Độc tài?

Posted on
  • Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,
  • Minh Anh
    1. ĐỊNH NGHĨA
    Độc tài là các dạng chế độ cai trị không tuân theo pháp quyền (rule of law), và không vì lợi ích của đa số người dân.
    ·       Các chế độ quân sự, quân chủ thì không những không thỏa mãn tiêu chí pháp quyền, mà còn mang tính cướp bóc, không vì lợi ích của đa số người dân.
    ·       Các chế độ như Singapore, cai trị mang lại thịnh vượng cho đa số người dân, song cũng không thỏa mãn tiêu chí pháp quyền, nên vẫn xếp vào dạng độc tài.
    ·       Các chế độ như Nam Phi trước khi bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, dù đảm bảo pháp quyền, nhưng đó chỉ dành cho thiểu số da trắng, chứ không phải đa số dân chúng, do đó được xếp vào dạng chế độ đầu sỏ, và có thể coi là độc tài của người da trắng.
    ·       Có nhiều chế độ do đa số nhân dân bầu nên, tuy nhiên phục tùng ý chí của đa số, nên vi phạm các quyền nói chung, và các quyền của thiểu số, thì vẫn coi là độc tài, và là độc tài của đa số hay độc tài dân chủ.

    2. PHÂN LOẠI
    a. Dựa vào lực lượng nắm quyền và cách tổ chức quyền lực
    ·       Chế độ quân chủ: Dựa vào gia đình và dòng họ để lên nắm quyền và giữ quyền lực. Quyền lực nằm trong tay một người, và được truyền từ đời này qua đời khác. Các ví dụ như Jordan, Bahrain, Kuwait, và Saudi Arabia
    ·       Độc tài quân sự: Dựa vào sức mạnh quân đội để lên nắm quyền cai trị, thường thông qua các cuộc đảo chính. Quyền lực nằm trong tay một nhóm các sĩ quan quân đội. Các ví dụ như Chad, Myanma, Cộng hòa Trung phi, và Gambia
    ·       Độc tài dân sự: Dựa vào các đảng phái hoặc sự tôn sùng cá nhân để cai trị. Độc tài dân sự lại được chia thành: độc tài đóng và độc tài bầu cử
    -      Độc tài đóng: hệ thống trong đó chỉ có một cá nhân hay một đảng cai trị, các cá nhân hay đảng đối lập bị coi là bất hợp pháp. Nhóm này được chia thành hai dạng:
    o   Độc tài đảng cai trị: một đảng chi phối quyền lực, không cho phép tồn tại đảng đối lập. Ví dụ như Liên Xô.
    o   Độc tài cá nhân: cai trị theo kiểu cách cá nhân, thường có sự hỗ trợ của đảng phái hoặc quân đội, nhưng các tổ chức này không đủ mạnh để kiểm soát nhà độc tài, vì vậy chúng chỉ là công cụ phục vụ cho nhà độc tài. Các ví dụ như Saparmurat Niyazov, Kim Jong-il, Muammar al-Qaddafi.
    -      Độc tài bầu cử: hệ thống trong đó lãnh đạo tổ chức các cuộc bầu cử và cho phép một số mức độ đa nguyên và cạnh tranh đảng phái, song sự cạnh tranh này không bình đẳng, và chỉ mục đích là gia tăng tính hợp pháp của đảng thống trị, được chia thành hai dạng:
    o   Độc tài bầu cử đảng chi phối, trong đó đảng chi phối thường xuyên chiến thắng với đa số áp đảo, các ví dụ như Egypt, Singapore, Burkina Faso, Tunisia, Angola, và Uzbekistan trong những năm 1990.
    o   Độc tài cạnh tranh, trong đảng chi phối chỉ chiến thắng với đa số tối thiểu, các ví dụ như Croatia thời Franjo Tudjman, Russia thời Vladimir Putin, and Peru thời Alberto Fujimori, cũng như Malaysia, Mexico trong những năm 1990

    b. Dựa vào mức độ kiểm soát và huy động xã hội
    ·       Toàn trị: cai trị thông qua ý thức hệ dựa trên giai cấp, hoặc chủng tộc, tìm cách huy động và biến đổi xã hội thành các dạng xã hội không tưởng. Đây là dạng độc tài toàn diện nhất, tham vọng nhất, nguy hiểm nhất. Các ví dụ như các nước Phát xít, cộng sản trước đây.
    ·       Độc tài cá nhân: xây dựng xung quanh lãnh đạo cá nhân hoặc gia đình ông ta, cai trị theo kiểu cướp bóc. Người lãnh đạo được thần thánh, thực thi kiểm soát thông qua gieo rắc sợ hãi, khủng bố, tôn thờ, không có bất cứ tính chính danh nào. Đây là dạng độc tài cai trị tùy tiện, thất thường, mang tính cướp bóc nhất phục vụ nhu cầu cá nhân các nhà cai trị. Các ví dụ như Fulgencio Batista ở Cuba, Rafael Trujillo ở Cộng hòa Dominican, Kim Jong-un ở Bắc Triều tiên.
    ·       Độc tài: hệ thống chính trị trong đó có một mức độ đa nguyên giới hạn, không hoàn toàn tùy tiện như chế độ độc tài cá nhân, cũng như không được hướng dẫn bằng cách ý thức hệ, hay nhu cầu huy động xã hội rộng lớn cho các mục đích ý thức hệ, hay giai cấp như chế độ toàn trị
    -      Độc tài truyền thống: các chế độ quân chủ truyền thống, các ví dụ như Bahrain, Jordan, Kuwait, Morocco, Oman, Qatar, Saudi Arabia.
    -      Độc tài quân sự: do giới quân sự nắm quyền, các ví dụ như Myanma, các nước Mỹ latin cuối những năm 1970.
    -      Độc tài thần quyền: cai trị dựa trên cơ sở tôn giáo, quyền lực nằm trong tay giới giáo sĩ, các ví dụ như Afghanistan thời Taliban, Iran hiện nay
    -      Độc tài bầu cử: có các cuộc bầu cử giữa các đảng phái, song các cuộc bầu cử không công bằng, đảng chi phối luôn kiểm soát quyền lực. Ví dụ Mehico thời PRI, Malaysia, Singapore.
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org