Nền dân chủ Mỹ đang suy tàn, và cuộc bầu cử này không đủ để sửa chữa nó

Nền tảng của hệ thống chính trị của chúng ta đã bị tan vỡ. Và để sửa chữa nó sẽ cần nhiều hơn việc bỏ lá phiếu của chúng ta.
Daron Acemoglu
Minh Minh dịch
Sự thịnh vượng và ổn định của Hoa Kỳ trong hai thế kỷ qua đã được xây dựng trên danh tiếng vô song về các thiết chế toàn diện của nó. Hoa Kỳ có các bộ luật vốn bảo vệ sở hữu tư nhân, khuyến khích sự đổi mới, và tạo thuận lợi cho sự vận động của thị trường trong khi ngăn chặn không cho nó bị độc quyền bởi một số ít người. Nó có một hệ thống chính trị giúp ngăn chặn sự thống trị của một nhóm người lên phần còn lại của xã hội, cho phép người dân cất lên tiếng nói về việc họ nên được cai trị như thế nào, và cho phép hầu hết người Mỹ tiếp cận với giáo dục cũng như chia sẻ quá trình tạo ra của cải. Các thiết chế này không vận hành chỉ vì chúng được viết trên giấy tấm giấy da. Hiến Pháp, Tuyên ngôn Nhân quyền, và tất cả những sự bảo vệ đối với tự do tôn giáo, ngôn luận, và hội họp và những thứ khác bắt nguồn từ chúng chỉ có một ý  nghĩa nào đó bởi tất chúng ta đều đồng thuận tôn trọng chúng. Tòa án tối cao là một cơ quan đầy quyền lực chỉ bởi chúng ta đã phát triển các chuẩn mực chính trị khiến cho các tổng thống hầu như không thể vứt bỏ ý kiến của nó sang một bên khi họ muốn, như những người đứng đầu chính phủ của nhiều quốc gia khác vẫn thường làm.
Read More...

Tự do ngôn luận

Phan Thành Đạt
Je désapprouve ce que vous dites mais je défendrai jusqu’à la mort votre droit de le dire.
(Tôi không tán thành những gì anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến cùng quyền được nói của anh).
Read More...

Tự do ngôn luận và đức tin tôn giáo

Phan Thành Đạt
Tự do ngôn luận và tự do về tư tưởng là những quyền con người cơ bản được Hiến pháp, Tuyên ngôn về quyền con người năm 1948 và Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950 bảo vệ. Nhà luật học Jean Rivero phân chia quyền con người thành ba loại: Quyền tự nhiên, quyền tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội, quyền được hưởng từ các chính sách của Nhà nước nhằm chăm lo cho con người. Quyền con người thuộc thế hệ thứ nhất là những quyền tự nhiên nếu thiếu chúng, tự do, hạnh phúc của con người sẽ không được đảm bảo. Quyền được sống, tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo là các quyền cơ bản thuộc thế hệ thứ nhất.
Read More...

MYANMAR Giải phẫu một chuyển đổi chính trị

Priscilla Clapp
United States Institute of Peace
Nguyễn Quang A dịch
Tóm tắt
· Kể từ cuối Chiến tranh Lạnh, nhiều nước đã thử chuyển đổi từ các chính thể độc đoán sang các nền dân chủ, với những kết quả khác nhau. Sự chuyển đổi chính trị bắt đầu ở Myanmar với các cuộc bầu cử 2010 đã được trù tính, bởi vì ban lãnh đạo đã chuyển từ từ theo hướng dân chủ hóa trong khi vẫn giữ nhiều cấu trúc độc đoán của chính thể trước trong thời gian chuyển đổi.
Read More...

Bài học chuyển đổi dân chủ thành công: Thỏa hiệp và quốc gia cho tất cả các đảng phái

Abraham F. Lowenthal & Sergio Bitar
Thạch Lam Trần dịch
5 năm trước đây, các cuộc biểu tình(1) càn quét chế độ chuyên quyền Ai Cập Hosni Mubarak(2). Hầu hết các nhà quan sát trong và ngoài nước tin rằng Ai Cập đang trên con đường dẫn đến dân chủ, thậm chí còn tuyên bố rằng dân chủ đã đến. Nhưng thực tế, cuộc bầu cử đưa Mohamed Morsi lên nắm quyền Tổng thống với Đảng Tự do và Công lý (Anh em Hồi giáo) khiến nền chính trị Ai Cập đã sớm bị phân cực và chìm đắm trong bạo lực, lý do nằm ở tổ chức này đã không  thương lượng, thoả hiệp và tôn trọng sự đa nguyên.
Read More...

Cuộc khủng hoảng của các nền dân chủ Phương Tây

Wolfgang Hirn
Phan Ba dịch

“Từ khi thiên niên kỷ mới bắt đầu, có một sự hoài nghi ngày càng tăng lan rộng ra trong khoa học, xuất bản và chính trị: người ta hầu như không còn chờ đợi thành công nào của dân chủ hóa nữa”, Wolfgang Merkel, giám đốc Trung tâm Khoa học về Nghiên cứu Xã hội ở Berlin nói một cách hơi cam chịu.
Read More...

Không nên coi thường dân túy mị dân

Phạm Phú Khải
(từ Úc Châu)
Trump thắng! Phong trào dân túy tại Mỹ đã đánh bại thành phần ưu tú quyền lực và các thành trì kiên cố đã chi phối và ảnh hưởng quyền lực tại Hoa Thịnh Đốn bấy lâu nay.
Read More...

Trump, dân túy hay mị dân?

Phạm Phú Khải 
(từ Úc Châu)
Chỉ còn vài ngày nữa người dân Mỹ sẽ quyết định ai sẽ là vị tổng thống thứ 45 của mình.
Theo đa số các cuộc thăm dò ý kiến thì bà Hillary Clinton dẫn điểm. Tuy nhiên, sự kiện giám đốc FBI James Comey tuyên bố mở lại điều tra vụ sử dụng email khi bà Clinton còn làm Ngoại Trưởng Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 10 có khả năng thay đổi tình thế vào giờ phút cuối. Và thật sự là đang có ảnh hưởng tiêu cực như vậy lên tiến trình tranh cử của bà.
Read More...

Giải mã ma lực của chính trị gia dân túy

Điều hấp dẫn các nhà dân túy là họ giúp những người bị gạt ra bên lề nói lên tiếng nói của mình.
Có lẽ, điều duy nhất đáng ngạc nhiên về phản ứng dân túy, điều đã áp đảo nền chính trị của nhiều nền dân chủ lâu đời, là nó đã xảy đến quá chậm. Thậm chí từ hai thập niên trước, khá dễ để dự đoán rằng sự miễn cưỡng của các chính trị gia dòng chính trong việc đề xuất giải pháp cho sự bất ổn và bất bình đẳng trong kỷ nguyên siêu toàn cầu hóa sẽ tạo nên một không gian chính trị cho các nhà đại dân túy với các giải pháp dễ dãi. Trước đây, đó là Ross Perot và Patrick Buchaman; ngày nay đó là Donald Trump, Marine Le Pen và nhiều nhân vật khác.
Read More...

Chủ nghĩa dân túy, quá khứ và hiện tại

Shlomo Ben-Ami,
Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ
Dường như, hiện nay, gần như không có chế độ dân chủ phương Tây nào được miễn dịch với chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Trong khi thuật hùng biện của những người dân túy dường như đã đạt tới đỉnh điểm, với những hậu quả sâu rộng - đáng chú ý nhất là cuộc bỏ phiếu ở Vương quốc Anh về việc ra khỏi Liên minh châu Âu - thực tế là khuynh hướng cho rằng người bản địa ưu việt hơn người nhập cư, mà chủ nghĩa dân túy là người đại diện đã làm điêu đứng nền chính trị dân chủ từ khá lâu rồi.
Read More...

Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Cuộc bầu cử lãnh tụ Công Đảng tại Anh vừa qua và cuộc chạy đua tranh vé đề cử của 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm tới hiện đang thực sự làm rung chuyển tận gốc rễ nền tảng chính trị hai nước này. Việc phân tích kỹ các nhân vật này cùng cương lĩnh tranh cử của họ cho thấy có nhiều điểm khá thú vị.
Read More...

Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ

Lược dịch: Trần Tịnh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Thomas E. Watson – một nhà dân túy ở tiểu bang Georgia – viết vào năm 1910 rằng:
Những phế phẩm của tạo hóa đã và đang đổ lên đầu chúng ta. Nhiều thành phố lớn của nước Mỹ chẳng còn Mỹ nữa. Bọn nguy hiểm và nhũng lạm của Cựu Thế giới đang xâm lấn chúng ta, đe dọa chúng ta, gây bệnh cho chúng ta. Ở đâu ra cái bọn mọi rợ đó vậy? Chính những ông chủ xưởng của đất nước này chứ ai, họ muốn có sức lao động rẻ cho nên mang chúng đến đây. Họ đem chúng đến đây với sự vô tâm, chẳng hề nghĩ là chúng nó sẽ phá hoại tương lai của chúng ta như thế nào.
Read More...

Cuộc cách mạng sắp tới của Pháp?

Trần Ngọc Cư dịch từ Foreign Affairs, tháng 11- tháng 12/2016

Dẫn nhập của dịch giả:
Con lắc chính trị thế giới đã chuyển động đủ chu kỳ của nó: sau khi để lại đằng sau các cuộc xung đột ý thức hệ và Chiến tranh lạnh của Thế kỷ 20, con lắc đang tăng tốc trên đường trở về với chủ nghĩa dân tộc (nationalism), rõ nét nhất là kể từ sau khi chủ nghĩa cộng sản bị tiêu vong tại Liên Xô và Đông Âu. Một trong các thuộc tính nổi bật của các phong trào dân túy (the populist movement) đang tràn lan tại phương Tây, kể cả Mỹ, là chủ nghĩa dân tộc, một khái niệm có gốc rễ từ Hoà ước Westphalia (1648), một hiệp định đưa ra các nguyên tắc củng cố khái niệm Nhà nước có chủ quyền (the sovereign state), không can thiệp vào nội bộ của nhau, dù là giữa nước lớn và nước nhỏ. Khi ảnh hưởng của châu Âu tràn ngập thế giới, kể cả thông qua chủ nghĩa thực dân và đế quốc, những nguyên tắc Westphalia này đã trở thành chủ chốt cho luật pháp quốc tế và cho trật tự thế giới hiện nay. Mỉa mai là, giới trí thức bản địa tại các thuộc địa Á-Phi của các đế quốc châu Âu, trong đó có Việt Nam, cũng học được một đôi điều từ khái niệm Nhà nước có chủ quyền nói trên để phát động các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc tiếp theo sau Thế chiến II.
Read More...

Sự thất bại của chế độ dân chủ ở Anh

Kenneth Rogoff
Phạm Nguyên trường dịch
Tình trạng điên rồ thực sự của cuộc trưng cầu dân ý về việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu không phải là các nhà lãnh đạo Anh dám yêu cầu người dân cân nhắc những lợi ích của việc tiếp tục là thành viên trước những những áp lực do người nhập cư gây ra trong lúc này. Mà là giới hạn để đi ra thấp đến mức vô lý: chỉ cần đa số đơn giản là được. Với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 70%, có nghĩa là chiến dịch đòi ra khỏi EU giành chiến thắng khi chỉ có 36% cử tri đủ điều kiện ủng hộ.
Read More...

Plato – cha đẻ của nhà nước không tưởng toàn trị

Richard M. Ebeling
Phạm Nguyên Trường dịch
Đối với Plato (428 TCN - 348 TCN), con người không thể tự cấp tự túc; việc họ không thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của mình bằng lao động của chính mình, là nguồn gốc của xã hội. Mỗi người có những phẩm chất cố hữu nào đó, chúng làm cho người đó làm một số việc thành thạo hơn những việc khác. Bằng cách và thông qua chuyên môn hóa công việc, các thành viên của cộng đồng có thể cải thiện điều kiện vật chất của mình bằng cách làm ra những món hàng mà họ có kĩ năng cao nhất, rồi đem đổi chúng lấy những thứ khác mà họ cần, tức là những thứ mà những người khác sản xuất với kĩ năng cao nhất và đem ra trao đổi.
Read More...

Chủ nghĩa dân túy không phải là chủ nghĩa phát xít nhưng có thể là một báo hiệu ban đầu

SHERI BERMAN
Trần Ngọc Cư dịch 
“Các nhà chính trị cực đoan cánh hữu hiện nay vì thế đáng được gọi là dân túy [populist] chứ không phải phát xít, vì họ rêu rao là họ đang nói lên tiếng nói của người dân bình thường, nam cũng như nữ, chống lại giới quyền lực chóp bu thối nát, xuống cấp, và xa rời quần chúng cũng như chống lại các định chế hiện hành. Nói cách khác, họ chắc chắn phản lại xu thế tự do-bình đẳng [antiliberal], nhưng họ không phản dân chủ [antidemocratic]. Sự phân biệt này có ý nghĩa không nhỏ. Nếu các nhà lãnh đạo dân túy lên nắm chính quyền -- thậm chí trong đó có các phần tử dân tộc chủ nghĩa -- sự tồn tại liên tục của thể chế dân chủ sẽ cho phép xã hội lựa chọn một sự làm lại từ đầu [a do-over] bằng cách sau đó sẽ bỏ phiểu tống cổ họ ra khỏi chính quyền. Thật vậy, đây có lẽ là ưu điểm lớn nhất của thể chế dân chủ: nó cho phép các nước hồi phục từ các sai lầm của mình.“ – Sheri Bergan
Read More...

Địa chính trị của chủ nghĩa dân túy

Danny Quah và Kishore Mahbubani
Phạm Nguyên Trường dịch
Câu hỏi lớn trong các nước châu Á hiện nay là có thể rút ra được bài học gì từ chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mĩ và từ cuộc trưng cầu dân ý về việc ra khỏi đi hay ở lại EU của Vương quốc Anh, trong đó cử tri Anh chọn phương án ra khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Đáng tiếc là người ta đã không tập trung chú ý vào chỗ cần phải chú ý: Sự thay đổi của địa chính trị.
Read More...

Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé.
Read More...

Những khoảng tối dân chủ ở châu Á

Tác giả: Shashi Tharoor | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú
Nền dân chủ ở châu Á gần đây đã tỏ ra dày dặn hơn nhiều người từng mong đợi, với các cuộc bầu cử công bằng và tự do đã cho phép những xã hội lớn và chia rẽ như Ấn Độ và Indonesia xoay xở vượt qua những cuộc chuyển giao chính trị quan trọng. Nhưng một số nền dân chủ châu Á – điển hình là Thái Lan và Pakistan – lại dường như đang đi lạc hướng.
Read More...

SPIEGEL ONLINE phỏng vấn Thomas Piketty: Chủ NghĩaTư Bản Đi Về Đâu Trong Thế Kỷ XXI?

Đỗ Kim Thêm dịch
Thomas Piketty, Giáo sư tại École d´Économie de Paris, là chuyên gia nổi danh quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu về phân phối lợi tức và tài sản. Với tác phẩm Capital of the Twent- First Century, ông cảnh báo về tình trạng bất công trầm trọng giữa hai giới nghèo và giàu đang ngày càng lan rộng tại các nước phương Tây và đề nghị về một thoả ước toàn cầu để đánh thuế giới tư nhân giàu có. Nguyên tác Pháp ngữ hiện đang bán trên 120.000 bản và bản dịch Anh ngữ bán trên 450.000 bản trên thị trường sách, một hiện tượng hiếm có cho loại sách về tư tường kinh tế. Cuốn sách bán chạy nhất này cũng là đầu đề gây nhiều tranh luận sôi nổi trong giới trí thức tại châu Âu và Hoa Kỳ. Romain Leick, phóng viên của Spiegel (tuần báo Tấm Gương, Đức) tại Paris thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Read More...

Tư Bản Trong Thế Kỷ XXI

Đỗ Kim Thêm
Giới thiệu sách: Capital in the Twenty-first Century, by Thomas Piketty, translated by Arthur Goldhammer, Belknap Press/Harvard University Press, 2014, 696 pp, $39.95.
Read More...

Kiến tạo xã hội học tập

Joseph E. Stiglitz<br />
Phạm Nguyên Trường dịch

Công dân ở các nước giàu nhất thế giới cho rằng nền kinh tế của họ ngày nay dựa trên nền tảng là sự đổi mới sáng tạo. Nhưng trong suốt hơn hai thế kỷ vừa qua, đổi mới sáng tạo là một phần của nền kinh tế của thế giới đã phát triển. Thật vậy, trong suốt hàng ngàn năm, trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, thu nhập không tăng là bao. Sau đó, thu nhập bình quân đầu người tăng vọt, hết năm này qua năm khác, thỉnh thoảng mới bị gián đoạn bởi tác động của những dao động có tính chu kỳ. Robert Solow, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, cách đây 60 năm đã nhận xét rằng thu nhập tăng chủ yếu không phải là do tích lũy vốn mà do tiến bộ công nghệ - do người ta học được cách làm mọi thứ một cách tốt hơn.
Read More...

Thế kỷ của Trung Quốc

Joseph E. Stiglitz<br />
Đỗ Kim Thêm dịch

Quyền lực mềm: Cách đáp ứng hay nhất của Mỹ đối với Trung Quốc là đưa các vấn đề trong nước đi vào nề nếp.
Trung Quốc vừa qua mặt Mỹ trong vai trò như là một nền kinh tế lớn nhất thế giới mà không phô trương ồn ào - dù trên thực tế, chúng ta cần có một số nghi ngờ về vị thế mới này của Trung Quốc -. Đây là một lời kêu gọi cảnh tỉnh, và nên có một tiếng kêu như vậy - nhưng không phải là loại kêu gọi mà hầu hết người Mỹ có thể hình dung.
Read More...

Dân Chủ Trong Thế Kỷ XXI

 Joseph E. Stiglitz | Project Syndicate<br />
Đỗ Kim Thêm dịch
Sự đón nhận tác phẩm mới của Thomas Piketty Tư Bản Trong Thế Kỷ XXI tại Hoa Kỳ và các nước khác có nền kinh tế tiên tiến chứng tỏ được mối quan ngại ngày càng gia tăng về tình trạng bất công đang lan rộng. Tác phẩm của ông nhấn mạnh đặc biệt đến các chứng cớ, vốn dĩ đã tràn ngập trước đây, liên quan đến việc thu nhập và tích sản quá mức dành cho giới thượng lưu.
Read More...

Tư tưởng của Weber về quan hệ giữa tôn giáo và phát triển

Biên dịch: Phạm Hồng Anh
Lời mở đầu
Max Weber là một trong ba nhà triết học có khả năng giải thích cho chúng ta một cách cặn kẽ nhất về hệ thống kinh tế đặc thù có tên gọi Chủ nghĩa tư bản (Karl Marx và Adam Smith là hai người còn lại).
Read More...

Đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản của Max Weber

Tác giả: Trần Hữu Quang – Bùi Văn Nam Sơn
Max Weber (tên đầy đủ là Maximilian Carl Emil Weber) (1864-1920), nhà xã hội học người Đức, là một trong số ít tác giả có tầm ảnh hưởng lớn lao trong ngành xã hội học, và được xem là một trong những ông tổ của ngành khoa học xã hội này, bên cạnh những tác giả tên tuổi như Karl Marx, Emile Durkheim, Vilfredo Pareto, George Simmel… Một số luận điểm và công trình nghiên cứu của ông đã và vẫn còn tiếp tục là đề tài gây tranh luận trong giới học thuật, kể cả về phía những người ngưỡng mộ lẫn về phía những kẻ phê phán. Kể từ khi có bản dịch đầu tiên sang tiếng Nga cho tới những bản dịch sang tiếng Nhật sau này, các công trình của ông đã không ngừng gây ảnh hưởng lớn lao tới các bước phát triển của ngành xã hội học ở hầu như tất cả các nước trên thế giới.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org