Nhà nước pháp quyền


 Cao Huy Thuần   
                                 
"Nhà nước pháp quyền" đã được chính thức du nhập vào Việt Nam từ cuối năm 1991. Chính Tổng bí thư Đỗ Mười đã nêu lên khái niệm này trước tiên trong một bài nói tại hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa 7 ngày 29-11-1991. Mười sáu năm trôi qua, dư luận vẫn còn tự hỏi: "Nhà nước pháp quyền" là gì? Hỏi như vậy, khác gì xác nhận vấn đề hãy còn là thời sự? Mà lại là thời sự nóng hổi! Trong nước, vi phạm luật là tin tức hàng ngày trên báo chí. Ngoài nước, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia không ngớt đòi hỏi "Nhà nước pháp quyền" như một điều kiện phải thực hiện. Thực hiện thế nào trước mắt dân và trước mắt quốc tế, nếu trước hết không định nghĩa cho rõ khái niệm này? Đã đành Việt Nam không bắt buộc phải theo quan niệm của ai, nhưng mơ hồ về chính khái niệm mà mình đã thừa nhận là chuyện không ổn.
Read More...

Sự trỗi dậy của cánh tả mới ở Trung Quốc

Leslie Hook
Vũ Quang Việt
Vài lời giới thiệuBài viết theo lối báo chí này trình bày một số quan điểm của cánh tả mới ở Trung Quốc và sơ lược vẽ thêm ra khung cảnh mà các quan điểm này ra đời. Có thể nói quan tâm lớn của nhóm là tăng phúc lợi xã hội và nâng cao mức sống của nông dân. Cùng với những quan tâm trên là vấn đề dân chủ và tự do mà họ gần gũi với cánh tả cổ điển của Đảng thay vì quan điểm của phương tây.  Họ cảm thấy dân chủ và tự do kiểu ở các nước tư sản không thuyết phục, có lẽ vì họ hoặc quen, hoặc tin vào vai trò cần thiết của nhà nước nhằm thực hiện các chính sách xã hội, hoặc không tin lắm vào khả năng mua phiếu của giai cấp tư sản đang lên. Họ bàn về dân chủ mà ta cảm thấy là những ý tưởng của họ khá gần với dân chủ trực tiếp (thay vì dân chủ đại diện) của thời cổ đại chỉ áp dụng được trong một cộng đồng khá nhỏ bé, chẳng hạn như bốc thăm đại diện. Có thể nói các ý kiến về dân chủ của họ còn khá mù mờ.  Do sự chống đối của cánh tả mới, Luật về Tài sản phải hơn 6 năm mới  thông qua nổi Quốc hội vào 8 tháng 3 vừa qua, và sẽ được áp dụng trong năm nay. Điều này vừa phản ánh ảnh hưởng của cánh tả mới nhằm bảo vệ công hữu trên đất nông nghiệp (họ đã thành công, dù cũng giống như Việt Nam, quyền sử dụng có thể chuyển nhượng ), hoặc cho thấy hạn chế của nhóm là luật đã được ban hành công nhận các quyền tư hữu ở các lãnh vực khác với ba quyền: tư hữu, quyền sử dụng, quyền được bảo vệ.  Giới trí thức Trung Quốc rõ ràng là đã đi trước một bước so với giới trí thức Việt Nam. Quan tâm chính của giới trí thức Việt Nam vẫn chưa phải là quyền lợi của nhân dân lao động, mà chỉ nhằm vào cổ võ tinh thần yêu nước, nhằm tăng sức mạnh của “dân tộc”, cũng một cách mù mờ.
----------------
Read More...

Dân chủ và phát triển: Kinh nghiệm Ấn Độ và Trung Quốc*

Trần Quốc Hùng                                       
    
I. Giới thiệu – Bối cảnh lịch sử
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước lớn, đông dân nhất và nhì thế giới. Cả hai dành lại độc lập sau Chiến Tranh Thế Giới lần thứ hai. Vào lúc đó, nền kinh tế của hai nước tương đương với nhau – tổng sản lượng quốc nội (GDP) của mỗi nước bằng khoảng 4,9% GDP toàn cầu.[1]Từ đó đến nay, con đường phát triển của hai nước khác nhau rất nhiều.
Read More...

Ổn định và phát triển: Trí thức Trung Quốc đang nghĩ gì?

Trần Hữu Dũng
Như Việt Nam, Trung Quốc hiện phải đương đầu với nhiều thử thách kinh tế, xã hội, môi trường, vv.. Kinh nghiệm của họ đặc biệt hữu ích vì, cũng như Việt Nam, họ là một nước “xã hội chủ nghĩa” (trên danh nghĩa) và chỉ thực sự bắt đầu cải cách khoảng ba mươi năm nay (trước Việt Nam độ 10 năm).  Đó là chưa nói đến một lý do quan tâm thiết thực nhất cho chúng ta: Trung Quốc là một quốc gia cận kề, ảnh hưởng lớn lao đến Việt Nam về văn hóa, về chính sách (và nhiều phương diện khác nữa!).  Hiển nhiên, đã có vô số văn kiện, báo cáo của nhà nước Trung Quốc về các kinh nghiệm này, và cũng đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả Tây phương về Trung Quốc, song, đối với những người muốn nhìn vấn đề từ nhiều phía thì vẫn còn một điều muốn biết: thế còn những trí thức Trung Quốc ngoài chính quyền, tương đối độc lập, thì họ nghĩ sao? 
Read More...

Francis Fukuyama: Lý thuyết về Nhà Nước hay Từ chuyên chế đến dân chủ


Nguyễn Trường             
                                                                          
Trong Lời Tựa cuốn "Cội Nguồn Trật Tự Chính Trị" (The Origins of Political Order),  Francis Fukuyama đã viết: "Tác phẩm có hai nguồn gốc. Cảm hứng đầu tiên đã khởi dậy khi giáo sư cố vấn Samuel Huntington, Đại Học Harvard, yêu cầu tôi viết lời tựa tái bản cuốn 'Trật Tự Chính Trị Trong Các Xã Hội Đang Thay Đổi', xuất bản năm 1968. Cảm hứng thứ hai bắt nguồn từ thập kỷ Fukuyama dành  nghiên cứu 'các vấn đề thế giới thực tế của các nhà nước nhược tiểu và thất bại'  dẫn đến tác phẩm 2004 'Xây Dựng Nhà Nước: Quản Trị và Trật Tự Thế Giới trong Thế Kỷ 21'."[1]
Read More...

Đàn áp để ổn định và phát triển: Mô hình Trung Quốc

 Ngô Vĩnh Long
1. Lời nói đầu
Bài “Ổn định và phát triển: Trí thức Trung Quốc đang nghĩ gì?” của Trần Hữu Dũng (Thời Đại Mới, số này) rất hữu ích vì không những nó cho biết trí thức Trung Quốc đang nghĩ gì về ổn định và phát triển trên đất nước họ mà còn cho thấy người trí thức nước nầy, tuy không giữ chức vị trong chính quyền, vẫn có những cơ hội và vai trò nhất định để đóng góp cho việc ổn định và phát triển của đất nước.
Read More...

Khổng giáo và siêu cường Trung Quốc


Nguyễn Trường           
 Thế vận hội Bắc Kinh đã bế mạc. Cơn bão phê bình, biểu tình phản đối, những âu lo ô nhiễm ban đầu, hay hoan hô, ca ngợi các vận động viên giành được huy chương sau đó, đã cùng với thời gian giảm dần và trôi qua. Kế đó, việc phóng phi hành gia đi bộ lên không gian cũng đã thành công trong không khí phấn khởi , tự hào của quần chúng. Trong quá trình đó, hình ảnh Trung Quốc (TQ) cũng đã đổi thay. Lợi dụng các cuộc tranh tài để phân ranh giữa quá khứ của chính mình và những ước mong của thế giới về một tương lai tươi sáng hơn, TQ đã khéo léo giới thiệu với toàn cầu hình ảnh một quốc gia vừa thoát khỏi nghèo đói, chiến tranh, cách mạng, những tai ương tự tạo, để trỗi dậy như một siêu cường trên đường tiến tới phú cường và văn minh.
Read More...

Mô hình kinh tế chính trị Trung quốc


Nguyễn Trường     

KỶ NGUYÊN TÂN TRUNG QUỐC
Tại trung tâm Trùng Khánh, ở miền Tây Trung Quốc trên bờ Sông Dương Tử, một tháp tưởng niệm sáu tầng đã được xây cất  dành cho những người đã hy sinh trong cuộc chiến chống Nhật. Sau khi ngưởi Nhật phát động cuộc chiến xâm lăng vào năm 1937, chính quyền TQ đã phải di chuyển thủ đô từ Nam Kinh lên Trùng Khánh. Quyết định dời đô đã lôi kéo theo chiến dịch oanh tạc của Nhật, và Trùng Khánh đã bị tàn phá trong chiến tranh.
Read More...

Tự do dân chủ: kinh nghiệm Bắc Phi và Trung Đông


Nguyễn Trường     
   
    
Từ Ai Cập đến Pakistan, tháng 2-2011 sẽ được nhớ như một tháng đầy biến động bất thường,  gây bối rối cho Hoa Kỳ. Người Mỹ đã say mê trước cảnh tượng tự do dân chủ vì họ cảm thấy chính họ lẽ ra đã phải được tham dự một cách nào đó. Khắp Bắc Phi và Trung Đông, nhiều phong trào quần chúng đã trỗi dậy đòi hỏi tự do và dân chủ trong hòa bình, điều trước đây họ thường nhìn về phía Hoa Kỳ như khuôn mẩu để noi theo.
Read More...

Francis Fukuyama : HànhTrình Tư Tưởng Từ “Chung Cuộc Của Lịch Sử” đến “Hoa Kỳ Ở Ngã Tư Đường”

A : Francis Fukuyama : Tư Tưởng Kinh Tế Chính Trị
Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ vào năm 1989, Fukuyama, trong một bài xã luận, đã đưa ra ý niệm Chung Cuộc của Lịch Sử . Luận thuyết nầy sau đó đã được tác giả triển khai và xuất bản dưới nhan đề Chung Cuộc của Lịch Sử và Người Cuối Cùng vào năm 1992, một năm sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã. Trong cuốn sách đã đem lại tiếng tăm lừng lẫy, Fukuyama lập luận, quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại qua sự đấu tranh quyết liệt giữa các hệ ý thức khác nhau đã đến hồi kết thúc với sự toàn thắng của văn hóa Tây phương. Đó là hệ ý thức cơ sở trên những giá trị cốt lõi Cơ Đốc giáo mang tính phổ quát; và trật tự thế giới sẽ dần dà được định hình theo mô hình Dân chủ Tự do (liberal democracy). Nói một cách khác, chủ nghĩa tự do về chính trị và kinh tế (political and economic liberalism) đã toàn thắng, và từ nay cũng là mô hình duy nhất và tốt nhất cho nhân loại .
Suốt gần hai thập kỹ vừa qua, luận thuyết The End of History and the Last Man đã gặp nhiều chỉ trích gay gắt của nhiều tác giả từ cả hai phía tả cũng như hữu. Để trả lời những đả kích vừa nói cũng như phản ảnh những diễn biến trong chính trị thế giới từ mùa hè 1989, Fukuyama đã tìm cách biện minh lập trường trong phần hậu đính “Afterword: After the end of history”, nhân dịp tái bản lần thứ hai cuốn The End of History vào tháng 2 năm 2006, và tiếp theo đó, trong tác phẩm Hoa Kỳ ở Ngã Tư Đường: Dân Chủ, Quyền Lực, và Di Sản của Tân Bảo Thủ , xuất bản cùng năm .
Read More...

Phát triển và dân chủ

Bruce Bueno de Mesquita, George W. Downs
Nguyên Trường dịch
Giầu hơn nhưng không tự do hơn
Hơn 25 năm trước, khi Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế, khởi đầu một giai đoạn phát triển như vũ bão, nhiều người ở phương Tây cho rằng cải cách chính trị nhất định sẽ diễn ra. Tự do hoá kinh tế, như người ta dự đoán, sẽ dẫn đến tự do hoá chính trị và cuối cùng là nền dân chủ.
Read More...

Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng dân sinh của Tôn Trung Sơn

Nguyễn Tài Thư(*)
Tạp chí Triết học, số 12 (211), tháng 12 - 2008
Dân sinh là một trong những tư tưởng nổi bật trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Để làm rõ những giá trị trong tư tưởng dân sinh, tác giả bài viết đã tập trung phân tích một số nội dung cơ bản nhất - đó là: 1/ Mưu cầu dân sinh là nguồn gốc của tiến hoá lịch sử; 2/ Các nhu cầu sống của con người (ăn, mặc, ở và đi lại) là vấn đề cơ bản của dân sinh; 3/ Giảm bớt sự bất công và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn sự bất công là hai cấp độ trong việc giải quyết vấn đề dân sinh; 4/ Thế giới đại đồng - lý tưởng của chủ nghĩa dân sinh. Theo tác giả, tuy còn có những hạn chế nhất định, song chủ nghĩa dân sinh của Tôn Trung Sơn chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị cần được trân trọng, khai thác và phát huy.
Read More...

Vấn đề con người trong quan niệm pháp trị của Hàn Phi

Triệu Quang Minh(*) & Trần Thị Lan Hương(**)
Tạp chí Triết học, số 2 (213), tháng 2 - 2009
Xuất phát từ quan niệm của Hàn Phi về bản chất con người, bài viết tập trung phân tích phương pháp giáo hoá đạo làm người của ông. Nội dung của phương pháp giáo hoá này dựa trên cơ sở quan niệm của Hàn Phi về pháp trị với ba phạm trù căn bản: pháp, thế và thuật. Cuối cùng, bài viết khẳng định rằng, mặc dù còn có những hạn chế nhưng học thuyết triết học - chính trị nói chung, quan niệm về con người nói riêng của Hàn Phi đã tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc nói riêng, trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung.
Read More...

Xã hội công dân và xã hội dân sự: Từ Arixtốt đến Hêghen

Trần Tuấn Phong(*)
Tạp chí Triết học, số 2 (213), tháng 2 - 2009
Bài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân. Theo tác giả, tư tưởng của Hêghen về xã hội dân sự và nhà nước tuy mang tính duy tâm, song những luận điểm của ông đóng vai trò nhất định trong sự hình thành tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về xã hội dân sự, về vai trò của nhà nước.
Read More...

Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela

Ricardo Hausman
Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, người ta đã quá quen với việc ca thán các nhà kinh tế vì đã không dự đoán được thảm họa này, đưa ra các giải pháp phòng ngừa sai lệch, hoặc thất bại trong việc khắc phục khủng hoảng sau khi nó xảy ra. Người ta liên tiếp kêu gọi một tư duy kinh tế mới và điều này là thích đáng. Thế nhưng, những điều mới có thể không tốt và những cái tốt lại chưa chắc đã mới.
Read More...

Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez

Ricardo Hausmann
Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hai năm trước, các cuộc biểu tình của công chúng đã nổ ra ở cả Kyiv (Ukraine) và Caracas (Venezuela). Trong khi Cách mạng Nhân phẩm ở Ukraine nhanh chóng giành được thắng lợi thì thay đổi chính trị ở Venezuela diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn rất nhiều. Thế nhưng, cuộc bầu bầu cử quốc hội ở Venezuela vào ngày 06 tháng 12 vừa qua, trong đó phe đối lập đã giành được đến hai phần ba số ghế, đang làm cho những biến chuyển chính trị ở đất nước này diễn ra nhanh hơn.
Read More...

Làm sao để Washington có thể đảo ngược được trào lưu dân chủ đang suy tàn

Đỗ Kim Thêm dịch
Larry Diamond
Trong thập kỷ sau thời Chiến tranh Lạnh, nền dân chủ phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới chưa từng thấy. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phần lớn những tiến bộ này đã bị xói mòn dần. Từ năm 2000 cho đến năm 2015, nền dân chủ bị phá vỡ tại 27 quốc gia, trong đó có Kenya, Nga, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng trong thời gian đó, một số “các quốc gia khác đang chuyển đổi” trong toàn cầu, nhờ dân số đông và kinh tế quy mô lớn, mà họ có thể tác động lan rộng hơn về tương lai của nền dân chủ trong toàn cầu, nhưng cũng có những diễn biến theo chiều hướng xấu. Theo ước lượng của Freedom House, một cơ quan phi lợi nhuận ở Hoa Kỳ, thì các chỉ số về tự do chính trị bị thu hẹp trong gần một nửa trong số các quốc gia này.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org