10 sự kiện đáng chú ý nhất việt nam 2018

Minh Anh tổng hợp
1. Đàn áp chính trị gia tăng
Trong năm vừa qua hơn 100 nhà hoạt động bị bắt, trong đó, nhiều người bị kết án với mức án rất nặng, điển hình là nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị kết án 20 năm tù[1].
Đây được coi là một năm tồi tệ nhất của Việt Nam về tình trạng vi phạm nhân quyền; và nó cũng phản ánh quan điểm chung của chính quyền Việt Nam là kiên quyết đàn áp mạnh tay tất cả các hoạt động đối kháng, một điều mà họ bắt đầu tiến hành vào cuối năm 2015.   
Read More...

Ưu tiên kinh tế của Việt Nam


Lợi thế kinh tế của Việt Nam
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, giữa những mâu thuẫn giữa của hai nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc trên hai bờ Thái Bình Dương, thì bước qua năm 2019, Việt Nam sẽ có lợi thế gì về kinh tế và đâu là những ưu tiên của mình?
Read More...

Dân chủ hóa 8: Tóm tắt các mô hình phát triển chính trị

Minh Anh dịch
Sáu trường hợp trên được phân tích theo ba câu hỏi:
1)   mức độ mà các nguyên tắc giải trình trách nhiệm và pháp quyền được thiết lập trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra?
2)   mức độ mà bản sắc quốc gia được thiết lập trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra?
3)   và mức độ mà trật tự xã hội cũ bị xóa bỏ trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra?
Read More...

Dân chủ hóa 7: Trường hợp Nga


Minh Anh dịch
Lịch sử thời kỳ đầu của Nga với đầy các cuộc xâm lăng và thống trị từ các thế lực nước ngoài. Các bộ tộc Slavic nông nghiệp cư trú ở vùng thảo nguyên phía nam nước Nga liên tục bị các dân tộc Châu Á và Châu Âu xâm chiếm, khiến cho người Slavic bị phân chia thành ba nhánh, phía tây (Czechs, Slovaks và Poles), phía đông (Russians, Byelorussians and Ukrainians) và phía nam (Serbs, Croats, Bulgars).
Read More...

Dân chủ hóa 6: Trường hợp Nhật Bản

Minh Anh dịch
Lịch sử Nhật Bản không phải là lịch sử của sự xâm lăng hay chinh phạt, mà là lịch sử của nội chiến và biệt lập quốc tế. Sau khi thiết lập một nhà nước Nhật thống nhất (gọi là nhà nước Yamato) vào khoảng thế kỷ III tới thế kỷ V sau CN, chế độ quân chủ tập trung được áp dụng, cùng với đó Phật Giáo được giới thiệu, và hệ thống chính trị về cơ bản dựa trên mô hình của Trung Quốc. Sau sự sụp đổ của vương quốc Baekje (660 sau CN) thành các vương quốc đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, mà những người cai trị Yamato trước đó duy trì mối quan hệ gần gũi và thông qua nó tiếp xúc với văn hóa và kĩ nghệ của Trung Quốc, thì chính quyền Yamato đã trực tiếp gửi các đại sứ tới triều đình Trung Quốc. Thông qua những sự tiếp xúc này, nhà nước Yamato tiếp thu  lịch, triết học và nhiều thực tiễn tôn giáo của Trung Quốc, bao gồm Khổng giáo và Đạo giáo.
Read More...

Dân chủ hóa 5: Trường hợp Đức

Minh Anh dịch
Sự chia rẽ chính trị và quốc gia
Trái với Anh, Pháp, hay Mỹ sau này, vốn đã thiết lập một nhà nước thống nhất từ lâu trước khi quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế diễn ra, thì một điểm đặc trưng trong sự phát triển chính trị của Đức là tình trạng chia rẽ và không thống nhất quốc gia. Có một số lý do cho tình trạng này của Đức.
Read More...

Dân chủ hóa 4: Trường hợp Mỹ

Minh Anh dịch
Tương tự như Anh, ở Mỹ, các thiết chế dân chủ (tham gia) đã tồn tại từ trước, dù bị chi phối bởi giới địa chủ, tinh hoa. Từ lâu, nguyên tắc giải trình trách nhiệm đã là một phần của truyền thống chính trị trong 13 bang thuộc địa và là nền tảng biện minh cho cuộc chiến giành độc lập từ Anh. Các hội đồng dân cử (quốc hội bang) dần có quyền lực lớn hơn so với các thống đốc (bang) do Anh bổ nhiệm – đến mức mà ở các bang như Massachusetts, New Jersey, North Carolina, và Pennsylvania, các hội đồng thể hiện sức mạnh của mình trong việc từ chối trả lương cho các thống đốc trong nhiều năm. Do đó, cũng như Anh, khuân khổ của các thiết chế dân chủ đã ra đời trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra vào thế kỉ XIX.
Read More...

Dân chủ hóa 3: Trường hợp Pháp

Minh Anh lược dịch
Nếu Anh được coi là một mô hình cho sự phát triển của dân chủ ở Châu Âu, thì Pháp cũng như vậy, song với nhiều sóng gió và bất ổn hơn. Thực vậy, tiến trình chính trị Pháp (hướng đến dân chủ) trong thế kỉ XIX đan xen giữa các nỗ lực thiết lập dân chủ (như các cuộc cách mạng 1789, 1836, 1848, 1870) cũng như những sự thụt lùi sau đó trở lại các hình thức quân chủ hay độc tài. Điều gì giải thích cho sự trắc trở trong tiến trình đi đến dân chủ này của Pháp (tương phản với tiến trình tương đối ổn định của Anh)?
Read More...

Dân chủ hóa 2: Trường hợp Anh

Minh Anh lược dịch
Hệ thống chính trị Anh hiện nay ra đời từ một quá trình thay đổi dần dần kéo dài trong khoảng 700 năm, khởi đầu từ Đại hiến chương Magna Carta (1215) với việc đặt ra các giới hạn đối với quyền lực của vua, cho đến khi thông qua Đạo luật về Quốc hội (1919) trong đó chuyển quyền quyết định còn lại cuối cùng của Viện Quý tộc (kế thừa) sang Viện Bình dân (do người dân bầu lên).
Read More...

Dân chủ hóa 1: Một cách diễn giải dựa trên lịch sử

Minh Anh lược dịch
Dân chủ hóa hiểu đơn giản là quá trình các xã hội phát triển hướng đến dân chủ. Dù các học giả khác nhau nhấn mạnh vào các khía cạnh khác nhau trong sự phát triển này, song hầu hết tất cả đều đồng ý về vai trò quan trọng của công nghiệp hóa. Họ cho rằng, công nghiệp hóa có một sức mạnh tàn phá khi nó tạo ra các lực lượng xã hội mới có thể lật đổ trật tự chính trị hiện hành.
Read More...

Bầu cử 5: Giới thiệu phương pháp bầu cử tỉ lệ (PR)

Minh Anh
Mục tiêu của các phương pháp bầu cử tỉ lệ là tạo ra kết quả tỉ lệ - tức là số ghế tương ứng với số phiếu -  nếu một đảng giành được 10% số phiếu, thì sẽ giành được 10% số ghế; tương tự, 20% số phiếu, thì sẽ giành được 20% số ghế.v.v…
Read More...

Quyền lực bất chính

Phạm Phú Khải
Tập Cận Bình tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc bắt đầu cải cách
Trong bài phát biểu tại hội nghị APEC, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh nhu cầu hợp tác toàn cầu và thương mại quốc tế, xác định rằng không có vấn đề gì là không thể giải quyết bằng cách tham khảo nhau. Ông Tập nhận xét : "Lịch sử cho thấy sự đối đầu, qua hình thức chiến tranh lạnh, nóng hay chiếntranh thương mại, sẽ không tạo ra người thắng cuộc". Ông Tập dạy đời rằng thế giới cần "khai dụng sức mạnh của nhau và theo đuổi sự đồng tồn (pursue coexistence)", hơn là phê bình sự chọn lựa nội bộ của các quốc gia khác. Ông Tập lên lớp : "Chúng ta phải bác bỏ sự kiêu ngạo và thành kiến, tôn trọng và hòa nhập với nhau, và ôm ấp sự đa nguyên của thế giới chúng ta".
Read More...

Bầu cử 4: Phương pháp lá phiếu duy nhất không chuyển phiếu (SNTV)

Minh Anh
Phương pháp này về cơ bản tương tự phương pháp SMDP, song áp dụng cho đơn vị bầu cử nhiều đại diện. Cử tri cũng chỉ có một lá phiếu và bỏ cho một ứng viên duy nhất. Sự khác biệt nằm ở chỗ là trong phương pháp SMDP, cử tri chỉ bầu ra một người đại diện cho đơn vị bầu cử của mình, còn trong phương pháp SNTV thì cử tri sẽ bầu ra nhiều người đại diện.
Read More...

Bầu cử 3: Phương pháp hai vòng (TRS)

Minh Anh
Theo phương pháp này, việc bầu cử có thể phải tiến hành hai vòng. Nếu ứng viên hay đảng nào trong vòng bầu cử đầu tiên giành được một mức phiếu cụ thể nào đó (do hiến pháp quy định), thì sẽ là người chiến thắng.
Read More...

Bầu cử 2: Phương pháp lá phiếu thay thế (AV)

Minh Anh
Một trong những phê phán đối với phương pháp SMDP là nó cho phép ứng viên chiến thắng mà không cần giành được đa số tuyệt đối (>50%) phiếu bầu.
Read More...

Bầu cử 1: Phương pháp đa số tương đối áp dụng cho quận một đại biểu (SMDP)

Minh Anh
Đây là hệ thống đa số đơn giản nhất và được sử dụng phổ biến nhất, chủ yếu ở Anh và các thuộc địa cũ của Anh như Canada, Ấn Độ, Mỹ.
Read More...

Chủ nghĩa putin là gì?

Minh Anh lược dịch
Một phần tư thế kỉ sau sự sụp đổ của đế chế Liên Xô, Nga lại một lần nữa quay trở lại trở thành một thế lực đầy thách thức đối với chủ nghĩa tự do toàn cầu cũng như đối với nền dân chủ phương Tây.
Read More...

Tình hình tự do của Việt Nam 2017 theo Freedom House

Minh Anh
Freedom House là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có nhiệm vụ theo dõi tình hình dân chủ tự do trên toàn cầu. Từ năm 1972, Freedom House đưa ra báo cáo hàng năm về Tình hình tự do trên Thế giới, trong đó có Việt Nam.
Read More...

Đôi nét về Hệ thống chính trị Việt Nam

Minh Anh
1. Hiến pháp Việt nam 2013
Hệ thống chính trị hiện nay của Việt nam dựa trên Hiến pháp 2013, gồm 11 chương và 120 điều. Về tổng thể, hiến pháp chứa đựng sự pha trộn khá mâu thuẫn giữa chủ nghĩa hợp hiến tự do với các nguyên tắc chủ nghĩa xã hội. Các đổi mới theo khuynh hướng tự do bao gồm việc nhấn mạnh hơn vào việc giới hạn quyền lực nhà nước và bảo vệ các quyền tự do của người dân. Trong khi đó, chủ nghĩa Marx – Lenin, sở hữu chung, vốn là những di sản của chủ nghĩa xã hội, vẫn có ảnh hưởng lớn.
Read More...

Thiết kế hiến pháp

Minh Anh
I. Tổng quan
Ở Việt Nam, khi nói đến hiến pháp, người ta thường nhắc đến nguyên tắc tam quyền phân lập, tuy nhiên, đây chỉ là một trong nhiều nguyên tắc/thiết chế mà các nhà lập hiến cần phải cân nhắc khi thiết kế một bản hiến pháp cho quốc gia.
Read More...

Đôi nét về Hiến pháp

Minh Anh


1. Hiến pháp là gì
Hiểu một cách đơn giản, hiến pháp là một tập hợp luật nền tảng (tối cao) quy định hình thức và tổ chức quyền lực của nhà nước, cũng như quan hệ giữa nhà nước với người dân.
Read More...

AN NINH MẠNG, NGUY CƠ CAO HƠN TỪ TRUNG QUỐC

Quy định phải lưu trữ toàn bộ thông tin của người dùng Việt Nam tại Việt Nam và phải cung cấp cho Bộ Công an khi được yêu cầu đặt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên internet của nước ngoài vào 2 sự lựa chọn:
Read More...

Vài suy nghĩ về bạo lực

Phạm Phú Khải
Will Nguyễn bị kéo trên đường phố Sài Gòn trong một cuộc biểu tình.
Về bạo lực, tôi nghĩ đến ba điều chính: một, nguồn gốc; hai, tiến hoá; ba, chuyển hoá.
Read More...

Con đường dân chủ thực tiễn cho Việt Nam (Phần 2/2)

Chánh Nguyễn
Thế giới qua hơn nửa thế kỷ nay đã chứng tỏ rằng bất bạo động là phương pháp đấu tranh duy nhất thực sự hữu hiệu trong việc xây dựng nền tảng dân chủ. Có nhiều lý do để tránh mọi hình thức bạo động. Thực tiễn đơn giản nhất là khi chính quyền độc tài nắm hết mọi công cụ của bạo lực thì chiến thắng bằng bạo động là chuyện không tưởng. Hy vọng có được hổ trợ vũ lực từ bên ngoài trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam cũng hoang đường không kém. Chắc chắn không mấy ai nhân danh dân chủ mà lại cổ súy bạo động chống chính quyền. Nhưng đấu tranh bất bạo động hữu hiệu cần phải theo một số nguyên tắc mà hầu như ít ai chú ý.
Read More...

Con Đường Dân Chủ Thực Tiễn Cho Việt Nam ( Phần1/2)

Chánh Nguyễn
Có được một đời sống ấm no, không sợ hãi trong một xã hội phát triển ổn định là nguyện vọng của mọi dân tộc trên thế giới. Tất cả những diễn biến lịch sử, những phát triển kinh tế, xã hội, và những khám phá khoa học đều đưa đến một kết luận chính trị chung. Chỉ có thể chế dân chủ với một hệ thống chính phủ mà quyền lực của người cầm quyền đương thời bị giới hạn, kiểm soát theo những nguyên tắc dân chủ mới có thể đáp ứng được nguyện vọng của xã hội một cách dài lâu. Chỉ có một chính quyền được dân bầu lên, bị dân kiểm soát, do dân thay đổi thì mới giữ được bản chất là chính quyền của dân và vì dân.
Read More...

Tự do học thuật – bí quyết thành công của giáo dục Úc

Phạm Phú Khải
Một ngày cuối tháng Mười Một, theo dõi tin tức trên đài phát thanh buổi sáng, tôi có cảm tưởng như nền giáo dục của Úc đang xuống cấp trầm trọng.
Read More...

Tự do và quyền lực

Phạm Phú Khải
Để một quốc gia chuyển từ độc tài sang dân chủ thì quốc gia đó phải được trang bị bằng một số yếu tố căn bản, từ tư tưởng chính trị đến cơ cấu xã hội cũng như dân tình (trí, khí, sinh).
Trong các yếu tố căn bản nhất này, sự thẩm thấu của người dân về các khái niệm trừu tượng như tự do, dân chủ và quyền lực là nền tảng. Càng nhiều người dân hiểu biết về nó càng tốt. Thiếu sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc thì mọi nỗ lực để dân chủ hoá xã hội, chính trị và văn hoá sẽ khó thể nào đưa đến kết quả mong muốn.
Read More...

Dân chủ? Nếu biết mơ!

Phạm Phú Khải
Vào dịp 30 tháng Tư, tôi muốn hỏi tại sao Việt Nam vẫn chưa có dân chủ?
Vào dịp 30 tháng Tư, tôi muốn hỏi tại sao Việt Nam vẫn chưa có dân chủ? Tại sao tiến trình dân chủ hóa vẫn dậm chân tại chỗ, nếu không phải thụt lùi, trong những năm vừa qua?
Read More...

Bắc họa

Phạm Phú Khải
Lính hải quân Trung Quốc trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.
Trong phần thuyết trình với Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) tại thủ đô Canberra vào thứ Hai 7/05/2018 vừa qua, tướng Robert B. Brown thuộc Quân lực Hoa Kỳ nhận định rằng mặc dầu giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc vẫn còn tôn trọng chúng tôi (Hoa Kỳ), họ không còn sợ chúng tôi nữa[1].
Read More...

Thế Cờ Vây

Phạm Phú Khải
 
Ông Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội, tháng 11, 2017.

Năm 2049, chỉ hơn ba thập niên nữa, giấc mộng bá chủ của Trung Quốc có thể được hoàn thành, theo một trong những chuyên gia kinh nghiệm hàng đầu về Trung Quốc tại Hoa Kỳ, tiến sĩ Michael Pillsbury [1]. Là người từng làm việc trực tiếp với tầng lãnh đạo cao nhất trong chính quyền của Hoa Kỳ và Trung Quốc trên bốn thập niên qua, từ Richard Nixon, Henry Kissinger vào cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 mở đường cho chính sách bình thường hoá quan hệ với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai của Trung Quốc, cho đến các giới lãnh đạo chính trị, ngoại giao và quân sự của cả hai bên mãi gần đây, ông Pillsbury đã tiết lộ nhiều bí mật quốc gia mà có lẽ chưa có cuốn sách tiền lệ nào như thế.
Read More...

An toàn tâm lý

Phạm Phú Khải
Nelson Mandela, một trong những nhà lãnh đạo được thế giới ngưỡng mộ.

Yếu cố cần thiết nhất để xây dựng một đội ngũ mạnh hay một tổ chức mạnh là gì? Lãnh đạo giỏi? Tinh thần đồng đội cao? Khả năng chuyên môn xuất sắc?
Read More...

Dân chủ? Hãy như nước!

Phạm Phú Khải
Trong mọi tổ chức chính trị, lớn hay nhỏ, triết lý chính trị là nền tảng quan trọng hàng đầu [1]. Triết lý chính trị là những kiến thức nền tảng vững chắc, bao gồm cả nguồn gốc lịch sử hình thành tư tưởng chính trị của nhân loại. Nó giúp uốn nén hình thành nên những tư tưởng lớn. Nhưng có kiến thức sâu rộng cũng chưa đủ vì như thế chỉ dừng lại ở tầm học thuật. Người lãnh đạo tầm quốc gia hay quốc tế cần phải có những ước mơ cao xa và những quyết tâm phi thường. Có tư tưởng lớn sẽ giúp lãnh đạo quốc gia lèo lái con thuyền vững ổn khi gặp thử thách trong thời đại lắm rủi ro này.
Read More...

Tại sao chính quyền im lặng?


Trong ba ngày 10-12/06/2018, trên toàn quốc đã xảy ra các cuộc biểu tình quy mô lớn thể hiện sự phản đối hai dự luật là Dự luật Đặc khu và Dự luật An ninh mạng.
Read More...

Dân trí và vận mệnh quốc gia

Nguyễn Quang Dy – 01/01/2018
“Dân hai nhăm triệu ai người lớn / Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con” (Trích bài “Bính thìn Xuân Cảm” của Tản Đà (1916) trong tập thơ “Khối Tình Con”).
Read More...

Oxfam: Nguy cơ doanh nghiệp lợi dụng ưu đãi thuế tại đặc khu kinh tế để chuyển giá

Bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cấp cao chương trình quản trị của tổ chức Oxfam
Dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) đang chờ Quốc hội phê duyệt tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV vừa khai mạc ngày 21/5 vừa qua được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý chính thức cho sự ra đời và phát triển của ba đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Read More...

ĐỀ ÁN ĐẶC KHU CỦA VIỆT NAM: ẢO TƯỞNG THÀNH CÔNG


Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.
Read More...

GS Đặng Hữu gửi Quốc hội, Thủ tướng 4 kiến nghị về Luật An ninh mạng


GS Đặng Hữu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ vừa đại diện nhóm chuyên gia trong lĩnh vực quản lý Công nghệ Thông tin gồm Đặng Hữu, Chu Hảo, Mai Liêm Trực, Nguyễn Khánh Toàn,… vừa gửi tới Chủ tịch Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Thư kiến nghị về Luật An ninh mạng.   
Read More...

Nghịch lý về Đặc khu Kinh tế

Nguyễn Quang Dy
Gần đây, dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều về dự luật “đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là “đặc khu kinh tế”) sắp được Quốc Hội “bấm nút” thông qua. Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030). Tuy không phản đối khái niệm “đặc khu kinh tế” (special economic zone) và chưa biết họ lấy tiền từ đâu để đầu tư nhưng tôi không ủng hộ ba đặc khu kinh tế nói trên, vì các lý do sau.
Read More...

TS Vũ Thành Tự Anh: Khả năng thành công của đặc khu là rất thấp


Theo TS Tự Anh, có 5 lý do khiến mô hình đặc khu của Việt Nam khó thành công.
Read More...

SÁCH VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN


 I. CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN TRÊN THẾ GIỚI
1. Đường về nô lệ - Phạm Nguyên Trường dịch


2. Trại súc vật - Phạm Nguyên Trường dịch

3. 1984 - Phạm Nguyên Trường dịch

4. Giai cấp mới - Phạm Nguyên Trường dịch
 

5. Quyền lực của những kẻ không quyền lực - Phạm Nguyên Trường dịch


6. Chủ nghĩa cộng sản – Phạm Nguyên Trường dịch

II. CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM
1. Bên thắng cuộc - Huy Đức.

2. Đèn cù - Trần Đĩnh.

3. Đi đêm giữa ban ngày - Vũ Thư Hiên

4. Mặt Thật - Bùi Tín

5. Đỉnh cao chói lọi - Dương Thu Hương

6. Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc – Thụy Khuê
 

Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org