Về mặt chức năng thì quyền lực chính quyền
có thể được chia thành: hành pháp – thực thi luật, lập pháp – ban hành luật, và
tư pháp – giải thích luật. Đối với hầu hết các nền dân chủ trên thế giới, nhánh
tư pháp tách riêng đứng độc lập, và thường những người đứng đầu nhánh
này được bổ nhiệm suốt đời. Mục đích là để cho họ không bị chi phối bởi công
chúng hay giới chính trị gia, qua đó giữ cho phán xét của họ được công chính.
Trong khi đó nhánh hành pháp và lập pháp
chịu sự chi phối của công chúng, được tổ chức bầu cử định kì; và tương quan quyền
lực cũng như sự kết hợp giữa hai nhánh này tạo ra các dạng chính phủ khác nhau,
mà ở đây chúng ta quan tâm đến ba dạng chính là: đại nghị,
tổng thống, và bán tổng thống.
Hệ thống bán tổng thống: hệ thống
lai
Hệ
thống bán tổng thống phân chia quyền hành
pháp cho một tổng thống dân cử và một thủ tướng.
-
Tổng thống
được người dân bầu trực tiếp giống như trong hệ thống tổng thống; đứng đầu nhà
nước, và có những quyền lực quan trọng trong việc điều hành chính phủ.
-
Người đứng đầu chính thức của chính phủ
là thủ
tướng, vốn là lãnh đạo của đảng đa số hoặc liên minh chiếm đa số trong
quốc hội, và ông là người bổ nhiệm nội các, giống như trong hệ thống đại nghị,
tuy nhiên chính ông lại do tổng thống bổ nhiệm, với sự chấp thuận của quốc hội.
Việc
thông qua các dự luật đòi hỏi chữ kí của tổng thống, cũng như sự ủng hộ của thủ
tướng với tư cách người đứng đầu đảng hay liên minh cầm quyền trong quốc hội.
Quốc
hội có thể buộc nội các từ chức thông qua bỏ phiếu bất tính nhiệm, và tổng thống
có quyền giải tán quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên, bởi tổng
thống phục vụ nhiệm kì cố định; do đó, ông có thể buộc thủ tướng và quốc hội chạy
đua cho một cuộc bầu cử mới mà vị trí của ông không ảnh hưởng gì, một quyền lực
quan trọng của tổng thống.
Để
một hệ thống phức tạp như hệ thống bán tổng thống vận hành thành công, quyền lực
và bổn phận của tổng thống và thủ tướng, hành pháp hai đầu, phải được phân
chia rõ ràng trong hiến pháp. Chẳng hạn, tổng thống có thể được trao cho quyền
quyết định các vấn đề quân sự, đối ngoại, trong thủ tướng tập trung vào các vấn
đề nội địa. Tuy nhiên, việc phân chia cụ thể quyền lực thường khác nhau tùy nước,
và không phải trường hợp nào cũng được quy định rõ ràng trước.
Hệ
thống bán tổng thống bắt nguồn từ Pháp trong hiến pháp 1958, nền tảng của Nền cộng
hòa Thứ năm. Charles de Gaulle, anh hùng trong Chiến tranh Thế giới II và là thủ
lĩnh chính trị không tranh cãi của Pháp ở thời điểm đó, muốn tổng thống là một
chức vụ ổn định và quyền lực, được chính danh thông qua một cuộc bầu cử quốc
gia. Ông cho rằng cùng một đảng sẽ chiến thắng chức vụ tổng thống và đa số
trong quốc hội. Nếu đúng như thế, thì hệ thống bán tổng thống mang đến cho tổng
thống, với tư cách người đứng đầu đảng đa số và có quyền bổ nhiệm thủ tướng, một
quyền lực vô song.
Điều
này đã diễn ra đúng như dự định cho đến những năm 1980, khi lần đầu tiên tổng
thống được bầu đến từ một đảng và đa số trong quốc hội đến từ một đảng khác, một
hoàn cảnh mà người Pháp gọi một cách khôi hài là ‘chung sống’. Trong hoàn cảnh
phải chung sống này, tổng thống phải thỏa hiệp với quốc hội bằng việc bổ nhiệm
một thủ tướng từ đảng đa số trong quốc hội hơn là thủ tướng từ đảng của mình.
Thỏa hiệp dẫn đến phải xác định chính xác quyền lực cụ thể của tổng thống và thủ
tướng, vì hiến pháp Pháp không quy định rõ ràng ranh giới này.
Trong
thực tế, thỏa hiệp đồng nghĩa với việc tổng thống nắm quyền đối với các chính
sách ngoại giao trong khi thủ tướng kiểm soát chính sách đối nội. Những người
phê phán hệ thống tổng thống sợ rằng nó trao cho tổng thống quá nhiều quyền lực,
những rõ ràng là việc chung sống giới hạn những quyền lực này rất nhiều. Nếu cử
tri bầu cho một đảng đối lập với tổng thống kiểm soát quốc hội, thì việc giải
tán ngay lập tức quốc hội, qua đó kêu gọi một cuộc bầu cử mới sẽ làm phật lòng
cử tri; và vì vậy, tổng thống buộc phải chấp nhận kết quả; và chấp nhận tình trạng
chung sống và cùng các giới hạn đối với quyền lực của mình.
Tuy
nhiên, việc chung sống cũng có thể tạo ra bế tắc và bất ổn trong việc lập pháp,
giống như trong hệ thống tổng thống. Hệ thống bán tổng thống tạo ra những người
chơi phủ quyết mạnh trong thời kì chung sống nhưng sẽ là những người chơi phủ
quyết yếu trong thời kì mà cùng một đảng kiểm soát cả chức vụ thủ tướng lẫn tổng
thống.
Nguồn: Introducing Comparative Politics: Concepts and Cases in Context