Hệ
thống tổng thống trở nên hoạt động rất khác khi được áp dụng ở xã hội với các điều kiện
địa lý, xã hội và chính trị khác với Mỹ, như Brazil là một ví dụ. Cũng như hầu
hết các nước Mỹ Latin, chế độ dân chủ của Brazil luôn là chế độ tổng thống. Hệ
thống tổng thống hiện tại đến từ hiến pháp năm 1988.
Theo
hiến pháp, tổng thống Brazil có nhiều quyền lực hơn tổng thống Mỹ, nhưng quốc hội
với hệ thống đảng yếu và phân mảnh, cùng hệ thống liên bang có mức tản quyền nhất
trên thế giới, khiến cho các quyền lực này trở nên ít hữu hiệu hơn so với những
gì được quy định trong hiến pháp. Các tổng thống thành công thường cố gắng sử dụng
kết hợp lợi ích và kỉ luật đảng để tăng cường vị thế của mình. Các nỗ lực của họ
nhìn chung là thành công, và các tổng thống gần đây có thể quản trị hiệu quả
hơn những người tiền nhiệm của họ trong 15 năm trước đó.
Không
như Mỹ, tổng thống của Brazil được bầu chọn trực tiếp thông qua hệ thống bầu cử
hai vòng: nếu không ứng viên nào giành được đa số tuyệt đối (>50%) trong
vòng một, thì hai ứng viên nhiều phiếu nhất sẽ chạy đua trong vòng hai sau đó
hai tuần. Chỉ có duy nhất một ứng viên tổng thống giành chiến thắng ngay từ
vòng đầu tiên, đó là Fernando Henrique Cardoso, người giành chiến thắng trong
các cuộc bầu cử năm 1994 và 1998.
Ban
đầu, tổng thống chỉ phục vụ một nhiệm kì 5 năm. Các sửa đổi hiến pháp sau đó giảm
nhiệm kì xuống 4 năm cho trùng với nhiệm kì quốc hội, và cho phép tối đa hai
nhiệm kì. Hai tổng thống gần nhất Cardoso và Luiz Inácio “Lula” da Silva, đều
phục vụ hai nhiệm kì. Các tổng thống Brazil có những quyền lực điển hình trong
hệ thống tổng thống: đứng đầu nhà nước và chính phủ, tổng tư lệnh các lực lượng
vũ trang, bổ nhiệm các quan chức. Ngoài ra ở Brazil, họ còn có một số quyền lực
khác thường: 1) quyền đề ra các sắc lệnh, có hiệu lực như luật trong 30 ngày, 2)
quyền phủ quyết riêng rẽ, cho phép tổng thống loại bỏ các điều khoản nào đó
trong dự luật quốc hội gửi qua, mà không phủ quyết toàn bộ dự luật, và 3) độc
quyền khởi thảo các dự luật về ngân sách.
Tổng
thống Brazil phải làm việc với một hệ thống đa đảng phân mảnh. Bởi vì hệ thống
bầu cử của Brazil, nên các chính trị gia không có nhiều khuyến khích để theo
sau lãnh đạo đảng một khi họ trở thành nghị sĩ. Cả hai viện trong quốc hội lưỡng
viện của Brazil bao gồm rất nhiều đảng. Sau cuộc bầu cử năm 2010, hạ viện gồm
22 đảng, đảng lớn nhất, đảng của tổng thống chỉ dành được 17% số ghế. Cách duy
nhất cho tổng thống để thông qua dự luật là xây dựng liên minh với một vài đảng,
điều có thể thực hiện theo một số cách.
Trong
một vài cuộc bầu cử đã qua, một vài đảng ủng hộ một ứng viên tổng thống, một kết
quả của các cuộc đối thoại trước bầu cử liên quan đến việc chia sẻ quyền lực
sau bầu cử. Tổng thống sau đó chia sẻ quyền lực bằng cách bổ nhiệm các thành
viên của những đảng ủng hộ mình vào trong nội các và các chức vụ khác. Tổng thống
về cơ bản hình thành chính phủ liên minh giống như chính phủ trong hệ thống đại
nghị, dù sự yếu kém của các đảng của Brazil có nghĩa rằng tổng thống có thể gặp
khó khăn trong việc khiến cho các nghị sĩ bỏ phiếu theo cách mà lãnh đạo đảng
mong muốn.
Tổng
thống có thể sử dụng phủ quyết riêng rẽ để đối thoại với các nhà lập pháp đơn lẻ
nhằm đạt được sự ủng hộ của họ cho một dự luật nhất định. Cũng như ở Mỹ, các
nhà lập pháp Brazil tham gia vào nền chính trị ‘tiền chính phủ’, nghĩa là, họ
tìm cách ủng hộ cho các dự án ở khu vực quê hương của họ với ngân sách quốc
gia. Đây là sự tiếp tục của truyền thống chính trị bảo trợ lâu đời ở Brazil
trong đó các quan chức được bầu mang về quê hương mình các nguồn lực từ ngân
sách trung ưng để giành được sự ủng hộ. Tuy nhiên, việc phủ quyết riêng rẽ của
tổng thống cho phép ông quyết định điều khoản nào trong các điều khoản được giữa
hoặc bị loại bỏ, vì vậy ông có thể trao đổi sự ủng hộ cho một dự án của một nhà
lập pháp nhằm đổi lại cho sự ủng hộ của họ cho một dự luật quan trọng hơn của
ông.
Tổng
thống đầu tiên được bầu trực tiếp theo hiến pháp năm 1988 là Fernando Collor, và
đảng của ông chỉ có 3% số ghế trong hạ viện, nên không thể sử dụng phương pháp
nào trong các phương pháp trên để xây dựng liên minh. Thay vào đó ông cai trị
chủ yếu thông qua sắc lênh, sử dụng 150 sắc lệnh trong năm đầu tiên cầm quyền.
Thường, khi một sắc lệnh hết hiệu lực, ông sẽ tái khởi động nó trong ngày kế tiếp,
về cơ bản nó có thể kéo dài bao lâu ông muốn. Toàn án tối cao Brazil chưa bao
giờ phán quyết chống lại hành vi này, dù tính hợp hiến của nó đáng ngờ. Khi ông
tiếp tục lờ đi quốc hội và không thể giải quyết vấn đề lạm phát cao kinh niên của
Brazil, ông đánh mất sự ủng hộ; và cuối cùng ông bị buộc phải từ chức sau một
scandal tham nhũng.
Các
tổng thống sau đó thừa nhận vai trò của quốc hội và sử dụng các chiến lược đối
thoại khác nhau như ở trên để thông qua các dự luật. Năm 2001, quốc hội Brazil
thông qua cải cách giới hạn khả năng của tổng thống trong việc kéo dài các sắc
lệnh khi đã hết hiệu lực. Dù luật giới hạn nghiêm ngặt việc tái kéo dài các sắc
lện theo cách mà Collor đã làm, song việc sử dụng các sắc lệnh trong thực tế vẫn
gia tăng. Cardoso đã tạo ra nhiều gấp đôi số sắc lệnh sau khi luật được thông
qua, và người kế nhiệm ông, tổng thống Luna tăng sử dụng chúng lên 50%.
Nhìn
chung, quyền lực của tổng thống Brazil bị giới hạn. Các đề nghị lớn của tổng thống
thường không được quốc hội thông qua, và một số được thông qua nhưng hầu như đã
được điều chỉnh phần lớn. Mỗi phần của dự luật đòi hỏi sự đánh đổi nhượng bộ,
không chỉ với các nhà lãnh đạo đảng mà còn với chính các nghị sĩ đơn lẻ. Dilma
Rousseff, người kế nhiệm Lula vào năm 2010, và là tổng thống nữ đầu tiên của
Brazil, giống như Lula, đến từ Đảng Lao động, vốn là một đảng thống nhất nhất về
ý thức hệ. Tuy nhiên, do nó chỉ chiếm phần nhỏ trong quốc hội nên tổng thống
Lula phải liên tục thỏa hiệp với các đảng khác. Dù số ghế của đảng này tăng lên
đôi chút vào năm 2010, song thỏa hiệp với các đối tác liên minh vẫn là điều
then chốt. Việc quản trị trong hệ thống tổng thống với các đảng yếu và phẩn mảnh
vẫn là một tiến trình chậm chạp và đầy khó khăn. Và chế độ liên bang của Brazil
cũng làm suy yếu quyền lực của tống thống.
Nguồn: Introducing Comparative Politics: Concepts and Cases in Context