Khuyết Điểm Trong Nền Dân Chủ Hoa Kỳ: Electoral College

Posted on
  • Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Nguyễn Cao Quyền
    Trước khi đề cập đến khuyết điểm của nền dân chủ Hoa Kỳ, cần duyệt lại sơ qua một số ưu điểm không thể nào quên.  Những ưu điểm đó có thể liệt kê vắn tắt như sau.
    Ưu điểm thứ nhất là một nền kinh tế phát triển cao nhất và lâu dài nhất thế giới.  Chỉ ít lâu sau khi Hoa Kỳ thoát ách cai trị của người Anh và giành được độc lập thì nền kinh tế Hoa Kỳ tăng nhanh như vũ bão và đứng đầu thế giới cho đến ngày nay.
    Ưu điểm thứ hai là đất nước này đã có một nền dân chủ ngay từ những ngày đầu lập quốc và trong nền dân chủ đó, nguyên tắc tam quyền phân lập đúng nghĩa đã được áp dụng và tôn trọng về cả hàng ngang lẫn hàng dọc.  Về hàng ngang thì không cần nhắc lại, còn về hàng dọc thì chính quyền liên bang không bao giờ vi phạm quyền hạn của tiểu bang.
    Ưu điểm thứ ba là nhân quyền được tôn trọng và triển khai sớm nhất.  Trong các quyền của con người cá thể thì 14 quyền công dân, 15 quyền đầu phiếu, 19 quyền đầu phiếu của phụ nữ đã được quốc hội thông qua rất sớm.  Tại Hoa Kỳ, con người là trọng tâm của quốc gia.  Sự phát huy quyền con người đã tạo nên một xã hội phồn vinh và một tư tưởng khai phóng cho nhân loại.
    Tuy những ưu điểm nêu trên không thể chối cãi, nhưng nền chính trị của Hoa Kỳ hiện nay vẫn là một trật tự chưa hoản hảo.  Bài viết chỉ đề cập đến khuyết điểm này vì là khuyết điểm lớn nhất và quan trọng nhất.  Xin mời qúy ví đọc tiếp.

    Khuyết điểm lớn nhất: Electoral College 
    Trong thực tế dân Mỹ không trực tiếp bầu chọn tổng thống của mình.  Thay vào đó là một cử tri đoàn gồm các “đại biểu cử tri” bỏ phiếu.  Ta thử tìm hiểu xem thế nào là đoàn “đại biểu cử tri” (electoral college ).
    Mỗi bang có một số “đại biểu cử tri” (electors) nhất định, hợp thành “đại biểu cư tri đoàn” dựa trên quy mô dân số của bang đó.  Bang nào càng nhiều công dân thì càng nhiều đại biểu cử tri.  Về mặt kỹ thuật thì các cử tri Mỹ đi bỏ phiếu để bầu “đại biểu cử tri” chứ không bầu trực tiếp để chọn tổng thống. 
    California là bang đông dân nhất nên có số lượng “đại biểu cử tri” lớn nhất là 55.  Một số bang khác ít dân hơn như Florida, Pensylvania, Ohio… chỉ có số “đại biểu cử tri” là trên 20.  Mốt số bang nhỏ khác và đặc khu Washington DC chỉ có  3 phiếu “đại biểu cử tri”.
    Tổng cộng nước Mỹ có  538  ‘đại biểu cữ tri” ngoại trừ hai bang Maine và Nebraska.  Để trở thành tổng thống mỗi ứng cử viên cần hội đủ tối thiểu 270 phiếu “đại biểu cử tri”.  Ngoài ra người đắc cử không nhất thiết phải giành chiến thắng về số phiếu phổ thông.

    Hệ lụy của phương cách bầu cử theo hệ thống “đại biểu cử tri”.
    Hệ thống bầu cử theo “đại biểu cử tri” tại Mỹ được duy trì vì nó thường phản ánh chính xác lá phiếu của các cử tri phổ thông.  Hệ thống này cũng tạo ra cho các bang nhỏ có sức nặng hơn trong việc bầu chọn tổng thống.
    Ví dụ như bang California chiếm 12,03% dân số của nước Mỹ nhưng “đại biểu cử tri đoàn” của họ chỉ chiếm 10.22% số đại biểu cử tri trên cả nước. Trong khi bang Wyoming chỉ có dân số bằng 0,18% dân số cả nước thì lại có 3 phiếu đại biểu cử tri (nghĩa là bằng 0,56% tổng số đại biểu cử tri).
    Thời gian gần đây một câu hỏi được đặt ra là : liệu có bất công hay không khi một ứng cử viên đắc cử tổng thống lại nhận được ít hơn  số phiếu phổ thông so với người thất bại. Đây là một hạn chế chính của hệ thống bầu cử theo hình thức “đại biểu cử tri”.
    Năm 2000 ứng cử viên Al Gore giành được 48,38% số phiếu phổ thông toàn quốc, trong khi đối thủ George W Bush, thuộc phe Cộng Hoà , chỉ được 47, 87%.  Vậy mà Bush vẫn chiến thắng vì nhận được 271 phiếu đại biểu cử tri so với  266 của Al Gore. 
    Tình huống tương tự cũng xảy ra vào năm 1888 khi Benjamin Harrison giành chiến thắng nhờ hơn phếu “đại biểu cử tri” so với đối thủ Grover Cleveland.  Và năm nay 2016, việc đó lại xảy ra thêm lần nữa khi Donald Trump thắng Hilary Clinton.  
        
    Tại sao phương thức “đại biểu cử tri” đoàn vẫn được sử dụng?
    Khi nước Mỹ được thành lập, chiến dịch vận động và bỏ phiếu đồng loạt ở tầm quốc gia không thể làm được, vì khả năng thông tin thời đó quá thô sơ.  Các bang ngờ vực về quyền lợi của họ cho nên phổ thông đầu phiếu không thể thực hiện.
    Các bang thuộc miền nam nước Mỹ rất ủng hộ phương thức “đại biểu cử tri “ đoàn.  Những nô lệ tại khu vực này không có quyền bỏ phiếu nhưng được tính bằng 3/5 người thường.  Qua năm tháng, “đại biểu cử tri” đoàn trong khu vực thay đổi và ngày càng phản ánh sát hơn nguyện vọng của người dân.
    Nguồn gốc của electoral college phát xuất từ giới điền chủ Hoa Kỳ từ thời lập quốc.  Họ là một giai cấp giàu có và thí thức.   Họ lãnh đạo cuộc chiến và muốn bảo vệ quyền lợi vị kỷ của mình.  Ngày nay, rõ ràng là hệ thống bầu cử này không còn lý do tồn tại.  Nền dân chủ Hoa Kỳ sẽ vững mạnh hơn nếu được đặt căn bàn trên đa số tuyệt đối (absolute majority)  số phiếu trực tiếp của người dân.

    Hoa Kỳ có phải là một chế độ đa đảng chân chính?
    Mặc dầu người dân Hoa Kỳ có quyền thành lập đa đảng trong hoạt động chính trị, nhưng từ xưa đến nay, Hoa Kỳ lúc nào cũng là một chế độ chính trị lưỡng đảng ở cấp liên bang.  Hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vẫn ngự trị gần như tuyệt đối trong các quốc hội.  Hậu qủa là nền dân chủ Hoa Kỳ thiếu sự sinh động và sáng tạo từ các đáy tầng (grassroot) của xã hội như tại Úc và các quốc gia dân chủ tiến bộ khác. 
    Khi lưỡng đảng độc chiếm môi trường chính trị thì các phe nhóm lợi ích lộng hành.  Các nhóm lợi ích chỉ cần vận dụng ảnh hưởng xâm nhập một trong hai đảng là có thể thống trị xã hội Hoa Kỳ.  Điều này khó có thể xảy ra trong một nền dân chủ đa đảng chân chính. 

    Người dân có quyền đi bầu hay không bầu. 
    Có thể gọi đây là quyền “tự do bầu cử tuyệt đối” tại Hoa Kỳ.  Nguyên tắc này phát huy quan điểm dân chủ nhưng trên thực tế đây là một quyền tự do vô cùng bất công và phản động (reactionary).  
    Lý do là vì trong một nền dân chủ, những vùng nghèo ít học luôn luôn có khuynh hướng lười biếng hoặc bận rộn không đi bầu.  Hậu qủa là họ không có đủ người đại diện tại các trung tâm quyền lực.  Những chính sách quốc gia không phản ánh quyền lợi giai cấp của họ.  Từ đó phát sinh và củng cố bất công xã hội.
    Lập luận rằng nếu không đi bầu thì “dáng chịu” không phải là một lập luận có thể chấp nhận được.  Chúng ta có trách nhiệm tạo ra hoàn cảnh công bằng cho mọi con người.  Chính vì thế mà  tại các quốc gia dân chủ tiên tiến thường có luật cưỡng bách cầu cử (compulsory voting) như ở Úc, và bất công giảm nhiều so với Hoa Kỳ.
    Hoa Kỳ không cần thay đổi hiến pháp mà chỉ cần thay đổi luật lệ bầu cử cho công bằng và hoàn chỉnh  hơn.

    Nguồn: http://www.vietthuc.org/ncq/
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org