Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây

 Phan Chu Trinh

Thưa các anh em đồng bào!
Anh em đồng bào thấy tôi là người tuổi tác, ở lâu năm bên Pháp về, anh em đồng bào có lòng quá yêu, nhường cho tôi bước đầu lên diễn đàn nhà hội "Việt Nam" ta đây, để tỏ ý kiến là hy vọng của tôi đối với xã hội Việt Nam ta từ ấy đến giờ, thì tôi rất lấy làm cảm tạ vô cùng.
Read More...

Chủ nghĩa cộng sản ở phương Tây

Trích từ sách Communism: A History
Tác giả Richard Pipes
Dịch giả Phạm Minh Ngọc 
Chủ nghĩa cộng sản là một lí tưởng không có tương lai: nền văn hoá chính trị phương Tây đã tập hợp lại trong cuộc đấu tranh chống lại hệ tư tưởng cứng rắn, tuy có xuất xứ từ phương Tây, nhưng lại được hoàn thiện ở môi trường ngoài phương Tây. Chủ nghĩa cộng sản đã hoà tan vào xã hội dân chủ phương Tây và sau đó thì lặng lẽ rút khỏi vũ đài chính trị
Read More...

Francis Fukuyama – Chế độ chuyên quyền kiểu Trung Quốc sẽ không thể tồn tại lâu


Die Welt: Năm 1989 trong một tiểu luận nổi tiếng, ông đã trình bày quan điểm về “sự cáo chung của lịch sử”. Hồi đó ông viết: “Chúng ta đang chứng kiến không chỉ là sự chấm dứt Chiến tranh Lạnh hay sự chuyển đổi sang một giai đoạn đặc biệt của lịch sử hậu chiến, mà là sự cáo chung của lịch sử theo nghĩa: là điểm cuối của quá trình tiến hóa của loài người về mặt thức hệ và là điểm cuối của sự phổ quát hóa nền dân chủ phóng khoáng kiểu phương Tây như là hình thức chính quyền tối hậu do con người tạo ra.” Điều gì còn đứng vững sau 20 năm? Điều gì không? Điều gì đã thay đổi?
Read More...

Ích lợi của dân chủ: Dân chủ thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng như thế nào?

Morton Halperin, Joseph T. Siegle, và Michael Weinstein
Tqvn2004 lược dịch
Giới thiệu
JOANNE MYERS: Vào tháng 11 năm 2003, để kỷ niệm 20 năm ngày thành lập tổ chức Cổ vũ Dân chủ cấp Quốc gia (National Endowment for Democracy), Tổng thống Bush đã có một bài phát biểu với ngôn từ hết sức thận trọng nhằm đề cao những giá trị của dân chủ. Mặc dù ý đồ chính là đưa ra lý do hợp lệ cho việc tấn công Iraq, thông điệp quan trọng trong bài phát biểu này là dân chủ và phát triển là bạn đồng hành, và rằng sự thịnh vượng, sức sống và sự phát triển của con người liên quan trực tiếp tới mức độ tự do mà họ được hưởng hàng ngày.
Read More...

Phỏng vấn Francis Fukuyma: Sự trổi dậy của Trung Quốc, tình hình căng thẳng tại Đông Á và vai trò của Hoa Kỳ

TS Đỗ Kim Thêm dịch
Emanuel Pastreich          
           
Francis Fukuyama là nhà khoa học chính tri và nhà khoa học kinh tế chính trị hàng đầu cùa Hoa Kỳ. Ông là tác giả nổi danh với các tác phẩm The End of History and the Last Man (1992) và the Origins of the Political Order. Ông là chuyên gia cao cấp tại the Center on Democracy, Development and the Rule of Law at Stanford University.
Emanuel Pastreich là Giám đốc của Viện Châu Á. Nguyên bản của bài này được đặng tại Asia Today. Đây là bài phỏng vấn đầu tiên trong loạt bài do của Viện châu Á tổ chức.
Read More...

MAO TRẠCH ĐÔNG (1893 – 1976): Tần Thủy Hoàng của Thế Kỷ 20

Phạm Văn Tuấn
Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo xuất sắc của nước Trung Hoa Cộng Sản, đã tham dự rất nhiều trận mạc trong thời kỳ nội chiến, đã đưa Đảng Cộng Sản Trung Hoa tới thắng lợi và đẩy lui Quốc Dân Đảng cùng quân đội của Tướng Tưởng Giới Thạch (Jiang Jieshi) qua hòn đảo Đài Loan. Kể từ năm 1943, Mao Trạch Đông đã duy trì một địa vị độc tôn trong Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Trung Hoa và từ năm 1945, là nhân vật không thể bị thay thế trong Ủy Ban Trung Ương của đảng kể trên.   
Read More...

Chế độ toàn trị của Nhà nước Xô-Viết

Mai Thái Lĩnh
Trái với dự kiến của Marx và Engels, quan niệm “chuyên chính vô sản” khi đem áp dụng vào thực tế đã không tạo ra được một nhà nước kiểu mới chuẩn bị cho sự tiêu vong của chính mình, mà cũng không thể tạo ra những thiết chế dân chủ hơn so với chế độ dân chủ tư sản. Lịch sử trong thế kỷ XX đã cho thấy quan niệm ấy chỉ dẫn đến sự ra đời của một chế độ chuyên chính kiểu mới, về bản chất có nhiều điểm tương đồng với các chế độ độc tài (chuyên chính) đã từng có trong lịch sử, nhưng về hình thức thì được hiện đại hoá, và được tô vẽ bằng một bề ngoài cách mạng, dân chủ.
Read More...

Singapore: Nghịch lý phát triển

GS.TS. Hồ Sĩ Quý
Tóm tắt:
Singapore là hiện tượng kỳ diệu của thế giới ở thế kỷ XX. Từ một thị trấn nghèo qua 3 thập niên với ý chí quyết đoán của người đứng đầu là Lý Quang Diệu, Singapore đã trở thành “thiên đường của chủ nghĩa tư bản”. Năm 2014, GNP đầu người của nước này là 72.000 USD tính theo PPP. Xã hội thịnh vượng. Môi trường trong lành. Quan chức liêm khiết. Cả thế giới muốn bắt chước, nhưng có nhiều điều không thể bắt chước và cũng có nhiều điều người ta không muốn bắt chước. Bởi Singapore phát triển trong những nghịch lý không dễ lý giải, mà nghịch lý lớn nhất là “cất cánh” rồi “hóa rồng” trong môi trường ít nhiều độc đoán, độc tài. Tự do, dân chủ bị quản lý chặt. Nhà nước can thiệp sâu vào đời sống thậm chí đời sống riêng tư của người dân. Kinh tế thị trường sôi động nhưng “bàn tay vô hình” của nó bị điều khiển bởi nhà nước. Tôn vinh đặc thù châu Á nhưng rất gần với phương Tây. Rất chú ý đến tính xã hội của sự phát triển nhưng lại xây dựng thành công một kiểu xã hội tư bản chủ nghĩa.
Ý chí cá nhân của Lý Quang Diệu được coi là nguyên nhân quan trọng làm nên sự thành công của Singapore. Và đó cũng lại là nguyên nhân khiến Singapore hiện ra không chỉ với toàn những điều tốt đẹp. Nhưng sự thịnh vượng đã làm mờ những điều không mấy nhân đạo trong sự phát triển của Singapore, che đậy và xóa đi các “vết đen” lịch sử.
Từ khóa: Singapore, Nghịch lý, Paradox of Development, Lý Quang Diệu, Lee Kuan Yew, Dân chủ và phát triển, Độc tài, Soft Authoritarianism.
Read More...

Lý thuyết đạo đức cho hoà giải chính trị

Đỗ Kim Thêm 
Colleen Murphy, Cambridge University Press
(Giới Thiệu Sách: A Moral Theory of Political Reconciliation, Colleen Murphy, Cambridge University Press, 2010)

Vấn đề
A Moral Theory of Political Reconciliation.  Colleen Murphy, Cambridge University Press, 2010
Người Việt bắt đầu làm quen với khái niệm “Hoà giải quốc gia và hoà hợp dân tộc” từ khi có hiệp định Paris, nhưng nếu theo dõi các xung đột trên thế giới chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy đây là một mối quan tâm chung cho các nước Nam Phi, Bắc Ái Nhỉ Lan, Sierra Leone, và gần đây nhất Rwanda, Afghanistan và Irak là những trường hợp điển hình. Dầu bối cảnh tranh chấp khác nhau, nhưng các nước này đã tìm ra một căn bản đồng thuận nào để làm phương tiện cho tiến trình hoà giải, lịch sử, luật pháp hay đạo đức, đó là vấn đề được đặt ra.
Read More...

Tương lai dân chủ xã hội của Mỹ

Lane Kenworthy
Trần Ngọc Cư dịch
Dẫn nhập của người dịch
Dân chủ xã hội đã được giới thiệu nhiều lần, nhưng phần lớn tập trung vào các mô hình dân chủ xã hội Bắc Âu. Trong tiểu luận sau đây, Lane Kenworthy phác họa một hành trình chậm rãi nhưng vững chắc của Hoa Kỳ trên con đường tiến tới một tương lai dân chủ xã hội. Theo tiên đoán của Kenworthy, tương lai này sẽ nằm ngay trong thế kỷ 21 và “không cực kỳ khác xa hiện tại”, mà chỉ “trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình hiện nay”.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org