Nhập môn triết học chính trị (P1)

Posted on
  • Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • 1. Triết học chính trị là gì?
    Là một lĩnh vực của triết học trong đó đi trả lời cho các câu hỏi về xã hội chính trị (PS).
    1. PS là gì?
    (a)   Nó xuất hiện như thế nào?
    (b)   Điều gì ràng buộc mọi người lại với nhau?
    2. Làm thế nào để biện minh cho PS về mặt đạo đức?
    Trả lời cho thách thức của những người vô chính phủ.
    3. PS nên được câu trúc như thế nào?

    Câu hỏi này song hành với câu hỏi 2
    4. PS được phép làm gì?
    Nghĩa là, đâu là phạm vi hợp của thẩm quyền chính trị?
    Triết học chính trị là:
    ·        chỉ phần nào mang tính mô tả - cố gắng để mô tả sự vật đang là thế nào
    ·        chủ yếu mang tính quy phạm - cố gắng để khám phá ra sự vật phải là thế nào
    ·        một phần mang tính phân tích - cố gắng khám phá ra nội dụng của các khái niệm liên quan đến PS thông qua việc phân tích các khái niệm.
     Cách tiếp cận của chúng ta đối với môn học này chủ yếu dựa trên lịch sử, chúng ta sẽ đọc các tác phẩm chính để tìm hiểu xem các triết gia đã trả lời các câu hỏi này như thế nào. Các triết gia mà chúng ta sẽ đọc bao gồm: Plato, Aristotle, Thomas Hobbes, John Locke, John Stuart Mill, Karl Marx, John Rawls, Robert Nozick.

    2. Sự cai trị của chính quyền
    Câu hỏi 1: Xã hội chính trị là gì? Tức là, khi nào một nhóm người được xem là một xã hội chính trị?
    Một định nghĩa thử: xã hội chính trị là một xã hội trong đó có một hệ thống chính quyền.
    ·        Đây là một định nghĩa thuần túy mô tả, hay không mang tính quy phạm, trong đó nó không hàm ý các phán đoán về giá trị, không ngụ ý rằng một xã hội chính trị tốt hơn hay xấu hơn một xã hội phi chính trị.
    ·        Nó gợi ý rằng rất nhiều kiểu xã hội, từ tương đối tự do (ví dụ các nền dân chủ đại diện) tới tương đối hà khắc (ví dụ chính quyền độc tài) đều được xem là xã hội chính trị.
    ·        Nó gọi ý rằng các xã hội phi chính trị là xã hội vô chính phủ
    ·        Nó để lại câu hỏi mở như sau:
    Khi nào sự cai trị của chính quyền là hợp pháp?
    ·        Đây là một câu hỏi quy phạm, liên quan đến các khái niệm về tính hợp phápbất hợp pháp.
    ·        Đây chắc chắn cũng là một cách hỏi khác của câu hỏi 2 (làm sao để biện minh cho PS về mặt đạo đức)

    3. Thẩm quyền quy phạm và thẩm quyền mô tả.
    Để hiểu tốt hơn câu hỏi này đang hỏi gì, ta hay xem các ví dụ về những sự kiểm soát không do chính quyền thực hiện sau:
    ·        hợp pháp: sự kiểm soát của cha mẹ đối với con cái
    ·        bất hợp pháp: sự kiểm soát của kẻ bắt cóc đối với con tin
    Đâu là sự khác nhau giữa hai dạng kiểm soát này? Sự kiểm soát nào giống với sự cai trị của chính quyền đối với dân chúng?
    Khi nào sự cai trị của chính quyền là hợp pháp?
    Câu trả lời thử: sự cai trị hợp pháp bắt nguồn từ thẩm quyền hợp pháp:
    ·        một thực thể với thẩm quyền hợp pháp thì được trao quyền để cai trị
    ·        những ai bị cai trị có một nghĩa vụ tuân theo người cai trị
    Chúng ta cần phân biệt khái niệm thẩm quyền hợp pháp với:
     thẩm quyền mô tả, hay quyền lực thực tế, khi X thực thi thẩm quyền đối với Y (thì thẩm quyền đó này có thể hợp pháp hoặc không hợp pháp). 
    (còn tiếp)
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org