Cái giá của sự bất công bằng

Trần Hữu Dũng
Một trong những sự kiện gây nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây (nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008) là sự phân hoá thu nhập ngày càng rộng ra ở một số quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, và ngay cả Mỹ.  Thiểu số giàu có thì càng giàu hơn cực nhanh, đến độ “khủng”, còn đa số trung lưu và nghèo thì hoặc là chững lại, hoặc là nghèo hơn.  Ở Mỹ chẳng hạn, trong hai năm 2009-2010, khi mà thu nhập bình quân của 99% gia đình Mỹ chỉ tăng lên 0,9% thì thu nhập của 1% giàu nhất tăng lên 11,6%!  Một điều đáng lưu ý nữa là trong năm quốc gia có nhiều tỷ phú (đô la) nhất thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ) thì hai nước vẫn còn tự xưng là “xã hội chủ nghĩa”, và hai nước vẫn còn được xem là đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ)
Read More...

Tại sao những giá trị châu Á không hề cản trở dân chủ

Andrew J. Nathan
ANDREW J. NATHAN  là Giáo sư Khoa học Chính trị "Lớp 1919" * tại Đại học Columbia và là đồng tác giả, cùng với Andrew Scobell, của cuốn sách sắp xuất bản mang tên Trung Quốc Kiếm tìm An ninh.(*Chú thích của THD: Có nghĩa là ghế giáo sư này là do quỹ của những (cựu) sinh viên tốt nghiệp năm 1919 lập ra để hiến tặng cho trường)
Read More...

Lí và nghịch lí của dân chủ

Bàn Tân Định
Có một thời, người ta từng tin rằng Thế chiến thứ nhất sẽ là một cuộc chiến để chấm dứt tất cả các cuộc chiến ('the war to end all wars'), và cuộc chiến sẽ làm cho các nền dân chủ ổn định hơn.  Theo một quan điểm lạc quan tương tự, Franklin D. Roosevelt, cựu Tổng thổng Mỹ, cũng ví von rằng Thế chiến thứ hai sẽ là con thuyền đưa thế giới đến bến bờ dân chủ; sẽ chấm dứt những hành động đơn phương, những liên minh riêng biệt (theo bè nhóm); và sẽ làm cho các thế lực thế giới trở nên cân đối hơn [1].
Read More...

Thế nào là độc tài?

Nguyễn Hưng Quốc
Độc tài là hiện tượng thâu tóm quyền lực vào tay một người hoặc một nhóm người. Cái gọi là quyền lực này bao gồm hai yếu tố chính: quyền và lực. Trong các thứ quyền, quan trọng và bao quát nhất là quyền quyết định: dưới một chế độ độc tài, nhà lãnh đạo có toàn quyền trong mọi quyết định, từ lớn đến nhỏ, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa và xã hội; bất chấp những suy nghĩ, ước vọng và quyền lợi chính đáng của mọi người. Về lực, nhà độc tài không những nắm trong tay toàn bộ các cơ quan được trang bị đầy đủ súng ống như quân đội, công an, cảnh sát, mật vụ, v.v... mà còn kiểm soát tuyệt đối các cơ quan có khả năng tác động đến đời sống tinh thần của mọi người như truyền thông và giáo dục. Hai thứ quyền và lực này đi đôi và hỗ trợ cho nhau: với quyền, người ta có lực; và dùng lực, người ta kiểm soát quyền.
Read More...

Xã hội dân sự và dân chủ

Theo Học Hội Dân Chủ Việt Nam
Trước hết cần phân biệt vai trò của xã hội dân sự (XHDS) trong một nền dân chủ và vai trò của XHDS trong một cuộc chuyển đổi dân chủ. Cho đến khoảng những năm 80, phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích vai trò của XHDS trong một nền dân chủ. Gabriel và Verba cho rằng mảng XHDS gắn với các hoạt động chính trị có vai trò thiết yếu đối với nền dân chủ. Chúng làm tăng hiểu biết của người dân, giúp họ bỏ phiếu hiệu quả hơn và tham gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị, qua đó góp phần giám sát hoạt động của nhà nước. Putnam đi xa hơn khi cho rằng ngay cả các tổ chức XHDS không liên quan tới chính trị cũng có vai trò thiết yếu đối với nền dân chủ. Lý do, theo ông, là vì XHDS tạo ra vốn xã hội (social capital), lòng tin và các giá trị chung. Những nhân tố này lại được chuyển vào không gian chính trị, tăng cường sự đoàn kết xã hội và nâng cao sự hiểu biết của công chúng về mối liên thông của xã hội và các nhóm lợi ích trong nó. Larry Diamond , khi phân tích vai trò của XHDS trong một nền dân chủ đang được củng cố, đã tổng hợp và đưa ra các vai trò cốt lõi của XHDS như sau:
Read More...

Những Nguyên tắc Hiến pháp

LS Nguyễn Hữu Liêm
Bản chất hiến pháp của một quốc gia thể hiện những bận tâm mà xã hội và chính trị phải đương đầu. Tùy vào bối cảnh lịch sử, mỗi quốc gia phải kiến tạo hiến pháp để xây dựng những định chế chính trị, xã hội và luật pháp thích nghi với hoàn cảnh của mình. Những nguyên tắc hiến pháp là những khí cụ để giải quyết những mối bận tâm đó. Chúng ta thử nhìn một vài thí dụ điển hình: Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 được kiến tạo trên hai mối bận tâm hàng đầu của các nhà lập hiến thời đó. Thứ nhất, vấn đề quốc phòng và thương nghiệp. Khi mà dân thuộc địa Mỹ phải chịu luật lệ khắt khe và bất công từ Anh quốc. Từ mối bận tâm này, nguyên tắc liên bang (federalism) ra đời. Chế độ liên bang bảo đảm quyền tự do buôn bán giữa các tiểu bang, nhưng đồng thời công nhận quyền tự trị của mười ba tiểu bang nguyên thủy. Thứ hai, tự do cá nhân đối với sự lạm dụng quyền lực của chính quyền là nguyên nhân của nguyên tắc phân quyền (seperation of powers). Vấn đề quyền hạn công dân vẫn chưa phải là mối quan tâm hàng đầu cho đến hơn cả thập niên sau (1791), người Mỹ mới cộng thêm những tu chính hiến pháp bảo vệ quyền công dân, gọi là “Bill of Righs”.
Read More...

Trật tự thế giới trong thời đại của chúng ta?

Đỗ Kim Thêm dịch
Henry Kissinger
Lời người dịch: Trong việc định hình cho một trật tự thế giới mới, Henry Kissinger kết luận rằng theo đuổi quyền lợi quốc gia (theo kiểu Mỹ) và tuân thủ tinh thần trọng pháp trong hợp tác quốc tế (theo kiểu châu Âu) là điểm chính yếu.Thực ra, viễn kiến này chỉ đúng trong một chừng mực giới hạn.
Read More...

Đàn áp mềm: Cuộc chiến đấu vì dân chủ ở Singapore

Sally Andrews
Phạm Nguyên Trường dịch
Trong môn chính trị học, Singapore là trường hợp bất thường rất đáng quan tâm. Là nước phi dân chủ giàu có nhất trong lịch sử, nhiều người đã dự đoán rằng kết quả của cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sẽ là một bước ngoặt đối với quốc gia-thành phố này. Từ cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 5 năm 2011, trong đó các đảng đối lập giành được kỉ lục là 6 ghế, một số nhà bình luận – trong đó có Thủ tướng Lý Hiển Long – cho rằng cuộc tổng tuyển cử năm 2016 sẽ là cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh thực đầu tiên trong nhiều thập kỉ qua.
Read More...

Xuất khẩu mô hình Trung Quốc

TS Đỗ Kim Thêm dịch 
Francis Fukuyama
Khi năm 2016 bắt đầu, một cuộc chạy đua lịch sử về các mô hình phát triển cạnh tranh nhau đang khởi diễn – đó là các chiến lược để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -, giữa một bên là Trung Quốc, và một bên kia là Mỹ và các nước phương Tây khác. Mặc dù cuộc thử thách này phần lớn đã che dấu công luận, nhưng kết quả cuả nó sẽ quyết định cho số phận của nhiều nước thuộc khu vực Âu Á trong nhiều thập niên tới.
Read More...

Hãy suy nghĩ lại về dân chủ

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Xét trên nhiều khía cạnh, thế giới chưa bao giờ dân chủ hơn bây giờ. Hầu như chính phủ nào cũng ủng hộ dân chủ và nhân quyền, ít nhất là bằng lời nói. Mặc dù bầu cử có thể không được tự do và công bằng, thao túng bầu cử trên quy mô lớn lại ít xảy ra, và cái thời mà chỉ có nam giới, người da trắng, hoặc những người giàu mới có thể bỏ phiếu đã qua lâu rồi. Các cuộc khảo sát toàn cầu của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) cho thấy tỉ lệ các quốc gia “tự do” đã tăng một cách ổn định từ năm 1970 – một xu hướng mà nhà khoa học chính trị quá cố ở Đại học Harvard là Samuel Huntington gọi là “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa.
Read More...

Nhà nước đảng trị

Milovan Đilas
Phạm Minh Ngọc dịch
1.
Cơ chế quyền lực cộng sản có thể là cơ chế đơn giản nhất mà người ta có thể nghĩ ra được, kết quả là nó tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất.

Read More...

Tại sao các nước đang phát triển cần và muốn dân chủ

Carl Gershman
Lê Duy Nam chuyển ngữ
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 của Ấn Độ vào năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu các Xã hội đang Phát triển (CSDS) có trụ sở tại New Delhi đã tiến hành một cuộc khảo sát tầm quốc gia đánh giá quan điểm chung đối với nền dân chủ Ấn Độ. Các kết quả đã bác bỏ niềm tin phổ biến rằng người dân Ấn Độ đã mất niềm tin vào hệ thống dân chủ của đất nước. Ngược lại, giám đốc của CSDS Ashis Nandy đã viết, “Ngày nay, các hệ thống dân chủ được hưởng tính hợp pháp lớn hơn so với quá khứ. Người nghèo và người bị bóc lột bảo vệ dân chủ mạnh mẽ hơn các tầng lớp lãnh đạo.” Tính hấp dẫn của dân chủ, ông cho biết, nhờ một phần rất lớn vào niềm tin của Ấn Độ rằng tính toàn diện của nó cung cấp cách tốt nhất để đối phó với sự đa dạng sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, và khu vực đáng kinh ngạc của nước này. Người nghèo đặc biệt coi trọng dân chủ, theo Nandy, bởi vì họ tin rằng “lá phiếu của mình có trọng lượng” và họ dường như thích thú thực hiện nhượng quyền của mình bất chấp các nhà hảo tâm chuyên nghiệp trong các tầng lớp giàu có hơn – những người có những ý tưởng riêng của họ về những gì người nghèo cần.
Read More...

Tự do học thuật: Sinh lộ của một nền văn minh

BÙI VĂN NAM SƠN
Hình tượng "học giả", như ta đã biết, được Kant sử dụng nhiều lần trong luận văn nổi tiếng "Khai minh là gì?" để nói đến việc sử dụng lý trí một cách công khai trong đời sống xã hội. Viên chức phải tuân lệnh trong công việc, xét từ vai trò xã hội nhất định. Nhưng đồng thời, "với tư cách học giả", họ còn có quyền công khai sử dụng ngòi bút, xét từ quan điểm công dân thế giới. Đó là cách nói khác về "tư cách người trí thức" theo nghĩa rộng, chỉ những ai được thụ hưởng nền giáo dục đại học và "có năng lực diễn đạt ý kiến dưới hình thức văn bản". Vì thế, môi trường đại học là nơi thể hiện quyền tự do này một cách tập trung và đậm đặc nhất. Với quan niệm ấy, Kant mở một chương mới cho tinh thần đại học hiện đại, sẽ được định chế hóa chỉ hơn một thập kỷ sau đó: sự ra đời của mô hình đại học Humbold (1810). Tuy nhiên, "tự do học thuật" ở phương Tây không phải là chuyện tình cờ, trái lại, có lịch sử rất lâu dài. Tuy trải qua nhiều thăng trầm, nó là một dòng chảy bất tận và bất diệt, như một cuộc đua tiếp sức. Những cá nhân kiệt xuất tiếp nối nhau mang ngọn lửa thiêng, soi đường sinh lộ cho cả một nền văn minh.
Read More...

Các mô hình chính quyền

Minh Đức
Dẫn nhập
Một chính quyền hợp pháp phải là một chính quyền được tạo nên từ sự ưng thuận của toàn dân. Lịch sử hình thành quốc gia trên thế giới, ngoại trừ Mỹ, đều trải qua các giai đoạn từ phong kiến đến quân chủ. Sau chế độ quân chủ các nước đều trải qua một giai đoạn chuyển hóa, hoặc sang các chế độ độc tài như quân phiệt, phát-xít, đảng trị, hoặc sang thể chế dân chủ cộng hòa hay quân chủ lập hiến.
Read More...

Chế độ nghị viện, chế độ tổng thống, lựa chọn nào thích hợp cho Việt Nam?

Phan Thành Đạt
Chế độ nghị viện, chế độ tổng thống, lựa chọn nào thích hợp cho Việt Nam?
        Tam quyền phân lập là điều kiện đầu tiên của một Nhà nước tự do
                      (Điều 19 Hiến pháp Pháp, ngày 04 tháng 11 năm 1848)
Read More...

Xếp loại các chế độ chính trị

Phan Thành Đạt 
Giới thiệu chung 
Chế độ chính trị là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố: Các nguyên tắc về luật pháp như Hiến pháp quy định đặc điểm của thể chế chính trị và các nguyên tắc khác như hệ thống các đảng phái, các cá nhân nắm giữ quyền lực, hệ tư tưởng… Chế độ chính trị thể hiện cách tổ chức các cơ quan trong một Nhà nước nhất định. Mỗi chế độ chính trị đều có các quan điểm khác nhau về chủ quyền, về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, về các nguyên tắc mà nhà lãnh đạo phải tuân theo. Chế độ chính trị quy định nhiệm vụ của các cơ quan công quyền và định hướng các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Chế độ chính trị phản ánh các đặc điểm cơ bản của toàn bộ hệ thống hành chính của mỗi nước.
Read More...

Bảo vệ các giá trị của nền cộng hòa

Phan Thành Đạt
(Các trí thức và các nhà chính trị ủng hộ cải cách đã có công thiết lập chế độ dân chủ, nhưng chính nhân dân mới là người tạo ra nền cộng hòa)
Read More...

Chuyển đổi và Củng cố Dân chủ ở Đài Loan

Shelley Rigger
Nguyễn Quang A dịch
Shelley Rigger (shrigger@davidson.edu) là giáo sư Brown và giáo sư khoa học chính trị tại Trường Davidson và tác giả của Why Taiwan Matters: Small Island, Global Powerhouse (Rowman and Littlefield, 2011).
Read More...

Jokowi đã thắng và Dân chủ đã sống sót thế nào*

Marcus Mietzner
Nguyễn Quang A dịch
Marcus Mietzner là phó giáo sư ở Trường châu Á và Thái Bình Dương tại Đại học Quốc gia Australia. Cuốn sách mới nhất của ông là Money, Power, and Ideology: Political Parties in Post-Authoritarian Indonesia(2013).
Read More...

Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích) – Nguyễn Thanh Liêm

GSTS Nguyễn Thanh Liêm
GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67, Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.


Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org