Ảo tưởng địa chính trị – Sức mạnh bền vững của trật tự tự do

G. John Ikenberry
Trần Ngọc Cư dịch
Walter Russell Mead vẽ một bức tranh nhiễu loạn về tình trạng khó xử của Hoa Kỳ trong lãnh vực địa chính trị. Theo quan điểm của ông, một liên minh ngày càng đáng sợ của các cường quốc phi tự do –Trung Quốc, Iran, và Nga – đang quyết tâm phá hoại sự dàn xếp sau Chiến tranh Lạnh và trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo vốn đứng đằng sau sự dàn xếp ấy. Khắp khu vực Á Âu, ông lý luận, nhóm quốc gia thù hận này đang ra sức xây dựng các vùng ảnh hưởng nhằm đe dọa các nền tảng của vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và trật tự toàn cầu. Vì vậy, Hoa Kỳ cần phải xét lại thái độ lạc quan của mình, gồm sự cả tin phát sinh sau Chiến tranh Lạnh cho rằng các quốc gia đang trỗi dậy bên ngoài phương Tây có thể được thuyết phục gia nhập khối này và chơi theo luật lệ của nó. Theo Mead, đã đến lúc phải đối đầu với những đe dọa từ những kẻ thù địa chính trị ngày càng nguy hiểm này.
Read More...

Đi tới dân chủ: Những bài học từ các cuộc chuyển đổi thành công

Abraham F. Lowenthal & Sergio Bitar
Huỳnh Phan dịch
Gần 5 năm trước, các cuộc biểu tình quần chúng [1] đã quét chế độ chuyên quyền Hosni Mubarak ra khỏi quyền lực ở Ai Cập [2]. Hầu hết các nhà quan sát trong và ngoài Ai Cập đều  tin rằng, nước này đang trên đường đi đến một tương lai dân chủ; thậm chí một số còn tuyên bố rằng dân chủ đã đến. Nhưng cuộc bầu cử Mohamed Morsi và Đảng Tự do và Công lý của Nhóm Anh Em Hồi giáo (Muslim Brotherhood) đã dẫn đến phân cực và bạo lực, và vào năm 2013, sau nhiều cuộc biểu tình, Tướng Abdel Fattah el-Sisi đã giành lấy quyền [3] trong một cuộc đảo chính quân sự. Kể từ đó, chế độ Sisi đã giết chết hơn 1000 dân thường, bỏ tù hàng chục ngàn người khác, xiết chặt phương tiện truyền thông và xã hội dân sự.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org