Cuộc khủng hoảng của các nền dân chủ Phương Tây

Posted on
  • Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Wolfgang Hirn
    Phan Ba dịch

    “Từ khi thiên niên kỷ mới bắt đầu, có một sự hoài nghi ngày càng tăng lan rộng ra trong khoa học, xuất bản và chính trị: người ta hầu như không còn chờ đợi thành công nào của dân chủ hóa nữa”, Wolfgang Merkel, giám đốc Trung tâm Khoa học về Nghiên cứu Xã hội ở Berlin nói một cách hơi cam chịu.

    “Chúng ta có một cuộc khủng hoảng về dân chủ”, tờ New York Times nhận định. Người có quyền tối cao, người dân, mà quyền lực cần phải xuất phát ra từ đó, cảm thấy mình ngày càng bất lực hơn và thường không còn được đại diện bởi những người được bầu lên. Hans Vorländer, giáo sư chính trị ở Dresden nói: “Khoảng cách giữa người dân được đại diện và các chính trị gia đại diện đang tăng lên.”
    Chính trị học đã nhận ra được tiếng lầm bầm của người dân đi bầu và đã tạo ra một khái niệm mới cho hệ thống hiện nay: hậu dân chủ. Quyển sách của nhà chính trị học người Anh Colin Crouch cũng có tên như vậy, người qua đó đã khởi sự cho cuộc tranh luận về kỷ nguyên hậu dân chủ. Theo quan điểm của ông, tuy là bầu cử vẫn được tiếp tục tiến hành, thế nhưng nó đã bị “những nhóm cạnh tranh lẫn nhau của các chuyên gia chuyên nghiệp về quan hệ công chúng” làm cho suy tàn trở thành “thuần túy là một màn biểu diễn ồn ào”. Đa số người dân đóng một vai trò thụ động, im lặng, vâng, còn là dửng dưng nữa. Vấn đề cơ bản của hiện tại là giới tinh hoa kinh tế, những người đã nhận lấy quyền lực.
    Ở Hoa Kỳ, có những người nào đó đã nói về một chế độ tài phiệt, tức là sự thống trị của tiền bạc. Ngành quản lý tài chính hiện nay đang thống trị chính trị. Một lời cáo buộc không thể dễ dàng bác bỏ khi người ta nhìn đến các đan kết về nhân sự giữa Wall Street và Washington của những năm vừa qua. Hầu như tất cả các Bộ trưởng Bộ Tài chính, những người thật ra là có nhiệm vụ điều chỉnh ngân hàng, đều có một quá khứ ở Wall Street.
    Ảnh hưởng của những nhóm lợi ích hùng mạnh không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy rõ như vậy. Nhiều việc diễn ra trong hậu trường, trong văn phòng của những kẻ quan liêu và nghị sĩ, hay trong hậu phòng của những quán ăn được chi trả bằng công tác phí. Những bè nhóm trong sự tranh tối tranh sáng của quyền lực này được người ta gọi là vận động hành lang, cái mà có những người nào đó đã gọi nó là kẻ đào mồ chôn nền dân chủ.
    Washington bước đi xa nhất ở đây. Người ta chỉ cần nhìn các bảng tên trên cửa nhà ở K, L hay M Street xung quanh Tòa Nhà Trắng, rồi thì người ta sẽ biết. Có không biết bao nhiêu là công ty, hội liên hiệp và công ty quan hệ công chúng ở đây. Vận động hành lang trong thủ đô của Mỹ hiện nay là ngành lớn thứ ba, sau chính phủ và du lịch.
    Một hình thức đặc biệt của vận động hành lang ở Hoa Kỳ là tặng tiền cho tranh cử. Tất cả đều hợp pháp, nhưng về chính trị thì hết sức tai tiếng. Giáo sư luật người Mỹ Lawrence Lessig gọi hình thức đưa tiền cho chính khách này là “tham nhũng mang tính thể chế”, việc hết sức rõ nét ở Hoa Kỳ. Năm 2008, 100 thượng nghị sĩ và 435 hạ nghị sĩ đã thu thập được 1,2 tỉ dollar tiền quyên góp cho tranh cử. Trong lần tranh cửa tổng thống vừa rồi của năm 2012 còn có cả 2,5 tỉ dollar chảy về cho cả hai ứng cử viên Barack Obama và Mitt Romney.
    Người dân đi bầu ngày càng ngoảnh mặt đi trước những tình trạng như vậy. Chỉ còn một nửa là đi bầu ở Hoa Kỳ, việc dẫn đến hậu quả là một tổng thống Mỹ tại một kết quả sít sao chỉ có tròn một phần tư cử tri ủng hộ cho mình.
    Ở đó, một quá trình phân hủy trong cử tri đã diễn ra lâu nay, cái cũng đã bắt đầu ở châu Âu từ lâu rồi. Người đi bầu nhận thấy rõ, rằng không chỉ họ là bất lực, mà cả những người đại diện do họ bầu ra ở trong các Quốc Hội cũng ngày càng bất lực. Chính trong cuộc khủng hoảng euro đã có thể thấy rõ, rằng những người đại diện cho người dân đã chịu thua sự cưỡng bức của những cái được gọi là tình hình bắt buộc. Và sự cưỡng bức này là do những thể chế khác, không có tính chính danh về mặt dân chủ, đưa ra. “Quốc Hội chỉ còn gật đầu thông qua những gì do hành pháp tuyên bố dưới áp lực của thị trường chứng khoán và của các hãng đánh giá mức độ tín nhiệm”, Herfried Münkler lên án trong một bài tiểu luận trên tờ Spiegel. Người ta còn có thể liệt thêm Ngân hàng Trung ương và Ủy ban châu Âu vào trong các cơ quan dân chủ này, những cơ quan (cùng) quyết định về số phận của người Âu mà không chịu trách nhiệm trước họ.
    Cảm giác bất lực này còn được tăng cường qua từ ngữ xấu của bà nữ thủ tướng liên bang [Đức] về việc không có sự lựa chọn khác. Một nền dân chủ sống nhờ vào những sự lựa chọn khác. Người đi bầu muốn và cần phải quyết định chọn lựa giữa A và B. Khi người này không còn có sự chọn lựa và thay vì vậy là những thế lực nặc danh nào đó quyết định, thì điều đó gây nguy hại cho hệ thống của chúng ta. Herfried Münkler: “Cái mà chúng tôi đang quan sát thấy là kết cuộc dần dần của nền dân chủ nghị viện.”
    Không ngạc nhiên, khi niềm tin tưởng vào các cơ quan chính trị dần biến mất trước nhận định này – ở châu Âu cũng như ở Hoa kỳ. Theo một thăm dò Gallup từ năm 2011, chưa tới 20 phần trăm người Mỹ tin tưởng vào chính phủ của họ, và chỉ chín phần trăm tin tưởng công việc làm của Quốc Hội. Một phán xét khủng khiếp, nhưng rõ ràng là không kích động hay khiến cho bất cứ một ai trong số những người có trách nhiệm phải suy nghĩ.
    Cùng với niềm yêu thích đang giảm xuống cho hệ thống chính trị và các chính khách hoạt động của nó, sự đồng ý với hệ thống kinh tế Tây Phương, chủ nghĩa tư bản, cũng giảm xuống trong Phương Tây. Và điều đó cũng xảy ra chính trong nước mẹ của chủ nghĩa tư bản. Chỉ còn 59 phần trăm người Mỹ cho rằng hệ thống kinh tế thị trường tự do là hình thức kinh tế tốt nhất. 2002 còn là 80 phần trăm.
    Kinh tế nhà nước có phục hưng trở lại không?
    Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” [“Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp – Trung Quốc chống Phương Tây”]
    Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/dien-dan/Cuoc-khung-hoang-cua-cac-nen-dan-chu-Phuong-Tay-4931/
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org