Nho Giáo: Một hệ tư tưởng nguy hiểm (1/2)

Posted on
  • Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  •  Hà Huy Toàn
    Nho giáo (còn được gọi là Khổng giáo mà theo tiếng Anh gọi là Confucianism) là một hệ tư tưởng lấy Nho gia hoặc Nho sỹ làm căn bản cho mình, bao gồm các chuẩn mực về đạo đứctriết lý và tôn giáo, được thực hành nhằm bảo tồn một nền chuyên chế bền vững, theo đó cả ba quyền lực khác nhau: lập pháphành pháp và tư pháp, đều được tập trung vĩnh viễn vào một cá nhân duy nhất được gọi là Vuahoặc Thiên tử.
    Theo Hán tự, chữ “Nho” () được tạo thành bởi chữ “Nhân” (, tức là Người) ghép với chữ “Nhu” (, tức là Cần thiết hoặc Nhu cầu). Chuyển dịch đầy đủ, “Nho” có nghĩa là người cần thiết cho việc gì đóhoặc người cần được dùng vào việc nào đó. Từ đó suy ra rằng, “Nho” có nghĩa là con người công cụhoặc con người được dùng làm phương tiện (cho người khác sử dụng). Quả thật, thực tế xã hội đã chứng thực rằng, nho sỹ (hoặc “nhà nho” theo Việt ngữ) chẳng qua chỉ là người cần thiết để các vua chúa trị nước mà thôi, tức là tầng lớp được đào tạo để làm tay sai hoặc đầu sai cho vua chúa cai trị tất cả các tầng lớp dưới (vì tầng lớp nho sỹ “có học” hoặc chỉ làm việc bằng đầu óc nên nói “đầu sai” sẽ chính xác hơn nói “tay sai”). Vậy Nho giáo ( ) chính là một hệ tư tưởng vong thân, tức là cái hệ tư tưởng làm cho người ta bị mất mình [1].
    Khổng Tử chỉ là một trong nhiều người đã tham gia phát triển Nho giáo nhưng đã đóng góp nhiều nhấtkhiến Nho giáo được hiểu thành Khổng giáo như đã thấy về thuật ngữ ở trên.
    Nho giáo rất phát triển ở Đông Á châu, bao gồm nước TàuViệt namTriều tiên, và Nhật bản. Ở đó, những người chuyên thực hành các chuẩn mực tín điều được xác lập bởi Nho giáo được gọi là Nho sỹ, hoặc nhà Nho theo Việt ngữ.
    Ở Việt Nam hiện nay có khoảng từ 60% đến 70% dân số theo Nho giáo, chưa kể một số đáng kể tín đồ thuộc về các tôn giáo khác tuy tụng niệm kinh bổn theo các tôn giáo khác nhưng vẫn suy nghĩ hoặc hành xử theo Nho giáo như một tập quán lâu đời. Đó chính là lực cản lớn nhất đối với công cuộc dân chủ hóatại Việt Nam. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy Chủ nghĩa Marx – Lenin tai ác như thế nào khiến người ta dễ dàng từ bỏ Chủ nghĩa Marx – Lenin nhưng thật khó mà nhận thấy Nho giáo tai ác như thế nào khiến người ta rất khó từ bỏ Nho giáo.
    Nói đến Nho giáo, phải nói đến Nho gia. Nho gia cấu thành cốt lõi cho Nho giáo lấy quân tử làm trung tâm. Để tổ chức xã hội theo Nho giáo, nhất thiết phải đào tạo bằng được người cai trị kiểu mẫu được gọi là quân tử. Quân tức là kẻ làm vua, còn quân tử là tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với “tiểu nhân” hoặc những người thấp kém về địa vị xã hội. Sự thể này cho thấy Nho giáo lấy những người cầm quyềnlàm đối tượng trung tâm cho mình.
    Để trở thành quân tử, trước hết người ta phải “tự đào tạo” hoặc phải “tu thân” theo Tam Cương. Tam Cương được lấy làm điểm xuất phát cho quá trình tu thân đồng thời cũng được lấy làm điểm hồi quy cho quá trình đó. Trong quá trình tu thân, nam giới phải đạt được Ngũ Thường khiến nữ giới phải Tam Tòngđể đạt được Tứ Đức. Xong quá trình tu thân, quân tử phải “hành đạo”, tức là hành xử theo Đạo.
    Đạo không đơn giản chỉ có đạo lý, Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đứckhiến Đạo ở đây bao hàm cả nguyên lý chung cho vũ trụ vận hành, nguyên lý đó được xác lập bởi Nho gia (hoặc như họ tự xác quyết mình đã phát hiện được) đòi hỏi phải được hiểu theo ý nghĩa nho giáođồng thời cũng đòi hỏi mọi người phải tuân theo để đạt được Đạo. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào nhân loại sẽ biểu hiện thành Mệnh hoặc Mệnh Trời làm cho mỗi người có một số mệnh. Trời chỉ giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là kẻ nào nắm được đạo trời hoặc biết sợ mệnh trời sẽ cómệnh làm vua. Vậy về mặt chính trịĐạo biểu hiện cụ thể thành nguyên tắc chuyên chế.
    Tu thân
    Đó là quá trình giáo dục bắt buộc mọi người phải học tậpTam Cương để nam giới đạt được Ngũ Thường khiến nữ giới phải Tam Tòng để đạt được Tứ Đức. Nho giáo lấyTam CươngNgũ ThườngTam TòngTứ Đức, làmchuẩn mực nền tảng cho mọi sinh hoạt xã hội: từ chính trị đến cả kinh tế lẫn tư tưởngTam Cương cùng với Ngũ Thường là lẽ đạo đức đòi hỏi nam giới phải tuân theo để bảo đảm một xã hội ổn định. Tam Tòng cùng với Tứ Đứclà lẽ đạo đức được áp đặt cho nữ giới phải tuân theo cũng chỉ để bảo đảm một xã hội ổn định. Khổng Tử cho rằng nếu mọi người đều giữ được Tam CươngNgũ ThườngTam TòngTứ Đức, thì xã hội được an bình.
    1/ Tam Cương: Tam là BaCương là Giềng mối. Tam Cương tức là ba mối quan hệ bền vững: quân thần(quan hệ giữa vua chúa với tôi tớ), phụ tử (quan hệ giữa cha với con), phu phụ (quan hệ giữa vợ với chồng); trong đó tôi tớ phải phục tùng vua chúa, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng. Cả ba trường hợp đó đều chỉ có sự phục tùng tuyệt đối, tức là sự phục tùng vô điều kiện. Trong xã hội chuyên chế lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, các mối quan hệ này được xác lập theo những nguyên tắc chết người. (a) Quân thần: “quân xử thần tửthần bất tử bất trung”, có nghĩa là dù vua chúa có bảo tôi tớ chết, tôi tớ cũng phải tuân lệnh; nếu tôi tớ không tuân lệnh thì tôi tớ không trung thành với vua chúa; tôi tớ phải trung thành tuyệt đối với vua chúa. Trong quan hệ vua tôi, vua chúa thưởng phạt luôn luôn công minh, còn tôi tớ luôn luôn trung thành một dạ. (b) Phụ tử: “phụ xử tử vongtử bất vong bất hiếu”, có nghĩa là cha khiến con chết, con phải chết; nếu con không chết thì con không có hiếu với cha. (c) Phu phụ: “phu xướng phụ tùyphụ bất tuỳ bất nghĩa”, có nghĩa là nếu chồng nói ra điều gì thì vợ phải tuân theo điều đó, nếu vợ không theo thì vợ không có nghĩa với chồng. Xã hội vốn dĩ được cấu thành bởi nhiều quan hệ khác nhau nhưng Nho giáo khái quát tất cả các quan hệ đó thành Tam Cương [2].
    2/ Ngũ Thường: Ngũ là NămThường là Hằng có. Ngũ Thường là năm điều hằng có ở đời, bao gồm:NhânNghĩaLễTríTín. (Nhân: lòng yêu thương đối với muôn loài hoặc vạn vật. Nghĩa: cư xử công bình theo lẽ phải với mọi người. Lễ: tôn trọng người khác hoặc hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. Trí: thông hiểu lý lẽ hoặc biết phân biệt thiện với ác, hoặc biết phân minh đúng với sai. Tín: giữ đúng lời hoặc đáng tin cậy).
    3/ Tam Tòng: Tam là BaTòng là Theo. Tam Tòng là ba điều đòi hỏi nữ giới phải tuân theo, bao gồm: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Tại gia tòng phụ: nữ giới khi còn ở nhà phải theo cha. Xuất giá tòng phu: nữ giới lấy chồng phải theo chồng. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời thì nữ giới phải theo con trai), để rồi mới có thể đạt được Tứ Đức.
    4/ Tứ Đức: Tứ là BốnĐức là Tính Tốt. Tứ Đức là bốn tính nết tốt đòi hỏi phải có ở nữ giới, bao gồm:CôngDungNgônHạnh, (Công: khéo léo trong việc làm. Dung: hòa nhã trong sắc diện. Ngôn: mềm mại trong lời nói. Hạnh: nhu mỳ trong tính nết).
    Trong quá trình tu thân, người quân tử phải đạt được ba điều:
    a/ Đạt đạo. Đạo ở đây có nghĩa là “con đường” hoặc “phương cách” để người quân tử ứng xử trong cuộc sống. “Đạt đạo trong thiên hạ có năm điềuđạo vua tôiđạo cha conđạo vợ chồngđạo anh emđạo bạn bè” (sách Trung Dung), tương đương với “quân thầnphụ tửphu phụhuynh đệbằng hữu”. Đó chính là Ngũ Thường hoặc Ngũ Luân. Trong xã hội, cách thức cư xử tốt nhất là “trung dung”. Tuy nhiên, đến Hán Nho, Ngũ Luân được quy tập lại thành Tam Cương hoặc Tam Tòng chỉ còn bao gồm ba mối quan hệ quan trọng nhất như đã thấy: quân thầnphụ tửphu phụ.
    b/ Đạt đức. Quân tử phải đạt được ba đức: “Nhân – Trí – Dũng”. Khổng Tử nói: “Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồnngười trí không nghi ngạingười dũng không sợ hãi” (sách Luận Ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay “Dũng” bằng hai đức khác: “Lễ” và “Nghĩa”, làm cho ba đức trở thành bốn đức: “NhânNghĩaLễTrí”. Hán Nho xác lập thêm “Tín” để có tất cả năm đức hợp thànhNgũ Thường như đã thấy ở trên: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”.
    c/ Biết về ThiThưLễNhạc. Ngoài các tiêu chuẩn thuộc về cả “đạo” lẫn “đức”, người quân tử còn phải thành thạo về “thi, thư, lễ, nhạc”, tức là người quân tử còn phải có vốn văn hóa toàn diện theo Nho giáo.
    Hành đạo
    Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan hoặc làm chính trị theo nguyên tắc chuyên chế, theo đó nếu kẻ nào có mệnh làm vua chúa thì làm vua chúa hoặc nếu kẻ nào không có mệnh đó thì phải làm đầu sai hoặc tay sai cho vua chúa mới đạt được Đạo vốn chỉ có thể phải được hiểu thành Đạo Nho giáo, tức là Đạo Nô lệ hoặc Đạo Vong thân, làm cho người ta bị mất mình hoặc bị hoà tan thành nguyên tắc chuyên chế vốn nghiệt ngã cùng cực. Nguyên tắc này được công thức hóa thành “tề giatrị quốcthiên hạ bình”, tức là phải hoàn thành từ những việc nhỏ – gia đình, cho đến việc lớn – trị quốc, rồi cuối cùng phải bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho người quân tử hành xử trong việc cai trị bao gồm hai phương châm: Nhân trị cùng với Chính danh. Nhân trị là cai trị bằng tình người, trong đó: nhân được xác định là tình người, là yêu người hoặc coi người khác như chính mình. Khi trả lời Trọng Cung hỏi thế nào là nhân, Khổng Tử nói: “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, tức là nếu mình không muốn điều gì thì đừng làm điều đó cho người khác (sách Luận Ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất cho luân lý hoặc đạo đức. Khổng Tử nói: “nếu người không có nhân thì lễ mà làm gìnếu người không có nhân thì nhạc mà làm gì?” (sách Luận Ngữ). Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi theo đúng cái tên đã được đặt cho nó, theo đó mỗi người phải làm đúng chức phận đã được quy định cho mình. “Nếu danh không chính thì lời không thuậnlời không thuận tất việc không thành” (sách Luận Ngữ). Khổng Tử nói với vua Tề Cảnh Công: “quân quânthần thầnphụ phụtử tử”, tức là vua chúa phải ra vua chúatôi tớ phải ra tôi tớcha phải ra chacon phải ra con (sách Luận Ngữ). Đó chính là những điều quan trọng nhất cấu thành các kinh sách cho Nho giáo, chúng được đúc kết thành chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ việc cai trị mà thôi.
    Lúc đầu “quân tử” có nghĩa là người cai trị hoặc người có đạo đức (theo quan điểm nho giáođồng thời cũng thành thạo về thithưlễnhạc. Về sau, “quân tử” còn được dùng để chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người nào có phẩm chất cao thượng hoặc phẩm chất tốt đẹp theo quan điểm nho giáo sẽ được gọi là “quân tử”, phân biệt với “tiểu nhân” bao gồm những người nào thiếu đạo đức hoặc có đạo đức chưa hoàn thiện (cũng theo quan điểm nho giáo). Cả “tiểu nhân” lẫn “quân tử” đều cho thấy Nho giáo lấysự khác nhau giữa người với người làm phương pháp luận cho mình, tức là xuất phát từ sự khác nhau đó để bảo tồn sự khác nhau đó đồng thời lập luận bằng sự khác nhau đó để đạt được mục đích đó, Nho giáo bỏ qua hoàn toàn mà không hề thấy sự giống nhau giữa người với người.
    Muốn hiểu được đúng đắn về Nho giáo hoặc muốn xác định được giá trị đích thực cho Nho giáo, nhất thiết phải hiểu được đúng đắn nhân loại có bản chất như thế nào đồng thời phải hiểu được đúng đắn vềđời sống chính trị. Một lý thuyết khoa học về đời sống chính trị sẽ soi sáng tất cả những giá trị nền tảng cấu thành Nho giáo [3].
    Vừa nghiên cứu lý thuyết vừa trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy nhân loại bao gồm tất cả các cá nhân vừa khác nhau vừa giống nhau: khác nhau về cả thể chất lẫn tinh thần nhưng giống nhau về bản năng sinh tồn, tức là bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết, biểu hiện cụ thể qua mỗi cá nhân nhất địnhthành bản tính vị kỷ. Bản tính vị kỷ chỉ tốt đẹp khi thúc đẩy người ta làm điều tốt đẹp hoặc chỉ xấu xa khi thúc đẩy người ta làm điều xấu xa. Điều xấu xa gây hại cho nhân loại đối lập với điều tốt đẹp làm lợi cho nhân loại. Nho giáo chỉ có thể thấy được sự khác nhau về cả thể chất lẫn tinh thần giữa các cá nhân mà không hề thấy sự giống nhau về bản tính vị kỷ giữa họ, lại càng không thấy được bản tính vị kỷ có tính chất hai mặt như trên. Đó là một khuyết tật nghiêm trọng làm cho Nho giáo trở thành một trong những triết lý phiến diện nhất.
    Bản tính vị kỷ biểu hiện thành xu hướng tâm lý lấy mình làm mục đích đồng thời lấy mọi thứ khác làmphương tiện để thoả mãn mình; xu hướng đó biểu hiện thành ba phẩm chất cơ bản: ích kỷtư lợi vàtham lam. Nho giáo không bao giờ thấy được cái sự thật hiển nhiên như thế. Không thấy được cái sự thật hiển nhiên ắt sẽ không tránh khỏi sự mê lầm dối trá. Không tránh khỏi sự mê lầm dối trá đương nhiên phải trở thành một hệ tư tưởng vong thân, tức là cái hệ tư tưởng làm cho người ta bị mất mình.
    Với bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợi và tham lam, người ta sẵn sàng làm hại lẫn nhau đòi hỏi phải có pháp luật để ngăn ngừa mỗi cá nhân nhất định gây nên tổn thất cho các cá nhân khác trong khi theo đuổi mục đích riêng: tìm kiếm phương tiện riêng để thoả mãn nhu cầu riêng; đồng thời khuyến khích mỗi cá nhân đó sẵn sàng phục vụ các cá nhân khác để mình cũng được thoả mãn nhu cầu riêng.
    Pháp luật (hoặc luật pháplà những quy tắc xử sự theo nguyên tắc bình đẳng mang tính chất bắt buộc đối với mọi cá nhân cấu thành xã hội được quy định chung đồng thời được bảo đảm thực hiện bởi ý chí chung biểu hiện thành những chuẩn mực cụ thể về quyền lợi kèm theo nghĩa vụ tương ứng với quyền lợi:được làm gìđồng thời phải làm gì.
    Nho giáo thấy được cái tất yếu về sự cần thiết phải có pháp luật nhưng vì không thấy được cái sự thật hiển nhiên nói trên nên nó không thể hiểu được rằng pháp luật có thể nghiêm minh nhưng cũng có thể mù quáng. Nho giáo bắt đầu gây ra tai hoạ từ chính điểm này.
    Muốn  pháp luật, trước hết phải làm ra pháp luật; làm ra pháp luật rồi lại phải sử dụng pháp luật; trong khi sử dụng pháp luật lại phải giữ gìn hoặc bảo vệ pháp luật. Nhưng muốn làm được ba việc đó lại đòi hỏi phải có ba quyền lực tương ứng: quyền lực lập phápquyền lực hành pháp và quyền lực tư pháp; trong đó quyền lực lập pháp bao hàm cả quyền lực hành pháp lẫn quyền lực tư pháp hoặc nếu không có quyền lực lập pháp thì tuyệt đối không thể có cả quyền lực hành pháp lẫn quyền lực tư pháp; chính vì bao hàm cả quyền lực hành pháp lẫn quyền lực tư pháp nên quyền lực lập pháp có hai chức năng đối lập nhau: chức năng quy định đối lập với chức năng ngăn cản; chức năng quy định là chức năng tự mình ra lệnh hoặc tự mình sửa lại quyết định đã được đưa ra bởi người khác; chức năng ngăn cản là chức năng làm vô hiệu hoá quyết định đã được đưa ra bởi người khác, nhưng nếu đã có thể ngăn cản được thì cũng có thể phê chuẩn được, mà đã phê chuẩn tức là lại không ngăn cản nữa [4]. Mối quan hệ giữa ba quyền lực đó sẽ cấu thành ba trật tự khác nhau để tổ chức xã hội.
    Trật tự thứ nhất được gọi là chính thể chuyên chế, theo đó cả ba quyền lực khác nhau: lập pháphành pháp và tư pháp, đều được tập trung cả vào một cá nhân duy nhất hoặc một số ít cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ, trong đó lại chỉ có một cá nhân duy nhất làm thủ lĩnh nắm quyền quyết định, tức là xét đến cùng chính thể chuyên chế chỉ tập trung cả ba quyền lực đó vào một cá nhân duy nhất mà thôi. Cá nhân đó được gọi là nhà độc tài (dictator), tức là một người quyết định mọi việc. Nhà độc tài tập hợp một đám tay chân thân tín thành nhà nước chuyên chế hoặc nhà nước độc tài; trên cơ sở đó, nhà độc tài chỉ làm ra mệnh lệnh rồi lại sử dụng mệnh lệnh đồng thời bảo vệ mệnh lệnh mà không thể làm rapháp luật rồi lại không thể sử dụng pháp luật đồng thời cũng không thể bảo vệ pháp luật. Mệnh lệnh biểu hiện thành vài ba quy tắc độc đoán, các quy tắc đó chỉ biểu hiện ý chí riêng cho chính nhà độc tài đồng thời chỉ bảo đảm lợi ích cho một số ít cá nhân nào đó (một số ít cá nhân đó bao gồm nhà độc tài cùng với đám tay chân thân tín làm tay sai cho chính nhà độc tài). Theo bản tính vị kỷ thúc đẩy, nhà độc tài sẽ chỉ làm ra mệnh lệnh bằng các phương pháp ngẫu hứng, rồi sử dụng (thi hành) mệnh lệnh bằng các phương pháp tuỳ tiện đồng thời bảo vệ mệnh lệnh bằng các phương pháp xiêu lệch, hãy nhớ lại câu chuyện dụ ngôn về chiếc Nhẫn Thần sẽ hiểu được ngay về cái tất yếu đó [5]. Chính vì chỉ có mệnh lệnhmà không có pháp luật nên chính thể chuyên chế chỉ tồn tại được với ba điều kiện cơ bản: bạo hành,cướp bóc và dối trá. Ba điều kiện đó bổ sung cho nhau đồng thời dẫn đến ba hệ quả tương ứng: khiếp sợbất công và ngu dốt. Sự thể như sau: bạo hành gây nên sự khiếp sợ (nhà độc tài phải bạo hành với dân chúng làm cho dân chúng khiếp sợ mà phục tùng nhà độc tài, nếu nhà độc tài không bạo hành với dân chúng thì dân chúng sẽ không phục tùng nhà độc tài), cướp bóc gây nên sự bất công (nhà độc tài phải cướp bóc dân chúng làm cho nhà độc tài trở nên giàu có nhưng dân chúng lại trở nên nghèo khó, nếu không cướp bóc thì nhà độc tài sẽ không có phương tiện để cai trị dân chúng), dối trá gây nên sự ngu dốt (nhà độc tài phải dối trá với dân chúng làm cho dân chúng ngu dốt mà chấp nhận làm tôi tớ cho nhà độc tài, nếu nhà độc tài không dối trá với dân chúng thì dân chúng sẽ chỉ đòi hỏi quyền lợi cho mình mà không muốn phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà độc tài, tức là dân chúng sẽ đòi hỏi được bình đẳng với nhà độc tài). Mệnh lệnh nhằm bảo tồn mâu thuẫn đối kháng giữa người cai trị với người bị cai trị vốn chỉ biểu hiện thành các quy tắc độc đoán không chỉ gây nên xung đột giữa nhà độc tài với dân chúng mà còn gây nên xung đột giữa cá nhân này với cá nhân khác, từ đó gây nên xung đột giữa nhóm người này với nhóm người khác, làm cho mọi cá nhân đều bị đau khổ như nhau; tức là các quy tắc đó không chỉ ngăn cản người ta làm điều tốt đẹp mà còn thúc đẩy người ta làm điều xấu xa làm cho bản tính vị kỷ trở thành bản tính xấu xa. Bằng mệnh lệnh, chính thể chuyên chế gò ép mỗi cá nhân nhất định vào một khuôn khổ biệt lập phải sống bằng kinh tế tự túc làm cho mỗi cá nhân đó trở thành một phần tử cô lậphoặc một cá nhân phi xã hội [6]. Hệ quả này cho thấy mệnh lệnh không những không nhắm đến mà còn đi ngược lại mục đích chân chính đã được đề ra từ trước cho pháp luật, tức là chính thể chuyên chế làm cho pháp luật trở thành con số không với các điều luật loại trừ nhau, theo đó các điều luật công bằng bị vô hiệu hoá bởi các điều luật xiêu lệch hoặc các điều luật bất công. Hãy làm một phép toán đơn giản đểhiểu biết được đúng đắn sự thể đó: a – a = 0 hoặc a + (– a) = 0, từ đó suy ra rằng chính thể chuyên chế không có pháp luật hoặc pháp luật không thể tồn tại được với chính thể chuyên chế. Nếu nhà nước chuyên chế (nhà độc tài cũng như vua chúa) bày đặt pháp luật thì pháp luật phải mù quáng cùng cực vớicác điều luật loại trừ nhau như đã nói ở trên kia để rồi trở thành pháp luật mù quáng hoặc pháp luật tự phủ định chính mình. Chính vì không có pháp luật hoặc chỉ quy pháp luật về bạo lực nên chính thể chuyên chế làm cho nhà nước chuyên chế hoặc nhà nước độc tài trở thành nhà nước bạo quyền, tức là nhà nước đó chỉ tồn tại bằng bạo lực: được thiết lập bằng bạo lực đồng thời được bảo tồn bằng bạo lực cũng như chỉ quản lý bằng bạo lực đồng thời bị quản lý bằng bạo lực. Bạo lực làm cho đa số dân chúng khiếp sợ mà phục tùng thiểu số cái trị. Đây chính là nguyên tắc cơ bản cho chính thể chuyên chế [7]. Ở Việt nam hiện nay, bạo lực thường được gọi bằng một danh từ đặc thù là Luật Rừng làm cho người ta hiểu được rằng nhà nước bạo quyền có thể có hẳn cả một Rừng Luật nhưng nhà nước đó chỉ có thể phải sử dụng Luật Rừng mà thôi. Chừng nào mỗi cá nhân nhất định vẫn có thể tự thoả mãn được mình trong khuôn khổ biệt lập, chừng đó chính thể chuyên chế còn có thể yên tâm tồn tại được. Nhưng nếu nhu cầu mà mở rộng hơn khuôn khổ đó khiến mỗi cá nhân nhất định phải thoả mãn mình bằng những phương tiện cần thiết bên ngoài khuôn khổ đó mới tồn tại được thì chính thể chuyên chế sẽ bị đe doạ bởi các nguy cơ thầm kín đến từ mỗi cá nhân nhất định, mỗi cá nhân đó sẽ tự phát phá vỡ cái khuôn khổ biệt lập đang giam hãm mình: cá nhân này sẽ trao đổi hoạt động với các cá nhân khác để thoả mãn mình, kinh tế đổi chác sẽ thay thế kinh tế tự túc.
    Trật tự thứ hai được gọi là chính thể quý tộc, theo đó ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, được phân chia cho hai cơ quan khác nhau: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập pháp đồng thời thực hiện cả quyền lực tư pháp đối lập với cơ quan hành pháp thực hiện quyền lực hành pháp đồng thời cũng thực hiện cả quyền lực tư pháp, làm cho cơ quan này có thể bị xét xử bởi cơ quan kia. Chính vì cùng thực hiện quyền lực tư pháp làm cho cơ quan này có thể bị xét xử bởi cơ quan kia nên cơ quan lập pháp chỉ thực hiện được nửa vời quyền lực lập pháp cũng như cơ quan hành pháp chỉ thực hiện được nửa vời quyền lực hành pháp mà thôi. Cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, đều chỉ được thực hiện nửa vời làm cho chính thể quý tộc cũng không có pháp luật, y như chính thể chuyên chế, mà chỉ có các quy tắc nửa vời. Các quy tắc này làm cho mọi cá nhân đều phải hành xử theo danh diện (bao gồm cả danh dự lẫn thể diện), theo đó mỗi người phải biết hành xử theo một chuẩn mực riêng được quy định cho mình phải làm mà không được hành xử theo các chuẩn mực khác được quy định cho người khác phải làm, tức là chính thể quý tộc chỉ có thể tồn tại được bằng danh diện. Danh diện chỉ đòi hỏi một điều kiện duy nhất, đó là sự điều độ, theo đó cái gì cũng phải điều độ. Nhưng vì cá nhân nào cũng có bản tính vị kỷ: ích kỷtư lợi và tham lam, nên tuyệt đối không thể có cái gì làm tiêu chuẩn hoặc cơ sở cho sự điều độ. Sự điều độ không có cơ sở nào hoặc tiêu chuẩn nào để hiện hữu làm cho chính thể quý tộc chỉ tồn tại mập mờ mà thôi, tức là chỉ được xác định tương đối. Thực tế cho thấy chính thể quý tộc chỉ làm bước quá độ giữa chính thể chuyên chế với chính thể dân chủ. Chính vì chỉ làm bước quá độ như vậy nên chính thể quý tộc còn có thể biểu hiện thành chính thể quá độ hoặc chính thể nửa vời. Chính thể nửa vời chỉ có thể tồn tại mập mờ với nhiều hình thái khác nhau nhưng có lẽ chính thể này biểu hiện rõ rệt nhất thành nền chuyên chế giai cấp hoặc nền dân chủ giai cấp, như nền dân chủ tư sản cũng như nền dân chủ chủ nôv. v.. Nền chuyên chế giai cấp đòi hỏi phải tập trung cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, vào một giai cấp nhất định để giai cấp này thống trị tất cả các giai cấp khác. Việc tập trung cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, vào một giai cấp nhất định lại đòi hỏi phải phân chia đồng đều cả ba quyền lực kia cho tất cả các cá nhân khác nhau hợp thành giai cấp đó, tức là phải áp dụng chính thể dân chủ cho giai cấp đó, để nền chuyên chế giai cấp phải biểu hiện trái ngược thành nền dân chủ giai cấp. Do có tính chất nửa vời: vừa chuyên chế vừa dân chủ, hoặc chỉ bào đảm quyền lợi cho giai cấp thống trị đồng thời áp đặt nghĩa vụcho các giai cấp bị thống trị nên chính thể quý tộc không thể có pháp luật theo đúng ý nghĩa đích thựccho khái niệm đó vốn đã được định nghĩa ở trên kia mà chỉ có các quy tắc nửa vời: vừa độc đoán vừa nghiêm minh, biểu hiện thành các đạo luật nửa vời: vừa mù quáng vừa nghiêm minh. Chính các quy tắc đó đã giải thích được tại sao lại xảy ra cuộc Nội chiến ở Mỹ từ năm 1861 đến năm 1865 hoặc tại sao nền dân chủ chủ nô ở cả Hy lạp lẫn La mã vào thời đại cổ xưa phải bị suy vong sau khi đã phát triển cùng cực bằng tinh lực hạn chế được tạo ra bởi một số ít quy tắc nghiêm minh trong các đạo luật nửa vời [8].
    Trật tự thứ ba được gọi là chính thể dân chủ, theo đó ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, được phân chia độc lập với nhau cho ba cơ quan khác nhau: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập phápcơ quan hành pháp thực hiện quyền lực hành pháp và cơ quan tư pháp thực hiện quyền lực tư pháp; ba cơ quan đó cấu thành nhà nước dân chủ, tức là nhà nước dân chủ phải được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền để ngăn ngừa quan chức nhà nước lạm dụng quyền lực nhà nước [9]. Do quyền lực lập pháp có hai chức năng đối lập nhau: chức năng quy định đối lập với chức năng ngăn cản, nên cơ quan lập pháp phải được phân chia thành hai thiết chế khác nhau: Thượng Nghị viện phân biệt với Hạ Nghị viện về cả số lượng thành viên lẫn nhiệm kỳ hoạt động. Để ngăn chặn sự liên kết bất chính giữa ba cơ quan đó, chính thể dân chủ phải có nguyên tắc đa nguyên bình đẳng biểu hiện thànhnhiều đảng phái khác nhau hoạt động bình đẳng theo nguyên tắc đa nguyên để nếu một nhóm người nào đó mà nắm được cả ba quyền lực kia thì nhóm người đó sẽ phải bị kiểm sát chặt chẽ (kiểm tra kết hợp với giám sát) bởi tất cả các nhóm người khác, làm cho ba cơ quan kia phải thật sự độc lập với nhauđể cùng nhau thực hiện ý chí chung. Tiếp theo, muốn cho nguyên tắc đa nguyên bình đẳng được thực hiện triệt để, chính thể dân chủ phải có chế độ bầu cử tự do để ngăn ngừa được tệ nạn quan liêu trong nhà nước dân chủ hoặc bảo đảm được sự bình đẳng thật sự giữa nhà nước dân chủ với toàn thể nhân dân bao gồm mọi cá nhân đều được quy định thành công dân; chế độ bầu cử tự do làm cho người ta lựa chọn được những người có cả tài năng lẫn đức hạnh làm người lãnh đạo đồng thời cũng làm cho người lãnh đạo chỉ phụ thuộc vào nhân dân mà phải phục vụ nhân dân, tức là làm cho nhân dân thật sự làm chủ đối với cả ba cơ quan khác nhau cấu thành nhà nước dân chủ. Vậy xét đến cùng, chính thể dân chủ làm cho mọi cá nhân đều có cả ba quyền lực khác nhau: lập pháphành pháp và tư pháp. Mọi cá nhân đều làm ra pháp luật rồi lại đều sử dụng pháp luật đồng thời đều bảo vệ pháp luật. Theo bản tính vị kỷ thúc đẩy, mọi cá nhân đều phải làm ra pháp luật bằng các phương pháp công bằng, rồi sử dụng (thi hành) pháp luật bằng các phương pháp tự do đồng thời bảo vệ pháp luật đó bằng các phương pháp bác ái. Một lần nữa câu chuyện dụ ngôn về chiếc Nhẫn Thần lại thể hiện giá trị hiện thực ở đây (xin hãy xem lại chú thích 5). Chính vì phải có pháp luật rồi mới có nhà nước dân chủ nên chính thể dân chủ chỉ tồn tại được với ba điều kiện cơ bản: 1/ Nhà nước dân chủ phải được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền, theo đó nhà nước này phải được phân chia thành ba cơ quan khác nhau để thực hiện độc lập baquyền lực tương ứng: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập pháp, cơ quan hành pháp thực hiện quyền lực hành pháp và cơ quan tư pháp thực hiện quyền lực tư pháp; sự phân chia quyền lực như vậy làm cho các nhà cầm quyền không thể lạm dụng được quyền lực nhà nước; 2/ Nhà nước dân chủ phải được làm chủ theo nguyên tắc đa nguyên bình đẳng bởi toàn thể nhân dân, theo đó nhà nước này phải bị kiểm sát chặt chẽ bởi nhiều tổ chức độc lập để ngăn ngừa các điều luật bất công dẫn đến tai hoạ cho dân chúng, cũng như phương tiện giao thông phải có phanh hãm thật tốt để phòng tránh tai nạn giao thông; 3/ Nhà nước dân chủ phải được bảo tồn theo chế độ bầu cử tự do hoặc phải hoạt động theonhiệm kỳ; sau mỗi nhiệm kỳ nhất định, nhà nước này phải thay đổi nhân sự thông qua bầu cử tự do, theo đó mọi cá nhân đều phải được tham gia lựa chọn những người có cả tài năng lẫn đức hạnh làm người lãnh đạo đồng thời cũng đều phải được ứng cử làm người lãnh đạo, nhưng chỉ được ứng cử vào mộttrong ba cơ quan khác nhau: lập pháphành pháp và tư pháp, nếu ứng cử vào cơ quan này thì không được ứng cử vào hai cơ quan kia hoặc nếu đắc cử vào cơ quan này thì phải từ bỏ chức vụ ở hai cơ quan kia để người đắc cử chỉ nắm được một trong ba quyền lực khác nhau: lập pháphành pháp và tư pháp. Quy chế phân lập tam quyền ngăn ngừa được các nhà cầm quyền lạm dụng quyền lực nhà nước. Nguyên tắc đa nguyên bình đẳng bảo đảm cho nhân dân làm chủ được các nhà cầm quyền. Chế độ bầu cử tự do làm cho nhà nước dân chủ phải phụ thuộc vào nhân dân mà phục vụ nhân dân; chế độ bầu cử đó phải tuân thủ cả quy chế phân lập tam quyền lẫn nguyên tắc đa nguyên bình đẳng để thực hiện được triệt để cả hai thiết chế đó, tức là ba điều kiện đó bổ sung cho nhau đồng thời cùng nhau bảo tồn pháp luật. Pháp luật chỉ có thể phải bao gồm các quy tắc nghiêm minh biểu hiện thành các điều luật nghiêm minh, các điều luật này bảo tồn tự do – bình đẳng – bác ái. Tự do là tình trạng được làm tất cả những gì có lợi cho mình đồng thời cũng có lợi cho cả người khác biểu hiện thành toàn bộ các quyền làm người thuộc về mỗi cá nhân nhất định hoặc nhân quyền như vẫn thường gọi. Bình đẳng là như nhau hoặc giống nhau về cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ. Bác ái là yêu thương người khác như yêu thương chính mình. Pháp luật bao gồm các quy tắc nghiêm minh ngăn ngừa sự xung đột giữa người với người làm cho mọi cá nhân đều được hạnh phúc như nhau; tức là pháp luật không chỉ ngăn cản người ta làm điều xấu xamà còn thúc đẩy người ta làm điều tốt đẹp làm cho bản tính vị kỷ trở thành bản tính tốt đẹp, hoặc nói cụ thể hơn: pháp luật thúc đẩy người ta hành xử theo ĐẠO ĐỨC, tức là khả năng làm theo cái THIỆNhoặc khả năng chống lại cái ÁC [10]. Bằng pháp luật, chính thể dân chủ đặt để mỗi cá nhân nhất định vào một khuôn khổ liên đới chỉ sống bằng kinh tế đổi chác làm cho mỗi cá nhân đó trở thành một cá nhân xã hội. Hệ quả này cho thấy pháp luật luôn luôn nhắm đến mục đích chân chính đã được đề ra từ trước cho chính nó, tức là chính thể dân chủ bảo đảm cho pháp luật tồn tại hoặc pháp luật chỉ tồn tại được với chính thể dân chủ mà thôi. Cũng chính vì bảo đảm cho pháp luật tồn tại nên chính thể dân chủ làm cho nhà nước dân chủ trở thành nhà nước pháp quyền, tức là nhà nước này chỉ tồn tại bằng pháp luật: được thiết lập bằng pháp luật đồng thời được bảo tồn bằng pháp luật cũng như chỉ quản lý bằng pháp luật đồng thời được quản lý bằng pháp luật.
    Như vậy, về mặt lý thuyết, chỉ có ba trật tự khác nhau để tổ chức xã hội: chính thể chuyên chếchính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Ngoài ba trật tự đó sẽ không còn một trật tự nào khác. Xã hội ở bất cứ đâu vào bất cứ thời đại nào cũng phải được tổ chức theo một trật tự nhất định trong ba trật tự đó, nếu không phải trật tự này thì cũng phải trật tự khác chỉ trong ba trật tự đó thôi [11].
    Nho giáo không thể nào hình dung nổi lại có thể có ba trật tự khác nhau như thế để có thể tổ chức xã hội theo ba nguyên tắc khác nhau mà vì không thấy được bản tính vị kỷ hiện hữu ở mọi cá nhân nên Nho giáo ắt phải giả định mặc nhiên rằng chỉ có thể có một trật tự duy nhất mà thôi: chính thể chuyên chế tập trung cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, vào một cá nhân duy nhất (Vua chúa) hoặc một số ít cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ (quân tử) nhưng trong đó lại chỉ có một cá nhân duy nhất nắm toàn quyền quyết định, tức là xét đến cùng chỉ có một cá nhân duy nhất (Vua chúa)nắm cả ba quyền lực nói trên như đã được trình bày ở trật tự thứ nhất. Rồi theo giả định đó, Nho giáo dồn hết mọi ưu tư triết học vào củng cố chính thể chuyên chế bằng Tam Cương.
    Do Tam Cương chỉ có sự xiêu lệch hoặc sự bất bình đẳng đòi hỏi tôi tớ phải phục tùng vua chúacon cái phải phục tùng cha mẹvợ phải phục tùng chồng bằng Tam Tòng, nên Ngũ Luân cũng như Ngũ Thường(NhânNghĩaLễTríTín) cùng với Tứ Đức (CôngDungNgônHạnh) đều bị tha hoá (chuyển hoá thành cái đối lập thù địch với mình ở bên ngoài mình để chống lại chính mình) rồi bị vong thân (bị mất mình).
    Quả thật, bản tính vị kỷ vốn có ở mọi cá nhân (cả vua chúa lẫn tôi tớ, cả cha mẹ lẫn con cái, cả chồng lẫn vợ, v. v.) luôn luôn thôi thúc mọi cá nhân sẵn sàng lạm dụng mọi thứ làm cho Ngũ Thường cũng nhưTứ Đức mà được áp dụng sẽ bị lạm dụng, Ngũ Thường cũng như Tứ Đức mà bị lạm dụng sẽ chuyển hoá thành các giá trị trái ngược với chúng để rồi chỉ có tác dụng trái ngược với chính chúng, tức là bị tha hoá, theo đó Nhân tha hoá thành Bất NhânNghĩa tha hoá thành Bạc NghĩaLễ tha hoá thành Vô LễTrí tha hoá thành Loạn TríTín tha hoá thành Bội TínCông tha hoá thành Lãn CôngDung tha hoá thành Lộn DungNgôn tha hoá thành Lộng NgônHạnh tha hoá thành Vô Hạnh, để rồi tất cả các giá trị đó đều chỉ có tác dụng tai ác rồi bị vong thân. Hãy chứng minh bằng thực tế. Bản tính vị kỷ kích thích vua chúa lạm dụng “Nhân” để hãm hại tôi tớ nhằm bảo tồn mình làm cho “Nhân” chỉ có hại cho tôi tớ: tôi tớ càng “Nhân” với vua chúa sẽ càng bị hãm hại bởi chính vua chúa. Nhưng bản tính vị kỷ cũng kích thích tôi tớ lạm dụng “Nhân” để chống lại vua chúa nhằm bảo tồn mình làm cho “Nhân” cũng chỉ có hại cho vua chúa: vua chúa càng “Nhân” với tôi tớ sẽ càng bị hãm hại bởi chính tôi tớ. Vậy cả vua chúa lẫn tôi tớ đều chuyển hoá thành kẻ bất nhân; cứ thế mở rộng cho tất cả các giá trị khác trong tất cả các quan hệ kháclàm cho tất cả đều trở thành những kẻ bất nhânnhững kẻ bạc nghĩanhững kẻ vô lễnhững kẻ loạn trí,những kẻ bội tínv. v., tức là tất cả đều bị tha hoá. Theo sự tha hoá, tất cả đều hành xử bằng các thủ đoạn thâm độc: ngoài mặt phải tỏ ra Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tínnhưng trong lòng lại chỉ ấp ủ Bất Nhân – Bạc Nghĩa – Vô Lễ – Loạn Trí – Bội Tín. Đến một mức độ nào đó, sự tha hoá sẽ đạt đến sự vong thân biểu hiện thành chiến tranh với chết chócđau thươngthù hậnv. v.. Như vậy Tam Cương không thể mang lại sự ổn định cho xã hội mà chỉ có thể gây nên sự hỗn độn cho xã hội, tức là Nho giáo cũng có mâu thuẫn giữa mục đích với phương tiện làm cho Nho giáo trở thành một hệ tư tưởng vong thân. Ngay từ thế kỷ XVIII, giới thức giả ở Tây phương đã biết được những hệ quả đau đớn nhất được tạo ra từ Nho giáo, như cha phải đem bán con gái hoặc quẳng con ra đườngv. v., ở cả nước Tàu lẫn Việt nam[12]. Sự vong thân như vậy cho thấy Tam Cương chỉ được dùng làm ba cái xiềng xích chắc chắn nhất để trói chặt các Xã hội Nho giáo vào ách nô lệ: trói chântrói tay, và trói cả đầu nữa! Tam Cương cũng làm cho các Xã hội Nho giáo dễ dàng tiếp nhận Chủ nghĩa Marx – một hệ tư tưởng khác cũng mang tính chất vong thân y như Nho giáo. Chủ nghĩa Marx không khắc phục được sự vong thân mà chỉ làm trầm trọng thêm sự vong thân: chế độ phong kiến chỉ làm cho cha phải đem bán con gái hoặc quẳng con ra đườngv. v., nhưng chế độ cộng sản lại làm cho cha mẹ phải ăn thịt con cái [13].
    (còn tiếp)
    _____________________
    Ghi chú:
    [1] Xin hãy xem thêm Hà Huy Toàn: Cần cảnh giác với Học viện Khổng Tử ở bất cứ đâu. Việt nam Thời báo (http://www.ijavn.org/2015/01/can-canh-giac-voi-hoc-vien-khong-tu-o.html). Do mổ xẻ trúng chủ đề quan trọng nên bài viết đó đã được đăng tải lại trên nhiều trang mạng khác nhau. Bách khoa Toàn thư Mở bằng Việt ngữ nói về Nho giáo (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_giáo) nhưng không chiết tựcho chữ “Nho” () khiến độc giả không thể hiểu đúng hoặc rất khó hiểu đúng về Nho giáo mà thường hiểu sai lạc về Nho giáo. Nói về ảnh hưởng của Nho giáo đối với Công giáo, trang này còn trình bày rất mù mờ khiến độc giả càng không thể hiểu đúng về mối quan hệ thực tế giữa Nho giáo với Công giáo. Xin hãy xem chú thích 2 ở dưới đây.
    [2] Chớ nên đánh đồng Tam Cương thuộc về Nho giáo với Mầu nhiệm Ba Ngôi (Trinité) thuộc về Chúa giáo (Công giáo, Chính giáo, Tin lành, v. v.). Trong “Phép giảng tám ngày” được viết bởi Alexandre de Rhodes, tác giả này đã viết một đoạn văn như sau: “Bây giờ ta phải có ba đấng bề trên được gọi là ba cha, ta phải thờ, ở đấng nào cho nên đấng ấy. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta; đấng giữa là vua chúa trị nước; đấng trên tức là đức chúa trời đất, làm chúa thật trên hết mọi sự. Có ba đấng này ta mới được sống, được ở. Vì chúng ta có cha mẹ, nên mới được thân xác thịt này sinh ra mà chớ… Vua chúa cũng được gọi là cha cả và nước cùng các dân. Chẳng có vua chúa, thì nước chẳng được ở an lành… Ắt thật thượng phụ là cha cả, chúa cả trên hết mọi sự, có thưởng có phạt trọng”. Đoạn văn đó cho thấy A. Rhodes không hề xác nhận Nho giáo có ảnh hưởng tốt đối với Công giáo mà chỉ vận dụng Nho giáo để truyền bá Công giáo. Trong “Phép giảng tám ngày”, A. Rhodes không hề tiếp nhận Nho giáo màchỉ bác bỏ Nho giáo thôi. Có lẽ ông đã hiểu rõ sự xung khắc về logic nội tại giữa Nho giáo với Chúa giáo. Thế nhưng Bách khoa Toàn thư Mở bằng Việt ngữ nói về Nho giáo (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_giáo) đã trích dẫn đoạn văn trên rồi diễn dịch theo một cách thức mập mờ làm cho độc giả dễ ngộ nhận rằng A. Rhodes tiếp nhận Tam Cương để xác lập thần học về Ba Cha (Tam Phụ), từ đó làm cho người ta có thể dễ dàng ngộ nhận rằng Tam Cương đồng nhất với Mầu nhiệm Ba Ngôi. Thật ra, Tam Cương xung khắc với Mầu nhiệm Ba Ngôi y như nước xung khắc với lửavậy! Tam Cương áp đặt sự bất bình đẳng cho các quan hệ xã hội, đối lập với Mầu nhiệm Ba Ngôi xác lập sự bình đẳng cho các quan hệ đó (xin hãy xem chú thích 7). Khi viết rằng: “Các quân tử cứ lẽ tự nhiên đã suy đến sự ấy đã kể phép nhất phu, nhất phụ trong ba giềng mối can hệ nhất trong thiên hạ quen gọi là Tam Cương… Ví bằng người ta cẩn thận giữ cho phải miễn trong việc nhất phu, nhất phụ thì các việc khác liền được an”, Giám mục Hermosilla (Liêm) cũng không hề xác nhận Nho giáo có ảnh hưởng tốt đối với Công giáo mà chỉ vận dụng Nho giáo để truyền bá Công giáo. Tương tự A. Rhodes, Giám mục Hermosilla có lẽ cũng đã hiểu rõ sự xung khắc về logic nội tại giữa Nho giáo với Chúa giáo. Nho giáo chấp nhận chế độ đa thê, đối lập hẳn với Chúa giáo vốn chủ trương một vợ một chồng! NhưngBách khoa Toàn thư Mở bằng Việt ngữ nói về Nho giáo (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_giáo) cũngđã diễn dịch mập mờ rằng Giám mục Hermosilla vận dụng cả Tam Cương lẫn Ngũ Thường để hướng dẫn tín đồ sống đạo theo tín lý đề cao hôn nhân một vợ một chồng làm cho độc giả có thể dễ dàng ngộ nhận rằng Công giáo tiếp nhận quan điểm tiến bộ về hôn nhân từ Nho giáo. Xin nhắc lại rằng sự xung khắc giữa Nho giáo với Chúa giáo đã giải thích được tại sao các Học viện Khổng Tử đang bị tẩy chay hàng loạt ở Tây phương.
    [3] Quý độc giả có thể sẽ thắc mắc rằng: đang nói về Nho giáo tại sao tác giả lại chuyển sang nói về mộtlý thuyết khoa học về đời sống chính trị? Tôi xin trả lời ngay rằng vì bất cứ hệ tư tưởng nào cũng như bất cứ lý thuyết nào cũng có thể tự biện minh cho mình nên theo định lý bất toàn (Incompleteness Theorem), nếu chỉ nhận thức hoặc tìm hiểu một hệ tư tưởng nào bằng chính hệ tư tưởng đó thì không thể nhận thức đúng về hệ tư tưởng đó, tức là không thể nhận thấy hệ tư tưởng đó sai lầm hoặc tiêu cực ở chỗ nàomà chỉ nhận thấy hệ tư tưởng đó đúng đắn hoặc tích cực ở bất cứ chỗ nào. Vậy cần phải tìm hiểu Nho giáo bằng một lý thuyết khoa học về đời sống chính trị mới có thể hiểu đúng về Nho giáo rồi mới có thể xác định được giá trị đích thực cho Nho giáo.
    [4] C. S. Montesquieu đã phát hiện được quyền lực lập pháp có hai chức năng đối lập nhau: chức năng quy định đối lập với chức năng ngăn cản, nhưng ông đã không giải thích tại sao quyền lực lập pháp lại có hai chức năng đối lập nhau như thế (Charles de Secondat Montesquieu: De l'Esprit des Lois. Bản dịch Việt ngữ được thực hiện bởi Hoàng Thanh Đạm: Tinh thần Pháp luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 1996. Quyển XI: Các luật tạo ra tự do chính trị trong mối quan hệ với Hiến pháp, từ trang 98 đến trang 117. Chương 6: Hiến pháp Anh quốc, từ trang 100 đến trang 113. Xin hãy xem trang 106. Nhà xuất bản Lý luận Chính trị trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia tại Hà nội cũng đã tái xuất bản bản dịch này vào năm 2006. Xin hãy xem thêm ấn bản đó. Quyển XI, từ trang 103 đến trang 125. Chương 6, từ trang 105 đến trang 121. Xem điểm nhấn ở trang 113). Ở đây tôi đã giải thích nguyên nhân làm cho quyền lực lập pháp có hai chức năng đối lập nhau như trên bằng bản tính vị kỷ vốn có ở mọi cá nhân sống vào mọi lúc.
    [5] Câu chuyện dụ ngôn về chiếc Nhẫn Thần đã đưa ra một câu hỏi triết lý với nhiều câu trả lời khác nhau sẽ làm cho người trả lời tỏ ra thiển cận hay uyên bác: nếu may mắn mà nhặt được một chiếc Nhẫn Thần ước gì được nấy thì bạn ước muốn điều gì đầu tiên? Người thiển cận sẽ chỉ ước muốn các giá trị kinh tế, như thực phẩm ngony phục đẹpnhà ở lộng lẫyv. v., nhưng người uyên bác sẽ phải ước muốncác giá trị chính trị, rằng chiếc Nhẫn Thần đó sẽ mãi mãi thuộc về mình để phục vụ mình. Câu chuyện dụ ngôn này không chỉ nói về bản tính vị kỷ mà còn phân biệt người thiển cận với người uyên bác nữa, theo đó nếu người thiển cận chiếm ưu thế trong xã hội thì xã hội chỉ có thể được tổ chức theo chính thể chuyên chế nhưng nếu người uyên bác chiếm ưu thế trong xã hội thì xã hội lại có thể được tổ chức theo chính thể dân chủ. Xin xem câu chuyện ngụ ngôn về “Chiếc Nhẫn Thần” tại Bách khoa Tri thức(http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1747-1550-633466395663437500/Truyen-co-tich-noi-tieng-The-gioi/Chiec-nhan-than.htm).
    [6] Khuôn khổ biệt lập thường chỉ tồn tại vô hình đối với cá nhân nào chấp nhận chính thể chuyên chế nhưng sẽ tồn tại hữu hình đối với cá nhân nào chống lại chính thể đó. Với trường hợp này, khuôn khổ biệt lập sẽ hiện hữu cụ thể thành cả ngục thất lẫn đao phủ.
    [7] C. S. Montesquieu đã phát hiện được rằng sự khiếp sợ làm động cơ cho chính thể chuyên chế. Nhưng ông lại cho rằng sự khiếp sợ đưa đến chính thể chuyên chế, tức là ông quy định một trình tự trái ngược giữa hai cái đó (Charles de Secondat Montesquieu: De l'Esprit des Lois. Bản dịch Việt ngữ được thực hiện bởi Hoàng Thanh Đạm: Tinh thần Pháp luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 1996. Quyển III:Bàn về những nguyên tắc của ba loại chính thể, từ trang 54 đến trang 57. Chương 9: Nguyên tắc của chính thể chuyên chế, trang 56. Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà nội 2006. Quyển III, từ trang 55 đến trang 58. Chương 9, trang 58). Thực tế, chính thể chuyên chế đưa đến sự khiếp sợ, nếu không có chính thể chuyên chế thì đương nhiên không thể có sự khiếp sợ, chính thể chuyên chế làm cho hầu hết mọi người đều khiếp sợ như nhau. Ở đây tôi đã đảo ngược cái trình tự trái ngược đã được thiết lập bởi C. S. Montesquieu. Đây cũng là một điểm khác biệt phân biệt tôi với ông.
    [8] C. S. Montesquieu đã phát hiện được rằng danh diện làm động cơ cho chính thể quý tộc. Nhưng ông lại quy định rằng danh diện đưa đến chính thể quý tộc (Charles de Secondat Montesquieu: De l'Esprit des Lois. Bản dịch Việt ngữ được thực hiện bởi Hoàng Thanh Đạm: Tinh thần Pháp luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 1996. Quyển III: Bàn về những nguyên tắc của ba loại chính thể, từ trang 54 đến trang 57. Chương 7: Nguyên tắc của chính thể quân chủ, từ trang 55 đến trang 56. Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà nội 2006. Quyển III, từ trang 55 đến trang 58. Chương 7, trang 57). Thực tế lại trái ngược như vậy: chính thể quý tộc đưa đến danh diện (xin hãy xem thêm chú thích 7). Ở đây cần chú ý rằng có lẽ vì nhận thấy chính thể quý tộc có cùng bản chất với chính thể chuyên chế nên đôi khi C. S. Montesquieu đã định danh cho chính thể quý tộc bằng chính thể quân chủ làm cho độc giả dễ bị nhầm lẫn chính thể chuyên chế với chính thể quý tộc. Muốn hiểu được đầy đủ hơn về chính thể quý tộc, quý độc giả nên xem thêm Hà Huy Toàn: Nhận xét khái quát về Hiến pháp Mỹ. Bauxite Việt nam (http://www.boxitvn.net/bai/32571).
    [9] Việc lập luận bằng bản tính vị kỷ đã cho phép tôi phát hiện được ý nghĩa sâu xa trong Mầu nhiệm Ba Ngôi được xác lập bởi Chúa Jesus, tức là việc đó cho phép tôi hiểu được tại sao Chúa lại thể hiện mình thành ba ngôi: Chúa Cha (Đấng Toàn năng hoặc Đạo Vũ trụ), Chúa Con (Chúa Jesus) và Chúa Thánh thần biểu hiện cụ thể thành Giáo hội Chúa giáo với nhiều hình thức khác nhau; từ đó tôi xác lập cho mình một niềm tin rằng Chúa giáo (Christianity), bao gồm Công giáo (Catholicism), Chính giáo(Orthodoxism), Tin lành (Protestantism), vân vân, là Tôn giáo Về nền Cộng hòa (nền dân chủ với nhà nước pháp quyền được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền, được kiểm sát theo nguyên tắc đa nguyên bình đẳng và được bảo tồn theo chế độ bầu cử tự do). Tôi không hề đi tiên phong trong việc xác lập mối liên hệ thực tế giữa Chúa giáo với chính thể dân chủ. Trước tôi, cả Alexis De Tocqueville (1805 – 1859) lẫn Friedrich August von Hayek (1899 – 1992) đã làm việc đó rất thành công. A. De Tocqueville đã giải thích được tại sao cách mạng dân chủ xảy ra trước hết ở các nước nào theo Chúa giáo (Alexis De Tocqueville: De la Démocratie en Amérique. G. F. Flammarion, 1981. Bản dịch Việt ngữ được thực hiện bởi Phạm Toàn: Nền Dân trị ở Mỹ. Nhà xuất bản Tri thức, Hà nội 2013. Phần III, từ trang 469 đến trang 557). F. A. von Hayek đã chứng minh được rằng chủ nghĩa cá nhân, vốn phải làm nền tảng tinh thần cho chính thể dân chủ, chỉ có thể xuất sinh từ chính Chúa giáo (Friedrich August von Hayek: The Road To Serfdom (Con đường Dẫn đến Nô lệ). Bản dịch Việt ngữ được thực hiện bởi Phạm Nguyên Trường: Đường Về Nô lệ. Nhà xuất bản Tri thức, Hà nội 2008. Trang 71). Tôi chỉ khái quát sâu rộng hơn để người đời thấy được rõ ràng hơn về mối liên hệ thực tế giữa Chúa giáo với chính thể dân chủ. Về tên gọi cho tôn giáo này, tôi xin giải thích rõ ràng hơn như sau: vì Kinh thánh nói Chúa ở mọi nơi vào mọi lúcnên Christianity trong Anh văn cần phải được chuyển dịch sang Việt ngữ thành Chúa giáo mới thật sát nghĩa, nếu chuyển dịch Christianity thành Thiên Chúa giáo thì “Thiên Chúa giáo” không thể hiện được hết ý nghĩa đích thực cho Christianity; vì Thiên Chúa chỉ có nghĩa là Chúa Trời nên danh xưng này dễ làm cho người ta hiểu sai rằng Chúa chỉ có ở trên Trời, hiểu như vậy rất sai lạc so với Kinh thánh. Tức là trong quan hệ ý nghĩa với Christianity, Chúa giáo sát nghĩa hơn nhiều so với Thiên Chúa giáo: nếuThiên Chúa giáo chỉ cho thấy Chúa ở trên Trời thì Chúa giáo lại phải cho thấy Chúa ở mọi nơi vào mọi lúc (cả trên Trời lẫn dưới Đất, cả trong Ta lẫn ngoài Ta, cả Không gian lẫn Thời gianv. v.). Đó chính là lý do thực tế để tôi chỉ nói Chúa giáo mà không nói Thiên Chúa giáo như nhiều người vẫn nói sai như vậy, nói như vậy vừa sai lạc vừa dài dòngthừa chữ nhưng thiếu nghĩa.
    [10] Charles de Secondat Montesquieu: De l'Esprit des Lois. Bản dịch Việt ngữ được thực hiện bởi Hoàng Thanh Đạm: Tinh thần Pháp luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 1996. Quyển III: Bàn về những nguyên tắc của ba loại chính thể, từ trang 54 đến trang 57. Chương 3: Nguyên tắc của chính thể dân chủ, từ trang 54 đến trang 55. Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà nội 2006. Quyển III, từ trang 55 đến trang 58. Chương 3, từ trang 55 đến trang 56. Ở đây, C. S. Montesquieu đã phát hiện được rằng đạo đức làm động cơ cho chính thể dân chủ. Nhưng ông lại quy định rằng đạo đức đưa đến chính thể dân chủ trong khi thực tế chính thể dân chủ đưa đến đạo đức (xin hãy xem thêm cả chú thích 7 lẫn chú thích 8).
    [11] C. S. Montesquieu đã phát hiện được ba chính thể khác nhau: chuyên chếquý tộc và dân chủ, nhưng ông đã không giải thích tại sao lại chỉ có ba chính thể đó mà không thể hơn cũng như không thể kém (Charles de Secondat Montesquieu: De l'Esprit des Lois. Bản dịch Việt ngữ được thực hiện bởi Hoàng Thanh Đạm: Tinh thần Pháp luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 1996. Từ Quyển II đến Quyển XI, từ trang 47 đến trang 117. Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà nội 2006. Từ trang 46 đến trang 125). Lập luận bằng bản tính vị kỷ, tôi đã giải đáp được vấn đề này. Sự kiện này có một ý nghĩa đặc biệt. Thứ nhất, nó cho phép chúng ta đặt để niềm tin vào quan niệm cho rằng đời sống xã hội (social existence) cũng tồn tại theo các quy luật tự nhiên như bao thực tại khác đành rằng các quy luật tự nhiên trong đời sống xã hội chỉ biểu hiện qua hoạt động sống được thực hiện hiện thực – dù tự phát hay tự giác, dù vô ý thức hay có ý thức, dù không trù định trước hay có trù định trước – bởi mọi cá nhân. Thứ hai, nó cũng cho phép chúng ta phát hiện được nhiều thiếu sót trong tất cả các hệ tư tưởng khác nhau, bao gồm cảchủ nghĩa cá nhân lẫn chủ nghĩa xã hội, được lưu hành từ trước đến nay theo một tiến trình phức tạp với vô số sự kiện làm trọng tài trong cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng đó; thiếu sót chung cho tất cả các hệ tư tưởng đó thể hiện qua tình trạng bị giam hãm vào vô số định kiến cố hữu về bản tính vị kỷ khiến các hệ tư tưởng đó trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân loại lao vào các cuộc xung đột khốc liệt. Thứ ba, nó cho phép chúng ta xác lập được một hệ tư tưởng thống nhất để có thể thống nhất tư tưởng vốn rất cần thiết cho công cuộc thống nhất thế giới vào một trật tự ưu việt nhất hoặc một trật tự thích hợp nhất với mọi cá nhân.
    [12] Charles de Secondat Montesquieu: De l'Esprit des Lois. Bản dịch Việt ngữ được thực hiện bởi Hoàng Thanh Đạm: Tinh thần Pháp luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 1996. Quyển XXIII: Pháp luật trong quan hệ với dân số, từ trang 168 đến trang 174. Chương 16: Các quan điểm của nhà lập pháp trong vấn đề sinh sôi nòi giống, trang 169. Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà nội 2006. Quyển XXIII, từ trang 184 đến trang 191. Chương 16, từ trang 185 đến trang 186. Tôi đau đớn tâm can khi đọc chương này. C. S. Montesquieu bước đầu nhận thấy mối liên hệ thực tế giữa chính thể chuyên chế với sự bùng nổ dân số hoặc nạn nhân mãn.
    [13] Tân Tử Lăng: Mao Trạch Đông – Ngàn năm công tội. Bản dịch Việt ngữ. Thông tấn xã Việt nam, Hà nội 2008.
    Nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150810/ha-huy-toan-nho-giao-mot-he-tu-tuong-nguy-hiem-1
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org