I - ĐẠI
NGHỊ CHẾ
Nói đến
Đai-Nghị-Chế (Parlamentarisme), ý kiến thông thường chúng ta hay cho là một thể
chế gần như luôn luôn đặt quốc gia trong tình trạng bấp bênh về định chế:
- Tổng-thống
giải tán Quốc-Hội;
- Quốc-Hội
bất tín nhiệm Chính-Phủ làm Chính-Phủ bị tê liệt phải từ chức;
- Chính-Phủ
cũng có thể diện cớ rằng đạo luật đang yêu cầu chấp thuận có tính
cách khẩn cấp, nếu không được chấp thuận, có thể yêu cầu Tổng-Thống giải tán Quốc-Hội;
- Tổng-Thống có thể giải tán Quốc-Hội, thu hồi chức vụ của Thủ Tướng để tổ chức bầu cữ Quốc-Hội mới, thành lập Chính-Phủ mới có lợi cho chính đảng của ông và Chính-Phủ mới thân thiện hơn với cá nhân ông;
- Tổng-Thống có thể giải tán Quốc-Hội, thu hồi chức vụ của Thủ Tướng để tổ chức bầu cữ Quốc-Hội mới, thành lập Chính-Phủ mới có lợi cho chính đảng của ông và Chính-Phủ mới thân thiện hơn với cá nhân ông;
- các lực
lượng trong Quốc-Hội cũng có thể toa rập nhau tố cáo Tổng-Thống cố ý vi hiến và
phạm pháp trước Tòa-Án Quốc-Gia Thường-Vụ cho Đế Quốc Đức (Staatsgerichtshof
fĂr das Deusche Reich, theo Hiến-pháp Weimar 1919 Đức Quốc), hoặc trước Viện Bảo-hiến
Liên-Bang (BundesVerfassungsGericht, Bverf GE, theo Hiến Pháp 1949 CHLBĐ, điều
61, (I, II)...
Nói tóm lại,
nhìn vào những gì chúng tôi vừa kể, Đai-Nghị-Chế là một thể chế Quốc Gia loạn xạ,
trong đó quyền lực nầy tự do đả phá, đập đổ, chống báng quyền lực kia,
làm cho Quốc Gia tê liệt.
Ít ra cảm tưởng
đầu tiên của phần lớn chúng ta là vậy.
Có thật Đai-Nghị-Chế
là một thể chế quốc gia loạn xa, thời Thập-Nhị Sứ-Quân hay Tam-Quốc-Chí của các
thế kỷ hiện đại không?
Đặt câu hỏi dưới
hình thức khác: Có phải Tổng-Thống-Chế, thể chế quốc gia hiện tại của Hoa
Kỳ là cách tổ chức quốc gia hữu hiệu, vững bền và hoàn hảo mà các quốc gia
trong tương lai cần phải nhằm đến như là mẫu mực để tổ chức không?
Bài viết nầy người
viết không có tham vọng trả lời một cách dứt khoát đúng hay sai, mà là thu góp
và trình bày đến qúy độc giả, nhứt là qúy vị đàn anh, một ít tài liệu và ý kiến
để cùng suy nghĩ cho tương lai đất nước.
II- TỔNG THỐNG
CHẾ.
1- Tổng-thống-chế
trên thế giới.
Văn bản Hiến-Pháp
đầu tiên tiêu biểu cho Tổng-Thống-chế là Hiến-Pháp Philadelphia 1787 của
Hoa Kỳ.
Từ đó đến nay Tổng-Thống-chế
được áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới:
a- một số quốc
gia Châu Mỹ La tinh, sau khi đã dành lại được độc lập khỏi chế độ thuộc địa
của Tây Ban Nha, (trường họp duy nhứt, Ba Tây, khỏi Bồ Đào Nha).
b- một số quốc
gia Phi Châu, sau Đệ Nhị Thế chiến,
c- một ít quốc
gia Á Châu.
Thoáng nhìn ,
chúng ta có thể đi đến kết luận sơ khởi là tất cả các quốc gia vừa được đề cập
đến là những quốc gia "kém mở mang " (LDC, Less Developed Countries),
mà đôi khi trong những bài có chủ đề về kinh tế, chúng tôi thích dùng thành ngữ
"chậm phát triển " (LDC, Last Developed Countries) hay "đang
trên đà phát triển " hơn là từ ngữ tiên khởi vừa kể.
Nêu lên nhận xét
đầu tiên vừa kể, chúng tôi không có ý đánh thấp giá trị Tổng-Thống-Chế
của Hoa Kỳ, như là cơ chế chỉ áp được cho các Quốc Gia "chậm tiến, kém mở
mang, chậm phát triển, đang trên đà phát triển ", mà là lưu ý quý độc giả
đến việc không thành công trong công cuộc áp dụng Tổng-Thống-Chế tại các quốc
gia trên, do ảnh hưởng của các " yếu tố hoàn cảnh địa phương " can dự
vào:
- thiếu tinh thần đoàn kết quốc gia, hậu quả của chính sách chia để trị của
chính sách thuộc địa,
- "chậm
tiến hay chậm phát triển "còn có nghĩa là thiếu vốn đầu tư và phương tiện
kỷ thuật, không xử dụng hiệu năng và toàn diện nhân lực, "số vốn nhân thức" (human capital), thiếu nguyên liệu, trình độ học vấn thấp, nạn mù
chữ lan tràn...,
Những "yếu
tố môi trường địa phương "vừa kể làm cho việc áp dụng Tổng-Thống-Chế:
- không những
không có kết quả mong muốn,
- mà còn đưa đến
nhiều việc vi phạm Hiến-pháp cũng như Luật-pháp nặng nề,
- vi phạm nhân
phẩm và nhân quyền trầm trọng,
- truất phế đảo
chánh và nội chiến đẩm máu xảy ra mỗi ngày, đưa nhiều quốc gia đến chế độ độc
tài và quân đội trở thành độc tôn, thao túng lấn áp chính trị ( P. Biscaretti
di Ruffià, Introduzione al Diritto Costituzionale Comparato,Milano, Giuffrè,
1988, 99-106;165-171).
a) Đối với
các quốc gia Châu Mỹ La Tinh, trừ truờng hợp Uraguay,
một đôi khi được lãnh đạo bởi một Hội-đồng Chỉ-đạo (Directoire) như thể chế của
Thụy Sĩ, tất cả các quốc gia khác đều có:
-
một vị Tổng-Thống dân cử do phổ thông đầu phiếu,
-
Quốc-Hội Lưỡng-viện,
-
Tư-Pháp độc lập.
Và như trên
chúng ta vừa đề cập, chính các "yếu tố môi trường địa phương" đã
luôn luôn tạo ra tình trạng bất ổn:
- đảo chánh, chỉnh
lý, cách mạng là chuyện xảy ra như cơm bữa hay như "lá rụng mùa thu",
- các văn bản Hiến-Pháp
được vất vào sọt rát, hay cắt xén sửa đổi cho "hợp tình hợp lý "đối
với giới lãnh đạo đương quyền hay giới quân đội vừa đảo chánh thành công cướp
chính quyền:
*biến quốc gia
dân chủ được « quản lý » bằng Nhà-Nước Độc-Tài
(Á-căn-đình) của Tổng-thống Peron;
*Chí Lợi sau một
thời gian ồn định, Tổng-Thống Allende năm 1973 bị Pinochet đảo
chánh cướp chính quyền rồi trở thành độc tài, độc tôn , thủ tiêu hàng chục ngàn
các thành phần bất đồng chính kiến cho đến những năm gần đây.
*Nicaragua, cho
mãi đến năm 1987 mới ban hành được Hiến-Pháp, sau khi nhóm khuynh tả
"Sandinista" tẩy chay gia đình Somoza từ năm 1979, đã cai trị quốc
gia từ hơn vài chục năm như Từ Hải trong Truyện Kiều
"Dọc ngang
nào biết trên đầu có ai " (Legibus solutus).
Nhưng cũng từ thời
điểm đó, Nicaragua vẫn còn đang nội chiến đến nay giữa nhóm Sandinista và nhóm
võ trang Contras.
Tổng-Thống-Chế của
các quốc gia Mỹ-Châu La-Tinh có hai đặc tính chung:
- Vị Tổng-thống ở
địa vị và quyền hạn trổi vượt;
- quân đội đóng
vai trò chính trị trọng yếu trong cộng đồng quốc gia.
Địa vị và vai
trò trổi vượt của Tổng-thống được thể hiện theo thực tế hơn là do Hiến-định hay
Luật-định.
Nhiệm vụ soạn thảo
ra dự án luật, nghị định cũng như quyền phủ quyết được hành xử trên thực
tế thực tế giao cho Tổng-Thống , Bộ-Trưởng hơn là đặc quyền pháp định của
Quốc-Hội.
Thẩm quyền của Tổng-Thống
nói riêng và Chính-Phủ nói chung được tăng cường do các yếu tố môi sinh địa
phương thực tiển, hơn là do Hiến-Pháp và Luật-Pháp quy định theo nguyên tắc.
Trình độ tổ chức
xã hội và mức sống thấp kém, nạn mù chữ lan tràn, phương thức tổ chức sơ đẳng
và yếu kém của các chính đảng, thái độ bảo thủ kéo dài trên mấy mươi năm của
hàng giáo phẩm..., tất cả những yếu tố đó là « những yếu tố môi sinh địa
phương » thuận lợi, giúp tăng cường gán cho cá nhân của Tổng-thống
những đặc tính trổi vượt, gán cho quyền hạn của Tổng-Thống ưu tiên và vượt lên
trên các cơ chế chính trị khác.
Thêm vào đó,
quân đội cũng góp phần vào việc "thượng đẳng hóa " (sublimer) vai trò
và quyền hạn của Tổng-Thống ( F. Conac, Pour une théorie du
prédentialisme: quelques réflexions sur les présidentialismes
latino-améicaines, dans Le Pouvoir (Mélanges Burdeau) , Paris 1977).
Với vai trò được
"thượng đẳng hoá " ( sublimatisé) như vậy, việc Tổng-Thống cũng như
Chính-Phủ ông không có khuynh hướng trở nên độc tài, độc tôn và tự tôn là
chuyện lạ.
Đối lập dường
như không còn nữa, hay có cũng chẳng có khả năng đối kháng được gì.
Quyền hành chiếm
hữu được và được quân đội bảo trợ để tồn tại vĩnh viễn.
Bầu cử có được tổ chức cũng chỉ là những hình thức rỗng tuếch, tự do chính trị chỉ còn là những cách nói vô nghĩa.
Bầu cử có được tổ chức cũng chỉ là những hình thức rỗng tuếch, tự do chính trị chỉ còn là những cách nói vô nghĩa.
Các diển biến
trong những năm gần đây ở các quần đảo Caraibie, ai trong chúng ta cũng nghe
nói đến từ, Trujillo đến Cộng Hoà San Domingo, quyền bính cha truyền con
nối của họ tộc Duvalier ở Haiti...
b)Tổng-Thống-Chế
ở Phi-châu,
Một vài quốc gia
Phi-châu với Tổng-thống-chế tổ chức được cuộc sống dân chủ khả quan, như
Algérie, Tunisie ( Debbasch, La République tunisienne, Paris 1962; Lavroff, La
République du Sénégal, Paris, 1966, dans Comment ils sont gouvernés?, dir. Par
Burdeau ).
Nhưng những cuộc
đảo chánh, truất phế, nội chiến, tranh giành có tính cách bộ lạc ở Congo,
Ruanda, Tanzania, Mozambico, Sierra Leone, Etiopia, Somalia, Yehmen..., các quốc
gia theo Tổng-thống-chế, là những tin tức gần như thường ngày, ai trong
chúng ta cũng nghe nói đến.
Những « yếu
tố môi sinh địa phương » được kể trên, cùng với ảnh hưởng văn hoá của các
mẫu quốc thuộc địa có thể cắt nghĩa cho chúng ta tình trạng bất ổn ở các quốc
gia Phi-châu Tổng-thống-chế.
Các
Quốc Gia Phi-Châu nói tiếng Pháp, không những áp dụng Tổng-Thống-Chế
theo tinh thần Hiến-Pháp Philadelphia của Hoa Kỳ, mà còn chịu ảnh hưởng sâu đậm
tinh thần Hiến-Pháp 1958 của De Gaulle, tập trung vai trò và quyền lực của Vị
Nguyên-Thủ Quốc-Gia và Vị Lãnh-Đạo Chính-Quyền vào một cá nhân duy nhất,
tức Tổng-Thống (chúng ta đã có dịp bàn đến trong bài PHÁP QUỐC VÀ BÁN TỔNG THỐNG
CHẾ).
Vị Tổng-Thống được
trực tiếp tuyển chọn do phổ thông đầu phiếu và có thể được tái chọn vô hạn định,
như những gì Tổng Thống De Gaulle muốn ở Pháp.
Với vị Tổng-Thống
"toàn năng " như vừa kể, dĩ nhiên là quyền lập pháp của Quốc-Hội sẽ bị
hạn chế lại và quyền tự tung tự tác của Hành-Pháp tùy hỷ là điều có thể tưởng
tượng được,
-
nhứt là vị Tổng-Thống vừa là Nguyên-Thủ Quốc-gia,
-
vừa Lãnh-Đạo Hành-pháp,
-
vừa là Tổng Tư-lệnh Tối-cao Quân-đội.
-
Còn trong trường hợp khẩn cấp, Vị Tổng-Thống "toàn năng" được
giao phó cho mọi quyền hành để tùy cơ ứng biến:
« Trong trường
hợp các cơ chế cộng hoà, nền độc lập của quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc việc
thực hành các nghĩa vụ quốc tế bị đe dọa nghiêm trọng và trực tiếp cũng
như hoạt động các cơ quan hiến định bị gián đoạn, Tổng-Thống Cộng-hoà sẽ
áp dụng các phương thức cần thiết do các hoàn cảnh trên đòi hỏi, sau khi
tham khảo ý kiến của Thủ Tướng, của các vị Chủ-Tịch Hạ-Viện và Thượng-Viện »
(Debbasch, La République tunisienne, Paris 1962; Lavroff, La République du
Sénégal, Paris, 1966, dans Comment ils sont gopuvernés?, dir. Par Burdeau
).
Vẫn theo Hiến-pháp
1958 hiện nay của Pháp Quốc, Tổng-Thống
-
có quyền triệu tập trưng cầu dân ý ( Điều 16, Hiến Pháp 1958 Pháp
Quốc),
-
và giải tán Hạ Viện ( Điều 11).
Tổng-Thống được
đặt ở một địa vị quyền năng hơn Hạ-viện, một viện Quốc-Hội dù do
dân cử phổ thông đầu phiếu cũng bị tê liệt.
Một số quốc gia
Tổng-Thống-Chế Phi-Châu "sao y bản chính" các điều khoản Hiến-Pháp
1958 của Pháp Quốc dành riêng cho vị Tổng-Thống Pháp ( Điều 21):
Dĩ nhiên những
quyền lực "toàn quyền vô hạn " nằm trong tay Tổng-Thống Charles De
Gaulle và những vị Tổng-Thống kế tiếp của Pháp chắc chắn có tầm vóc và ý
nghĩa khác với ý nghĩa, tầm vóc và hậu quả khi được đặt vào tay một vị Tổng-Thống
của một quốc gia "chậm tiến hay đang trên đà phát triển " cùng với ảnh
hưởng các « yếu tố môi sinh địa phương » cộng hưởng.
Các
quốc gia Phi-châu khác nói tiếng Anh có khuynh hướng
gần như bất khả kháng thiên về Tổng-Thống-Chế theo tinh thần Hiến-pháp
Philadelphia của Hoa Kỳ, cộng với ảnh hưởng tinh thần "thượng năng "
của đa số theo tinh thần "đa số tuyệt đối " trong thể thức bầu cử đơn
danh của Anh-quốc.
Do đó Tổng Thống
Chế của nhiều quốc gia Phi-châu nói tiếng Anh được gắn liền với chính đảng
"nặng ký ", nếu không phải là chính đảng duy nhất.
Tổng-Thống vừa là
Tổng-Thống vừa là
- vị Nguyên-Thủ
Quốc-Gia,
- vừa là Nhân-Vật
Lãnh-đạo " toàn quyền " của Hành-pháp,
- có quyền hành
tối thượng hơn cả Quốc-hội
- và chính đảng
của ông là chính đảng "nặng ký ", nếu không phải là duy nhất để thiết
định và điều chỉnh chính hướng quốc gia.
Chúng ta có thể
"mường tượng " được mức độ dân chủ của Quốc Gia vừa kể và những
"uẩn ức " tiềm ẩn có thể bùng nổ thành cách mạng, đảo chánh, chỉnh
lý, nội chiến đang âm ỷ bên dưới.
c ) Tổng-Thống-chế
ở một vài quốc gia Á-châu.
Cũng như ở Mỹ-châu
La-tinh và Phi-châu, Tổng-Thống-Chế không gặt hái được những thành quả mong muốn
tại Á-châu.
- Nam Hàn với Hiến-pháp
cuối cùng được ban hành năm 1980 cùng với những cuộc biểu tình, đình công đẩm
máu của sinh viên và công nhân chống Chính-phủ, ai trong chúng ta cũng nghe thấy.
- Phi-luật-tân
vói Hiến-Pháp 1973, bị bãi bỏ sau khi Tổng-Thống Marcos bi truất phế năm 1986
cùng với nền cai trị trên hai mươi năm độc tài của ông, cho đến nay nữ Tổng Thống
Corazón Aquino chưa ban hành nổi một Hiến Pháp mới (vì không theo giỏi được
tình hình chính trị của Phi-luật-tân, xin quý vị thức giả sửa giúp chúng tôi những
tin tức liên hệ cập nhật hơn. Xin đa tạ).
- Tại Nam Dương,
các cuộc biểu tình đẩm máu của sinh viên giải phóng khỏi phương thức cai trị độc
tài mấy chục năm của Tổng-Thống Suharto.
- Ở Miến Điện,
quân đội đang " xữ lý thường vụ " quyền hành, sau khi đảo chánh, cất
chức Nữ Tổng Thống đầu tiên của họ.
Tổng Thống Chế
*không thành
công ở Châu Mỹ La-tinh,
*không thành
công ở Phi-châu,
*không thành
công ở Á-châu
Nói đến
"không thành công " của một thể chế chính trị là nói đến đất nước
bất ổn, nghèo đói, ngu dốt, đảo chánh, lật đổ, cướp chính quyền đẩm máu và chết
chóc.
Tất cả những điều
đó không có nghĩa là Tổng-Thống-chế của Hoa Kỳ là một thể chế không có giá trị. Bởi
lẽ người Mỹ đã và đang thành công trên hai trăm năm nay trong việc ổn định
và kiến thiết đất nước. Việc không thành công của các quốc gia " chậm
tiến " trong việc áp dụng Tổng-Thống-Chế là do những " yếu tố môi
sinh địa phương ", như chúng tôi đã có lần đề cập.
2- ĐẠI NGHỊ CHẾ
TRONG HIẾN PHÁP WEIMAR VÀ TRONG HIẾN PHÁP 1949.
Lịch sử lập
quốc của Hoa Kỳ khác với tiến trình dân chủ hoá đất nước của các Quốc Gia Âu
Châu.
Cuộc tranh đấu
dành quyền tự trị đối với mẩu quốc Anh của 13 Tiểu-bang thuộc địa, thoạt tiên
không có gì khác hơn là tranh đấu yêu sách để được hưởng những gì mà người
công dân Anh quốc được hưởng ở tại mẩu quốc, theo tinh thần của các văn bản
"Bill of Rights, Magna Carta, Habeas Corpus...".
Hoa kỳ cần có một
Chính-Phủ trung ương mạnh, không những để tiếp tục lãnh đạo cuộc tranh đấu dành
độc lập khỏi chế độ thuộc địa của mẩu quốc Anh, mà còn là trung tâm của sự hợp
nhất của 13 Tiểu-bang cựu thuộc địa với nhau để thành lập một quốc gia mới ( P.
Biscaretti di Ruffìa, op. cit. 144 - 151).
Trái lại đối với
người dân Âu-Châu lục địa, lịch sử xây dựng thể chế dân chủ đất nước họ là lịch
sử cách mạng, lật đổ..., và biến chuyển từ thể chế quân chủ độc tôn, lãnh chúa
và bạo chúa độc tài, tự tôn thành thể chế cộng hoà dân chủ hay quân chủ lập hiến.
-
Cách-mạng lật đổ và đạp đổ như Cách Mạng 1789 của Pháp,
- Cách-mạng lật đổ như Cách-mạng 9.11.1918 của Đức hạ bệ nền quân chủ của Hoàng Gia Hohenzollern.
- Cách-mạng lật đổ như Cách-mạng 9.11.1918 của Đức hạ bệ nền quân chủ của Hoàng Gia Hohenzollern.
-
Lấn áp và áp đặt dần dần như hành động của dân chúng Anh quốc đối với
Hoàng-gia: "no taxation without representation" (nếu Nhà Vua không
cho thêm đại diện của làng xã vào Đại-Hội Đồng, dân chúng không đồng thuận trả
thuế thêm nữa cho Hoàng-gia); hoặc cuộc lật đổ bằng bạo động của dân chúng Anh
đối với triều đại Tudor (1485-1603) và Stuart (1603-1714).
Đó là hai phương
thức mà các quốc gia Âu-châu biến cải quốc gia họ từ Quân-chủ hay Lãnh-Chúa độc
tôn đến thể chế dân chủ hiện đại.
Người dân
Âu-châu chỉ có thể yên tâm, nếu những ai hành xử quyền lực quốc gia không thể
đi ra ngoài lãnh vực và thời gian hạn định được Hiến-Pháp xác nhận (tính cách bảo
chứng nguyên thủy của Hiến-Pháp hay "Quốc-Gia Pháp-trị ").
Đàng khác qua các kinh nghiệm mà họ đã phải trả bằng máu và nước mắt, để đạt được nền dân chủ hiện nay, người dân Âu-Châu sẽ không dễ gì giao quyền bính quốc gia tập trung vào tay một người vừa là Nguyên-Thủ Quốc-Gia, vừa Lãnh-Đạo Hành-pháp, đôi khi có cơ năng chèn ép cả Lập-pháp.
Đàng khác qua các kinh nghiệm mà họ đã phải trả bằng máu và nước mắt, để đạt được nền dân chủ hiện nay, người dân Âu-Châu sẽ không dễ gì giao quyền bính quốc gia tập trung vào tay một người vừa là Nguyên-Thủ Quốc-Gia, vừa Lãnh-Đạo Hành-pháp, đôi khi có cơ năng chèn ép cả Lập-pháp.
Hiểu được tiến
trình lịch sữ dân chủ hoá và tâm thức đó, chúng ta hiểu được tại sao các
quốc gia Âu-châu, nhứt là Tây-Âu, không một Quốc Gia nào chọn Tổng-Thống-Chế
làm thể thức tổ chức Chính Quyền cho quốc gia mình ( Sergio Ortino, Diritto
Costituzionale Comparato, Bologna, Il Mulino, 1994,124-125; 184-187;450-460).
Đối với người
Âu-châu,
-vị trí và quyền
hạn của Vị Nguyên-thủ Quốc-gia phải nằm trên bình diện và lãnh vực khác, đối với
vị Lãnh-Đạo Hành-Pháp và của cả Chính-Phủ.
- Kế đến nhu cầu
cũng như ý kiến, ước vọng của người dân, sở hữu chủ của quyền lực tối thượng
quốc gia (dân chủ: chủ quyền tối thượng của quốc gia thuộc về dân), phải luôn
luôn hiện diện và làm định hướng cho cuộc sống quốc gia.
Nhu cầu, ước vọng và ý kiến đó luôn luôn được hiện diện do các dân biểu, nghị sĩ là những người đại diện được dân bầu, thay mặt họ để phát biểu, diễn tả và kiểm soát sao cho hoạt động của Quốc Gia nói chung và của Hành-Pháp nói riêng không đi ra ngoài chính kiến, lãnh vực và thời gian ước định của dân chúng.
Nhu cầu, ước vọng và ý kiến đó luôn luôn được hiện diện do các dân biểu, nghị sĩ là những người đại diện được dân bầu, thay mặt họ để phát biểu, diễn tả và kiểm soát sao cho hoạt động của Quốc Gia nói chung và của Hành-Pháp nói riêng không đi ra ngoài chính kiến, lãnh vực và thời gian ước định của dân chúng.
Do đó một chính
quyền vừa được bổ nhiệm phải tuyên thệ trung thành trước Quốc-Hội:
"Thủ Tướng
Chính Phủ và các vị Bộ Trưởng, trước khi nhậm chức, phải tuyên thệ trong tay Tổng-Thống
Cộng-hòa" ( Điều 93, Hiến Pháp 1947 hiện hành Ý Quốc ).
"Chính phủ
phải được sự tín nhiệm của cả hai Viện Quốc-hội...
"Nội trong
mười ngày sau khi được bổ nhiệm, Chính-Phủ phải trình diện trước Quốc Hội để được
Quốc-hội biểu quyết tín nhiệm..." (Điều 94, id.).
Và cũng trong
cùng một điều khoản, nếu 1/10 dân biểu Quốc-Hội đồng thuận, Quốc-Hội có thể quyết
định duyệt xét thể thức bất tín nhiện Chính-Phủ và buộc Chính-Phủ phải từ
chức ( Điều 94, id.)
Chúng tôi vừa
trích dẫn một vài điều khoản của Hiến-Pháp 1947 hiện hành Ý Quốc. Đó cũng là ý
nghĩa của các điều khoản tương tợ của các Hiến-Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức,
Pháp cũng như Hiến-Pháp của hầu hết các quốc gia Âu-Châu khác.
Chúng tôi cũng vừa
nêu lên một vài tư tưởng then chốt của nền Đại-Nghị-Chế trong các Hiến-pháp
trên.
Và như ở những
dòng đầu của bài nầy, chúng tôi có đề cập đến tính cách bất ổn định của phương
thức tổ chức quốc gia theo Đại-Nghị-Chế.
Có lẽ kỷ lục bất
ổn định của các cơ chế quốc gia, không quốc gia Âu-Châu nào vượt thắng nổi nước
Ý.
Tính đến năm
1997, chúng tôi đang viết cho quý độc giả những dòng nầy năm 2000, sau 50 năm
Hiến-Pháp Ý được ban hành, nước Ý đã có đến hơn 50 Chính-Phủ.
Như vậy tính
trung bình, các Chính-Phủ Ý đều chết non chưa đầy một tuổi.
Với nền Hành-Pháp bất ổn định như vậy, quốc gia khó lòng mà thực hiện được những đồ án phát triển theo kế hoạch dự tính được. Người ta quy trách cho thể thức bầu cữ theo đa số tỷ lệ của Ý, làm cho chính trường Ý lạm phát chính đảng (hiện Ý có đến 41 chính đảng trong Quốc-hội). Người ta đang nghĩ đến các phương thức cải cách.
Với nền Hành-Pháp bất ổn định như vậy, quốc gia khó lòng mà thực hiện được những đồ án phát triển theo kế hoạch dự tính được. Người ta quy trách cho thể thức bầu cữ theo đa số tỷ lệ của Ý, làm cho chính trường Ý lạm phát chính đảng (hiện Ý có đến 41 chính đảng trong Quốc-hội). Người ta đang nghĩ đến các phương thức cải cách.
Một trong những
quốc gia có tổ chức quốc gia ổn định nhứt trong các nước Đại-nghị-chế là Anh Quốc,
nhờ thể thức đầu phiếu đơn danh và theo hệ thống đa số tuyệt đối. Với thể thức
"Ai nhiều phiếu thì chiếm ghế " (First - past the post), chính trường
Anh Quốc chỉ gồm có hai đảng (đảng thắng cữ đương quyền và đảng đối lập).
Đảng thắng cữ
chiếm đa số trong Quốc-Hội và cũng là đa số "đồng thuận tín nhiệm Chính-Phủ
cho đến hết nhiệm kỳ ".
Thành phần đa số
ủng hộ Chính-Phủ không phải là đa số hợp thành liên đảng, nên chuyện "nửa
đường lở gánh sang ngang" hay "lừa thầy phản bạn" làm cho
Chính Phủ "gẫy gánh giữa đường " là điều khó có thể xảy ra.
Ngoại trừ Anh quốc,
hầu hết các quốc gia Đại-Nghị-Chế Âu-châu đều theo thể thức bầu cử theo đa số tỷ
lệ (majorité proportionelle).
Họ rằng đa
số tuyệt đối (magiorité absolue) và đơn vị bầu cữ đơn danh (collège uninominal)
đưa dến tổ chức quốc gia ổn định, nhứt là Hành-Pháp được vững chắc (như đã vừa
đề cập ở trên), nhưng là phương thức bầu cữ không làm bộc phát được hết nguyện
vọng của mọi từng lớp dân chúng trong cộng đồng quốc gia.
Có chăng nền dân
chủ chỉ được thực thi ở lần bầu cữ đầu tiên.
Từ đó trở đi,
hai chính đảng chiếm đa số (chính đảng đương quyền và chính đảng đối lập) hành
xử một loại hình thức "độc tài dân chủ " (dictature
démocratique).
Các chính đảng
thiểu số (cũng là những chính đảng hợp hiến, cũng có quyền nói lên ý kiến, nguyện
vọng, nhu cầu của thành phần dân chúng trong cộng đồng quốc gia) không còn có
cách nào khác phát biểu ý kiến nếu không hoà tan vào một trong hai
chính đảng đa số, bị các chính đảng đa số "cả vú lấp miệng em " (
Sergio Ortino, op. cit. , 450-453).
Đối với người
Âu-Châu, nếu đã tuyên bố rằng Quốc Gia được tổ chức trên nền tảng thể chế dân
chủ, thì trong Quốc Gia không ai là người "thấp cổ bé miệng ":
"Bổn phận của
quốc gia Dân-Chủ Cộng-hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện
kinh tế và xã hội (cả chính trị, luật pháp, y tế, giáo dục...) là những chướng
ngại vật, giới hạn thực sự tự do và bình đẳng của người dân, không cho phép họ
phát triển hoàn hảo chính bản thân mình và tham gia thực sự vào tổ chức
chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" ( Điều 3, đoạn 2, Hiến
Pháp 1947 hiện hành Ý Quốc).
Đó là tư tưởng
và cũng là mục đích tổ chức quốc gia của người Âu-Châu.
Thể thức bầu cữ theo đa số tỷ lệ và tổ chức quốc gia theo Đại-Nghị-chế có nhưng bất toàn của nó, như đã nói, nhưng là phương thức dân chủ tôn trọng bình đẳng và nhân bản.
Thể thức bầu cữ theo đa số tỷ lệ và tổ chức quốc gia theo Đại-Nghị-chế có nhưng bất toàn của nó, như đã nói, nhưng là phương thức dân chủ tôn trọng bình đẳng và nhân bản.
Nhiều cách thức
được các quốc gia Âu-Châu suy tư và áp dụng để giảm thiểu những bất toàn của đa
số tỷ lệ và Đại-Nghị-Chế.
Nước Pháp với thể
thức bầu cử hai lần và "Bán Tổng-thống-chế "
(Semi-Présidentialisme).
Một số trường hợp
lủng củng trong cuộc "sống chung" (cohabitation) giữa Tổng-thống và
Thủ-tướng, nhứt là trong trường hợp Tổng-Thống và Thủ-Tướng thuộc hai màu cờ đảng
phái khác nhau. Nhưng tổ chức quốc gia Pháp không phải là không tạo được một cuộc
sống điều hòa.Và Pháp Quốc hiện nay không phải là một quốc gia "chậm tiến,
kém mở mang ".
Nhưng điều mà
chúng tôi muốn đề nghị đến quý bạn đọc, không phải là trường hợp "khá
thành công " của Pháp, mà là phương thức tổ chức ổn định của Cộng-Hoà
Liên-Bang Đức hiện nay, sau kinh nghiệm không mấy tốt đẹp của nền Đệ-Nhất Cộng-hoà
với Hiến-Pháp Weimar.
1 - Đệ Nhất Cộng
Hoà Weimar.
Tiếp theo những
cuộc tranh đấu, xuống đường xôi động, ngày 09.11.1918, ông Tổng-Thư-Ký Philipp
Scheidemann tuyên bố cáo chung nền Quân-chủ Hohenzollern và thiết lập thể chế Đệ
Nhất Cộng-Hoà Đức Quốc.
Ngày 12.11.1918 Hội-Đồng các Ủy-Ban Đại-chúng (Rat der Volksbeauftragen) tuyên bố:
Ngày 12.11.1918 Hội-Đồng các Ủy-Ban Đại-chúng (Rat der Volksbeauftragen) tuyên bố:
"Mọi
cuộc bầu cữ các Hội-Đồng Đại-diện phải được thực hiện trên nền tảng một lá phiếu
bình đẳng, kín, trực tiếp, phổ quát của mọi công dân đến 20 tuổi trưởng
thành, của cả hai phái tính và theo các nguyên tắc tỷ lệ ".
Nguyên tắc bầu cữ
theo đa số tỷ lệ được áp dụng lần đầu tiên trong việc bầu Quốc-Hội Lập-Hiến
30.11.1918 để chọn 423 đại biểu thuộc 37 đơn vị bầu cữ.
Mỗi đơn vị được cữ từ 6 đến 17 đại biểu, theo hệ thống danh sách cố định (hệ thống Hondt) và không tái dụng phần còn lại của số phiếu các danh sách không có đại biểu được trúng cữ.
Mỗi đơn vị được cữ từ 6 đến 17 đại biểu, theo hệ thống danh sách cố định (hệ thống Hondt) và không tái dụng phần còn lại của số phiếu các danh sách không có đại biểu được trúng cữ.
Nguyên tắc bầu cữ
theo đa số tỷ lệ được Hội-Đồng các Ủy-Ban Đại-Chúng tuyên bố trên, đã được Hiến-pháp
Weimar 1919 chấp thuận ở điều 22 .
Tiếp đến, một đạo
luật 27.04.1920 ra lệnh bãi bỏ hệ thống Hondt (danh sách cố định: mỗi chính đảng
đưa ra danh sách ứng cữ viên theo thứ tự được sắp xếp, cữ tri không được bầu
cho ứng cữ viên mình thích, mà phải dồn phiếu cho chính đảng. Ai đứng đầu danh
sách sẽ được trúng tuyển trước, số phiếu còn lại sẽ được chia cho các ứng viên
theo thứ tự kế tiếp...).
Ngoài ra, tinh
thần bình đẳng dân chủ còn được thể hiện chính xác hơn qua việc "vớt thêm
" các số phiếu dành cho các ứng viên không trúng tuyển ở các đơn vị địa
phương, cộng thành một danh sách toàn quốc: tổng số phiếu được chia cho con số
60.000 để chọn thêm các ứng viên không được trúng cữ tại đơn vị địa phương. Hiến-Pháp
Weimar đặt giới hạn cho việc "vớt thêm" là một chính đảng không thể
được tham dự vào danh sách « vớt thêm », nếu có ứng viên đã trúng cữ
ở địa phương (Điều 32 ).
Đạo luật
27.04.1920 (bãi bỏ danh sách cố định, hệ thống Hondt) cũng như việc
"vớt thêm " số phiếu thành danh sách quốc gia, cho thấy ý chí thực hiện
bình đẳng dân chủ thực hữu của người dân Đức nói riêng và người dân Âu-Châu nói
chung, theo tinh thần "...lá phiếu bình đẳng, trực tiếp, phổ quát..."
(Hội-Đồng các Ủy-Ban Đại-Chúng).
Lật đổ thể chế
Quân-Chủ để thiết lập một thể chế Dân-Chủ Cộng-Hoà không có nghĩa chỉ là tuyên
bố một hình thức Quốc Gia khác biệt, mà nêu lên một định chế pháp trị, được thể
hiện trước tiên bằng Hiến-Pháp, để đáp ứng những nhu cầu của hình thức Quốc Gia
mới và đưa ra những phương thức giải quyết.
Hiến-Pháp Weimar 1919 của nước Đức tự ý thức được những điều đó và là một trong những Hiến-Pháp khuôn mẩu cho thể chế các Quốc Gia dân chủ tự do Âu Châu.
Ngoài ra điểm son dân chủ bình đẳng trong thể thức bầu cữ chúng ta vừa nêu lên ở trên, Hiến-Pháp Weimar còn cung cấp cho Hiến-Pháp các quốc gia Âu-Châu khác quan niệm chính trị mới mẽ trong tổ chức quốc gia.
Trước Hiến-Pháp Weimar, các quyền căn bản của con người đều được các thể chế quốc gia quan niệm dưới hình thức tiêu cực, tức là " tự do khỏi bị quyền lực quốc gia bó buộc " ( Sergio Ortino, op. cit.,453).
Hiến-Pháp Weimar 1919 của nước Đức tự ý thức được những điều đó và là một trong những Hiến-Pháp khuôn mẩu cho thể chế các Quốc Gia dân chủ tự do Âu Châu.
Ngoài ra điểm son dân chủ bình đẳng trong thể thức bầu cữ chúng ta vừa nêu lên ở trên, Hiến-Pháp Weimar còn cung cấp cho Hiến-Pháp các quốc gia Âu-Châu khác quan niệm chính trị mới mẽ trong tổ chức quốc gia.
Trước Hiến-Pháp Weimar, các quyền căn bản của con người đều được các thể chế quốc gia quan niệm dưới hình thức tiêu cực, tức là " tự do khỏi bị quyền lực quốc gia bó buộc " ( Sergio Ortino, op. cit.,453).
Hiến-Pháp Weimar
không những đặt các quyền con người trong phạm vi bảo vệ con người "khỏi
những vi phạm vừa kể " mà quan niệm đặt những nền tảng cơ bản cần thiết
để con người có thể đạt được những mục đích kinh tế - xã hội từ phía tổ chức Quốc
Gia cũng như từ phía những chủ thể công cộng, đoàn thể và cá nhân khác.
Tinh thần của Hiến-Pháp Weimar 1919 là định hướng cho quan niệm "dân chủ thực hữu " Hiến-pháp 1947 của Ý mà chúng tôi đã trích dẩn ở trên:
Tinh thần của Hiến-Pháp Weimar 1919 là định hướng cho quan niệm "dân chủ thực hữu " Hiến-pháp 1947 của Ý mà chúng tôi đã trích dẩn ở trên:
"Bổn
phận của Quốc-Gia Dân-chủ Cộng-hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương
diện kinh tế và xã hội,là những chướng ngại vật cản trở thực sự tự do và bình đẳng
của người dân..." (Điều 3, đoạn 2, id).
Tiếp theo tinh
thần "dân chủ thực hữu " về phương diện kinh tế vừa kể, Hiến-pháp
Weimar đề cập đến "Hội-Đồng Kinh-Tế Quốc-gia " ( Điều 165),sẽ được
thiết lập để biến mục đích kinh tế của người dân thành khả thi.
Hội-Đồng Kinh-Tế Quốc-Gia vừa kể được Hiến-Pháp 1947 nước Ý lấy lại và khai triển thêm:
Hội-Đồng Kinh-Tế Quốc-Gia vừa kể được Hiến-Pháp 1947 nước Ý lấy lại và khai triển thêm:
"Hội-Đồng
Kinh-Tế và Lao-Động Quốc-Gia gồm có, tùy theo thể thức được luật pháp ấn định,
những thành phần có kinh nghiệm và đại diện các tổ chức sản xuất tùy theo lượng
số liên quan đến tầm mức quan trọng và phẩm chất của họ. Hội-đồng là cơ quan cố
vấn cho các viện Quốc-Hội và Chính-Phủ đối vối lãnh vực và tùy theo nhiệm vụ được
luật pháp quy trách cho. Hội-Đồng có thẩm quyền sáng kiến lập pháp và có thể cộng
tác trong việc soạn thảo dự án luật về kinh tế và xã hội theo nguyên tắc và
trong giới mức được luật pháp quy định" ( Điều 99, Hiến-pháp
1947 hiện hành của nước Ý).
Đọc qua hai tư
tưởng về chính hướng thực hiện dân chủ vưà kể, cũng như những điều khoản kế tiếp
của Hiến-Pháp Weimar, ai cũng có thể thấy được mối lo lắng của những nhà soạn
thảo Hiến-Pháp lúc đó là làm thế nào đem lại nền dân chủ thực sự và tránh các
nguy cơ độc tài, có thể phát hiện ngay cả trong thể chế dân chủ.
Như trên chúng
ta đã có dịp đề cập, một trong những phương thức tránh độc tài là áp dụng
phương thức Đại-Nghị-Chế .
Nguyên lý nền tảng
đó được Hiến-Pháp Weimar xác nhận:
"Vị
Thủ Tướng và các Bộ Trưởng phải được sự tín nhiệm của Hạ-viện để hành xữ các
nhiệm vụ của mình" ( Điều 99, Hiến-pháp 1919 Weimar ).
Đó là nguyên lý
chung cho các thể chế Đại-Nghị.
Kế đến mối lo lắng
của các vị soạn thảo Hiến-pháp là làm thế nào có thể luôn luôn đặt
Hành-Pháp trong vòng kiểm soát, tránh mọi hành động "lộng hành " của
quân chủ và lãnh chúa độc tài trong qúa khứ.
Hiểu được tâm trạng
đó, chúng ta nhận thức được tại sao sau khi xác định vị Nguyên-Thủ Quốc-Gia được
tuyển chọn do phổ thông đầu phiếu (Điều 41) .
Hiến-pháp Weimar
quy trách cho Tổng-thống có quyền "bổ nhiệm và cất chức Thủ-Tướng và
các Bộ-Trưởng", như là quyền tự lập của Tổng-Thống.
Còn nữa,
Chính-Phủ có thể bị Hạ-Viện lật đổ vô điều kiện. Và với 2/3 số dân biểu đồng
thuận, Hạ-Viện cũng có thể triệu tập trưng cầu dân ý để thu hồi quyền hạn Tổng-Thống
trước nhiệm kỳ ( Điều 43, đoạn 2, Hiến-pháp Weimar 1919 Đức Quốc).
Điều đó cho thấy
rằng các vị soạn thảo Hiến-Pháp Weimar nói riêng và dân chúng Đức nói chung
hoàn toàn đặt niềm tin của họ vào Quốc-hội như là nền tảng bảo chứng chống mọi
độc tài, bất cứ từ đâu đến, từ Hành-Pháp hay từ Tổng-Thống cũng vậy.
Trong trường hợp
truất nhiệm Tổng-Thống của điều 43 vừa kể, Hạ-Viện giao lại cho dân chúng giải
quyết sự tranh chấp giữa Tổng-Thống và Quốc-Hội, cho thấy tinh thần dân chủ của
dân Đức sát gần với tinh thân dân chủ của Hoa Kỳ hơn là tinh thần
"jacobin" của Pháp.
Nhưng nếu tinh
thần dân chủ của Hiến-Pháp Philadelphia Hoa Kỳ tạo ra hệ thống giới hạn
"Kiểm soát và cân bằng" (Checks and balances): các cơ chế hiến định
quốc gia kiểm soát và giới hạn lẫn nhau, nhưng mỗi cơ quan có khả năng
hành xử quyền bính trong lãnh vực của mình trong khoản một thời gian hạn
định, trái lại trong Hiến-Pháp Weimar, các cơ chế hiến định của quốc gia
không những bị giới hạn tương quan nhau, mà cơ quan nầy có thể bị cơ quan
khác gián đọan hẳn hoạt động bằng cách bãi nhiệm trước định kỳ:
-
Tổng-Thống bị dân chúng bãi nhiệm qua cuộc trưng cầu dân ý do Hạ-viện triệu
tập;
-
Thủ-Tướng và các vị Bộ-Trưởng, do Tổng-Thống tự quyết định lúc nào cũng
được hoặc do Hạ-Viện bỏ phiếu bất tín nhiệm;
-
Hạ-Viện có thể bị Tổng Thống giải tán tùy lối suy tư của ông ( Điều 25 ).
-
trái lại Hạ-Viện cũng có thể truất phế Tổng-thống qua cuộc trưng cầu dân
ý (Điều 43, đoạn 2).
Qua những điều vừa
duyệt xét qua, chúng ta có thể mườn tượng được tình trạng bất ổn định của
các cơ chế quốc gia. Mục đích của Hiến-Pháp là làm thế nào ngăn chận kịp thời mỗi
khi một cơ quan vừa tỏ ra khuynh hướng độc tài, "tự tung tự
tác".
Nhưng thiện ý "ngăn chận kịp thời " đó là cơ hội cho các khuynh hướng đấu tranh chính trị lợi dụng"đập đổ " những gì không thuộc chính kiến của họ.
Nhưng thiện ý "ngăn chận kịp thời " đó là cơ hội cho các khuynh hướng đấu tranh chính trị lợi dụng"đập đổ " những gì không thuộc chính kiến của họ.
Rất tiếc Hiến-Pháp
Weimar không tiên liệu được những lạm dụng đó, nên không nêu ra một điều khoản
nào để ngăn chận.
Và đó là trường
hợp được đảng "Đức-quốc-xã " (Nationalsozialist) và đảng Cộng sản tha
hồ đập đổ, truất phế, mà không hề có ý liên kết nhau để hổ trợ một Chính-phủ vững
mạnh, chỉ vì họ không tán đồng thể chế dân chủ tự do mà Hiến-pháp Weimar đề xướng.
Các cơ chế quốc gia một phần lớn bị tê liệt vì vậy.
Còn nữa điều 59
của Hiến-Pháp Weimar cho phép Hạ-Viện có quyền đặt trong tình trạng tố giác Tổng-Thống
, Thủ-Tướng và các Bộ-Trưởng trước Tối-Cao Pháp-Viện trong trường hợp vi phạm
Hiến-Pháp hoặc Luật-Pháp Quốc Gia một các gian manh (Điều 5).
Một trong những
điểm nổi bậc của Hiến-Pháp Weimar là những trường hợp thường xuyên nhờ đến sự
can thiệp của thể thức trưng cầu dân ý:
- Một đạo luật bị
Hạ-Viện chống đối, Tổng-Thống có thể can thiệp bằng cách triệu tập trưng
cầu dân ý để dân chúng quyết định ( Điều 73, đoạn 1).
- Một phần mười
(1/10) dân chúng có quyền bầu cữ, có thể đệ trình để tổ chức cuộc trưng cầu dân
ý. Trưng cầu dân ý sẽ được bãi bỏ, nếu dự án luật được Hạ Viện đồng thuận biểu
quyết không sửa đổi ( Điều 73, đoạn 3).
- Nếu một
phần ba (1/3) dân biểu Hạï-Viện quyết định ngưng công bố một đạo luật,1/20 dân
chúng có quyền bỏ phiếu có thể đề nghị trưng cầu dân ý ( Điều 73, đoạn
2).
- Tổng-Thống-Chế
có quyền triệu tập trưng cầu dân ý, trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến
giữa Hạ-Viện và Thượng-Viện về một đạo luật được Hạ-Viện bỏ phiếu tán đồng (Điều
74, đoạn 2).
- Tổng Thống có
độc quyền triệu tập trưng cầu dân ý về ngân sách dự đoán cũng như đối
với các đạo luật về thuế vụ ( Điều 73, đoạn 5).
Qua những điều
khoản đó, chúng ta hiểu được mối lo lắng của những vị soạn thảo Hiến-Pháp
Weimar : thể chế dân chủ của Cộng-Hoà Dân-Chủ Weimar phải thể hiện thực sự một
thể chế, trong đó người dân có thực quyền bày tỏ ý kiến, hướng dẩn chính kiến
và can thiệp hữu hiệu vào các hoạt động quốc gia.
Và không có hình thức nào hữu hiệu hơn là người dân đứng ra can thiệp trực tiếp qua các phiên triệu tập trưng cầu dân ý.
Và không có hình thức nào hữu hiệu hơn là người dân đứng ra can thiệp trực tiếp qua các phiên triệu tập trưng cầu dân ý.
Đàng khác có lẽ
vì quá đặt trọng tâm vào việc người dân "phải còn nắm thực quyền"
trong việc điều khiển quốc gia mà các vị soạn thảo Hiến-Pháp Weimar đã quên đi
những yếu tố quan trọng khác trong đường hướng tổ chức xứ sở.
Đó là thể thức dân chủ đại diện có thể được điều chỉnh và bổ túc thêm bằng thể thức dân chủ trực tiếp, nhưng dân chủ đại diện phải đuợc thiết định thế nào để có thể tự hoạt động đẩy mạnh cho công việc quốc gia được trôi chảy, nhờ đó dân chủ trực tiếp mới có thể tạo được những những lãnh vực sáng tạo và xây dựng, thay vì phải luôn luôn chạy theo để điều chỉnh và nâng đở.
Đó là thể thức dân chủ đại diện có thể được điều chỉnh và bổ túc thêm bằng thể thức dân chủ trực tiếp, nhưng dân chủ đại diện phải đuợc thiết định thế nào để có thể tự hoạt động đẩy mạnh cho công việc quốc gia được trôi chảy, nhờ đó dân chủ trực tiếp mới có thể tạo được những những lãnh vực sáng tạo và xây dựng, thay vì phải luôn luôn chạy theo để điều chỉnh và nâng đở.
Nếu không thể thức
dân chủ đại diện không bao giờ có thể tự mình bước đi được và quốc gia không
bao giờ tiến được.
Như trên chúng
tôi đã đề cập là sự khác biệt giữa một quốc gia quân chủ, độc tài, cộng sản hay
dân chủ tự do nhân bản không chỉ hệ tại ở chổ đổi danh xưng từ độc tài, cộng sản
ra dân chủ tự do rồi tuyên bố, mà còn quan trọng ở chổ tổ chức được những
cơ cấu quốc gia có khả năng và điều kiện hoạt động khả dĩ đem lại kết quả mong
muốn mà thể chế quốc gia nhằm đạt được cho người dân.
Các vị soạn thảo
Hiến-Pháp Cộng Hoà Weimar đã cố gắng vượt bực để tạo nên các cơ cấu quốc
gia cân bằng đối lực để tránh độc tài, đại họa mà dân Đức vừa vượt thoát như
cơn ác mộng bằng Hiến-Pháp Weimar 1919, nhưng các vị chưa tạo nổi một hệ
thống cơ cấu Quốc Gia có khả năng lãnh đạo và hoạt động hữu hiệu đạt được những
mục tiêu và bảo đãm cho nên dân chủ tồn tại và lớn mạnh.
Muốn thiết lập
Quốc Gia trên thể chế dân chủ tự do vững bền và phát triển, việc tạo được các
cơ chế quyền lực quốc gia cân bằng để tránh lạm quyền thôi, chưa đủ. Quốc gia cần
có những cơ chế đa diện và hiệu năng , được thiết lập trên nền tảng dân chủ và
quốc gia pháp trị, có khả năng hành xử quyền năng quốc gia với đủ uy quyền và kịp
thời để đối ứng với nhu cầu muôn mặt mà quốc gia đang cần đến.
Nếu không, cho dù lý tưởng có cao cả đến đâu, nhưng cơ cấu quyền lực quốc gia không có khả năng đem lại mục đích mong muốn, người dân sẽ chán nãn, đến một lúc nào đó họ cũng sẽ không còn tha thiết với lý tưởng cao đẹp nữa.
Nếu không, cho dù lý tưởng có cao cả đến đâu, nhưng cơ cấu quyền lực quốc gia không có khả năng đem lại mục đích mong muốn, người dân sẽ chán nãn, đến một lúc nào đó họ cũng sẽ không còn tha thiết với lý tưởng cao đẹp nữa.
Đó là đìều đã xảy
ra cho Đệ-Nhất Cộng-Hoà Đức-Quốc Weimar.
Cộng-Hoà Weimar thiếu một cơ chế lãnh đạo vững chắc. Chính-Phủ không hiệu năng.
Cộng-Hoà Weimar thiếu một cơ chế lãnh đạo vững chắc. Chính-Phủ không hiệu năng.
-
Hạ-Viện bị giải nhiệm hai lần năm 1932.
-
Các lực lượng chính trị trong Quốc-Hội yếu kém.
-
Tổng-Thống lạm dụng việc xử dụng quyền hành thường nhật như trường
hợp bất thường và khẩn cấp được điều 48 Hiến-Pháp Weimar quy định.
-
Tình trạng không hiệu năng, yếu kém và lạm quyền đó mở đường cho Hitler,
được chọn làm Thủ-Tướng ngày 30.01.1930, tiến đến đoạt luôn cả quyền hành của Vị
Nguyêân-Thủ Quốc-gia,"Fuehrer und Kanzler " (Vị Lãnh-đạo và Thủ-tướng),
biến Cộng-hoà Weimar thành quốc gia chuyên chế.
Nhận xét như vậy,
là nhận xét của chúng ta ở vào năm 2000, trên 80 năm sau đối với Hiến-Pháp
Weimar và của những người đang sống trong các quốc gia Âu-Châu dân chủ, tự
do, hoà bình và nhất là của những người đã được tư tưởng của Hiến-Pháp
CHLB Đức 1949 làm nền tảng và hướng dẩn.
Chúng ta không
thể không thấy được công sức của những vị soạn thảo Hiến-pháp Weimar 1919
góp phần đem lại dân chủ, tự do và nhân bản cho Đức-quốc nói riêng và cho các
quốc gia Âu-châu nói chung.
Cùng với những tư tưởng và lòng kính trọng vừa kể đối với những vị đã có công soạn thảo Hiến-Pháp Weimar 1919, chúng ta bước sang học những bài học quan trọng về thể thức ổn định các cơ cấu Quốc Gia của một cường quốc theo Đại-Nghị-Chế như Đức quốc, qua Hiến-Pháp Bonn hay Hiến-Pháp 1949 CHLB. Đức.
Cùng với những tư tưởng và lòng kính trọng vừa kể đối với những vị đã có công soạn thảo Hiến-Pháp Weimar 1919, chúng ta bước sang học những bài học quan trọng về thể thức ổn định các cơ cấu Quốc Gia của một cường quốc theo Đại-Nghị-Chế như Đức quốc, qua Hiến-Pháp Bonn hay Hiến-Pháp 1949 CHLB. Đức.
2 - Hiến Pháp
1949 CHLB. Đức, Hành-pháp ổn định.
Thế chế Nhân Bản
và Dân Chủ là thể chế được mọi người mơ ước.
Nhưng con người
được tôn trọng trên nhân phẩm của mình và người dân là chủ nhân thực sự của đất
nước, làm thế nào để giữ vững được Nhân Bản và Dân Chủ, phương thế ổn định
điều hành đất nước, không phải là mơ tưởng , tuyên bố và ngồi chờ, để người
khác thương xót ban cho, mà là đắn đo, suy tư, phòng ngừa và xăn tay áo thực hiện
mới có được.
Người dân Tây Âu
đã phải trải qua bao nhiêu kinh nghiệm bằng máu và nước mắt trong tiến trình biến
Quốc Gia họ từ Quân Chủ Độc Tài, trong đó con người chỉ là thần dân nô lệ, đến
thể chế Nhân Bản và Dân Chủ. Cách Mạng Pháp Quốc 1789 đẩm máu với các máy chém
vẫn còn đó, ai trong chúng ta cũng nghe nói tới.
Và nếu người dân
Tây Âu đã phải trả đắc giá để có được thể chế Nhân Bản và Dân Chủ, thì
người Đức là những người vừa mới trải qua kinh nghiệm nóng bỏng với nền Cộng
Hoà Dân Chủ còn phôi thai của họ trong Hiến Pháp Weimar 1919, bị Hitler lợi dụng
những chỗ hỏng các điều khoản Hiến Pháp, biến Dân Chủ thành độc tài, đưa
đất nước vào thế chiến thứ hai, tạo ra tan tóc và đổ nát.
Nói lên viễn ảnh
vừa kể của cách tổ chức Dân Chủ còn thô thiển, thiếu kinh nghiệm của nền Cộng
Hoà Weimar để chúng ta ý thức được các nỗ lực suy tư, tiền liệu, quyết tâm củng
cố và bảo vệ thể chế Nhân Bản và Dân Chủ của các vị soạn thảo Hiến Pháp
1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức.
Đọc điều khoản đầu
tiên của Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, ai cũng thấy được quyết tâm của
các vị soạn thảo Hiến Pháp lúc đó nhứt định bảo vệ con người với địa vị và các
quyền bất khả xâm phạm của mình và quy trách cho cơ chế Quốc Gia có bổn phận phải
thực thi.
Con người trong
Hiến Pháp 1949 CHLBD là con người với
-
“ Phẩm giá con người bất khả xâm phạm…
-
“Các quyền căn bản sẽ được kể sau đây có giá trị bắt buộc đối với lập
pháp, hành pháp và tư pháp, như là quyền bắt buộc trực tiếp ” (Điều 1, đoạn 1
và 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, CHLBD).
Và đây là định
nghĩa thế chế Dân Chủ của Quốc Gia:
- “
Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc Gia Liên Bang, dân chủ và xã hội ” (Điều
20).
Hai nguyên tắc vừa
kể được các vị soạn thảo Hiến Pháp 1949 quyết định bảo đảm bằng mọi giá, kể cả
việc chống lại 2/3 số phiếu đồng thuận của Hạ Viện và Thượng Viện, hay cả trưng
cầu dân ý cũng không có quyền sửa đổi:
- “ Không thể chấp
nhận bất cứ một sự sửa đổi nào đối với Hiến Pháp nầy liên quan đến mối tương
quan giữa Liên Bang và các Tiểu Bang, đến sự tham dự vào quyền lập pháp của các
Tiểu Bang hay đến các nguyên tắc được tuyên bố trong các điều khoản 1 và 20 ”
(Điều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
-
Đặt con người với nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm của mình vào
chính thân bài của Hiến Pháp, viết thành điều khoản luật thực định ( loi
positive), bắt buộc phải thực thi,
-
đặt vào điều khoản đầu tiên, điều 1 của Hiến Pháp, để long trọng tuyên bố
như là những giá trị tối thượng bất khả xâm phạm,
-
quy trách trực tiếp cho cơ chế Quốc Gia phải bảo đảm và tạo điều kiện để
thực hiện và phát huy
-
tuyên bố nguyên tắc Nhân Bản và Dân Chủ thành những qui luật bắt buộc
(normes préceptives) và đạo luật thực định ( lois positives), điều 79 Hiến Pháp
1949 CHLBD, bất di dịch và bắt buộc phải tuân theo vô điều kiện,
Các hình thức vừa
kể là những đặc tính của một Hiến Pháp cứng rắn, mà các vị soạn thảo Hiến Pháp
1949 CHLBD dùng để xác quyết ý chí bảo vệ thể chế Nhân Bản và Dân Chủ cho dân tộc
Đức.
Nhưng các vị
vẫn chưa ngủ yên trước viễn ảnh kho tàng vô giá, thể chế Nhân Bản và Dân Chủ,
mà dân tộc Đức đang giao phó trong tay các vị.
Nhân Bản và Dân
Chủ không phải chỉ tuyên bố mà có.
Muốn cho đất nước có được thể chế Nhân Bản và Dân Chủ thực sự cần phải suy tư ra nhiều phương cách để
Muốn cho đất nước có được thể chế Nhân Bản và Dân Chủ thực sự cần phải suy tư ra nhiều phương cách để
-
“ Phẩm giá con người bất khả xâm phạm ” (Điều 1, đoạn 1 Hiến Pháp CHLBD)
-
và “ quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân ”, người dân luôn luôn vẫn
còn có khả năng nắm lấy và kiểm soát chủ quyền của mình trong tay, trước khi,
đang khi và sau khi giao phó cho những người đại diện thay mình để quản trị Quốc
Gia.
Đó là những gì
các vị soạn thảo Hiến Pháp 1949 CHLBD đã cùng nhau đắn đo, suy nghĩ và đề thảo
ra để thực hiện.
Các vị đã nghĩ
ra các phương thức khởi đầu ngay từ các động tác bầu cử, qua các thể thức kiểm
soát trong cơ cấu và nội bộ Quốc Hội Lưỡng Viện, đến cơ quan bảo chứng tối cao,
Viện Bảo Hiến để chống độc tài và bất ổn.
Những phương thức vừa kể chúng tôi đã có dịp bàn đến khi đề cập đến LUẬT B ẦU CỬ , QUỐC HỘI và VIỆN B ẢO HIẾN.
Những phương thức vừa kể chúng tôi đã có dịp bàn đến khi đề cập đến LUẬT B ẦU CỬ , QUỐC HỘI và VIỆN B ẢO HIẾN.
Nhưng ai trong
chúng ta cũng biết cơ quan thường lạm dụng quyền lực hơn cả trong tổ chức Quốc
Gia, không cơ quan nào khác hơn là Chính Quyền.
Hành xử quyền lực Quốc Gia để cai trị dân, Chính Quyền thường có khuynh hướng lạm dụng quyền lực, hành xử độc tài, vi phạm luật pháp và thiên vị bè phái, không hiệu năng và tạo bất công.
Hành xử quyền lực Quốc Gia để cai trị dân, Chính Quyền thường có khuynh hướng lạm dụng quyền lực, hành xử độc tài, vi phạm luật pháp và thiên vị bè phái, không hiệu năng và tạo bất công.
Đó là lý do tại
sao các vị soạn thảo Hiến Pháp 1949 CHLBD đã nghĩ ra những mối liên hệ chằn chịt
giữa Hành Pháp và Hạ Viện, giữa Hành Pháp và Tổng Thống, giữa Hành Pháp và Thượng
Viện, giữa Hạ Viện, Tổng Thống và Thượng Viện.
Nói cách khác, mối liên hệ giữa Chính Quyền và các cơ quan liên hệ, để tránh độc tài và bất ổn, bảo đảm cho đất nước có được một Chính Quyền bền vững, hiệu năng và không thiên vị.
Nói cách khác, mối liên hệ giữa Chính Quyền và các cơ quan liên hệ, để tránh độc tài và bất ổn, bảo đảm cho đất nước có được một Chính Quyền bền vững, hiệu năng và không thiên vị.
Đó là đề tài của
bài đang viết .
A
- Tuyển chọn người đại diện Chính Quyền trong tiến trình tự nhiên.
Nhân vật giữ vai chính và then chốt trong Chính Quyền Cộng Hoà Liên Bang Đức là vị Thủ Tướng (Kanzler), được điều 63 Hiến Pháp 1949 CHLBD xác nhận.
Việc tuyển chọn vị Thủ Tướng được thực hiện qua ba giai đoạn:
Nhân vật giữ vai chính và then chốt trong Chính Quyền Cộng Hoà Liên Bang Đức là vị Thủ Tướng (Kanzler), được điều 63 Hiến Pháp 1949 CHLBD xác nhận.
Việc tuyển chọn vị Thủ Tướng được thực hiện qua ba giai đoạn:
-
“ Thủ Tướng Liên Bang được tuyển chọn không cần bàn cải, theo lời đề nghị
của Tổng Thống Liên Bang.
-
“Được tuyển chọn ai là người hội đủ số phiếu đa số (tuyệt đối) các thành
viên Hạ Viện (Bundestag). Người được chọn phải được Tổng Thống bổ nhiệm” (Điều
63, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
*Qua hai đoạn
văn vừa trích dẫn, chúng ta thấy rằng theo tiến trình thông thường, Tổng Thống
đề nghị với Quốc Hội người mà ông cho là xứng đáng, có tài đức, có khả năng quy
tựu đa số thành viên Hạ Viện ủng hộ để hành quyền.
*Hạ Viện bỏ phiếu
tuyển chọn hay không ( với đa số tuyệt đối) nhân vật được Tổng Thống đề nghị.
*Và nếu nhân vật
đề nghị được Hạ Viện đồng thuận tuyển chọn, Tổng Thống ký sắc lệnh bổ nhiệm ông
vào chức vụ Thủ Tướng Liên Bang.
1-
Cách tuyển chọn và bổ nhiệm.
Thủ Tướng được
tuyển chọn để thành lập Nội Các Chính Phủ không do Tổng Thống tuyển chọn và bổ
nhiệm tùy ý, như trong Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hoà Weimar.
Chính Phủ của Hiến
Pháp 1949 CHLBD được khai sinh bằng thể thức khác biệt hơn, để tránh việc hoàn
toàn lệ thuộc vàoTổng Thống, sự việc có thể đưa đến độc tài, quyền tuyển chọn
và thành lập Chính Phủ được tập trung vào tay một nhân vật duy nhứt, Tổng Thống.
Kinh nghiệm vừa
kể đã xảy ra với vị Tổng Thống cuối cùng, bị Hitler áp đặt trong thời Cộng Hoà
Weimar, và những gì đã xảy ra sau đó, ai cũng biết ( Pier Giorgio Lucifredi,
Appunti di Diritto Costituzionale Comparato, IV, Giuffré, Milano 1992,
61).
Người dân trong Đại Nghị Chế có thể ngủ yên giấc vì biết “ quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân ” hay thể chế Dân Chủ của họ được giao phó cho Hạ Viện, những thành viên ưu tú mà họ đã tuyển chọn trong kỳ phổ thông đầu phiếu vừa qua, có phận sự hành xử và kiểm soát những ai đang thi hành quyền lực Quốc Gia.
Đó là ý nghĩa của câu nói:
Người dân trong Đại Nghị Chế có thể ngủ yên giấc vì biết “ quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân ” hay thể chế Dân Chủ của họ được giao phó cho Hạ Viện, những thành viên ưu tú mà họ đã tuyển chọn trong kỳ phổ thông đầu phiếu vừa qua, có phận sự hành xử và kiểm soát những ai đang thi hành quyền lực Quốc Gia.
Đó là ý nghĩa của câu nói:
“ Được tuyển chọn
ai là người hội đủ số phiếu đa số ( tuyệt đối) các thành viên Hạ Viện”.
Và người được
tuyển chọn hội đủ các điều kiện vừa kể, “ với số phiếu đa số tuyệt đối các
thành viên Hạ Viện ”, Tổng Thống bị bắt buộc phải bổ nhiệm vào chức vụ Thủ Tướng
Chính Phủ:
-
“ Người được chọn phải được Tổng Thống bổ nhiệm ” (Điều 63, đoạn 2,
id.).
Những gì vừa nói
cho thấy Thủ Tướng Chính Phủ do chính Hạ Viện, cơ quan dân cử, tiếng nói của
dân chúng, tuyển chọn, với đa số tuyệt đối các thành viên, chớ không phải
do Tổng Thống chỉ định, mặc dầu Tổng Thống có quyền đề nghị người mà ông cho là
thích hợp với chức vụ vừa kể.
Và vì Hạ Viện có
quyền tuyển chọn hay không tuyển chọn Thủ Tướng Chính Phủ, nên Hạ Viện cũng có
quyền truất phế Thủ Tướng.
Tổng Thống đề
nghị là một chuyện, đề nghị có được Hạ Viện chấp thuận hay không là chuyện khác.
Đó là những trường
hợp chúng ta sẽ bàn đến trong những dòng tới.
Dựa trên tiêu
chuẩn nào Tổng Thống Liên Bang đề nghị với Hạ Viện nhân vật mà ông cho là xứng
đáng với chức vụ Thủ Tướng?
Sau những ngày bầu
cử chính trị có kết quả, khi Hạ Viện vừa sắp xếp xong các chức vụ và văn phòng
nội bộ, những cuộc thăm do và thương lượng giữa các lực lượng chính trị trong Hạ
Viện bắt đầu diển ra.
Sau khi hội đàm
với các vị lãnh đạo tối cao của các chính đảng, Tổng Thống có thể ủy quyền cho
một nhà lãnh đạo của một chính đảng ( thường là chính đảng chiếm đa số) thành lập
Chính Phủ.
Nhà chính trị được
ủy thác, sau khi nhận thấy rằng mình có thể tin cậy được vào sự ủng hộ của một
số lớn dân biểu Hạ Viện, ông có thể trả lời chấp nhận lãnh nhiệm vụ Tổng Thống
giao phó.
Tổng Thống đề
nghị ông với Hạ Viện để được bỏ phiếu tuyển chọn.
Vị Thủ Tướng, dựa
vào những cuộc thăm do và đồng thuận trước đó, sẽ phát hoạ ra danh sách các Bộ
Trưởng, thành phần Chính Phủ Liên Hiệp và đệ trình lên TổngmThống để ông và cả
Chính Phủ được ủy nhiệm.
Thủ Tướng và
Chính Phủ do ông lãnh đạo được Tổng Thống ủy nhiệm, phải tuyên thệ trước Hạ Viện
trước khi nhậm chức:
-
“ Thủ Tướng và các Bộ Trưởng Liên Bang tuyên thệ trước Hạ Viện, như điều
56 quy định khi nhậm chức” (Điều 64, Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Vì là một Quốc
Gia Đại Nghị Chế, một lần nữa chúng ta thấy được sự thành hình cũng như sự
tồn vong của Chính Quyền Cộng Hoà Liên Bang Đức tùy thuộc vào quyết định của Hạ
Viện, cơ quan dân cử do cuộc phổ thông đầu phiếu, và là tiếng nói của dân
chúng.
Chính Quyền Dân
Chủ là vậy, là Chính Quyền phát xuất do sự đồng thuận của dân chúng và tồn tại
cho đến lúc nào dân chúng, qua Hạ Viện, cơ quan phát ngôn của mình, đồng thuận
chấp nhận cho tồn tại.
Ngược lại là Chính
Quyền độc tài, tham quyền cố vị, đi ngược lại nguyên tắc dân chủ. Thủ Tướng
được Tổng Thống đề nghị và Hạ Viện tuyển cử (Điều 63, đoạn 1 và 2, id.) cho thấy
Hiến Pháp 1949 CHLBD muốn quy hết trách nhiệm của Chính Phủ vào cá nhân vị Thủ
Tướng liên bang.
Các Bộ Trưởng
cũng được Tổng Thống ủy nhiệm, nhưng khác với Hiến Pháp Weimar, các Bộ Trưởng
không có trách nhiệm trực tiếp, cũng không có trách nhiệm từng cá nhân trước Hạ
Viện, bởi lẽ họ không do Hạ Viện tuyển cử và cũng không nhận được tín nhiệm trực
tiếp của Hạ Viện.
Chỉ có Thủ Tướng
là người được Hạ Viện trực tiếp tuyển cử và là người duy nhứt trong Chính Phủ
được hay bị Hạ Viện bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm:
- “ Hạ Viện có
thể bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ Tướng liên bang, khi…” (Điều 67, đoạn 1,
id.).
2- Quy trách tất
cả trách nhiệm vào cá nhân Thủ Tướng.
Do đặc tính quy
trách tất cả trách nhiệm hiến định cũng như tổ chức hành pháp và việc quy tựu
đa số đồng thuận Hạ Viện vào cá nhân Thủ Tướng, mà tổ chức Quốc Gia CHLBD được
gọi là “ Dân Chủ Thủ Tướng Chế ” ( Kanzlerdemokratie).
Việc tập trung
vào con người vị Thủ Tướng sự đồng thuận của Hạ Viện trong việc tuyển chọn,
cũng như trong việc “ chuẩn y hay bác bỏ ”, “ bất tín nhiệm ”, tránh cho việc bất
đồng chính kiến giữa Thủ Tướng và các Bộ Trưởng làm cho Chính Phủ suy yếu.
Và cũng do đó,
việc bải nhiệm hay tự ý rút lui của một hay một vài Bộ Trưởng sẽ không làm cho
Chính Phủ bị khủng hoảng. Nói cách khác, Chính Phủ Cộng Hoà Liên Bang Đức
là một Chính Phủ mạnh, độc đảng hay liên hiệp cũng vậy, quy tựu chung quanh con
người vị Thủ Tướng liên bang.
Bổn phận chính yếu
của Thủ Tướng là thiết định đường lối chính trị Quốc Gia và chịu trách nhiệm về
những quyết định của mình:
-
“ Thủ Tướng liên bang định đoạt các chính hướng tổng quát ( die
Richtlinien der Politik) và nhận lãnh trách nhiệm về các quyết định đó ” (Điều
65, id.).
Dưới một khía
nhãn quang khác, việc Hạ Viện, cơ quan dân cử thể hiện tiếng nói của dân chúng,
biểu quyết tín nhiệm hay bất tín nhiệm chỉ đối với một mình Thủ Tướng, cũng như
việc chỉ có Thủ Tướng hoàn toàn chịu trách nhiệm về đường lối chính trị của
Chính Phủ, cho thấy Thủ Tướng có quyền vô hạn định trong việc đề cử hay thu hồi
chức vụ các Bộ Trưởng:
-
“ Các Bộ trưởng liên bang được Tổng Thồng liên bang bổ nhiệm hay thu hồi
chức vụ theo lời đề nghị của Thủ Tướng” (Điều 64, đoạn 1, id.).
Đó là điều mà
các vị soạn thảo Hiến Pháp 1949 CHLBD nhằm tạo ra một Chính Quyền họp nhứt, có
quyền hạn mạnh mẽ và hữu hiệu.
3 - Các Bộ Trưởng
theo chính hướng của Thủ Tướng.
Tuy nhiên mỗi Bộ
Trưởng trong lằn mức của chính hướng chung được đề ra, đều có quyền tự lập và
chịu trách nhiệm về các hoạt động của các Bộ mà mình được giao phó:
- “ Trong lằn mức
của các chính hướng vừa kể, mỗi Bộ trưởng liên bang, một cách tự lập và dưới
trách nhiệm của mình, điều khiển các hoạt động thuộc thẩm quyền của mình…” (Điều
65, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Chức vụ của Thủ
Tướng và các Bộ trưởng liên bang chấm dứt khi Hạ Viện tân cử nhóm họp phiên họp
đầu tiên:
- “ Chức vụ của
Thủ Tướng và các Bộ Trưởng liên bang chấm dứt khi Hạ Viện mới nhóm họp; ngoài
ra chức vụ của các Bộ trưởng liên bang sẽ chấm dứt mỗi khi Thủ Tướng chấm dứt
nhiệm sở của mình” ( Điều 69, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Câu trích dẫn vừa
qua cho thấy Hiến Pháp 1949 CHLBD nhằm bảo đảm sự vững mạnh của Chính Quyền kéo
dài song song và cùng thời gian với nhiệm kỳ của Hạ Viện.
Bởi lẽ một
Quốc Gia muốn được phát triển tiến bộ, cần có một cơ quan Hành Pháp vững mạnh ,
yên tâm thực hiện được các chương trình đề thảo ra cho đất nước.
Một Quốc Gia mà Chính Quyền thay phiên nhau đổ nhào như lá rụng mùa thu, qua các cuộc đảo chánh, chỉnh lý, lật đổ với “Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia”, “Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương”, “Ủy Ban Chỉnh Lý”,…như thời Việt Nam Cộng Hoà trong thập niên ’70, do các nhà lãnh đạo quân phiệt, thiên vị, bè đảng và có tầm hiểu biết nông cạn, Đất Nước không bị tan nát, kiệt quệ và rơi vào tay Cộng Sản miền Bắc, thì cũng là chuyện lạ.
Một Quốc Gia mà Chính Quyền thay phiên nhau đổ nhào như lá rụng mùa thu, qua các cuộc đảo chánh, chỉnh lý, lật đổ với “Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia”, “Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương”, “Ủy Ban Chỉnh Lý”,…như thời Việt Nam Cộng Hoà trong thập niên ’70, do các nhà lãnh đạo quân phiệt, thiên vị, bè đảng và có tầm hiểu biết nông cạn, Đất Nước không bị tan nát, kiệt quệ và rơi vào tay Cộng Sản miền Bắc, thì cũng là chuyện lạ.
B
– Chính Quyền trong các tiến trình bất thường.
1 – Khởi đầu bằng
tuyển chọn.
Những gì chúng
tôi vừa đề cập ở trên là tiến trình được tuyển chọn và hoạt động bình thường của
Chính Quyền, được Hiến Pháp 1949 CHLBD xác định ở hai đoạn đầu tiên của điều
63.
Nhưng hai đoạn kế
tiếp của cùng một điều khoản cũng nói lên cho chúng ta việc tuyển chọn xảy
ra một đôi khi trong một vài trường hợp bất thường:
-
“ Nếu người được đề cử không được tuyển chọn, Hạ Viện ( Bundestag) trong
vòng mười bốn ngày sau lần bỏ phiếu, có thể chọn một Thủ Tướng liên bang khác với
đa số thành viên của mình ”.
-
“ Nếu Hạ Viện không tổ chức được một cuộc bỏ phiếu nào trong thời gian vừa
kể, cần phải tức khắc tổ chức một cuộc tuyển cử mới, trong đó ai được phiếu nhiều
nhứt sẽ được tuyển chọn. Nếu người được tuyển chọn hội đủ phiếu của đa số thành
viên Hạ Viện (đa số tuyệt đối), Tổng Thống liên bang phải bổ nhiệm trong vòng bảy
ngày kể từ ngày được bỏ phiếu. Nếu người được tuyển chọn không hội đủ đa số phiếu
vừa kể ( tức là chỉ được đa số tương đối), trong vòng bảy ngày Tổng Thống liên
bang phải bổ nhiệm ông hoặc Tổng Thống có thể giải tán Hạ Viện” (Điều 63, đoạn
3 và 4 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Đọc hai đoạn văn
vừa kể của điều 63, chúng ta thấy rằng Hiến Pháp 1949 CHLBD nhất quyết
đòi cho bằng được Hạ Viện phải cung cấp cho đất nước một vị Thủ Tướng để thành
lập Chính Phủ quản trị xứ sở.
14+7= 21 ngày:
21 ngày sau khi Hạ Viện đã được dân chúng tín nhiệm bỏ phiếu tuyển chọn để góp
phần điều hành đất nước, dân chúng có quyền kỳ vọng ở Hạ
Viện phải có
phương cách hành xử hiệu năng.
Hạ Viện không thể
vì lý do phe phái, tư lợi, cải vả không thể đồng thuận nhau để có được đa số
tuyệt đối ủng hộ, cung cấp cho đất nước một vị Thủ Tướng thành lập Chính Phủ để
quản trị Quốc Gia.
Dân chúng đã
kiên nhẫn chờ đợi 14 ngày, sau khi nhân vật được Tổng Thống liên bang để cử bị
Hạ Viện loại bỏ, Hạ Viện vẫn còn cải vả không ai đồng ý để tuyển chọn nỗi một vị
Thủ Tướng Chính Phủ cho đất nước.
Thì đây là cơ hội
cuối cùng, 7 ngày kế tiếp ít ra Hạ Viện cũng phải tỏ ra thiện chí bầu cho đất
nước một vị Thủ Tướng mới.
Và rồi, nếu chiếc
phao cuối cùng cũng trở thành vô vọng: người được Hạ Viện tuyển cử cũng không
có được đa số phiếu tuyệt đối ủng hộ để có khả năng cai trị đất nước, dân chúng
hay nói cách khác ý muốn của dân chúng được phát biểu trong Hiến Pháp 1949 đâm
ra ngao ngán, không còn tin tưởng ở Hạ Viện nữa, mà trao trọn quyền quyết định
cho Tổng Thống liên bang:
- “…trong vòng bảy
ngày Tổng Thống liên bang phải bổ nhiệm ông hoặc Tổng Thống có thể giải tán Hạ
Viện” (Điều 63, đoạn 4, id.).
“ Cộng Hoà Liên
Bang Đức là một Quốc Gia Liên Bang, Dân Chủ và Xã Hội” (Điều 20, id.).
Nhưng Dân Chủ và
Xã Hội không có nghĩa là Vô Chính Phủ.
Bởi lẽ một Quốc
Gia Vô Chính Phủ có nghĩa là một Quốc Gia hỗn loạn.
Hạ Viện không có
khả năng cung cấp cho Quốc Gia một Thủ Tướng Chính Phủ để điều hành Quốc Gia,
khiến cho Quốc Gia rơi vào hỗn loạn là Hạ Viện không chu toàn chức năng của
mình được Quốc Gia giao phó, không còn xứng đáng tồn tại.
Đó là lý do tại sao Hiến Pháp giao quyền cho Tổng Thống liên bang có thể giải tán Hạ Viện (Điều 63, đoạn 4, id.).
Đó là lý do tại sao Hiến Pháp giao quyền cho Tổng Thống liên bang có thể giải tán Hạ Viện (Điều 63, đoạn 4, id.).
Giải tán Hạ Viện,
các vị soạn thảo Hiến Pháp 1949 CHLBD hy vọng cử tri đoàn sẽ ý thức đến việc xử
dụng lá phiếu của mình một cách có trách nhiệm trong lần bầu cử tới, tạo được
đa số đồng thuận trong Hạ Viện sẽ được bầu ra, giải quyết tình trạng nguy ngập
và hổn độn cho đất nước.
Không có Chính
Phủ quản trị, các đồ án thiết kế và phát triển đất nước không thể được đem ra
thực thi, không ai có thể tạo được ấm no, thịnh vượng và an bình cho đất nước
trong tình trạng cừa kể.
2 – Lá phiếu bất
tín nhiệm xây dựng.
Những gì chúng
ta bàn luận với nhau từ đầu bài viết đến đây là những gì có thể xảy ra trong tiến
trình tự nhiên khởi đầu từ lúc Hạ Viện được bầu cử, đến việc tuyển chọn Thủ Tướng
Chính Phủ, dựa trên các đoạn của điều 63 Hiến Pháp 1949 CHLBD.
Nhưng Quốc Gia
cũng là hình ảnh của một đại gia đình. Trong cuộc sống chung giữa những phần tử
trong gia đình, thỉnh thoảng cảnh “ cơm không lành, canh không ngọt ” vẫn thường
có thể xảy ra.
Lúc mới được bầu
lên, các chính đảng trong Hạ Viện có thể dễ dàng thoả thuận, nhượng bộ nhau, tạo
được đa số đồng thuận ủng hộ Thủ Tướng Chính Phủ.
Nhưng rồi hoạt động chung nhau, nhiều vấn đề và ý kiến khác biệt có thể xảy ra.
Do đó việc đồng ý hay bất đồng đối với một vài dự án của Chính Phủ là việc không thể tránh.
Nhưng rồi hoạt động chung nhau, nhiều vấn đề và ý kiến khác biệt có thể xảy ra.
Do đó việc đồng ý hay bất đồng đối với một vài dự án của Chính Phủ là việc không thể tránh.
Là Hạ Viện của một
Quốc Gia Dân Chủ, việc đồng ý hay không đồng ý với chính kiến của Thủ Tướng
Chính Phủ là điều tự nhiên có thể xảy ra.
Nhưng Hiến Pháp
1949 không thể chấp nhận cho việc Hạ Viện xử dụng quyền “chuẩn y hay bát bỏ ” dự
thảo luật của Thủ Tướng một cách vô trách nhiệm làm cho Chính Quyền bị tê liệt
hay đất nước Vô Chính Phủ.
Và đó là những
gì Hiến Pháp 1949 CHLBD đã tiền liệu có thể xảy ra và chỉ có thể xảy ra tùy
theo một số điều kiện được thiết định, vì lợi ích chung của đất nước:
- “ Hạ Viện có
thể tuyên bố bất tín nhiệm Thủ Tướng liên bang chỉ khi nào Hạ Viện tuyển chọn
được một vị thay thê với đa số phiếu (đa số tuyệt đối) các thành viên Hạ Viện
và yêu cầu Tổng Thống liên bang thu hồi chức vụ Thủ Tướng. Tổng Thống phải thoả
mãn lời yêu cầu nầy và bổ nhiệm vị vừa được tuyển chọn” (Điều 67, Hiến Pháp
1949 CHLBD).
Cách hành xử bất
tín nhiệm theo các điều kiện bắt buộc vừa kể của Hạ Viện đối với Thủ Tướng
được Hiến Pháp chỉ định, được gọi là “ Lá Phiếu Bất Tín Nhiệm Xây Dựng ” (konstruktive
Misstrauenvotum).
Giới hạn được đặt
ra do kinh nghiệm tiêu cực dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà Weimar.
Thời Cộng Hoà
Weimar, hai chính đảng đối lập, đối lập với Chính Phủ và chống thể chế dân chủ
Hiến Pháp Weimar đề xướng, đảng Đức Quốc Xả và đảng Cộng Sản, toa rập, cấu kết
nhau làm cho phe thân Chính Phủ trở thành thiểu số, khiến Chính Phủ bị lật đổ (
do lá phiếu bất tín nhiệm trong Quốc Hội).
Họ lật đổ Chính Phủ nhằm đả phá thể chế dân chủ hơn là bất đồng ý kiến về hoạt động của Chính Phủ.
Họ lật đổ Chính Phủ nhằm đả phá thể chế dân chủ hơn là bất đồng ý kiến về hoạt động của Chính Phủ.
Hai chính đảng vừa
kể, một cực tả, một cực hữu, không bao giờ muốn cộng tác nhau để tạo được đa số
vững mạnh, ủng hộ cho Hành Pháp vững mạnh vì lợi ích Quốc Gia.
Hành động cấu kết
của họ chỉ để đạp đổ, đả phá thể chế dân chủ.
Làm cho Chính Quyền tê liệt để đả phá thể chế dân chủ của Hiến Pháp Weimar, mục đích chỉ có vậy.
Làm cho Chính Quyền tê liệt để đả phá thể chế dân chủ của Hiến Pháp Weimar, mục đích chỉ có vậy.
Trước kinh nghiệm
tiêu cực đó, các vị soạn thảo Hiến Pháp 1949 tìm phương thể để củng cố cơ chế
Quốc Gia, không những về phương diện được tư do hoạt động, mỗi cơ quan trong
lãnh vực của mình, mà còn bảo đảm cho mỗi cơ chế hiến định được tồn tại vững mạnh
trong suốt thời gian tại chức ( K. Stern, Das Staerecht der Bundesrepublik
Deuschland, C.H. Beck, Muenchen 1972, vol I, 765).
Ha Viện có quyền
biểu quyết bất tín nhiệm Thủ Tướng, bắt buộc Ông và Nội Các Chính Phủ phải từ
chức (Điều 67, id.), nếu không chúng ta sẽ không còn ở trong thể chế Đại Nghị
Chế nữa và có lẽ cũng không còn Dân Chủ nữa.
Bởi lẽ, nếu không, Thủ Tướng và Chính Phủ ông có toàn quyền hành xử quyền lực Quốc Gia tùy hỷ, không ai được động chạm, kiểm soát,cảnh cáo, truất phế.
Bởi lẽ, nếu không, Thủ Tướng và Chính Phủ ông có toàn quyền hành xử quyền lực Quốc Gia tùy hỷ, không ai được động chạm, kiểm soát,cảnh cáo, truất phế.
Nhưng Đại Nghị
Chế hay Dân Chủ không có nghĩa là tự do đạp đổ, đảo chánh, phá hoại với “Ủy Ban
Hành Pháp Trung Ương”, “Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia”, “ Ủy Ban Chỉnh Lý ”…hành xử
vô trách nhiệm, như thời VNCH thập niên ’70 để đưa đến tình trạng mất nước!
Đại Nghị Chế hay
Dân Chủ là tự do phát biểu ý kiến bất đồng đối với những gì không lợi ích và hiệu
năng hiện tại, bất tín nhiệm giới lãnh đạo đương quyền không có khả năng hay
thiên vị, để đưa ra những đồ án, chương trình thực hiện tốt đẹp hơn trong tương
lai và đưa ra những người lãnh đạo có khả năng hơn, tài ba và đạo đức hơn.
Đó là ý nghĩa
xây dựng của “ Lá phiếu bất tín nhiệm xây dựng ” ( konstruktive
Misstrauenvotum) của điều 67 Hiến Pháp 1949 CHLBD chúng ta vừa trích dẫn ở
trên.
Về phương diện hiệu năng, đó là phương thức ít tốn công sức để có được một Chính Phủ mới, có đa số tuyệt đối dân biểu Hạ Viện ủng hộ để hoạt động:
Về phương diện hiệu năng, đó là phương thức ít tốn công sức để có được một Chính Phủ mới, có đa số tuyệt đối dân biểu Hạ Viện ủng hộ để hoạt động:
-
Chính Phủ bị truất phế,
-
Tổng Thống bắt đầu thăm do ý kiến các chính đảng trong Hạ Viện,
-
đề cử cho Hạ Viện, Hạ Viện bỏ phiếu tuyển chọn,
-
bổ nhiệm Thủ Tướng và Nội Các mới,
-
trình diện Tân Chính Phủ trước Hạ Viện để được tín nhiệm.
Tất cả những thủ
tục đó, Hiến Pháp 1949 CHLBD chỉ gồm tóm vào việc quy trách cho Hạ Viện
“…chỉ khi nào
tuyển chọn được một vị thay thế với đa số phiếu các thành viên của hạ Viện”.
Hạ Viện không thể
chỉ biết hành động đả phá, lật đổ như đảng Đức Quốc Xã và đảng Cộng Sản thời Cộng
Hoà Weimar, mà còn phải nghĩ đến các hoạt động của lợi ích của Hành Pháp cho đất
nước.
Hiến Pháp 1949 bắt
buộc Hạ Viện phải tạo được đa số tuyệt đối đồng thuận giữa các nghị sĩ, trước
khi tạo ra cuộc khủng hoảng đối với Thủ Tướng Chính Phủ đương nhiệm.
Nếu không Hạ Viện
sẽ bị trừng phạt ( K. Stern, op. cit., 780).
3 - Giải tán Hạ
Viện trước định kỳ.
Như tất cả các
Hiến Pháp các Quốc Gia dân chủ tự do, Hiến Pháp 1949 CHLBD bảo đảm ước vọng
và nhu cầu của người dân luôn luôn được các đại diện dân cử nói lên trong Quốc
Hội.
Do đó, nhiệm kỳ
thường nhiệm của Hạ Viện được Hiến Pháp 1949 CHLBD quy định là 4 năm (Điều 39,
Hiến Pháp 1949 CHLBD), ngoại trừ trường hợp bất khả kháng Hạ Viện bị giải nhiệm
trước định kỳ.
Và cũng theo
truyền thống thời Trung Cỗ, ở Anh Quốc cũng như ở các Quốc Gia Âu Châu lục địa,
quyền giải tán Quốc Hội trước định kỳ được các Hiến Pháp giao cho Tổng Thống, Vị
Nguyên Thủ Quốc Gia ( M. Volpi, Lo scioglimento anticipato del Parlamento e la
classificazione dei regimi contemporanei, Maggioni, Rimini, 1983, 240).
Việc giải tán Quốc
Hội trước định kỳ không phải là hành động “ trả thù ” đối với Quốc Hội ương ngạnh
cho bằng vì nhu cầu thiết yếu và đáp ứng một cách thiết thực hết sức có thể ý
muốn của dân chúng, ý muốn của Quốc Hội và nhu cầu hoạt động của Chính Phủ.
Trên thực tế, mục
đích giải tán Quốc Hội trước định kỳ là tạo điều kiện để bầu Hạ Viện mới, với
hy vọng rằng Hạ Viện sẽ quy tựu được đa số nghị sĩ ủng hộ một Chính Phủ vững mạnh
hơn trong tương lai, được yên ổn hơn trong việc quản trị đất nước.
Nhưng như ở trên
đã nói, qua các kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ do đảng Đức Quốc Xã và đảng
Cộng Sản có ý đồ đạp đổ thể chế Dân Chủ của Hiến Pháp Weimar hơn là xây dựng,các
lần giải tán Quốc Hội trước định kỳ trong các năm 1930-1932 (có đến 2 lần chỉ nội
trong năm 1932) đưa đến kết quả trái ngược: cứ mỗi lần giải tán và bầu Quốc Hội
mới là mỗi lần số phiếu của hai phe thái cực (Đức quốc Xã và Cộng Sản) gia
tăng. Quốc Hội không hội dủ túc số đa số tuyệt đối để ủng hộ Chính Phủ có khả
năng cai trị và đất nưóc trở thành Vô Chính Phủ.
Để tránh tình trạng
tệ hại đó Hiến Pháp 1949 CHLBD theo gương Hiến Pháp 1946 Pháp Quốc định chế quyền
giải tán Quốc Hội trước định kỳ theo một tiến trình rất chặt chẽ.
Việc giải tán Hạ
Viện trước định kỳ chỉ có thể xảy ra trong hai trường hợp:
-
Hạ Viện không có khả năng tuyển chọn Tân Thủ Tướng với đa số tuyệt đối
các thành viên (trường hợp được hai đoạn 3 và 4 của điều 63 được đề cập ở trên)
-
Hạ Viện bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ Tướng Chính Phủ mà không tuyển chọn nỗi
một Thủ Tướng khác với đa số tuyệt đối các thành viên ( ngược lại với điều kiện
“ lá phiếu bất tín nhiệm xây dựng” ):
“ Trường hợp có
thể xảy ra khi Thủ Tướng liên bang yêu cầu Hạ Viện bày tỏ lòng tín nhiệm đối với
ông không được đa số thành viên Hạ Viện chấp thuận, trong vòng 21 ngày theo lời
yêu cầu của Thủ Tướng, Tổng Thống có thể giải tán Hạ Viện. Quyền nầy sẽ
không còn hiệu lực vừa khi Hạ Viện tuyển chọn một Thủ Tướng khác với đa số
thành viên của mình” (Điều 68, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Hai trường hợp vừa
được nêu ra đưa đến việc giải tán Hạ Viện trước định kỳ, Hạ Viện không có khả
năng tuyển chọn Tân Thủ Tướng hay Hạ Viện bất tín nhiệm Thủ Tướng đương nhiệm
mà không có khả năng tuyển chọn một Thủ Tướng khác, đều có cùng một ý nghĩa. Một
Quốc Hội không chu toàn nhiệm vụ hiến định của mình, tuyển chọn và hậu thuẩn vững
mạnh với đa số tuyệt đối cho Chính Phủ để điều hành Quốc Gia trong Đại Nghị Chế,
mà một Quốc Hội không có lý do tồn tại.
Quốc Hội không thể tại vị để ngăn cản lâu dài, không cho Quốc Gia có một Chính Phủ để điều khiển và hoạt động, thoả mãn nhu cầu và ước vọng của dân chúng.
Trái lại Tổng Thống không còn có lý do chính đáng giải tán Quốc Hội, nếu Quốc Hội có thể quy tựu được đa số thành viên tuyển chọn và làm hậu thuẩn cho Chính
Quốc Hội không thể tại vị để ngăn cản lâu dài, không cho Quốc Gia có một Chính Phủ để điều khiển và hoạt động, thoả mãn nhu cầu và ước vọng của dân chúng.
Trái lại Tổng Thống không còn có lý do chính đáng giải tán Quốc Hội, nếu Quốc Hội có thể quy tựu được đa số thành viên tuyển chọn và làm hậu thuẩn cho Chính
Phủ vững mạnh hoạt
động cho dnâ chúng.
Trong trường hợp vừa kể, Quốc Hội có quyền hiến định tồn tại đến mãn nhiệm, không ai có quyền giải tán dù là Thủ Tướng hay Tổng Thống cũng vậy.
Trong trường hợp vừa kể, Quốc Hội có quyền hiến định tồn tại đến mãn nhiệm, không ai có quyền giải tán dù là Thủ Tướng hay Tổng Thống cũng vậy.
4 – Giải
pháp cuối cùng trước khi giải tán Hạ Viện trước định kỳ.
Giải tán Hạ Viện
trước định kỳ, giao quyền quyết định lại cho cử tri đoàn thiết định đường lối
chính trị và phương thức điều hành Quốc Gia qua việc bầu cử lại Hạ Viện mới, là
giải pháp cuối cùng, trì trệ và tốn nhiều công sức, bất đắc dĩ phải làm.
Trước khi đi đến
một quyết định bất khả kháng như vừa kể để giải quyết các vấn đề của Quốc Gia,
Hiến Pháp 1949 CHLBD tiên liệu một giải pháp ôn hòa hơn, ít tốn công sức hơn, để
giải quyết những vấn đề bế tắc giữa lập pháp và hành pháp: “ tình trạng lập
pháp khẩn trương ”.
Các điều kiện để
đi đến giải pháp vừa kể được điều 81 xác định:
-
“ Nếu trong trường hợp được điều 68 tiên liệu Hạ Viện không bị giải tán,
Tổng Thống liên bang, theo lời yêu cầu của Chính Phủ , cùng với sự đồng thuận của
Thượng Viện ( Bundesrat), có thể tuyên bố “ tình trạng lập pháp khẩn trương”, đối
với dự thảo luật mà Hạ Viện bác bỏ, mặc dầu Chính Phủ tuyên bố là khẩn cấp.
Cũng vậy, đối với một dự án luật bị bác bỏ, mặc dầu Thủ Tướng liên bang đặt
liên hệ giữa dự án và tính cách khả dĩ áp dụng lý lẽ của điều 68.
-
“ Nếu Hạ Viện lại bác bỏ dự án một lần nữa, sau khi “ tình trạng lập pháp
khẩn trương” được tuyên bố, hoặc được Hạ Viện biểu quyết chấp thuận theo văn mạch
mà Chính Phủ coi là không thể chấp nhận được, dự án luật sẽ được coi là luật đã
được biểu quyết tán đồng, nếu được Thượng Viện đồng thuận. Điều nầy cũng được
coi là có giá trị đối với một dự án luật không được Hạ Viện biểu quyết chấp thuận,
sau bốn tuần lễ, kể từ ngày được đệ trình”.
-
“ Trong thời gian tại chức của một Thủ Tướng, suốt khoảng thời gian sáu
tháng kể từ ngày “ tình trạng lập pháp khẩn trương ” được tuyên bố, bất cứ dự
án luật nào bị Hạ Viện bác bỏ, đều sẽ được coi là đồng thuận chuẩn y, theo tinh
thần của đoạn 1 và 2. Hết sáu tháng vừa kể, trong nhiệm kỳ của một Thủ Tướng,
không thể chấp nhận một lần công bố thứ hai “ tình trạng lập pháp khẩn trương”
thêm nữa” (Điều 81, đoạn 1, 2 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Qua những gì đã
trình bày, chúng ta thấy rằng Chính Quyền Cộng Hòa Liên Bang Đức là một cơ chế
được các vị soạn thảo Hiến Pháp 1949 CHLBD nghĩ ra
-
để được bảo đảm vững chắc, hoạt động đều hòa, hiệu năng, không thiên vị,
- bị kiểm soát không thể hành xử quyền lực Quốc Gia độc tài ,
- bị kiểm soát không thể hành xử quyền lực Quốc Gia độc tài ,
-
mà cũng không bị các thành phần vô trách nhiệm cản trở, phá hoại.
a) Là cơ quan
Hành Pháp trong Đại Nghị Chế, Thủ Tướng Chính Phủ phải được Hạ Viện, cơ quan
dân cử tuyển chọn với số phiếu đa số tuyệt đối, theo lời đề nghị và sau đó được
bổ nhiệm của Tổng Thống liên bang, Vị nguyên Thủ Quốc Gia ( Điều 63, Hiến Pháp
1949 CHLBD).
Một bước nữa chứng
tỏ Chính Quyền CHLBD tùy thuộc vào Hạ Viện, trong thời gian hành xử quyền lực
Quốc Gia được trao phó, đó là Chính Quyền phải tuyên thệ trước Hạ Viện, trung
thành với Hiến Pháp trước khi nhậm chức:
-
“ Thủ Tướng và các Bộ Trưởng liên bang tuyên thệ trước Hạ Viện theo những
gì điều 56 ấn định, khi nhận lãnh chức vụ ” (Điều 64, đoạn 2, id.).
Và rồi đang lúc
hành quyền, Chính Quyền luôn luôn bị đặt dưới sự kiểm soát của Hạ Viện và khi hội
đủ một số dữ kiện và điều kiện, Hạ Viện có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ Tướng,
bắt buộc Chính Quyền phải từ chức (Điều 67, đoạn 1, id.).
Những gì vừa kể
cho thấy Chính Quyền Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Chính Quyền trong thể chế
Dân Chủ, không dễ gì tự tung tự tác, xử dụng quyền lực Quốc Gia một cách phi
pháp, độc tài, độc tôn, toàn trị, phe cánh, đảng trị tùy hỷ.
b) Trong Đại Nghị
Chế, Chính Quyền hành xử quyền lực tùy thuộc vào sự đồng thuận của Quốc Hội, cơ
chế dân cử để bảo đảm và bênh vực địa vị và các quyền bất khả xâm phạm của người
dân.
Nhưng Quốc Hội
không phải là môi trường kiếm hiệp gian hồ, mạnh ai nấy đánh trống gỏ mỏ, tự do
đạp đổ mà không nghĩ gì đến lợi ích chung của đất nước.
Bởi đó Hiến Pháp
1949 CHLBD giới hạn tự do tranh luận, tự do chia rẻ, đạp đổ, bất tín nhiệm của
Hạ Viện vào một số điều kiện được xác định: “ lá phiếu bất tín nhiệm xây dựng””
là một bảo chứng (Điều 67, đoạn 1, id.), nếu Hạ Viện không muốn bị Tổng Thống
liên bang cho về hưu trước định kỳ (Điều 63, đoạn 4 và điều 68 đoạn 1,
id.).
c) Song song với
nguy cơ bải nhiệm Hạ Viện trước định kỳ, Hiến Pháp 1949 CHLBD cũng đưa ra một
giải pháp khác để bảo đảm cho Chính Quyền được yên ổn thực hiện các chương
trình điều khiển đất nước của mình.
Đó là việc Thủ tướng có quyền yêu cầu Tổng Thống, cùng với sự đồng thuận của Thượng Viện, tuyên bố “ tình trạng lập pháp khẩn trương ” trong thời gian sáu tháng (Điều 81, đoạn 1, 2 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Và như chúng ta biết Thượng Viện CHLBD là một cơ chế gồm có các thành viên là thành phần của các Chính Quyền các Tiểu Bang:
Đó là việc Thủ tướng có quyền yêu cầu Tổng Thống, cùng với sự đồng thuận của Thượng Viện, tuyên bố “ tình trạng lập pháp khẩn trương ” trong thời gian sáu tháng (Điều 81, đoạn 1, 2 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Và như chúng ta biết Thượng Viện CHLBD là một cơ chế gồm có các thành viên là thành phần của các Chính Quyền các Tiểu Bang:
-
“ Thượng Viện được cấu tạo bằng các thành viên của Chính Quyền các Tiểu
Bang, do các Chính Quyền đó bổ nhiệm hay thu hồi chức vụ…”( Điều 51, đoạn 1 Hiến
Pháp 1949 CHLBD).
Một cơ chế với
các thành viên có xuất xứ như vậy, chắc chắn không thể nào toa rập một cách dễ
dàng với Hạ Viện liên bang.
Và đó là một bảo
chứng cho Chính Quyền liên bang khỏi bị áp lực của Hạ Viện.
Chính Quyền có
được Thượng Viện, một cơ chế khác có quyền lực cân bằng, khỏi phải luôn luôn
vâng dạ đối với Hạ Viện, kể cả trước những đòi hỏi bất chính đạp đổ, phá hoại của
thời Cộng Hoà Weimar.
Một lần nữa, dù
là cơ quan dân cử, tiếng nói chính thức của dân chúng trong Cộng Đồng Quốc Gia
để xác định chính hướng cho đất nước, Hạ Viện không thể hành xử quyền lực Quốc
Gia được giao phó một cách vô trách nhiệm, để Quốc Gia rơi vào tình trạng Chính
Phủ bị tê liệt hay Vô Chính Phủ, bất trị, với những thiệt hại khó lường
được.
d ) Và sau cùng
nhiều trường hợp có thể xãy ra khi Chính Quyền cùng toa rập với đa số trong Hạ
Viện để cùng “ soạn thảo, chuẩn y hay bác bỏ ” và hành xử luật pháp một cách
sai trái tùy hỷ.
Đó là chuyện thường
tình, xảy ra ở các Quốc Gia có một hay hai chính đảng nặng ký, nhứt là Quốc
Gia độc đảng như các Quốc Gia Cộng Sản, Cộng Sản Việt Nam chẳng hạn!
Để tránh tình trạng
toa rập hành xử quyền bính độc tài như vừa kể có thể xảy ra, Cộng Hoà Liên Bang
Đức là một Quốc Gia liên bang, có được lợi thế.
Có thể thành phần
đa số đương quyền đang chiếm đa số ở Hạ Viện và Chính Quyền liên bang.
Nhưng chưa hẳn
là họ có thể thực hiện được ở các Tiểu bang. Một hay nhiều Chính Quyền của các
Tiểu bang có thể do các thành phần đối lập nắm giữ.
Và do đó, Thượng
Viện có thể là một cơ chế được thành lập do đa số thành phần đối lập của
Chính Quyền các Tiểu bang ,đối lập lại giới đương quyền Liên Bang.
Và như chúng ta
biết, một dự án luật, sau khi được Hạ Viện chuẩn y, dự án luật cũng phải được sự
đồng thuận của Thượng Viện:
- “ Luật pháp
liên bang được Hạ Viện ban hành. Sau khi đạo luật được chuẩn y, vị Chủ Tịch Hạ
Viện phải lập tức chuyển đến Thượng Viện ” ( Điều 77 đoạn 1, Hiến Pháp 1949
CHLBD) .
Trong tiến trình
thông thường để hình thành luật pháp, một dự án luật được đệ trình Thượng Viện,
Viện Quốc Hội đại diện của Chính Quyền các Tiểu Bang như vừa nói, sẽ
chuyển đến Chính Quyền các Tiểu Bang để hỏi ý kiến.
Nếu Chính Quyền
các Tiểu Bang đa số tỏ ý bất đồng, Thượng Viện không có cách gì “chuẩn y
” dự án luật đang bàn.
Điều đó cho thấy
Chính Quyền liên bang không thể đưa ra Nghị Định, Pháp Lệnh, Dự Án Luật tự
mình hay ỷ thế “ cả vú lấp miệng em”, dựa vào đa số đồng thuận, toa rập ở
Hạ Viện “ ban hành ” đạo luật nào và áp dụng cách nào tùy hỷ, nếu không muốn bị
Viện Bảo Hiến phán quyết là hành vi bất chính, vi hiến và bị bắt buộc phải từ
chức:
-
“ Viện Bảo Hiến liên bang sẽ quyết định trong trường hợp bất đồng ý kiến
hay nghi vấn về tính cách thích hợp thuyết lý hay thực hữu giữa luật pháp Liên
Bang hay luật pháp các Tiểu Bang đối với Hiến Pháp nầy, nếu có lời yêu cầu của
Chính Quyền liên bang, Chính Quyền của một Tiểu Bang hay 1/3 thành viên Hạ
Viện” (Điều 93, đoạn 2, id.).
“ Chính Quyền của
một Tiểu Bang hay 1 /3 thành viên Hạ Viện ” có thể thuộc thành phần đối lập,
yêu cầu Viện Bảo Hiến can thiệp chống lại cách cấu kết hành xử bất chính quyền
lực Quốc Gia giữa Chính Quyền và Hạ Viện liên bang.
Điều đó không có
gì khó khăn để thực hiện.
Thượng Viện,
Chính Quyền các Tiểu bang, thành phần thiểu số đối lập và Viện Bảo Hiến là những
yếu tố then chốt để bảo đảm thể chế Nhân Bản và Dân Chủ của Hiến Pháp 1949
CHLBD.
Tiếng nói của
Thượng Viện là tiếng nói của Chính Quyền và dân chúng địa phương, có thể cũng
là tiếng nói của các lực lượng chính trị đối lập, nhằm “ cắt tỉa, hảm thắng”
các cách hành xử quá lố, tùy hỷ của Chính Quyền và Hạ Viện liên bang có thể cấu
kết với nhau, độc tài, đảng trị, bè phái và hoạt động chểnh mảng, không hiệu
năng.
Tiếng nói của
Thượng Viện, của các Tiểu bang hay của Cộng Đồng Địa Phương không phải chỉ là
tiếng nói của dân chúng địa phương liên quan đến các vấn đề địa phương, mà là
tiếng nói của dân chúng trên một phần đất của Quốc Gia, có thể liên quan cả đến
nhu cầu và ước vọng chung của đất nước.
Do đó, không có
cách gì Hiến Pháp 1949 CHLBD cho phép Hạ Viện và Chính Quyền liên bang cấu kết
nhau “ soạn thảo, chuẩn y hay bát bỏ ” và hành xử luật pháp Quốc Gia mà không đếm
xỉa gì đến tiếng nói của Thượng Viện và Chính Phủ các Tiểu bang ( Gherig,
Parlament-Regierung – Opposition: Dualismus als Voraussetzung fuer eine
parlamentarissche Kontrolle der Regierung, Muenchen, 1969, 189s).
Nói tóm lại,
Chính Quyền Cộng Hoà Liên Bang Đức là một cơ chế được nghĩ ra để bảo đảm cho guồng
máy Quốc Gia được vững mạnh, hoạt động điều hòa, không thể hành xử quyền bính độc
tài và loại trừ những xáo trộn, phá hoại bất ổn của các phần tử muốn đạp đổ,
phá hoại thể chế Nhân Bản và Dân Chủ của dân tộc Đức.
Muốn có được Nhân Bản và Dân Chủ, người Đức đã phải đắn đo suy nghĩ với nhiều bộ óc lổi lạc , xăng tay áo và hành động.
Muốn có được Nhân Bản và Dân Chủ, người Đức đã phải đắn đo suy nghĩ với nhiều bộ óc lổi lạc , xăng tay áo và hành động.
Nhân Bản và Dân
Chủ người Pháp đã phải trả giá bằng Cách Mạng 1789, người Đức đã phải bảo đảm bằng
trí óc và công sức trong Hiến Pháp 1949.
Không ai đem tặng
nhưng không cho họ.
Chính Quyền Cộng
Hoà Liên Bang Đức, một cơ chế hiệu năng, vững mạnh và tôn trọng Thể Chế Nhân Bản
và Dân Chủ, một bài học và mơ ước cho đất nước Việt Nam.
http://www.tinparis.net/