu cử ngày 4/6/1989, và chiến thắng áp đảo của Công đoàn Đoàn kết đã làm thay đổi cách nhìn nhận này. Đêm đó, một nghệ sĩ nổi tiếng của Ba Lan Szczepkowska thông bao chính thức trên truyền hình: ‘Các bạn, đây là kết thúc của chủ nghĩa cộng sản ở đất nước của chúng ta’.
    Điều xảy đến tiếp theo gây ngạc nhiên hơn nữa. 65% số ghế dành cho Đảng cộng sản được phân chia giữa Đảng cộng sản (37.6%) và các đảng bù nhìn liên minh với nó (26.9%). Sau bầu cử, hai trong số đảng trung thành trước đó với Đảng Cộng sản gia nhập vào Công đoàn Đoàn kết khiến cho Công đoàn Đoàn kết chiếm trên 50% số ghế Hạ viện. Với đa số trong Hạ viện, Công đoàn Đoàn kết có quyền bổ nhiệm thủ tướng không phải người cộng sản đầu tiên trong khối Đông Âu cộng sản.
    Trái với năm 1981, Liên Xô tuyên bố công khai rằng nó không can thiệp vào các vấn đề của Ba Lan, điều này có nghĩa là những người cộng sản không thể phá vỡ thỏa thuận mà họ đã đưa ra với Công đoàn Đoàn kết và đảo ngược tiến trình tự do hóa. Các sự kiện ở Ba Lan đã có ảnh hưởng lớn đến phe đối lập dân chủ trong các nước Đông Âu khác, thúc đẩy họ thách thức chế độ cộng sản mạnh hơn nữa. Trong vài tháng, sự kiểm soát của cộng sản đối với Đông Âu về cơ bản đã đi đến chấm dứt.
    Một trong những yếu tố chính trong chuyển đổi dân chủ ở Ba Lan là niềm tin sai lầm của Đảng cộng sản về sức mạnh của chính nó cũng như của đối thủ của nó, Công đoàn Đoàn kết. Các cuộc khảo sát quan điểm công chúng do CBOS tiến hành hóa ra đánh giá sai về sự ủng hộ cho Công đoàn Đoàn kết. Dù chúng được tiến hành cẩn thận, song lại chứa đựng nhiều khiếm khuyết. Chẳng hạn, khoảng 30% người trả lời từ chối hoàn thành cuộc khảo sát; tỉ lệ cao từ chối này là kết quả của việc những người ủng hộ Công đoàn Đoàn kết không muốn tương tác với các thiết chế cộng sản. Bên cạnh đó, nhiều người phản đối sự cai trị của cộng sản, vẫn thực sự đồng ý hoàn thành khảo sát vì sợ hãi, đã không tiến hành khảo sát với thái độ thực sự của họ.
    Niềm tin sai lầm này là yếu tố then chốt cho sự chuyển đối của Ba Lan năm 1989, và cho các trường hợp chuyển đổi từ bên trên nói chung. 
    Nguồn: Matt Golder, Nandenicheck Sona Golder, William Roberts Clark.Principles of Comparative Politics

     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org