Nghĩ về tương lai của Chủ Nghĩa Tư Bản Mỹ

Francis Fukuyama
Tqvn2004 chuyển ngữ
Tiến sĩ Francis Fukuyama là một triết gia người Mỹ, đồng thời là một nhà nghiên cứu kinh tế chính trị và nhà văn. Ông nổi tiếng với cuốn sách "Điểm Tận của Lịch Sử và Người Cuối Cùng" (1992), trong đó ông lập luận lịch sử của con người đã đến "điểm tận cùng", tức là thế chế dân chủ phóng khoáng kiểu phương Tây chính là hình thức chính phủ tối hậu của loài người.
Read More...

Cuộc nổi dậy của cánh tả ở đâu rồi?

Phan Ba dịch từ Der Spiegel
Nhà chính trị học người Mỹ Francis Fukuyama, trước đây là nhà tư tưởng dẫn đầu của những người Tân Bảo thủ, tin rằng những thái quá của Chủ nghĩa Tư bản và toàn cầu hóa sẽ gây nguy hại cho nền dân chủ Phương Tây
Read More...

Francis Fukuyama - Vấn nạn 'Bạo vương' của Trung Quốc

Francis Fukuyama
LV chuyển ngữ
Trong hơn 2000 năm qua, hệ thống chính trị của Trung Quốc được xây trên một nền tảng trung ương quan liêu tinh vi, để trị vì một xã hội to lớn bằng những phương pháp từ trên xuống. Cái mà Trung Quốc chưa hề xây dựng là một chế độ pháp trị, tức là một cơ quan pháp lý độc lập để giới hạn sự tuỳ tiện của chính quyền, hoặc trách nhiệm dân chủ. Cái mà người Trung Quốc dùng để thay thế cho việc giám sát quyền lực là một hệ thống quan lại được giới hạn bởi luật lệ và phong tục, khiến những hành xử của nó dễ đoán trước được, cùng với một hệ thống đạo đức Khổng giáo chuyên dạy dỗ giới lãnh đạo nên nghĩ đến quyền lợi của công chúng hơn là việc khuyếch trương quyền lực cho bản thân. Vì thế cốt lõi của hệ thống này cũng giống như hệ thống chính quyền đang vận hành hiện tại, trong đó Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đóng vai Hoàng đế.
Read More...

Frankfurter Allgemeine Zeitung phỏng vấn Francis Fukuyama: Khi Lịch Sử Kết Thúc

Đỗ Kim Thêm dịch
Vào năm 1989 Francis Fukuyama đã giải thích là nền kinh tế thị trường thắng cuộc trong hệ thống. Ông lý giải như thế nào về những gì đang xảy diễn tại Liên Xô, Trung Quốc và Irak hiện nay. Sau đây là cuộc phỏng vấn.
Read More...

Chính trị Mỹ: suy tàn hay đổi mới?

Francis Fukuyama
Trần Ngọc Cư dịch
Ý nghĩa cuộc Bầu cử Tổng thống 2016
“Ý nghĩa đích thực của cuộc tuyển cử này là sau nhiều thập niên, thể chế dân chủ Mỹ rốt cuộc đang đáp ứng trước tình trạng bất bình đẳng và bế tắc kinh tế ngày một nghiêm trọng mà đại bộ phận dân chúng đang trải qua. Vấn đề giai cấp xã hội đang trở về vị trí trung tâm của chính trị Mỹ, bất chấp các phân hóa khác – như chủng tộc, sắc dân thiểu số, giới tính, khuynh hướng tính dục, địa lý – vốn khống chế chương trình nghị sự trong các cuộc bầu cử gần đây.”
– Francis Fukuyama

Read More...

Trump và sự suy tàn của chính trị Mỹ sau cuộc bầu cử 2016

Trần Ngọc Cư dịch
Chiến thắng đầy ấn tượng của Donald Trump giáng vào Hillary Clinton ngày 8 tháng Mười Một trong một ý nghĩa quan trọng cho thấy rằng nền dân chủ Mỹ vẫn còn có hiệu quả. Trump đã thành công rực rỡ trong việc huy động một khối cử tri bị lãng quên và thiếu người đại diện, đó là tầng lớp lao động da trắng, và đẩy chương trị nghị sự của họ lên ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ.
Read More...

Về cuốn "Tại sao có quốc gia thất bại" của Acemoglu và Robinson

Francis Fukuyama
Tqvn2004 chuyển ngữ
Daron Acemoglu và James Robinson vừa mới xuất bản cuốn "Tại sao có quốc gia thất bại?", một cuốn sách dày về lý thuyết phát triển mà chắc chắn sẽ rất được chú ý. Xu hướng mới nhất trong nghiên cứu về phát triển là tiến hành những thí nghiệm ngẫu nghiên có kiểm soát về hàng loạt các câu hỏi vi mô, ví dụ như liệu áp dụng hình thức cùng thanh toán [1] cho màn chống muỗi có khiến người dân sử dụng chúng nhiều lên không? Liệu những nghiên cứu như thế cuối cùng có cộng dồn lại, tạo ra một hiểu biết về phát triển, hay không là một câu hỏi lớn. Ngược lại, Acemoglu và Robinson đã quyết tâm tập trung vào những câu hỏi vĩ mô rộng lớn nhất: các thể chế đương đại hình thành từ các thể chế thời thuộc địa như thế nào, và tại sao khu vực giàu có nhất của thế giới 1500 năm trước lại là khu vực nghèo khó nhất hiện nay, hoặc làm thế nào để thuyết phục thành phần tinh túy giàu có tái phân bổ của cải của họ cho xã hội. Trong cuốn "Tại sao có quốc gia thất bại", Acemoglu và Robinson đã nhắc lại và phân tích rộng hơn những bài báo trước kia của họ như “The Colonial Origin of Institutions” và “Reversal of Fortune,” nhưng trái với các nghiên cứu học thuật đó, cuốn sách mới không bàn về hồi quy hay lý thuyết trò chơi, mà được viết bằng thứ tiếng Anh dễ hiểu cho quảng đại quần chúng.
Read More...

Điểm sách: Nguồn gốc trật tự chính trị của Francis Fukuyama

DAVID RUNCIMAN
 Phạm Nguyên Trường dịch
Cái gì tạo ra một xã hội có trật tự và sống động – Francis Fukuyama có đưa ra được câu trả lời?
Nguồn gốc trật tự chính trị (Tên sách gốc: The Origins of Political Order) được xuất bản vào năm 2011 của nhà kinh tế chính trị học Francis Fukuyama về câu hỏi điều gì làm nên sự ổn định “ổn định”. Trong tác phẩm này, ông dùng phương pháp so sánh lịch sử thực chứng để tìm ra những yếu tố làm nên sự ổn định của một hệ thống chính trị. Với tác phẩm Sự cáo chung của lịch sử (The End of History),ông trở thành tiếng một cách bất đắc dĩ là người lạc quan về chính trị – tức là người tin rằng mọi thứ sẽ tiến về phía dân chủ, nếu chúng ta để cho lịch sử tự diễn ra theo ý mình. Trên thực tế, Fukuyama là một nhà tư tưởng bi quan hơn bạn nghĩ, ông luôn luôn đề phòng những sự kiện sai lầm có thể xảy ra. The End of History, được xuất bản năm 1992, là một cuốn sách làm người ta thất vọng (thất vọng hơn bài báo ban đầu, làm nền tảng cho nó, được xuất bản năm 1989). Nó bị lu mờ bởi ảnh hưởng của một trong những người thầy của Fukuyama, một nhà triết học bảo thủ ở Chicago, tên là Allan Bloom. Bloom cho rằng xã hội Mỹ đang chìm vào đại dương của chủ nghĩa tương đối về trí tuệ và văn hóa đại chúng, còn Fukuyama thì lo rằng chiến thắng của chế độ dân chủ sau năm 1989 còn bị những thứ đó đe dọa nhiều hơn nữa. Không còn những trận chiến lớn về tư tưởng thì chính trị sẽ trở thành những sự kiện vô nghĩa, lặp đi lặp lại.
Read More...

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5/5)

Biên dịch: Lương Khánh Ninh
Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Việc phân quyền của Quốc hội
Nền dân chủ phủ quyết mới là một nửa câu chuyện của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Trên những phương diện khác, Quốc hội trao quyền lực lớn cho nhánh hành pháp, cho phép nhánh hành pháp hoạt động nhanh gọn và đôi khi rất thiếu trách nhiệm giải trình. Những cơ quan được trao quyền như vậy bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, các cơ quan tình báo, quân đội và một loạt các ủy ban bán độc lập cũng như những cơ quan lập pháp; những cơ quan này cùng nhau tạo nên một quốc gia có bộ máy hành chính khổng lồ xuất hiện trong Kỷ nguyên Tiến bộ và thời kỳ Chính sách Kinh tế Mới.
Read More...

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4/5)

Biên dịch: Lương Khánh Ninh
Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Sự trỗi dậy của nền dân chủ phủ quyết (vetocracy)
Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do cá nhân thông qua hệ thống “cân bằng và kiểm soát” phức tạp được các nhà lập quốc thiết kế một cách có chủ đích để kiềm chế quyền lực nhà nước. Chính phủ Hoa Kỳ xuất hiện trong bối cảnh một cuộc cách mạng chống lại chính quyền quân chủ Anh quốc và thậm chí đã lôi kéo được số người chống đối nhà vua nhiều hơn cả trong cuộc Nội chiến Anh. Sự nghi ngờ sâu sắc chính quyền và sự tin cậy những hoạt động tự phát của những cá nhân riêng rẽ đã trở thành nét đặc trưng của nền chính trị Mỹ kể từ đó.
Read More...

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3/5)

Biên dịch: Lương Khánh Ninh
Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Tự do và đặc quyền đặc lợi 
Trừ các trường hợp ngoại lệ của một vài vị đại sứ và các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, các đảng phái ở Mỹ không còn làm công việc phân phối các vị trí trong chính quyền cho những người trung thành chính trị với họ. Nhưng việc đổi quyền lực chính trị lấy tiền bạc đã xuất hiện một cách ngấm ngầm dưới hình thức hoàn toàn hợp pháp và khó xóa bỏ hơn rất nhiều. Tội danh hối lộ trái phép được định nghĩa hạn hẹp trong luật pháp Mỹ là một giao dịch mà trong đó một chính trị gia và một bên tư nhân lộ liễu nhất trí thực hiện một trao đổi có đi có lại nào đó. Điều không được pháp luật tính đến là cái được các nhà sinh học gọi là “lòng tốt có đi có lại” (reciprocal altruism), hay cái mà một nhà nhân học có thể gọi là hành vi trao đổi quà tặng. Trong mối quan hệ “lòng tốt có đi có lại”, một người trao cho một người khác một lợi ích nào đó mà không kỳ vọng lộ liễu là sẽ nhận được một ân huệ đáp trả từ bên kia.
Read More...

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2/5)

Biên dịch: Lương Khánh Ninh
Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia của tòa án và đảng phái
Nền dân chủ tự do hiện đại có ba nhánh của chính quyền – hành pháp, tư pháp và lập pháp – tương ứng với ba nhóm thể chế chính trị cơ bản: nhà nước, pháp quyền và nền dân trị. Nhánh hành pháp sử dụng quyền lực để thực thi luật pháp và triển khai chính sách; nhánh tư pháp và nhánh lập pháp kiềm chế quyền lực và hướng quyền lực vào mục đích công. Xét về thứ tự ưu tiên đối với các thể chế, với truyền thống lâu đời không tin tưởng vào quyền lực của chính phủ, Hoa Kỳ luôn luôn đề cao vai trò của hai nhánh tư pháp và lập pháp – các định chế kiểm soát quyền lực của chính phủ. Nhà chính trị học Stephen Skowronek đã mô tả nền chính trị Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 như một “quốc gia của toà án và đảng phái”, nơi mà những chức năng của chính phủ được thực hiện bởi các thẩm phán và chính trị gia dân cử, trong khi ở châu Âu những chức năng này được thực thi bởi cơ quan hành pháp.
Read More...

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1/5)

Biên dịch: Lương Khánh Ninh
Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nguồn gốc lý giải tại sao nền chính trị không hoạt động hiệu quả.
Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, được thành lập trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, đã từng là một điển hình của công cuộc xây dựng nhà nước Hoa Kỳ trong suốt Kỷ nguyên Tiến bộ. Trước khi Đạo luật Pendleton được thông qua vào năm 1883, các chức vụ trong chính quyền được phân bổ bởi các đảng phái chính trị dựa trên cơ sở mối quan hệ quen biết. Trái lại, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ là một mô hình cơ quan hành chính thử nghiệm mới dựa trên cơ sở những đóng góp công trạng. Nhân viên của Cục là những nhà nông học và cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học được tuyển chọn dựa vào năng lực và kỹ năng chuyên môn; và dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo đầu tiên, cục trưởng Gifford Pinchot, cơ quan này đã thành công trong việc đấu tranh để đảm bảo tính tự chủ cũng như thoát khỏi sự can thiệp thường xuyên của Quốc hội.
Read More...

Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng  
Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử vừa qua của Donald Trump trước Hillary Clinton đánh dấu một bước ngoặt không chỉ với nền chính trị Mỹ, mà còn với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta có vẻ sắp bước vào một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy, trong đó trật tự tự do vốn chiếm thế áp đảo được xây dựng từ những năm 1950 sẽ bị tấn công bởi những nhóm đa số dân chủ giận dữ và mạnh mẽ. Nguy cơ rơi vào một thế giới của các loại chủ nghĩa dân tộc đều giận dữ và cạnh tranh lẫn nhau là rất lớn, và nếu xảy ra thì điều này sẽ đánh dấu một thời điểm quan trọng tương tự sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989.
Read More...

Thay đổi chế độ bằng cách thay đổi xã hội

Lưu Hiểu Ba
Biên dịch & Hiệu đính: Lý Song Anh

Chúng ta mới có hơn hai mươi năm cải cách, nhưng do sự chiếm đoạt ích kỷ giành quyền lực chính trị của ĐCS và sự rải rác của các lực lượng dân sự, về ngắn hạn tôi không thấy có lực lượng chính trị nào có khả năng thay đổi chế độ, hay bất cứ lực lượng có tư tưởng tự do nào nổi lên từ giới cầm quyền chính thức, một kiểu Gorbachev hoặc Tưởng Kinh Quốc, và cũng không thấy xã hội dân sự có cách nào xây dựng được sức mạnh chính trị đủ để làm đối trọng với chính quyền chính thức. Và như vậy, công cuộc chuyển đổi thành một xã hội hiện đại, tự do của Trung Quốc sẽ phải diễn ra từ từ với nhiều ghập ghềnh trước mặt. Thời gian dài ngắn ra sao có lẽ sẽ vượt xa tất cả những dự đoán bảo thủ nhất.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org