Nga
áp dụng mô hình bán tổng thống từ khi tách ra khỏi Liên Xô vào năm 1991. Tình
trạng hiện tại của Nga giải thích cho nỗi sợ hãi của những người phê phán quyết
liệt nhất mô hình này: đó là trong một quốc gia với các thiết chế (còn) yếu, một
tổng thống quyền lực bao trùm có thể đe dọa nền dân chủ.
Vận hành hệ thống đại nghị ở Ấn Độ
Về hình thức, hệ thống đại nghị của Ấn Độ không khác nhiều với hệ thống của Anh. Cũng như trong bất kì hệ thống đại nghị nào, thủ tướng và nội các nắm quyền hành pháp; tuy nhiên Ấn Độ có một tổng thống được bầu gián tiếp. Dù có rất ít khác biệt về hình thức, song vai trò và quyền lực của thủ tướng và quốc hội Ấn Độ khác rất nhiều so với mô hình Anh. Vai trò của tổng thống tương tự vai trò của vua Anh, nhưng đôi khi đóng một vai trò quan trọng hơn.
Hệ thống bán tổng thống: hệ thống lai
Về mặt chức năng thì quyền lực chính quyền
có thể được chia thành: hành pháp – thực thi luật, lập pháp – ban hành luật, và
tư pháp – giải thích luật. Đối với hầu hết các nền dân chủ trên thế giới, nhánh
tư pháp tách riêng đứng độc lập, và thường những người đứng đầu nhánh
này được bổ nhiệm suốt đời. Mục đích là để cho họ không bị chi phối bởi công
chúng hay giới chính trị gia, qua đó giữ cho phán xét của họ được công chính.
Trong khi đó nhánh hành pháp và lập pháp
chịu sự chi phối của công chúng, được tổ chức bầu cử định kì; và tương quan quyền
lực cũng như sự kết hợp giữa hai nhánh này tạo ra các dạng chính phủ khác nhau,
mà ở đây chúng ta quan tâm đến ba dạng chính là: đại nghị,
tổng thống, và bán tổng thống.
Vận hành của hệ thống tổng thống ở Brazil
Hệ
thống tổng thống trở nên hoạt động rất khác khi được áp dụng ở xã hội với các điều kiện
địa lý, xã hội và chính trị khác với Mỹ, như Brazil là một ví dụ. Cũng như hầu
hết các nước Mỹ Latin, chế độ dân chủ của Brazil luôn là chế độ tổng thống. Hệ
thống tổng thống hiện tại đến từ hiến pháp năm 1988.
Vận hành của hệ thống tổng thống ở Mỹ
Ở
Mỹ, chức vụ tổng thống là một trong những phần tranh cãi nhất trong hiến pháp
khi nó được viết. Nhiều nhà lãnh đạo, đáng chú ý nhất là Thomas Jefferson, sợ rằng
cơ quan hành pháp với một người đứng đầu chắc chắn sẽ dẫn đến độc tài, như ví dụ
từ nền quân chủ Anh mà họ vừa đánh đuổi. Nỗi sợ hãi này có thể gây ngạc nhiên
cho người Mỹ ngày nay, bởi chức vụ như được thiết kế như ban đầu cho thấy có
quyền lực giới hạn hơn nhiều so với ngày nay.
Hệ thống tổng thống: phân tách quyền lực
Về
mặt chức năng thì quyền lực chính quyền có thể được chia thành: hành pháp – thực
thi luật, lập pháp – ban hành luật, và tư pháp – giải thích luật. Đối với hầu hết
các nền dân chủ trên thế giới, nhánh tư pháp tách riêng đứng độc lập,
và thường những người đứng đầu nhánh này được bổ nhiệm suốt đời. Mục đích là để
cho họ không bị chi phối bởi công chúng hay giới chính trị gia, qua đó giữ cho
phán xét của họ được công chính.
Trong
khi đó nhánh hành pháp và lập pháp chịu sự chi phối của công chúng, được tổ chức
bầu cử định kì; và tương quan quyền lực cũng như sự kết hợp giữa hai nhánh này
tạo ra các dạng chính phủ khác nhau, mà ở đây chúng ta quan tâm đến ba dạng
chính là: đại nghị, tổng thống, và bán tổng thống.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)