Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ


Thưa tiến sĩ Adler,
Một trong những tác phẩm của Gilbert (1) và Sullivan (2) có nói ít nhiều về việc mỗi người sinh ra thì vốn đã là một người tự do hoặc bảo thủ. Nhưng chính xác thì một người “tự do” hay “bảo thủ” là gì? Người ta nói với ông kẻ nọ là tay tự do hay tay bảo thủ, và cho rằng ông sẽ phải tán đồng hoặc phản đối. Nhưng việc cho rằng ông phải tán đồng hay phản đối nghĩa là gì?
J.H.B.
Read More...

Sự nguy hiểm của truyền thống

Thomas Jefferson
Cao Hùng Lynh dịch
Read More...

Những phẩm chất đáng quý của nền kinh tế tự do - Phần 2/2

William L. Anderson  
Phạm Nguyên Trường dịch
Cho và nhận
Người cho bao giờ cũng được tôn trọng hơn là người nhận, và quan điểm truyền thống bao trùm thời đại là chủ nghĩa tư bản đơn giản là nền kinh tế nhận, nghĩa là người nghèo thì làm còn người giàu thì nhận. Do đó quan điểm của ông John C. Bennett, chủ tịch danh dự của Trường thần học, là nền kinh tế tự do, nếu không được chính phủ cải tạo, là “không thể chấp nhận được về mặt đạo đức”[1].
Read More...

Về chủ nghĩa cộng sản

Thưa tiến sĩ Adler,
Các nhà lãnh đạo Cộng sản đưa ra những tuyên bố về sự hoàn thiện của xã hội cộng sản và chiến thắng tất yếu của nó đối với chủ nghĩa tư bản. Họ thường viện dẫn những tác phẩm của Karl Marx và Friedrich Engels như nguồn cung cấp cơ sở khoa học cho những tuyên bố của họ. Tại sao Marx và Engels lại nghĩ chủ nghĩa Cộng sản là chế độ tốt nhất và sẽ tất yếu chiến thắng?
H.T.B.
Read More...

Khái niệm về Luật pháp

Đỗ Kim Thêm
Giới thiệu sách: The Concept of Law, Herbert Lionel Aldolphus Hart, Oxford University Press 2012
Read More...

Tinh thần thượng tôn luật pháp

Đỗ Kim Thêm
Vấn đề
Luật pháp là một hệ thống quy định trật tự xã hội, mà cụ thể là giải quyết các tranh chấp, đề ra các hoạt động hợp pháp, hợp pháp hoá về hình thức và nội dung các quyết định của cơ quan nhà nước, tạo những kế hoạch chung cho mọi sinh hoạt và trừng phạt những vi phạm luật pháp. Nếu mọi người cùng ý thức tuân thủ và chính quyền thực hiện tốt được các chức năng kiểm soát thì luật pháp trở thành phương tiện đem lại hội nhập và bình an cho xã hội. Đây là một khái niệm mà cũng là lý tưởng mà mọi người mơ ước.
Luật pháp tại Việt Nam là một thực trạng bi quan, vì luật đã ban hành quá nhiều, nhưng chính quyền không gương mẩu áp dụng, dân chúng không quan tâm tìm hiểu, kể cả luật giới cũng không nắm bắt được vì chuyên môn hoá cao độ và chồng chéo nhau. Nếu giáo dục xuống cấp, đạo đức suy đồi và vô cảm lan rộng là nguyên nhân thì tội phạm lại tăng cao và trật tự xã hội không thể duy trì là hậu quả.
Với một lạc quan rất dè dặt chúng ta tin là có một thiểu số người đang và sẽ không vi phạm pháp luật, vì họ được thụ hưởng đạo đức tôn giáo và giáo dục gia đình và mối quan hệ giửa đạo đức cá nhân và xã hội này vẫn còn nằm truyền thống văn hoá của người Việt. Ý thức chấp pháp của một thiểu số đáng vinh danh này cũng là khởi điểm để chúng ta cùng suy luận về một cho tương lai: Nếu cá nhân ý thức giá trị của luật pháp và phát triển thành một loại văn hoá để tuân thủ, thì hiệu ứng lan toả sẽ tạo thành tinh thần thượng tôn luật pháp cho xã hội.
Vậy tinh thần thượng tôn luật pháp là gì, nó đến từ cá nhân hay xã hội, và ai có thể tác động làm phát triển và trong những điều kiện nào, đó là những chủ đề sẽ được thảo luận sau đây.
Read More...

Khái niệm về thẩm quyền lập hiến của toàn dân

Đỗ Kim Thêm
Vấn đề
Khái niệm về thẩm quyền lập hiến ra đời đầu tiên qua luận thuyết "Qu´est ce que le Tiers état?" của Emmanuel Joseph Sieyès vào tháng giêng năm 1789 tại Pháp. Áp dụng khái niệm này trong bối cảnh sôi sục của Cách mạng đã gây nhiều biến động liên tục với kết quả là chế độ quân chủ sụp đổ, kéo theo đủ loại trưng cầu dân ý và nhiều Hiến pháp mới thành hình. Qua thời gian, chính sự lắng đọng hơn, các nước phương Tây đều lần lượt công nhận giá trị khái niệm này và đưa vào áp dụng. Đây là kinh nghiệm quốc tế mà chúng ta cũng cần tìm hiểu để góp ý trong việc sửa đổi Hiến Pháp hiện nay. Để góp phần khiêm tốn trong việc thảo luận chung, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu thành tựu của khái niệm này trong hai khía cạnh lý thuyết và thực tế.
Read More...

Công hữu

Thưa tiến sĩ Adler,
Những phát ngôn nhân Cộng sản luôn trích dẫn Karl Marx như là cấp thẩm quyền tối hậu cho những quan điểm của họ. Nhưng tôi tự hỏi Marx nguyên thủy thì ra sao. Có phải ông ấy đã phát kiến ra ý tưởng công hữu các tư liệu sản xuất? Có nhà tư tưởng nào khác đã đề ra ý tưởng về một xã hội phi giai cấp không?
G.P.
Read More...

Hai hệ thống pháp luật Common law và Civil law

 Nguyễn Minh Tuấn
Hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Mặc dù ngày nay pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên "bản sắc" của hai hệ thống pháp luật này.
Read More...

Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

Chu Hảo
I. Trí thức và tầng lớp trí thức
Ở nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức. Nhưng “thế nào là một trí thức?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại (chủ yếu là thông qua diễn đàn, dư luận) thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa? Đặc điểm, tính cách của trí thức Việt Nam là gì? Vai trò và trách nhiệm của trí thức trước vận mệnh của dân tộc ta trong thời đại mới - thời đại kinh tế tri thức, thời đại hội nhập toàn cầu, là như thế nào?
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org