Đỗ Kim Thêm
Colleen Murphy, Cambridge University Press
(Giới Thiệu Sách: A Moral Theory
of Political Reconciliation, Colleen Murphy, Cambridge University Press, 2010)
Vấn đề
A Moral Theory of Political
Reconciliation. Colleen Murphy, Cambridge University Press, 2010
Người Việt bắt đầu làm quen với
khái niệm “Hoà giải quốc gia và hoà hợp dân tộc” từ khi có hiệp định Paris,
nhưng nếu theo dõi các xung đột trên thế giới chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi
thấy đây là một mối quan tâm chung cho các nước Nam Phi, Bắc Ái Nhỉ Lan, Sierra
Leone, và gần đây nhất Rwanda, Afghanistan và Irak là những trường hợp điển
hình. Dầu bối cảnh tranh chấp khác nhau, nhưng các nước này đã tìm ra một căn bản
đồng thuận nào để làm phương tiện cho tiến trình hoà giải, lịch sử, luật pháp
hay đạo đức, đó là vấn đề được đặt ra.
Để trả lời một phần nào cho vấn đề
phức tạp này, Colleen Murphy, giáo sư Triết học tại Đại Học Texas A & M,
Hoa kỳ đã có một công trình nghiên cứu về lý thuyết đạo đức cho hoà giải chính
trị, đó là tác phẩm A Moral Theory of Political Reconcialtion, do nhà xuất bản
Cambridge University Press ấn hành năm 2010, mà nội dung sẽ được tóm lược sau
đây.
Nội dung
Tác giả giới thiệu sách với phần
cảm tạ và dẩn nhập. Sách có hai phần chính, phần I đề ra một khái niệm đạo đức
và ba luận đề chính là tinh thần thượng tôn luật pháp, tín nhiệm về chính trị
và khả năng hành động. Phần II thảo luận về phương cách cổ vũ cho hoà giải
trong điều kiện thực tế mà ba chủ điểm là lượng giá về tiến trình hoà giải, hoạt
động của các Ủy ban Chân Lý và Hoà Giải và các Toà án Hình sự quốc tế. Cuối
cùng tác giả đề ra triển vọng cho cách giải quyết hoà giải trong tương lai để kết
luận vấn đề
Phần dẫn nhập
Nội chiến và đàn áp là một hiện
tượng phổ quát nhưng bi thảm nhất là Nam Phi với hơn 40 năm theo đuổi về chính
sách kỳ thị chủng tộc. Nam Phi đổi mới khi Nelson Madela trở thành vị tổng thống
da đen đầu tiên và quốc hội biểu quyết thông qua đạo luật Cổ vũ Thống nhất Quốc
gia và Hoà giải (Promotion of National Unity and Reconcialtion Act, No 34 of
1995) để thiết lập Ủy ban Chân lý và Hoà giải (Truth and Reconciliation
Commis-sion,TRC). TRC do Tổng giám mục Desmond Tutu lãnh đạo và đạt kết quả là
sau hơn 200.000 vụ điều tra đã có hơn 7.000 trường hợp cá nhân nộp đơn xin ân
xá.Thành tựu của TRC làm cho thế giới kính phục. Để tìm hiểu bản chất vấn đề
hoà giải và kinh nghiệm của TRC tác giả khởi đầu với định nghiã về khái niệm về
hoà giải chính trị với bốn đặc điểm chủ yếu.
Một là hoà giải là tha thứ khi nạn
nhân bỏ qua những cảm xúc tiêu cực như giận dữ hay thù oán trước những hành vi
sai trái của thủ phạm. Nhưng làm sao thay đổi thái độ trong mối quan hệ cá
nhân, có khả năng và lòng mong muốn hoà giải là vấn đề quan trọng hơn cảm xúc.
Đây là khởi điểm cho tiến trình, nhưng thực tế cho thấy tha thứ của nạn nhân
không thể giải quyết vấn đề khi đàn áp là một cơ chế chính trị mà thủ phạm tiếp
tục lạm dụng
Hai là hoà giải là đề ra một
khuôn khổ luật pháp để xây dựng lại mối quan hệ xã hội và niềm tin cho toàn thể.
Vì không dựa trên thái độ tha thứ của nạn nhân hay sai trái của thủ phạm, mà vấn
đề sẽ do luật pháp quy định nên khái niệm này quy mô hơn về tầm vóc. Cảm tính
không còn là khởi điểm mà yếu tố khách quan và tổng quát là chủ yếu. Nhưng khái
niệm về niềm tin cũng không có một tiêu chuẩn chính xác.
Ba là hoà giải là một giá trị về
chính trị. Thay đổi thái độ không phải là đầu hàng của cá nhân hay tập thể trước
chính quyền mà là một quyết định hợp lý về lý trí được một thể chế chính
trị bảo vệ, và vai trò thể chế là điều kiện tiên quyết. Những khuôn khổ cho hoà
giải là bình đẳng trước pháp luật, thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền, dân
quyền và tinh thần thưọng tôn luật pháp của chế độ. Điều kiện này chưa có tại
các nước đang chuyển đổi
Bốn là hoà giải là sửa đổi những sai lầm trong quá khứ để tạo lập môt cộng đồng cho hiện tại và tương lai. Không phải cá nhân, luật pháp hay đạo đức là chủ yếu mà sự đồng tình của dân chúng trong việc tìm ra ý nghiã chính trị của cộng đồng trong tiến trình chuyển đổi. Khái niệm này quá lý tưởng và hướng về tương lai nên khó thuyết phục để giải quyết cấp bách các vấn đề quá khứ đang còn đè nặng
Bốn là hoà giải là sửa đổi những sai lầm trong quá khứ để tạo lập môt cộng đồng cho hiện tại và tương lai. Không phải cá nhân, luật pháp hay đạo đức là chủ yếu mà sự đồng tình của dân chúng trong việc tìm ra ý nghiã chính trị của cộng đồng trong tiến trình chuyển đổi. Khái niệm này quá lý tưởng và hướng về tương lai nên khó thuyết phục để giải quyết cấp bách các vấn đề quá khứ đang còn đè nặng
Bốn khái niệm này có ý nghiã
tương đối, thì làm sao có thể áp dụng được trong thực tế? Nếu chấp nhận xung đột
cần được hoà giải, trước hết phải tìm ra khuôn mẩu đặc trưng nào đã gây ra thiệt
hại trong mối quan hệ này, sau đó là tổn hại nào thuộc về phạm vi đạo đức, cuối
cùng là xây dựng lại mối quan hệ này trở thành mục tiêu cho hoà giải. Để vượt
qua những giới hạn của bốn khái niệm nêu trên, tác giả xem bối cảnh của
Nam Phi là một kinh nghiệm điển hình, từ đó mới tổng hợp các khái niệm này
trong thực tế là một phương cách thích hợp.
Tác giả kết thúc phần dẩn nhập bằng cách đưa ra một phương pháp luận cho vấn đề. Hoà giải dù là mối quan hệ cá nhân nhưng cần được đặt trong trong bối cảnh xã hội và lịch sử, không thể là một lý thuyết trừu tượng về đạo đức để áp dụng trong thực tế, mà ngược lại, tìm ra mối quan hệ trong thực tế trong quá khứ để làm nền tảng cho tiến trình chuyển đổi. Ba tiêu chuẩn đề ra để phân tích là tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law) tín nhiệm về chính trị (political trust) và khả năng hành động (capabilites). Ba đặc điểm này sẽ là cơ sở tác động (reciprocity agency) và giúp cho cơ sở đạo đức thành hình (moral agency), bước khởi đầu trong tiến trình hoà giải chính trị và dân chủ hoá đất nước.
Tác giả kết thúc phần dẩn nhập bằng cách đưa ra một phương pháp luận cho vấn đề. Hoà giải dù là mối quan hệ cá nhân nhưng cần được đặt trong trong bối cảnh xã hội và lịch sử, không thể là một lý thuyết trừu tượng về đạo đức để áp dụng trong thực tế, mà ngược lại, tìm ra mối quan hệ trong thực tế trong quá khứ để làm nền tảng cho tiến trình chuyển đổi. Ba tiêu chuẩn đề ra để phân tích là tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law) tín nhiệm về chính trị (political trust) và khả năng hành động (capabilites). Ba đặc điểm này sẽ là cơ sở tác động (reciprocity agency) và giúp cho cơ sở đạo đức thành hình (moral agency), bước khởi đầu trong tiến trình hoà giải chính trị và dân chủ hoá đất nước.
Chương I
Tác giả dựa theo định nghiã của
Lon Fuller về tinh thần thượng tôn pháp luật trong tác phẩm The Morality of Law
để trình bày. Luật pháp đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn chính. Luật pháp phải tổng
quát, quy định rỏ điều cấm đoán và hậu quả, không gây mâu thuẩn, đòi hỏi người
dân những điều có thể làm đưọc, được ban hành để công luận biết đến trước khi
áp dụng, không thể thay đổi thường xuyên và điểm cuối cùng quan trọng nhất là
luật phải quy định thuần nhất để nhà cầm quyền thi hành cho phù hợp với thực tế.
Đó là đòi hỏi mà nhà lập pháp phải ý thức khi soạn luật. Chính quyền có tôn trọng
luật pháp thì sẽ tạo niềm tin cho dân chúng thi hành. Nếu cả hai hành động dựa
trên pháp luật thì xã hội sẽ ít bị xáo trộn hơn. Fuller giải thích tôn trọng lẩn
nhau qua luật pháp là một quan hệ xã hội và là một bổn phận chung về đạo đức.
Thực tế cho thấy bổn phận này bị
điều kiện hoá mà trường hợp vi phạm nhân quyền của Argentina là thí dụ. Chính
phủ tuyên bố là ở Argentina không có tù nhân chính tri, không ai bị ngược đải
hay tra tấn vì tư tưởng chính trị. Chính quyền luôn cáo buộc chính dân chúng
không thi hành luật nên gây xáo trộn.Thực tế cho thấy từ năm 1976 đến 1983 đã
có hơn 300.000 người mất tích. Đây không phải là một răn đe cá nhân mà là một
chính sách có hệ thống. Chính quyền luôn phủ nhận việc thủ tiêu người đối kháng
và xác nhận có những trường hợp cá biệt là sai lầm đáng tiếc. Nhưng thực tế xã
hội bao trùm không khí sợ hải và bất ổn vì chính quyền và dân chúng không còn
tin nhau. Từ đó đưa tới tổn hại chung về mặt đạo đức.
Theo tác giả, Fuller chỉ đề ra một
khiá cạnh của vấn đề. Chúng ta không phải tôn trọng luật bởi vì luật là luật và
chính là cứu cánh của luật pháp là xây dựng tự do và phát triển nhân phẩm. Đó
là khái niệm của Joseph Raz mà tác giả giới thiệu để bổ sung cho định nghiã của
Fuller.
Raz chia tinh thần thượng tôn
pháp luật làm hai loại. Thứ nhất là luật pháp phải rỏ ràng, ổn định, công khaí
và quy định thái độ phải thi hành. Thứ hai là cơ quan chấp pháp không thể tướt
đoạt khà năng của luật pháp trong thực tế. Luật pháp sẽ vô hiệu khi chính quyền
không làm gương thi hành pháp luật, nên cần phải giới hạn quyền lực của cơ quan
chấp pháp. Raz thí dụ công dụng của luật pháp như con dao sắt, dao cắt tốt thì
luật pháp cũng có những công dụng tương tự. Cả hai Fuller và Raz xác nhận vai
trò thượng tôn luật pháp, nhưng Fuller đề cao vai trò cá nhân như một đối tác
có trách nhiệm trong khi Raz cho là chính cơ quan chấp pháp cần đóng vai trò
gương mẩu hơn để bảo vệ tự do cá nhân và nhân phẩm.
Chính quyền độc tài luôn đề cao bản
sắc dân tộc và truyền thống lịch sử, nhưng ít đề cập tới tinh thần thượng tôn
luật pháp, vì tự bản chất họ không tôn trọng, nhưng họ lại đủ khôn ngoan để tìm
cách tránh những chế tài quốc tế, nhất là khi đàn áp trở nên có hệ thống, thí dụ
như họ tìm cách khủng bố riêng lẻ và tránh gây tác động mạnh đến dư luận quốc tế.
Vì ý thức được tính chính thống cuả chính quyền càng tùy thuộc vào luật pháp
nên họ cũng nổ lực tạo bề mặt chính thống của mình mà Bắc Ái Nhỉ Lan và Nam Phi
là thí dụ. Các chánh án tại Nam Phi tuyên thệ và bảo vệ công lý, nhưng thực tế
họ không thể làm tròn chức năng và không dám bày tỏ công khai sự tương phản giữa
bất công của chế độ và bổn phận. Sau này khi ra trước các buổi điều tra của
TRC, họ tìm cách chạy tội khi cố chứng minh đã làm giảm bớt bất công qua các biện
pháp xử lý.
Tác giả thực tế hơn khi cho
rằng tôn trọng pháp luật không thể phòng chống bất công một cách hữu hiệu,
nhưng chỉ có thể giới hạn một phần nào, khi mà ý thức công luận lên cao và bất
công được công khái hoá.
Tác giả phê bình Fuller là lý tưởng
hoá vấn đề. Fuller nói rằng khi chính quyền nói với ngưòi dân: „Đây là luật,
anh phải thi hành. Nếu anh làm theo thì anh sẽ được chúng tôi đảm bảo là đó là
luật sẽ áp dụng cho thái độ của anh“. Nếu nói như vậy chỉ làm giảm đi tính cách
hổ tương mà chính quyền nên nói là “Đây là chuyện cấm, anh nên tránh làm, nếu
làm anh sẽ bị trừng phạt“.
Điều kiện này sẽ không có được
khi không có hình ảnh nhà làm luật công minh trong lòng người dân mà chỉ có người
cảnh binh cầm súng đang đe doạ. Cá nhân theo đuổi mục tiêu của mình trong xã hội,
mong có cơ hội bày tỏ ước vọng và có thể tiên đoán được thái độ của người khác.
Nếu nhà làm luật tạo ra khuôn khổ này thì người sử dụng vũ khí chưa có thói
quen sử dụng. Họ chỉ quen ra lệnh và tuân lệnh, bất tuân là họ nổ súng, họ có
kinh nghiệm huy động thuộc hạ tuân phục, không ai đòi hỏi họ phải tuân theo một
cái gì, kể cả những gì mà họ công bố và họ không có thói quen thảo luận.
Tác động hai chiều trong mối quan
hệ luật pháp tạo ra sức mạnh luật pháp, nhất là khi cả hai phiá cùng nổ lực
theo đuổi mục tiêu chung. Mục tiêu của pháp luật không phải là theo đuổi quyền
lợi cá nhân hay của ý chí của chính quyền mà công bình giửa chính quyền và người
dân trong khuôn khổ luật pháp, mà hai bên đối cùng nhau hợp tác trong quan hệ
thực tế.
Dù phê bình Fuller quá thiên hình
thức, nhưng tác giả không đề cao luật nội dung, mà cho là tác động hổ tương giửa
người dân và chính quyền thông qua luật pháp là chủ yếu. Nó sẽ tạo niềm tin, đó
là điểm mà tác giả tiếp tục phân tích.
Chương II
Trong khi học giới và chính giới
cho là xây dựng niềm tin là một điều kiện tiên quyết, tác giả lập luận không
nên coi niềm tin là một phương tiện, mà phải tìm xem chúng ta tin vào cái gì và
có hợp lý không. Nói chung, niềm tin trước hết là một thái độ hướng về một mục
tiêu, ước vọng lạc quan hướng về khả năng và thiện chí của người được tín nhiệm
về một hành vi trong tương lai. Uớc vọng nào cũng là sự công nhận có mức độ, vì
trong thực tế không ai tin ai một cách mù quáng trong tất cả mọi lãnh vực và lâu
dài. Tác giả bàn đến mối quan hệ giữa tin tưởng và thất vọng và phân biệt niềm
tin có thể và không có thể luận giải được. Dựa trên khái niệm chung tác giả đào
sâu về niềm tin liên hệ đến chính trị.
Niềm tin về chính trị là một thái
độ lạc quan về khả năng và thiện chí của chính quyền. Người dân vừa là một chủ
thể có trách nhiệm, hiểu biết mà còn cần có thiện chí đóng góp để phát triển mối
quan hệ. Về phía chính quyền cũng cần có khả năng và thiện chí tương tự. Chính
quyền kỳ vọng là người dân hiểu biết và có thể quyết định những vấn đề của đời
mình trong khuôn khổ luật pháp, không chờ đợi một lời khuyên hay chỉ thị nào về
phiá chính quyền. Nhưng tham nhũng, thiếu khả năng và không tôn trọng pháp luật,
kể cả nhà làm luật, là những thí dụ điển hình về sự mất tin tưởng của dân
chúng. Niềm tin về chính trị có nhiều mức độ khác nhau, có thể là mù quáng tuyệt
đối hoặc hoàn toàn không tin tưởng nhau về bất cứ một vấn đề nào. Nhưng có thể
một thành phần dân chúng tin tưởng về khả năng và thiện chí giải quyết của tầng
lớp nào đó trong chính quyền. Tình trạng lý tưởng nhất là sự đồng thuận của
toàn thể nguời dân và tổn hại trầm trọng nhất khi chính quyến còn không khả
năng kiểm soát xã hội.
Niềm tin về chính trị có giá trị
đạo đức không? Tác giả cho là khó có thể lập luận như vậy khi niềm tin giúp cho
cá nhân hay một tập thể dể dàng trong việc thực hiện mục tiêu của mình. Thiếu
niềm tin về khả năng và thiện chí là vấn đề được đặt ra, nhưng quan trọng hơn
là giá trị của tác động hổ tương. Trong xã hội dân chủ điều này có nghiã là người
dân cũng có khả năng và cơ hội làm việc như các quan chức của chính phủ. Các chế
độ độc tài thường lập luận là trình độ dân trí còn thấp kém, chưa đủ khả năng để
hành sử quyền công dân nên phủ nhận hoặc hạn chế các quyền cơ bản, thí dụ như
quyền đầu phiếu. Thiếu thiện chí đưa tới thiếu tôn trọng nhau trong sinh hoạt
chung, nhưng nếu cho rằng cả hai không khả năng, đáng nghi ngờ nhau cũng cần có
biện minh. Hy vọng đến từ hai phiá thì nổ lực thực hiện cũng phải đến từ hai
phiá. Trong bối cảnh hoà giải thì vấn đề tín nhiệm được coi là một quan tâm
hàng đầu, sau đó thì vấn đề giá trị đạo đức sẽ đặt ra.
Tác giả đặt vấn đề thái độ đáp ứng
trong việc cảm thông nhau. Đây là bước khởi đầu thúc đẩy cá nhân tự chúng tỏ
mình là một chủ thể có trách nhiệm, từ đó đáng được trong cậy nhiều hơn. Sự
trông cậy này sẽ kéo theo lợi ích lớn hơn. Ngườì được tín nhiệm thích thú hơn
khi được tín nhiệm và sẽ tạo những thái độ thích ứng hơn khi mối quan hệ trở
nên minh bạch.
Lập luận này gặp nhiều phản biện
vì môi trường tham nhũng, không tôn trộng luật pháp và không có đạo đức xã hội.
Khi nghi ngờ làm tránh được những tốn hại cho cá nhân, thì nghi ngờ trở nên
chính đáng và hợp lý. Vấn đề là trong địều kiện nào là có tín nhiệm, điều kiện
nào là không, cũng cần được luận giải. Tác giả nêu trường hợp Irak làm thí dụ,
các quan chức chỉ lo giử quyền lợi của mình do chế độ mang lại và không thi
hành luật, trong khi dân chúng Irak thấy công an bất cứ đâu chỉ muốn tránh đi để
được yên thân. Thiếu khả năng và thiện chí làm cho kỳ vọng tiêu tan và niềm tin
không thể xây dựng.
Càng khó khăn hơn khi giửa những
người trong cộng đồng lại không cùng chung một truyền thống lịch sử, ngôn ngữ
và văn hoá như tại Irak.
Mối quan hệ giữa người dân và
chính quyền quá phức tạp, nên nội dung tín nhiệm cần phải cụ thể hoá. Đánh giá
một trường hợp cụ thể nào cũng bị lệ thuộc vào bối cảnh chung của xã hội, nên ý
tưởng này tương đối và không thể nào áp dụng trong toàn thể sinh hoạt. Dù bị điều
kiện hoá trong từng tình huống, nhưng không vì thế mà làm mất đi sự tương kính
và kết ước chung và tổn hại đến mối quan hệ chung.
Làm sao biện giải nội dung của tín nhiệm? Chúng ta không tin vì người được tín nhiệm đáng được tin, mà quan trọng hơn vì họ sẽ có khả năng và thiện chí gây chuyển biến tích cực như ta mong đợi. Cần phân biệt tín nhiệm và kỳ vọng. Tín nhiệm về chính trị là kỳ vọng mà người được tín nhiệm sẽ đáp ứng. Kỳ vọng này theo tác giả cũng là một thái độ cần biện giải có hợp lý không. Khi chế độ độc tài bắt người trái phép và vô trách nhiệm trước người mất tích, mà tham nhũng và bất tài là nguyên nhân, nên vấn đề tín nhiệm không thể luận giải. Trong một xã hội có nhiều chủng tộc, không có niềm tin và đáp ứng không minh bạch thì bất tín nhiệm nhau là một quyết định hợp lý.
Làm sao biện giải nội dung của tín nhiệm? Chúng ta không tin vì người được tín nhiệm đáng được tin, mà quan trọng hơn vì họ sẽ có khả năng và thiện chí gây chuyển biến tích cực như ta mong đợi. Cần phân biệt tín nhiệm và kỳ vọng. Tín nhiệm về chính trị là kỳ vọng mà người được tín nhiệm sẽ đáp ứng. Kỳ vọng này theo tác giả cũng là một thái độ cần biện giải có hợp lý không. Khi chế độ độc tài bắt người trái phép và vô trách nhiệm trước người mất tích, mà tham nhũng và bất tài là nguyên nhân, nên vấn đề tín nhiệm không thể luận giải. Trong một xã hội có nhiều chủng tộc, không có niềm tin và đáp ứng không minh bạch thì bất tín nhiệm nhau là một quyết định hợp lý.
Thiện ý tốt đẹp cho ngưòi khác phải
có nền tảng làm khởi điểm, đó là một quan tâm chung trong một thế giới tương
thuộc. Nghịch lý xảy ra trong khi chúng ta cần phải quan tâm đến quan điểm của
người khác và suy đoán họ có khả năng, hiểu biết và thiện chí trong hành động,
thì vô cảm trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Khi niềm tin chung cho
xã hội không còn, tác giả cho là phát huy khả năng hành động để xây dựng lại mối
quan hệ chính trị là vấn đề cần luận giải.
Chương III
Khả năng nào cần có để cải thiện
những tác hại do thể chế mang lại? Khả năng là gi? Tác giả phân biệt bốn loại
khả năng chính: Khả năng được tôn trọng, khả năng được công nhận là một thành
viên trong cộng đồng chính trị, khả năng là một tham dự viên có hiệu năng trong
sinh hoạt xã hội và khả năng để sinh tồn và thoát cảnh nghèo đói. Khả năng có
liên hệ đến tự do và cơ hội cá nhân trong hành động.
Armartya Sen và Martha Nussbaum
đã triển khai khái niệm này và gọi là personal, social and environmental
conversion factors. Hạnh phúc cá nhân do nhiều thành tố, thí dụ cá nhân
được tôn trọng, được nuôi dưởng và giáo dục tốt, đây là những thuận lợi cơ bản.
Dù bối cảnh tự do tối cần thiết cho phát triển khả năng, nhưng chưa đủ. Sen thí
dụ xe đạp là một phương tiện di chuyển, nhưng không thể giúp cho người khiếm tật
vì họ không sử dụng được. Ngược lại, một người có khả năng sử dụng, thì xe đạp
lại không thể là phưong tiện giúp họ vì điều kiện giao thông cho xe đạp không
có. Sự khác biệt về khả năng cá nhân và hoàn cành xã hội là vấn đề mà tác già
dùng thí dụ của Sen để dẫn chứng
Tác giả phân biệt hai loại khả năng nội tại và ngoại cảnh.
Tác giả phân biệt hai loại khả năng nội tại và ngoại cảnh.
Ngoại cảnh giúp cho cá nhân hành
động trong thực tế. Nhưng tác giả cho là xác định khả năng và cơ hội cho từng
cá nhân rồi so sánh với cá nhân khác cũng là vấn đề. Khả năng có hai loại giá
trị, một là phương tiện, hai là tự tại. Là một phương tiện khi khả năng có thể
kết hợp với tự do. Có tự do thì khả năng có cơ hội phát triển, khả năng càng lớn
thì tự do sẽ giúp dể thực hiện những điều mong ước. Khả năng có giá trị tự tại
khi đặt mối quan hệ khả năng với công lý. Con người sống trong xã hội như là một
tác nhân, được hưởng tự do để sống hoà hợp với người khác trong tinh thần thượng
tôn luật pháp và tín nhiệm chính trị. Nhưng mối quan hệ khả năng và công lý đặc
biệt hơn. Thiếu khả năng thì vi phạm công lý sẽ trầm trọng hơn. Muốn đòi hỏi
công lý người ta phải có khả năng nhận diện công lý. Không luận giải được
bất công về phân phối lợi tức và tài nguyên thì không thể đòi hỏi công bình
trong chính sách. Tác giả áp dụng khái niệm chung này vào trong điều kiện của
hoà giải chính trị.
Có hai lý do để áp dụng khả năng trong hoà giải. Khả năng cá nhân liên hệ mật thiết đến thể chế, vì thể chế xác định cơ hội cá nhân và mức độ bất công trong mối quan hệ xã hội. Ba ý niệm bất công chính trong xã hội độc tài theo tác giả là sử dụng bạo lực, cưởng chế kinh tế và tạo ra bất công giửa các đoàn thể
Có hai lý do để áp dụng khả năng trong hoà giải. Khả năng cá nhân liên hệ mật thiết đến thể chế, vì thể chế xác định cơ hội cá nhân và mức độ bất công trong mối quan hệ xã hội. Ba ý niệm bất công chính trong xã hội độc tài theo tác giả là sử dụng bạo lực, cưởng chế kinh tế và tạo ra bất công giửa các đoàn thể
Sử dụng bạo lực có bốn hình thức
là hảm hiếp, cắt bỏ tay chân, tra tấn vả giết người mà tất cả hủy diệt khả năng
của cá nhân từ thể xác cho đến tinh thần, và tù nhân chính trị là một bằng chứng,
vì dầu họ còn sống nhưng sau khi được tha thì coi như đã chết. Nạn nhân không
còn tự coi mình là một con người giá trị trong cộng đồng nửa, chỉ mơ ước
không còn bị tra tấn trong tương lai. Các biện pháp trị liệu tâm thần không hiệu
quả hoặc không có. Tác hại hơn, chế độ không những trừng trị nạn nhân, mà gia
đình, thân nhân và đoàn thể liên hệ cũng bị ảnh hưỏng nặng nề, như kinh nghiệm
Nam Phi và El Salvador chứng minh. Sử dụng bạo lực cũng tác hại chung về mặt xã
hôi và kinh tế. Châu Phi dồn tiền cho các xung đột vũ trang kể từ 1990 trở đi với
cái giá là 300 tỷ, một con số mà các định chế quốc tế phải bỏ ra để giúp họ
trong cùng thời kỳ, trong khi Châu Phi cần tiền cho giáo dục, y tế và làm mất
nhiều cơ hội phát triển cho cá nhân và xã hôi.
Cưởng chế kinh tế là tác hại thứ
hai mà tác giả trình bày. Có hai khía cạnh cuả cưởng chế kinh tế là theo thực tế
và luật pháp. Tại Nam Phi, luật pháp phân biệt khắc nghiệt quyền sử dụng taxi,
xe cứu thương, xe buýt, thang máy, công viên, nhà thờ, nhà hàng, trường học
v.v. Cơ hội làm việc cho người da đen trong khu vực da trắng không có. Bất quân
bình về phân phối lợi tức quá trầm trọng khi lương một công nhân xây dựng da trắng
hơn sáu lần người da đen, công nhân hầm mỏ da trắng kiếm tiền gấp 20 lần người
da đen. 80% dân da đen sống dưới mức tối thiểu, nên dốt nát, bịnh tật và tỷ suất
tử vong cao là hiển nhiên. Không có cơ hội phát triển khả năng và tham gia sinh
hoạt xã hội, đây là một sĩ nhục nhân phẩm được thể chế hoá. Hậu quả là người da
đen không còn tự tin. Sợ hải lo âu không là vấn đề cá nhân mà còn tác động đến
gia đình. Gia đình không thể giúp cá nhân và ngược lại để vuợt thoát hoàn cảnh.
Thảm trạng này tạo ra bất công trong việc phát triển bản sắc của các đoàn thể
xã hội.
Đối xử bất công giửa các đoàn thể
làm cản trở phát triển bản sắc cộng đồng và khả năng cá nhân là tác hại thứ ba.
Nếu bản sắc của sắc tộc không duy trì và phát triển, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến
khả năng của thành viên qua nhiều hình thức khác nhau. Thí dụ như quyền công
dân, phong tục, tâp quán, ngôn ngữ, tình cảm gắn bó, cảm giác quen thuộc, và
nhiều yếu tố khác tạo nên bản sắc. Mối quan hệ giửa phát triển bản sắc trong
các xung đột sắc tộc mà Bắc Ái Nhỉ Lan là một thí dụ. Khuôn mẩu văn hoá giửa
Tin Lành và Công giáo cho thấy sự phân hoá trầm trọng mà hôn nhân giửa hai người
khác tôn giáo là chuyện ngoại lê.
Tất cả những loại bất công này
làm trở ngại cho sự phát triển khà năng của cá nhân và xã hội mà hệ quả trầm trọng
là bất công càng gia tăng và đạo đức càng suy đồi. Do đó luật pháp là phương tiện
cần đặt ra trong tiến trình hoà giải để đạt cứu cánh đạo đức. Nhưng làm sao tìm
hiểu rỏ được tình hình?
Chuơng IV
Chuơng IV
Để tìm hiểu vấn đề lượng giá về
tiến trình hoà giải chính trị, tác giả không dựa trên lý thuyết ở phần I mà luận
giải, nhưng tìm ra những đóng góp trực tiếp và gián tiếp cho hoà giải để xây dựng
lại mối quan hệ chính tri.
Điều kiện trực tiếp là tiến trình
phải hữu hiệu, làm gia tăng hiệu năng cầm quyền của nhà lảnh đạo và nâng cao
trình độ dân chúng. Ngoài ra có những đóng góp gián tiếp mà hy vọng và xác nhận
nhu cầu hoà giải là thí dụ.
Hy vọng là gì? Hy vọng phản ảnh một thái độ lạc quan về một mơ ước sẽ thành tựu. Hy vọng không là những ý nghĩ mà biểu hiện trong hành động thực tế và có tác động đến môi trường mà tác giả goị là một agential stance. Hy vọng cần có sáng tạo nhưng cũng phải thực tế khi cộng đồng có quá nhiều mục tiêu tương phản. Hy vọng làm gia tăng khả năng và thúc đẩy niềm tin, đó là một khởi đầu, nhưng chưa là điều kiện đủ vì còn cần đến xác nhận nhu cầu đổi mới.
Hy vọng là gì? Hy vọng phản ảnh một thái độ lạc quan về một mơ ước sẽ thành tựu. Hy vọng không là những ý nghĩ mà biểu hiện trong hành động thực tế và có tác động đến môi trường mà tác giả goị là một agential stance. Hy vọng cần có sáng tạo nhưng cũng phải thực tế khi cộng đồng có quá nhiều mục tiêu tương phản. Hy vọng làm gia tăng khả năng và thúc đẩy niềm tin, đó là một khởi đầu, nhưng chưa là điều kiện đủ vì còn cần đến xác nhận nhu cầu đổi mới.
Phủ nhận nhu cầu đổi mới thì hy vọng
trở thành mơ hồ. Phủ nhận có nhiều hình thức, hoặc quyết liệt, hoặc chung chung
của dân chúng và chính quyền. Cả hai né tránh thảo luận những sự thật mà
Argentina là thí dụ. Không những chính quyền phủ nhận các biện pháp tàn ác vì
áp lực dân chúng và quốc tế không đủ mạnh và nạn nhân cũng né tránh vì cảm thấy
không thể đối đầu với bạo lực. Chính quyền cho là có những sai lầm cục bộ và nạn
nhân chỉ muốn quên đi cho yên chuyện. Thái độ của chính quyền trong việc xác nhận
hay phủ nhận các tội ác đều tùy thuộc vào phản ứng của nạn nhân, nhưng cả hai
phủ nhận tầm quan trọng của vấn đề làm vi phạm trầm trọng hơn. Cuối cùng, cả
hai không thể thúc đẩy nhau để công nhận nhu cầu hoà giải.
Tôn trọng luật pháp, tin tuởng
nhau về khả năng và thiện chí sẽ phát huy cơ sở đạo đức mà tác giả gọi chung là
moral agency, một vấn đề cần phải tôn trọng và phát huy. Dù có luật lệ tôn trọng
nhân quyền nhưng vi phạm đã diễn ra một cách có hệ thống và công tác chấp pháp
không hữu hiệu, không ai có thể tác động tích cực cho ai và bi quan là một thái
độ hợp lý. Hoạt động của người dân và chính quyền đặt trong sự kiểm soát của
pháp luật như Fuller đã đề ra, nhưng phải thực thi trong điều kiện nào thì đó
là vấn đề.
Tác động hổ tương là một
nguyên tắc đạo đức chung. Dù luật pháp đã có, nhưng chưa làm cho người dân tuân
theo khi chính quyền không tạo điều kiện để luật được áp dụng công minh mà lại
dùng luật chỉ để lo bảo vệ cho chế độ. Niềm tin vào sức mạnh của luật pháp cũng
quan trọng như niềm tin liên hệ đến chính trị. Sự phán đoán của từng cá nhân là
chủ yếu nhưng vấn đề không đơn giản trong thực tế vì thường thì người dân không
xác định được quyền của mình trong hệ thống luật pháp là thế nào.
Niềm tin về chính trị đòi hỏi người dân là được có cơ hội trao đổi ý kiến và chính quyền nên cởi mở trong các quan điểm dị biệt. Tin tưởng khả năng và thiện chí chung và đáp ứng nhau trong thực tế là yêu cầu nhưng baọ lực, tham nhũng và không minh bạch trong quan hệ là trở ngại. Cụ thể cần nhất là mức độ ràng buộc về mặt pháp luật.
Niềm tin về chính trị đòi hỏi người dân là được có cơ hội trao đổi ý kiến và chính quyền nên cởi mở trong các quan điểm dị biệt. Tin tưởng khả năng và thiện chí chung và đáp ứng nhau trong thực tế là yêu cầu nhưng baọ lực, tham nhũng và không minh bạch trong quan hệ là trở ngại. Cụ thể cần nhất là mức độ ràng buộc về mặt pháp luật.
Mức độ tuân thủ luật pháp của người
dân và chính quyền sẽ thay đổi trực tiếp đến tiến trình. Khả năng của cá nhân sẽ
thay đổi khi cấu trúc xã hội thay đổi, tạo cho người dân là một thành viên thực
sự được tôn trọng trong cộng đồng, một tác nhân có hiệu năng trong sinh hoạt xã
hội. Nếu đạt được thì gia đình và xã hội trở thành một mạng lưới tương thuộc và
cá nhân sẽ phát triển khả năng. Nhu cầu hoà giải là cải cách mối quan hệ, nhưng
thực tế phức tạp nên vấn đề đòi hỏi không những là lượng giá mà phải hiểu biết
nhu cầu ưu tiên. Trừng phạt thủ phạm là chính nhưng tìm ra sự thật là quan trọng
hơn, như kinh nghiêm tại Nam Phi. Chọn lựa một phương cách thích hợp là làm sao
vừa tôn trong luật pháp vừa đạt được mục tiêu hoà giải và có giá trị đạo đức.
Tuân thủ các cơ sở đạo đức trong
tinh thần hổ tương (respect for moral agency and reciprocity) có hai giá trị đạo
đức. Thứ nhất là không nên xem ngưòi dân và chính quyền như là một phương tiện
để đạt được mục tiêu hoà giải mà chính họ là cứu cánh quyết định hoà giải. Thứ
hai là tinh thần hổ tương có ảnh hưởng đến cá nhân và xã hội. Hợp tác chỉ có
giá trị khi có sự đóng góp trong tinh thần chia sẻ trách nhiệm chung. Nhưng làm
sao xác nhận ưu tiên chung? Có hai loại ưu tiên, thứ nhất là tầm mức của mối
quan hệ cần được đổi mới và các hậu quả sẽ xãy ra. Thứ hai là tìm cách loại trừ
những nhu cầu không cần thiết. Nhưng vấn đề được áp dụng như thế nào qua hoạt động
của TRC?
Chương V
Chương V
TRC không phải là một đặc thù của
Nam Phi mà từ hơn ba thập niên qua cũng là một mô hình tại Argentina, Sri
Lanka, Ghana, Haiti, Guatemala, Chile, Philippines, Uganda, El Salvador, Peru
và Sierra Leone. Những trở ngại đã thảo luận ở phần I được tác giả đặt ra trong
bối cảnh chuyển tiếp để xem TRC có thể phát huy khả năng tôn trọng đạo đức, xây
dựng lại bản sắc đoàn thể xã hội và tình cảm gắn bó cho cộng đồng không, điều
mà tác giả gọi chung là respect for moral agency.
Mỗi thành viên trong xã hội là một
tác nhân cho cơ sở đạo đức. Khả năng cá nhân có ba hình thức. Khả năng thứ nhất
là công nhận và áp dụng lập luận đạo đức của người khác. Hiểu và giải thích được
thì mới công nhận giá trị chung về đạo đức đề áp dụng. Khà năng thứ hai là hiểu
được những cảm xúc của người khác. Cùng cảm thông nhau trong bất hạnh, chia sẻ
những tổn thương sẽ giúp tìm ra những phương cách đối ứng thích hơp. Khả năng
thứ ba là thúc đẩy cho người khác lập luận đạo đức. Ba khả năng này giải thích
tại sao đạo đức tại Nam Phi bị suy đồi. Tác giả dẫn chứng tác phẩm của Antjie
Krog, một ký giả Nam Phi đã theo dỏị các phiên điều tra tại TRC làm thí dụ.
Krog tường thuật các đối xử nhẩn tâm với các nạn nhân với tất cả những bi
thương cùng cực.
Krog phẩn nộ: „Ai gây nên nổi và
lý do tại sao? Tại sao chúng ta có thể mất nhân tính trước những con người bình
thường mà chúng ta gặp hàng ngày trên đường phố, trên xe buýt hay tàu hoả, những
người qua mà cơ thể và quần áo biểu hiện nghèo đói và làm việc cực nhọc? Trước
con người đáng quý mến mà chúng ta lại đối xử như họ một đống rác, tệ hơn con
chó?“. Đó là câu hỏi mà mọi người có trách nhiệm trong chế độ phải trả lời. Vô
cảm taị các nước độc tài là hậu quả, nhưng đâu là nguyên nhân làm các khả năng
nhạy cảm về đạo đức suy yếu?
Tác giả trả lời vấn đề do từ khủng
hoảng bản sắc cá nhân và cộng đồng mà xung đột tôn giáo taị Bắc Ái Nhỉ Lan là một
thí dụ khác. Mổi năm có đủ loại các cuộc biểu tình của tất cả các đoàn thể, mà
năm 2003 có đến 3.100 cuộc là thí dụ. Đặc biệt nhất là các cuộc tuần hành của
Tin Lành nhằm hồi tưởng những biến cố lịch sử quan trọng trong năm, thứ nhất là
ngày 1.7 để tưởng niệm chiến thăng muà hè 1916 và sự hy sinh của nhiều quân
nhân Bắc Ái Nhỉ Lan và thứ hai là ngày 12. 7 để kỷ niệm ngày chiến thắng của lực
lượng William đánh bại đạo quân Công giáo của vua James vào năm 1690.
Biểu tình để tưởng niệm mà
còn kèm theo nhạc điệu oai hùng làm cho người Công giaó có cảm tưởng họ đang bị
Tin Lành lấn áp. Vì có nhiều xung đột và gây nhiều người chết khiến họ áp lực
chính quyền không cho đoàn tuần hành được đi qua khu vực của Công giáo. Những dị
biệt bản sắc tôn giáo của hai cộng đồng do lịch sử để lại mà ký ức tập thể đã tạo
nên bản sắc. Ký ức tạo nên một khuôn mẩu hành động cho mục tiêu tôn giáo trong
hiện tại và tương lai. Lịch sử cộng đồng tạo thành một định mệnh chung cho tất
cả thành viên, mà không thể tránh được những cảm xúc do hãnh diện hay đau buồn.
Cảm xúc nào cũng bị đãi lọc qua thời gian và để lại những nét đặc trưng nhất cho đoàn thể, mà biểu tình là một thể hiện.
Cảm xúc nào cũng bị đãi lọc qua thời gian và để lại những nét đặc trưng nhất cho đoàn thể, mà biểu tình là một thể hiện.
Tác giả đưa ra hai khiá cạnh, một
là tìm ra giới hạn của các thành viên và hai là tìm ra những khuôn mẩu đã làm
suy yếu tác động đạo đức của cộng đồng. Những hiểu biết và hồi ức này chỉ có
giá trị mức độ. Hồi tưỏng bất công quá khứ là vấn đề cần thiết nhưng lại là một
cơ hội tìm lại bản sắc. Không thể loại trừ ký ức cá nhân ra khỏi tập thể và ký ức
tập thể là một khởi đầu. Quá khứ phải được nhớ lại là một tiến trình chọn lọc để
giúp cho cộng đồng tạo một ký ức chung đáng lưu giử. Trước vấn đề này thì TRC
có thể đóng góp gì?
TRC là một diễn đàn cho nạn nhân,
sưu tầm các tự sự làm thành tài liệu lưu giử, so chiếu các tố giác của nạn nhân
với thực tế và tìm ra sự thật. TRC còn là một cơ hội, môi trường tác động cho sự
chuyển hoá mà những tự sự của các thành viên gây ảnh hưởng sâu đậm, dù tài liệu
về do TRC sưu tầm chỉ có giới hạn giá trị về thời gian. Trong báo caó chung quyết
TRC xác nhận trước công luận là chế độ phân biệt chủng tộc chỉ có thể được duy
trì do sử dụng bạo lực.
Tác giả tự nhận việc phân tích
còn mơ hồ khi đưa ra ba quan tâm chính. Dù làm việc liêm chính và tìm ra và chấp
nhận sự thật, nhưng giá trị của những tài liệu của TRC này chỉ có giai đoạn và
cá nhân. Không có gì đảm bảo là TRC sẽ làm tròn chức năng vì còn có những điều
kiện khác gây ảnh hưởng đến khả năng của TRC, thí dụ như khả năng chuyên môn của
các điều tra viên, phương cách tổng hợp và lượng giá bằng chứng, hợp tác cuả nạn
nhân và đồng tình của công luận. Tính chính thống của TRC cũng còn là vấn đề cần
thảo luận, nhưng báo cáo chung quyết của TRC có ảnh hưởng nhất định đến công
luân. Do đó, chủ yếu là làm sao phát triển khả năng cơ sở đạo đức và xác định lại
ký ức tập thể.
Chương VI
Trước khi luận giải về vai trò của
các Toà án Hình sự quốc tế tác giả bàn đến hoàn cảnh các xã hội đang chuyển hoá
và dùng luận đề của Fuller để trưng dẩn. Luật là một khuôn khổ chung để mọi người
tự điều hành. Nhưng điều kiện này chưa có đủ khi lạm dụng luật pháp của chính
quyền và vô cảm của dân chúng đã quá trầm trọng mà Argentina, Nam Phi và Bắc Ái
Nhỉ Lan là thí dụ.
Dù luật pháp Argentina được ban
hành nhưng không ai tuân thủ. Quyền lực chính quyền bắt nguồn từ đảo chính và
sao đó tìm cách gia tăng ảnh hưởng bằng nhiều cách và cuối cùng các chánh án chỉ
có nhiệm vụ hợp thức hoá tính chính thống của chế độ. Khi chính quyền làm thế
thì dân chúng chỉ còn trốn thuế, buôn lậu và lo hối lộ. Tất cả mọi người đều muốn
sống tốt đẹp hơn, nhưng không ai được thúc đẩy để theo đuổi mục đích này.
Nam Phi thiếu khả năng để duy trì
luật pháp, vì chế độ cảnh sát trị nên Nam Phi chỉ đào tạo được nhiều mật vụ
nhưng kém khả năng trong thủ tục điều tra hình sự và thu thập bằng chứng. Toàn
bộ nhân viên cần được trao dồi nghiệp vụ cho nhu cầu mới.
Tình hình Bắc Ái Nhỉ Lan cũng
không thể khá hơn và sự bất tín nhiệm của các lực lượng quá khích Công giáo từ
1922-2001 là thí dụ. Công giáo không hề hợp tác với cảnh sát là một truyền thống
lịch sử và cảm tưởng thù nghịch vẫn còn đè nặng cho đến ngày nay, cho dù cam kết
của Anh là sẽ cải thiện hệ thống cảnh sát.
Trước tình hình này thì Toà án Hình sự quốc tế có thể đóng góp gì? Tác giả giới thiệu ba trường hợp là Toà án Hình sự quốc tế Nam Tư củ (International Criminal Tribunal for the former Yugoslavia, ICTY), Toà án Hình Sự quốc tế Rwanda (International Criminal Tribunal for Rwanda, ICTR), và Toà án Hình sự quốc tế (International Criminal Court, ICC). Các toà này xét xử các vi phạm nhân quyền quốc tế theo công ước Geneva, luật chiến tranh, diệt chủng và tội ác chống nhân loai. ICTY và ICTR do Hội Đổng Bảo An thiết lập và ICC do một hiệp ước của 104 nước thoả thuận. Các Toà án Hình sự khác tại Sierra Leone, Timor, Kosovo, Bosnia và Cambodia là một loại toà tổng hợp với sự tham dự của quốc tế và quốc gia. Điạ điểm xét xử là các nơi đã xãy ra và ngân sách là do sư đóng góp tự nguyện của các quốc gia và tổ chức quốc tế. Hiện nay có 25 nước đã có toà án loại này.
Trước tình hình này thì Toà án Hình sự quốc tế có thể đóng góp gì? Tác giả giới thiệu ba trường hợp là Toà án Hình sự quốc tế Nam Tư củ (International Criminal Tribunal for the former Yugoslavia, ICTY), Toà án Hình Sự quốc tế Rwanda (International Criminal Tribunal for Rwanda, ICTR), và Toà án Hình sự quốc tế (International Criminal Court, ICC). Các toà này xét xử các vi phạm nhân quyền quốc tế theo công ước Geneva, luật chiến tranh, diệt chủng và tội ác chống nhân loai. ICTY và ICTR do Hội Đổng Bảo An thiết lập và ICC do một hiệp ước của 104 nước thoả thuận. Các Toà án Hình sự khác tại Sierra Leone, Timor, Kosovo, Bosnia và Cambodia là một loại toà tổng hợp với sự tham dự của quốc tế và quốc gia. Điạ điểm xét xử là các nơi đã xãy ra và ngân sách là do sư đóng góp tự nguyện của các quốc gia và tổ chức quốc tế. Hiện nay có 25 nước đã có toà án loại này.
Tác giả bi quan về vai trò cuả
Toà án Hình sự quốc tế vì lý do ngân khoản hạn hẹp và hiểu biết giới hạn về các
vấn đề văn hoá, ngôn ngữ địa phương và tính chính thống của toà, tuy thế toà có
những tác động tích cực cần thiết cho giáo dục về tinh thần thượng tôn pháp
luât, đặc biệt là tuân thủ luật về thủ tục và những tiêu chuẩn luật pháp được
quốc tế công nhận. Nguyên tắc suy đoán vô tội, không trì hoản xét xử, phương
cách thu thập và đánh giá bằng chứng, đối xử với thủ phạm trong suốt thời kỳ
xét xử theo đúng thủ tục là chủ yếu. Toà án nêu gương xét xử cẩn trọng, nghiêm
minh và gây niềm tin cho dân chúng. Sự yên tâm của người dân là từ nay khi bị bắt
không sợ bị tra tấn, bị kết tội không có nghiã là chờ chết và hợp tác sẽ không
còn nguy hiểm cho thân nhân.
Nhưng tác giả cũng dè dặt hơn khi
đề cao vai trò giáo dục của toà. Toà án không thể giải quyết được mọi vấn đề xã
hội mà Nam Phi là một điển hình. Tính chính thống của toà án chỉ có đuợc khi
phù hợp với quan điểm chính trị của địa phưong. Gây phe nhóm và tham nhũng của
các viên chức quốc tế mang tác dụng ngược lai. Hiệu năng của luật thủ tục cũng
đáng nghi ngờ. Sơ suất của luật thủ tục làm cho thủ phạm được tha, gây công phẩn
cho nạn nhân, không taọ niềm tin cho việc hợp tác trong tương lai và không tác
dụng trừng phạt thủ phạm. Cộng đồng quốc tế cũng không thể đóng góp nhiều hơn.
Các nhu cầu tái thiết khác cấp
bách cũng như hoà giải. Vần đề là phải chọn lưạ ưu tiên nào, giáo dục, y tế hay
luật pháp trong tiến trình chuyển hoá. Giả cả và hiệu năng để theo đuổi là vần
đề cần đặt ra.
Kết luận
Mô hình hoà giải của Nam Phi là
xây dựng lại mối quan hệ chính trị và đòi hỏi sự hợp tác trong tôn trọng, Cá
nhân cần có cơ hội đóng góp khi nhân quyền được bảo vệ, được công nhân là thành
viên trong trong cộng đồng và là tác nhân có khả năng, trách nhiệm và thiện
chí. Xây dựng niềm tin, phát huy khả năng của chính quyền và dân chúng trong
tin thần thượng tôn luật pháp là bước khởi đầu. Tác động hổ tương sẽ tạo cơ sở
đạo đức và phát huy dân chủ.
Mổi xã hội chuyên đổi có những
hoàn cảnh đặc thù, nên hoà giải là một tiến trình phức tạp và năng động và cũng
không giống Nam Phi. Hoà giải không đồng nghiã trừng phạt thủ phạm, vì giải quyết
vi phạm nhân quyền là tim ra sự thật đóng góp cho cho tiến trình. Khởi đầu là
hy vọng và niềm tin, sau đó thành lập các uỷ ban hoà giải và toà án hình sự. Dù
có những nhu cầu hoà giải cấp bách, nhưng cũng có những hoà giải đòi hỏi nhiều
thời gian, và thực tế thì thiếu khả năng, thiếu niềm tin, không thiện chí hợp
tác gây tác hại.
Thành quả của TRC còn quá khiêm
nhường để giải quyết các bất công trong quá khứ cũng như phát huy khả năng cá
nhân và xã hội cho tương lai. Các tòa án hình sự quốc tế chỉ tác dụng về giá trị
giáo dục để cải tổ luật pháp và xây dựng dân chủ. Dù chính quyền có quan tâm
qua hoạch định chính sách cũng không thể giải quyết vấn đề tận gốc vì giá trị của
luật pháp chỉ có giới hạn, khi những đàn áp cuả chế độ vẫn còn tiếp diễn và các
tác động tiêu cực khác của xã hội còn quá mạnh.
Do đó, tiến trình hoà giải tại
các quốc gia chưa có dân chủ còn nhiều khó khăn mà ưu tiên nhất là một cuộc đối
thoại thoại rộng rải của chính quyền được sự hợp tác của đông đảo quần chúng.
Nhận xét
Về hình thức, tác giả trình bày đề
tài trong một bố cục chặt chẻ với những ý tưởng mạch lạc giúp cho người đọc
theo dỏi vấn đề một cách xuyên suốt. Tác giả có khả năng diển đạt trong sáng,
không dùng thuật ngữ khó khăn hay luận thuyết cô động, một khó khăn chung mà độc
giả loại sách triết học luôn gặp phải, đây cũng là điểm đáng ca ngợi.
Về nội dung, với phương cách tham
khảo tài liệu và dẫn chứng công phu, tác giả thuyết phục được người đọc qua các
luận giải. Vì luận điểm của Fuller là chủ đề chính mà tác giả dùng để phân
tích, nên các ý tưởng này bị lập lại khá nhiều dù qua các nội dung phân tích
khác nhau, nhưng sự trùng lấp đôi khi không thể tránh được.
Tóm lại, A Moral Theory of
Political Reconcialtion của Colleen Murphy là một tác phẩm giá trị vì đã soi
sáng nhiều vấn đề bổ ích và dể đọc. Hy vọng sẽ có dịch giả chuyển ngữ để giúp
cho độc giả có cơ hội so sánh các kinh nghiệm quốc tế với tiến trình hoà giải
chính trị tại Việt Nam hiện nay, một vấn đề cần thảo luận mà ít được quan tâm
và vượt ra khỏi khuôn khổ của bài viết này.
Nguồn:http://phiatruoc.info/ly-thuyet-dao-duc-cho-hoa-giai-chinh-tri/