Đỗ
Kim Thêm
Giới thiệu sách: The Concept of Law, Herbert Lionel
Aldolphus Hart, Oxford University Press 2012
Vấn
đề
Công
dụng thực tiển của luật pháp là trừng phạt các vi phạm của người dân và chính
quyền, nhưng giá trị cao cả nhất là đem lại công bình, đạo đức và trật tự cho
xã hội. Do đó, mức độ cuỡng chế phạm nhân và nội dung đạo đức xã hội là một
khái niệm chuẩn mực cho luật pháp cần được đặt ra.
Nội
dung của luật pháp là những quy định nhằm giải quyết các tranh chấp, đề ra các
hoạt động hợp pháp, hợp pháp hoá về hình thức và nội dung các quyết định của
nhà nước, tạo những kế hoạch và quan trọng nhất là trừng phạt những vi phạm. Đó
là một khái niệm chung và cũng là một lý tưởng mà mọi người mơ ước.
Nhưng
mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức từ lâu đã là một đề tài tranh luận sôi nổi
của học giới tại các nước phương Tây, đặc biệt xoay quanh tác phẩm The Concept
of Law của Herbert Lionel Aldolphus Hart mà tiểu luận sau đây sẽ giới thiệu.
Tác
giả
Herbert
Lionel Aldolphus Hart (1907-1992) học Luật tại trường New College Oxford (Anh)
và hành nghề luật sư cho đến năm 1940. Trong thế chiến thứ hai, ông làm việc
cho cơ quan tình báo Anh. Khi hoà bình trở lại ông tiếp tục làm luật sư cho đến
1952. Ông dạy môn Triết học luật pháp tại Đại học Oxford từ năm 1952-1968. Với
nhiều tác phẩm quan trọng ông trở thành một trong những nhà lý luận luật pháp nổi
danh nhất của thế kỷ XX, mà đưọc nhắc tới nhiều nhất là The Concept of Law.
Tác
phẩm
The
Concept of Law là một giáo trình nhập môn dành cho sinh viên khoa luật, xuất bản
lần đầu tiên vào năm 1961, nhưng đã trở thành một chủ đề tranh luận trong nhiều
giới đạo đức, chính trị và xã hội học không những tại Anh mà còn cả châu Âu và
Bắc Mỹ hơn nửa thế kỷ qua. Hiện nay sách này là một tác phẩm kinh điển bậc nhất
của khoa luật Anh ngữ. Sách gồm có phần dẩn nhập và 10 chương, mà các đề tài chủ
yếu là mối quan hệ giửa luật pháp và đaọ đức, phương pháp triết lý về luật
pháp, lý thuyết tổng quát về hình luật và chính sách hình sự. Trước những phản
biện của học giới, ông đã soạn một chương riêng biệt làm hậu từ (Postscript) để
trả lời và được in ra sau ngày ông từ trần.
Nội
dung
Để
lý giải luật pháp và phân biệt với đạo đức ông so chiếu ba khiá cạnh quyền lực,
đạo đức và luật pháp và từ đó đề xuất một giá trị tự tại của luật pháp trong lý
thuyết mà không nhất thiết phải có hiệu lực cưỡng chế về mặt thực tế.
Dù
với các đề tài khác nhau trong suốt 10 chương sách ông tập trung giới thiệu hai
luận đề chính là: Hệ thống luật pháp khác với chế độ bạo lực và cưỡng chế như
thế nào? Trong chừng mực nào thì khái niệm luật pháp ảnh huởng đến hệ thống luật
pháp?
Để
trả lời vấn đề này ông phê bình các luận thuyết cổ điển về truyền thống luật
pháp thực dụng của Anh, Hoa Kỳ và Bắc Âu từ chương II đến IV. Từ chương V đến X
ông khởi thảo một khái niệm mới về luật pháp để thảo luận.
Luật
pháp không phải chỉ có giá trị cưỡng chế
Luật
pháp quy định các mối quan hệ của con người và nhà nước và giải quyết các tranh
chấp để đem lại trật tự xã hội. Dù là một hiện tượng đa dạng trong xã hội,
nhưng luật pháp có giá trị chung như là một loại vũ khí để cuỡng chế, nếu
không, thì sẽ không có giá trị, điển hình là các quy định về mẩu mực các phương
cách ứng xử trong hình luật mà nhà nước áp dụng khi có vi phạm luật pháp. Đó là
đặc điểm nổi bật của luật pháp mà mọi người đều chấp nhận.
Hart
phản biện rằng tính cuỡng chế chưa đủ để tạo thành giá trị luật pháp và đưa ra
ba thí dụ như sau. Một là khía cạnh nội dung. Có nhiều điều khoản luật pháp, dù
không có tính cưỡng chế nhưng vẫn có giá trị, thí dụ các quy định về thẩm quyền
xét xử của toá án trong luật tố tụng dân sự hay hợp đồng. Khi thỉnh cầu xét xử
nơi một toà án không đúng thẩm quyền, hậu quả là vấn đề không được giải quyết.
Ký kết một hợp đồng không theo hình thức luật định, thì sẽ không hiệu lực. Thiệt
hại này không mang tính cưỡng chế nào phiá toà án hay chính quyền.
Hai
là có nhiều phạm vi áp dụng không có tính trừng phạt. Cưỡng chế chỉ nhắm trừng
phạt cá nhân khi vi phạm, trong khi hệ thống pháp luật chỉ đề ra những nguyên tắc
chung có tính cẩm nang, mà luật Hiến pháp là một thí dụ. Hiến pháp quy định những
nền tảng cho sinh hoạt nhà nước và xã hội như là những lời hứa hẹn chung, thí dụ
như tôn trọng dân chủ, bảo vệ dân quyền và nhân quyền, thực hiện phát triển
kinh tế và công bằng xã hội. Nhà lập pháp coi ý chí của nhà lập hiến như là mục
tiêu cao cả cần theo đuổi và tùy theo tình hình thực tế sẽ có những chính sách
lập pháp khác nhau. Nhà lập hiến không đề ra những biện pháp cưỡng hành để ràng
buộc nhà lập pháp phải tuân theo.
Ba
là nguồn gốc của nghiã vụ pháp luật. Lấy truyền thống của Anh làm bối cảnh thí
dụ, ông cho rằng sự thành hình luật pháp do văn hoá phong tục tạo ra, không nhất
thiết đến từ ý chí cuỡng hành của nhà lập pháp. Nghĩa vụ pháp lý đòi hỏi cả một
quá trình lâu dài mà công nhận và áp dụng liên tục là chính. Ông đem quyền tối
thượng trong chương IV làm thí dụ. Vai trò tối thượng của nhà lập pháp không
còn quan trọng khi chế độ chính trị hay Hiến pháp thay đổi, nhưng giá trị tự taị
của hệ thống pháp luật làm cho toà án vẫn tiếp tục áp dụng các luật lệ, vấn đề
giá trị không lệ thuộc vào quyền tối thượng hay tính cưỡng chế.
Khái
niệm luật pháp
Theo
Hart, luật pháp quy định mối quan hệ thực tế trong xã hội để giải quyết các loại
tranh chấp và không dựa vào quy luật tự nhiên để lý giải. Ảnh hưởng của luật
pháp chỉ có khi hệ lụy xãy ra trong thực tế mà người ta bị ràng buộc. Nhưng lý
thuyết cho rằng luật pháp là một vần đề chuyên môn nhằm tiên đoán thái độ con
người trong xã hội mà toà án có thể rà soát được để xem là hành vi có hợp pháp
hay không. Nếu chỉ giới hạn hiệu lực tính cưỡng chế của pháp luật về những vi
phạm trong quá khứ có nghiã là không đặt giá trị để ràng buộc con người trong
tương lai. Theo ông, thực ra, giá trị cao cả pháp luật là hướng về tương lai sống
chung trong một xã hội hài hoà.
Trước
khi bàn về quy phạm luật pháp ông phân biệt quy luật xã hội với phong tục tập
quán. Nếu mọi người đều đồng thuận theo quy luật chung của xã hội thì sẽ không
có vấn đề gì xãy ra. Nhưng thực tế cho thấy trong bất cứ xã hội nào cũng có
thái độ xé rào hoặc là chống đối hoặc phê phán. Khi đó sẽ có thái độ đi ngược lại
với quy luật xã hội.
Ông
nêu lên khía cạnh nội tại trong mối quan hệ với luật pháp. Dân chúng bị ràng buộc
bởi luật pháp là chuyện đương nhiên. Thông thường thì không ai cần xác định
mình phải tuân thủ pháp luật như thế nào, khi có vấn đề thì họ có thể lập luận
là luật pháp không giá trị để chống chế. Trong bất cứ hệ thống pháp luật nào, kể
cả thiểu số chống đối cũng công nhận tinh thần thưọng tôn luật pháp là nghiã vụ
pháp lý. Luật pháp không chỉ mô tả hành vi phạm pháp trong xã hội như là tình
trạng thông thường mà chính là những hệ lụy do nghiã vụ pháp lý mang lại. Mô tả
quy phạm luật pháp là đặc điểm phổ biến trong hệ thống luật cuả Hoa Kỳ và Bắc
Âu.
Cụ
thể hơn, ông thí dụ khiá cạnh nội taị nơi các viên chức chấp pháp và chánh án,
vì họ là những người áp dụng luật pháp và phải công nhận tinh thần thượng tôn
luật pháp là nghiã vụ pháp lý. Chánh án không chỉ có hiểu luật mà phải dùng kiến
thức để biện luận khi xét xử; đó là nghiã vụ ràng buộc và đây là vấn đề nội tại
chủ yếu.
Từ
quy luật xã hội ông luận giải về khái niệm luật pháp trong chương V. Ông phân
biệt xã hội và luật pháp là hai phạm vi khác nhau và xã hội là hình thức tiên
khởi để tạo nên pháp luật. Xã hội quy định các phạm vi hành động cho mọi người
mà Hart gọi là quy luật nguyên thủy (primary rule). Nhưng quy luật nguyên thủy
không thể xác định được nội dung của vấn đề xã hội đang càng ngày bị chuyên môn
hoá cao độ và biến đổi qua thời gian và nhất là áp lực của xã hội lại mơ hồ và
không cưỡng chế trong thực tế. Để giải quyết vấn đề, luật pháp là phương tiện tạo
nên giá trị áp dụng. Luật pháp là quy luật thứ yếu (secondary rule) để thực hiện
bằng cách công nhận, thay đổi và thực hành quy luật nguyên thủy. Khái niệm luật
pháp là kết quả tổng hợp hai quy luật nguyên thuỷ và thứ yếu, từ đó hệ thống luật
pháp thành hình.
Quy
luật thứ yếu này bao gồm luật công nhận (rule of recognition), một phạm vi thuộc
kiến thức, ý thức về giá trị luật pháp và không nhất thiết phải là luật thành
văn, nhưng được thể hiện trong thực tế. Hart không cho thí dụ để lý giải sự tự
thể hiện này làm sáng tỏ hơn vấn đề.
Hart
nêu ra hai điều kiện để hệ thống luật pháp được thành hình. Một là quy luật
nguyên thủy sau khi được công nhận sẽ được mọi người tuân thủ. Hai là các viên
chức chấp pháp và các chánh án có nghiã vụ pháp lý thi hành luật. Nghiã vụ này
bắt nguồn từ khiá cạnh nội tại khi mọi ngưởi nhận chân ra nhu cầu chấp pháp. Luật
pháp không chỉ do ý chí của nhà lập pháp hay đồng thuận của dân chúng, mà là sự
kết hợp cả hai. Quy luật công nhận là một phương tiện áp dụng cho quy luật xã hội
thành quy phạm luật pháp tuỳ theo từng điều kiện cụ thể. Chính vì thế mà nó được
xem là một thành tố trong hệ thống luật pháp.
Phương
pháp luận
Hart
phê bình các lý thuyết pháp luật của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX mà đặc điểm
chính là không dựa trên thuần lý, do kinh nghiệm chi phối và bị lệ thuộc vào
các án lệ, mà ý kiến của Oliver Holmes là thí dụ: „The life of law has not been
logic but experience“ (sinh hoạt luật pháp không thuần lý mà dựa vảo kinh nghiệm).
Quen thuộc nhất là ý kiến cuả Hughes, Thẩm phán Tối cao Pháp viện: „We are
under a constitution, but the constitution is what the Supreme Court says it
is“, (Chúng ta đặt mình trong khuôn khổ của Hiến pháp, nhưng Hiến pháp là những
gì mà Tối cao Pháp viện ban phát). Theo lập luận này luật pháp không có tính
quy phạm tự tại, luật thành văn không thể gây ảnh hưởng đến thái độ của chánh
án, các viên chức chấp pháp và cá nhân. Tình trạng này gây bi quan cho các nhà
lý luận.
Hart
đồng ý là vì luật pháp quy định không rỏ ràng nên lỏng lẻo khi áp dụng, không
giúp cho toà án có một cơ sở phù hợp để xét xử. Do đó, toà án phải chủ động tìm
ra các lý giải và suy đoán liên quan để quyết định. Nếu không có quy luật công
nhận thì toà án sẽ không có thể đãm nhận được nghĩa vụ này. Không phải quyền lực
của chánh án là chính, mà là giá trị nội tại của luật pháp đến từ quy luật công
nhận, nó sẽ giúp chánh án tìm ra các cơ sở lý luận liên quan để quyết định.
Theo ông, luật giới bi quan về luật pháp là vì tự họ đặt hy vọng quá nhiều về
hiệu năng luật pháp và ai cũng tìm mọi cách biện luận về hành vi của mình là hợp
pháp, nhưng không quan tâm đến giá trị của quy luật công nhận.
Luật
pháp và đạo đức
Luật
pháp có mang nội dung đạo đức không? Hart thảo luận mối quan hệ này trong
chưong VIII- IX. Ông đưa ra chuẩn mực đạo đức để so sánh với những đặc điểm của
hệ thống luật pháp và kết luận rằng không có một quan hệ này. Luật pháp không
nhất thiết bắt buộc phải có nội dung đạo đức, dù rằng điều này có thể xãy ra
trong thực tế. Bản thân Hart là một mẩu người quan tâm đến chính trị vả đạo đức
và không ngờ vực về giá trị đạo đức, nhưng ông cho là không hề có sự thật tuyệt
đối giửa mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp.
Ông
đề ra hai lý giải cho mối quan hệ này. Một là về nhận thức, mô tả không chính
xác hai phạm vi đạo đức và luật pháp nên tạo ra hậu quả là không thể nhận chân
đầy đủ để phân biệt. Nhận thức thiếu xót này gây ảnh hưởng không những trong lối
sinh hoạt hàng ngày mà còn liên quan đến các yêu sách thuộc luật pháp. Hai là về
mặt nhận thức, mối quan hệ này vẫn còn tranh luận, nhưng phải hiểu luật pháp
như thế nào khi tìm mối quan hệ chung để lý giải. Nhưng dùng lập luận đạo đức để
phê bình luật pháp sẽ dể tạo thành một khuôn mẩu ý thức hệ, đây là một lối suy
luận nguy hiểm và không thuyết phục.
Luật
quốc tế
Trong
chương X Hart đưa lý thuyết của ông đề áp dụng trong lĩnh vực luật quốc tế. So
sánh chức năng và nội dung thì luật quốc gia và luật quốc tế không khác nhau,
nhưng có sự khác biệt là khi so với những nguyên tắc tổng quát về đạo đức. Hart
không xem các đặc điểm về luật quốc tế là phù hợp theo lý giải của ông. Ông dẫn
chứng đề phản biện các học thuyết về nguồn gốc của luật quốc tế trong chưong
IV. Nghĩa vụ theo luật quốc tế chỉ có thể thành hình khi các quốc gia kết ước đồng
chuẩn nhận cam kết. Sự chuẩn nhận này cần một loại luật độc lập, vì mổi quốc
gia có hình thức phê chuẩn các hiệp uớc theo loại luật quốc nội khác nhau,
chính vì sự không đồng nhất này làm cho quy luật công nhận Hart đề ra không thể
là một chuẩn mực chung chấp nhận được.
Các
phản biện chủ yếu
Dù
chỉ là một giáo trình soạn riêng cho sinh viên, nhưng gây ảnh hưởng sâu rộng
trong học giới, đem lại bao tranh luận trong nửa thế kỷ qua mà các phản biện
quan trọng nhất được tóm lược sau đây:
Phương
cách lý giải
Scott
Shapiro trong tác phẩm „Legality“ và Gerald Postema trong tiểu luận
„Coordination and Convention at the Foundation of Law“ phê bình là Hart không
giải thích đầy đủ về sự thành hình và đề ra nội dung chính xác của luật pháp.
Hart cho là quy luật xã hội chuyển biến thành quy luật luật pháp và với sự công
nhận sẽ đạt được tính quy phạm. Thực ra, luật pháp được thành hình không do sự
chuyển tiếp từ phạm vi xã hội sang luật pháp, mà là một phản ứng của xã hội trước
một số vấn đề cần phải phối hợp, hay đúng hơn là một hình thái về một kế hoạch
chung trong một xã hội đa dạng. Tính chuyển tiếp không diển đạt trọn vẹn ý
nghiã cuả khái niệm luật pháp. Luật pháp đảm nhận nhiều chức năng khác nhau,
khái niệm theo Hart lại quá hạn hẹp nên không thể thuyết phục. Theo đa số hiện
nay luật pháp chỉ là vấn đề thể chế trong hệ thống, sự thu hẹp này cũng là một
sai lầm.
Khi
Hart đề xuất khái niệm luật pháp thì ý định chủ yếu của ông là gì và ai có thể
đồng ý với ông và sử dụng nó trong lĩnh vực nào? Nhà nghiên cứu chấp pháp, nhà
xã hội học luật pháp hay các nhà sử học về luật? Một câu hỏi không thể trả lời.
Nếu không căn cứ vào tính cưỡng chế làm cơ sờ nghiên cứu thì đâu là phưong cách
tiếp cận vấn đề, dù phải đồng ý với Hart là trong thực tế có nhiều điều luật
không đề ra tính cưỡng chế. Trong khi giải thích về quy luật xã hội ông đề cao
tính cưỡng chế để giải quyết tranh chấp, nhưng khi bàn đến tính quy phạm pháp
luật, ông lại phản bác tính cưỡng chế, rõ ràng là ông có mâu thuẩn trong cách đặt
tầm quan trọng của vấn đề.
Khía
cạnh nội tại
Joseph
Raz trong tác phẩm „Practical Reason and Norm“ cho là khía cạnh nội tại trong luận
điểm của Hart không thuyết phục. Khi kết hợp quy luật xã hội và quy luật công
nhận để làm thành khái niệm pháp luật Raz không cho rằng nhờ thế mà tính mô tả
sẽ trở thành tính quy phạm và hệ thống luật pháp sẽ có giá trị hơn.
Raz
lập luận là có sự dị biệt giửa quy luật được áp dụng và được công nhận; một quy
luật không nhất thiết phải được áp dụng mới trở thành quy luật. Một quy luật đạo
đức xã hội, dù không ai tuân thủ, nhưng không vì thế mà kết luận là quy luật
này không giá trị, trong hệ thống luật pháp cũng tương tự như vậy. Khi đề ra một
khái niệm luật pháp, không nhất thiết phải tìm phương cách thực thi cho hoàn
toàn phù hợp. Sinh hoạt trong thực tế xã hội cũng có thể bắt ngưồn từ một quy
luật tự nhiên thí dụ như một trẻ sơ sinh cần phải được bú sữa. Do quy luật tự
nhiên này Hart không cần phải đặt vấn đề là có quy luật này trong xã hội hay do
pháp luật. Qua thí dụ này thì Raz kết luận là mọi sự kết hợp hai lĩnh vực xã hội
và pháp luật không luôn luôn là cần thiết.
Raz
giải thích tính quy phạm luật pháp khác với Hart. Trong chừng mực nào thì khiá
cạnh nội tại trở thành tính quy phạm luật pháp và tạo nên giá trị, phải chăng
đây là một sự đồng thuận về mặt đạo đức? Đề xuất của Hart mơ hồ và Hart cũng
không thể làm sáng tỏ hơn. Theo Raz, những biện luận cho hành vi vi phạm luật
pháp là chính, thay vì đề cao khiá cạnh nội tại như Hart suy luận. Khía cạnh
này không đo lường được để kiểm chứng, nên không thể áp dụng trong luật pháp.
Hart không phân biệt tinh thần thượng tôn luật pháp của người dân, viên chức chấp
pháp và chánh án, mà trong thực tế đều có các mức độ khác nhau nhất định. Do
đó, chuẩn mực cần thiết cho khía cạnh nội tại này là vấn đề. Raz cho là khái niệm
của Hart chỉ là một sự quan sát và mô tả tổng quát.
Raz
thí dụ là có một luật sư tài danh nhận biện hộ cho Mafia, dùng tài năng hiểu luật
để bảo vệ một băng đảng là một phạm vi không đạo đức, thì Hart không thể đem
khiá cạnh nội tại để lập luận là luật sư này đã hoàn thành nghiã vụ pháp lý, vì
trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp không thể chỉ nằm trong phạm vi mô tả hay ý
thức nội tại. Ngược lại, lương tâm trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp đem lại nội
dung mang tính quy phạm luật pháp. Đây chính là điều mà Hart không giải thích
đưọc.
Khi
giải thích hành vi xã hội trở thành ràng buộc về mặt luật pháp là một khái niệm
mang tính chuyển tiếp, Hart thành công khi phân biệt tính mô tả và tính quy phạm
luật pháp. Khi hệ lụy của hành vi này là nghiã vụ, đó chính là quy phạm pháp luật.
Hart đào sâu về mô tả luật pháp như một hiện tượng xã hội hơn là lý giải về
khía cạnh hiệu năng của luật pháp. Dù phải đồng ý với Hart là luật pháp có giá
trị chung sống trong một xã hội hài hoà nhưng luật pháp sẽ giá trị hơn khi có
hiệu lực cưỡng chế. Quan trọng nhất là ông không đề xuất một lý thuyết để giải
thích tính quy phạm pháp luật.
Luật
pháp và đạo đức
Đây
là một đề tài tranh luận hào hứng nhất được nhiều nhà đạo đức học cùng tham gia
để phê phán về suy luận của Hart, nổi bật nhất là sự đóng góp của hai triết gia
nổi danh là Lon L. Fuller và Ronald Dworkin.
Lon
L. Fuller trong tác phẩm “The Morality of Law” cho là luật pháp phải mang nội
dung đạo đức. Để phê bình Hart ông đề ra hai lập luận chủ yếu. Một là về mặt
hình thức của nhà nước pháp quyền, các luật lệ phảỉ được công bố để áp dụng,
không tạo mâu thuẩn, có tính quy phạm và được áp dụng tổng quát. Khi những điều
này đạt được, dù là hình thức và không trực tiếp quy định về nội dung đạo đức,
nhưng đã hàm chứa được tính quy phạm đạo đức của nhà nước. Hình thức đạo đức
này Hart lại không nhận ra trong suy luận. Fuller xem hình thức đạo đức này là
điểm mà nhà nước phài thực hiện. Dù là đạo đức hình thức nhưng khi áp dụng đúng
đắn sẽ nâng cao hiệu năng về tính quy phạm pháp luật.
Hai
là phương pháp luận trong luật học. Tất cả mọi loại luật pháp đều theo đuổi một
mục tiêu nhất định, mà không thể tách rời mục tiêu này ra khỏi nội dung đạo đức.
Chính Hart cũng thấy được điều này nhưng lập luận ngược lại là tại sao luật
pháp lại phải chứa đựng nội dung đạo đức. Luật pháp có mục tiêu luật định, có
thể có nhưng không nhất thiết phải có nội dung đạo đức, vì Hart phủ nhận mối
quan hệ này. Khuynh hướng này thể hiện rỏ trong hệ thống luật pháp Hoa kỳ. Hart
cho là không nên phủ nhận luật pháp Hoa kỳ như một ác mộng hay đề cao như một
lý tưỏng tuyệt vời. Luận điểm của Hart nêu lên tính thực tiển của luật pháp nên
thuyết phục được học giới nhiều hơn.
Vang
động nhất và phức tạp nhất là tranh luận của Ronald Dworkin trong tác phẩm
“Justice for Hedgehogs” với Hart. Lập luận chủ yếu của Dworkin xoay quanh các
quyết định của toà án, đây là yếu điểm của Hart. Dworkin cho là án lệ toà án
thường không áp dụng những điều luật cụ thể mà phần lớn dựa vào những nguyên tắc
chung trong hệ thống luật pháp để xét xử. Nguyên tắc này không phải là những
quy luật xã hội được công nhận như Hart mô tả, mà chính là những sự kiện đạo đức
xã hội. Nhờ vào các sự kiện khách quan này mà toà án tìm giải pháp cho vấn đề.
Không thể giải thích là luật pháp bắt nguồn từ sự kiện xã hội khi được công nhận
mà sẽ thành luật. Dworkin đề cao đạo đức thực tiển trong xã hội, đặc biệt là hệ
lụy đạo đức trong mọi hành vi mà người ta phải chấp nhận và nó trở thành một giải
pháp đúng đắn về mặt luật pháp. Theo Dworkin, trong bản chất vấn đề tranh tụng
luật pháp người ta luôn cố tìm ra nguyên tắc đạo đức của luật pháp nhiều hơn,
trong khi Hart lại nhìn vấn đề này trong phạm vi quy luật công nhận mà không là
phạm vi đạo đức. Lập luận của Dworkin có tính thuyết phục cao nên tranh luận
này được học giới bình luận và tán đồng Dworkin nhiều nhất.
Hậu
từ của Hart
Trước
những phản biện khác nhau của nhiều giới Hart đã phản ứng lại bằng một hậu từ.
Ông không phản biện từng học giả với tất cả chi tiết mà chỉ tập trung vào lập
luận của Dworkin và trình bày lại khái niệm của ông trong chừng mục tương đối
hơn trước, một hình thức để phản luận chung. Hậu từ này lại trở thành một đề
tài khác được tiếp tục tranh luận dù ông đã qua đời.
Trước
hết Hart thú nhận nhiều điểm không trung thực đúng như Dworkin đề cập. Ông đính
chính những sai lầm này bằng cách đề xuất một loại lý thuyết mềm dẻo hơn: Trong
quy luật công nhận người ta cũng có thể đề ra một tiêu chuẩn đạo đức để chấp nhận
và tiêu chuẩn này phải phù hợp và có thể được áp dụng trong thực tế. Nhưng
trong chừng mực nào người ta có thể chấp nhận nội dung đạo đức trong luật công
nhận lại là vấn đề khác và đang được tiếp tục tranh luận. Theo ông, chủ yếu là
luật pháp phải có một nguồn gốc và mục tiêu nhất định, từ đó người ta mới hiểu
được luật pháp là gì. Luật pháp có thể mang một nội dung đạo đức nào đó trong
chừng mực nhất định, nhưng không thể là một nền tảng chung cho một hệ thống
pháp luật. Để phản biện Dworkin, Hart đề ra vấn đề tương phản trong tính mô tả
và tinh quy phạm trong luật pháp để thảo luận và kết luận rằng hiện tượng xã hội
phải được mô tả trước sau đó sẽ đem lại tính quy phạm, trình tự chuyển tiếp này
không thể thay đổi.
Kết
luận
Các
tranh luận xoay quanh tác phẩm The Concept of Law của Hart không mang đến kết
luận được thắng bại, nhưng đã soi sáng nhiều vấn đề. Luận điểm của Hart thuyết
phục được khi tách biệt hai phạm vi luật pháp và đạo đức. Luận điểm hình thức đạo
đức của Dworkin lại tạo được ủng hộ tại các nước dân chủ phương Tây, nơi mà thể
chế luật pháp thành hình và nguyên tắc nhà nước pháp quyền đưọc tôn trọng, nên
vấn đề đạo đức có điều kiện áp dụng. Khuynh hướng chung của các Toà Bảo Hiến hiện
nay bắt đầu chú trọng về khiá cạnh đạo đức trong việc xét xử nhiều hơn so với
trước đây.
Trào
lưu toàn cầu hoá làm cho luật pháp được thành hình từ nhiều nguồn gốc khác
nhau, từ quốc nội lẩn quốc tế, đa dạng và phức tạp hơn, vì do nhiều tác nhân
mang lại. Lập luận của Hart không còn thuyết phục, vì Hart chỉ đặt vấn đề trong
bối cảnh luật quốc gia để lý giải trong khi trào lưu đương đại lại vượt khỏi tầm
quan sát của Hart. Thí dụ điển hình là luật châu Âu đang thắng thế tại các nước
thành viên, luật châu Âu thành hình do Liên Âu gây áp lực và không đến từ nhu cầu
của từng nước thành viên, trên 30 % luật của các nước thành viên là do Liên Âu
đề xuất. Luật về nhân quyền, bảo vệ môi sinh hay luật kinh tế quốc tế đến từ áp
lực của các tổ chức, các mạng lưới quốc tế hay các hoạt động của các xã hội dân
sự, nên khía cạnh chuyển tiếp như Hart mô tả không còn thích hợp.
Hart
phản bác tính cưõng chế và đề cao giá trị tự tại của luật quốc gia, nhưng trong
lĩnh vực luật quốc tế thì thoả hiệp của các tổ chức quốc tế và các quốc gia
thành viên để tìm ta một giải pháp chính trị cho các tranh chấp thông qua
thương thuyết và hoà giải ngày càng được phổ biến nhiều hơn. Trong chiều hướng
này luận điểm của Hart cần được thảo luận trong một khuôn khô quy mô để có thể
trở thành một khái niệm thích hợp hơn, thí dụ như công nhận và tôn trọng nhân
quyền và nhân quyền vì vừa có tính đạo đức phố quát vừa có giá trị cuỡng chế.
Ngược
lại, mối quan hệ đạo đức và luật pháp tại Việt Nam không thể đặt trong cơ sở
thuần lý như tại phương Tây vì văn hoá, tôn giáo, truyền thống phương Đông và
luân thường Khổng Mạnh là một loại đạo lý ở đời và văn hoá bổn phận tổng hợp.
Trong việc phát triển nghiã vụ đối với pháp luật thì người Việt coi trách nhiệm
và hy sinh của cá nhân trước gia đình và lợi ích tập thể trở thành truyền thống.
Khi đặt vấn đề tinh thần thượng tôn luật pháp trong phạm vi đạo đức cá nhân và
lương tâm xã hội thì được người Việt dể dàng chấp nhận hơn người phương Tây cho
dù hiện nay đạo đức suy đồi, luật pháp vô hiệu và vô cảm lan rộng. Do đó, tác
phẩm The Concept of Law của Hart chỉ có giá trị tham khảo học thuật và để theo
dỏị trào lưu hơn là đem lại một giá trị áp dụng cho Việt Nam.
Nguồn:
https://www.danluan.org/tin-tuc/20121023/do-kim-them-khai-niem-ve-luat-phap