Lý thuyết của locke về nghĩa vụ chính trị
Minh Minh dịch
Bối cảnh chính trị và tư tưởng
Lý thuyết
của Locke về nghĩa vụ chính trị xoay quanh câu hỏi gai góc về tính hợp pháp của
quyền lực của nhà nước, được hiểu dựa vào bối cảnh của cuộc đấu tranh cho sự kế
tục ngôi vị nước Anh diễn ra trong những năm 1680 chống lại người em theo đạo
Công giáo của vua Scharles II, tức James II, và lên đến cực điểm của nó với sự
sụp đổ của Jame II vào năm 1688.
Lý thuyết của Hobbes về nhà nước duy lý
Minh
Minh dịch
Giới
thiệu
Thomas Hobbes sinh
năm 1588 tại Malmesbury, và mất năm 1679 ở tuổi 91. Sau khi hoàn thành chương
trình trung học và đại học, ông trở thành gia sư cho gia đình Cavendish, và ở
đó cho tới năm 1628 khi mà học trò của ông, Earl Devonshire thứ hai, qua đời.
Sau đó, ông trở thành gia sư cho gia đình Clinton, và tới năm 1631, ông quay trở
lại với gia đình Cavendish để làm gia sư cho Earl Devonshire thứ ba.
VIỆT NAM: Mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa
Lý Quang Diệu
Nhiều người giành
nhiều hy vọng cho Việt Nam khi họ quyết định áp dụng cải cách thị trường tự do
trong những năm 1980, vài năm sau khi Trung Quốc có động thái tương tự. Đổi Mới,
hay “thay đổi sang điều mới” như cách gọi cải cách trong tiếng Việt, đã bắt đầu
đầy hứng khởi. Trong số những bước đi đầu tiên đất nước này thực hiện tách biệt
khỏi chủ nghĩa xã hội là trả lại quyền kiểm soát những mảnh ruộng mênh mông đã
bị tập thể hóa cho các nông dân. Điều này dẫn tới sự gia tăng mạnh sản lượng
nông nghiệp trong vòng vài năm. Nhiều người cả trong và ngoài nước đã nghĩ rằng
Việt Nam đang đi đúng hướng. Quả thực khi cả thế giới thấy rõ sự mở cửa của
Trung Quôc là một thành công kinh tế không thể tin được thì những ai không quan
sát kỹ Việt Nam cũng bắt đầu cho rằng chương trình cải cách của họ cũng sẽ đi
theo quỹ đạo tương tự.
“Giao lưu trực tuyến” với Hobbes, Locke và Rousseau
Bùi Văn Nam Sơn
Người
dẫn chương trình: Mời quý vị theo dõi buổi tranh
luận “trực tuyến” (tưởng tượng!) với ba vị tổ sư chung quanh câu hỏi: Nhà nước
để làm gì? Dân quyền cần được thể chế hoá ra sao? Xin nhiệt liệt giới thiệu cụ
Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778) người Pháp và hai cụ tiền bối người Anh là
Thomas Hobbes (1588 – 1679) và John Locke (1632 – 1704).
Đọc lại “BÀN VỀ TỰ DO” của John Stuart Mill[1]
Bùi Văn Nam Sơn
…
“Khảng khái bi ca thiệt thượng tồn”…
(Khảng
khái bi ca, lưỡi hãy còn…)
Phan
Châu Trinh[2]
1. Một tác
phẩm kinh điển trong kho tàng của triết học chính trị thế giới lần đầu tiên
được dịch ra tiếng Việt, và, thật đáng ngạc nhiên một cách thích thú, chỉ vài
tháng sau khi được in (12.2005) – như là một trong các dịch phẩm “đầu tay” của
NXB Tri thức thuộc Tủ sách Tinh hoa Tri thức thế giới –, bản dịch đã được tái
bản (03.2006) và chắc hẳn sẽ không phải là lần tái bản duy nhất! Tác phẩm tương
đối ngắn (260 trang), được dịch chính xác, rõ ràng, lại được giới thiệu, phân
tích và đánh giá qua “Lời Nhà xuất bản”, “Lời Giới thiệu” của GSTS Nguyễn Trọng
Chuẩn và“Lời Bạt” (“Về tác giả và tác phẩm”) của dịch giả Nguyễn Văn Trọng đã
giúp ích rất nhiều cho người đọc trong việc tìm hiểu tác phẩm. Bài viết sau đây
của chúng tôi chỉ là phần “nối điêu”, thử đặt tác phẩm nói trên trong toàn cảnh
tư tưởng của tác giả, nhất là trong các tác phẩm về chính trị và xã hội của ông
như một cố gắng để tự học thêm, đồng thời để góp vui vào tập Kỷ Yếu kính mừng
GSTS Đặng Đình Áng thượng thọ 80 xuân.
Nước Nhật đã cải cách nội dung chương trình và sách giáo khoa phổ thông các môn xã hội như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Nguyễn Quốc Vương
Tính từ thời điểm năm 1945 tới nay, giáo dục Nhật đã
trải qua nhiều lần cải cách. Trong đó lần cải cách lớn nhất tạo nên bước ngoặt
lịch sử cho dân tộc Nhật xuất phát ngay sau khi Chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc và cuộc cải cách giáo dục gần đây nhất được đánh dấu bằng
sự ra đời của Bản hướng dẫn học tập sửa đổi do Bộ giáo dục ban
hành tháng 3 năm 2008. Bài viết này xin được điểm qua những nét lớn về sự thay
đổi nội dung chương trình và sách giáo khoa phổ thông qua những lần cải cách
ấy.
Locke: Tự do như một quyền tự nhiên
Bối
cảnh chính trị và tư tưởng
Khái niệm tự do
của Locke được thừa nhận rộng rãi như là dấu hiệu báo trước của một truyền thống
tư duy lâu dài về tự do phát triển ở phương Tây hơn 300 năm qua – truyền thống
tự do. Trên tất cả, truyền thống này tập trung vào ý tưởng cho rằng tự do là
thuộc về cá nhân, và tự do thực chất là vắng mặt của sự ép buộc, hay sự can thiệp
đối với các hành động của cá nhân từ nhà nước hoặc các cá nhân khác.
Lịch sử phát triển của khái niệm tự do
Trong thế kỉ 20, nhà nghiên cứu lịch sử các ý tưởng,
Isaiah Berlin (1909 – 1998), đã cố gắng phân biệt giữa, như ông gọi, khái niệm
tự do “tích cực” và khái niệm tự do “tiêu cực” trong lịch sử tư tưởng chính
trị. Trong tập tiểu luận danh tiếng và nhiều ảnh hưởng, “Hai khái niệm Tự do” (1958), ông nghiên cứu các cách giải thích trong
quá khứ về tự do, đồng thời chỉ ra sự tương đồng và khác nhau giữa chúng. Ông cũng
tìm cách phân tích và đánh giá hai khái niệm khác nhau về tự do như chúng đã được
các nhà tư tưởng chính trị phát triển, và đưa ra một lập luận thuyết phục của
riêng ông về sự ưu việt hơn của khái niệm tự do tiêu cực
so với khái niệm tự do tích cực.
"Nhà nước mạnh khi biết cư xử với xã hội như người lớn"
"Một nhà nước mạnh
không phải là một nhà nước làm tất cả mọi việc; đó là một nhà nước biết tin,
biết chia việc cho xã hội, biết cư xử với xã hội như với một người lớn." -
GS Cao Huy Thuần chia sẻ suy ngẫm sâu sắc về các giải pháp vực dậy văn hóa xã
hội.
Một số câu hỏi về tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền
Minh Minh dịch
1. Xã hội chính trị khác
với trạng thái tự nhiên như thế nào?
Trong trạng thái tự
nhiên, mọi người có quyền trừng phạt những kẻ vi phạm luật tự nhiên. Điều này
là vì những kẻ vi phạm là mối đe dọa đối với sự bảo toàn của con người và cần
phải trừng phạt để làm gương. Mọi người có quyền đòi bồi thường từ những người
đã gây thiệt hại cho mình. Không có một chính quyền được đồng thuận giữa họ, và
không có luật pháp cụ thể để bảo vệ tài sản của họ. Trong khi đó, trong xã hội
chính trị, mọi người đồng thuận từ bỏ sự tự do tự nhiên để cho sinh mạng, sự tự
do, và tài sản của mình được bảo vệ bởi chính quyền. Họ chấp nhận thẩm quyền
của cơ quan hành pháp và lập pháp, và đồng ý tuân theo luật do các cơ quan này
đặt ra. Họ không còn có quyền trừng phạt những kẻ vi phạm luật, vì điều này là
công việc của chính quyền.
Các điểm chính trong tư tưởng của Locke
Minh Minh dịch
1. Sự đồng thuận của người dân
Một xã hội chính trị chỉ
tồn tại khi mọi người đồng thuận xây dựng một chính quyền. Sự thề nguyện trung
thành hay cam kết phục tùng một chính quyền không thể được thực hiện với sự ép
buộc, mà phải trên cơ sở tự nguyện. Mọi người đồng thuận tham gia vào một khế
ước và trao quyền lực cho chính quyền bởi vì họ muốn cuộc sống và tài sản của
họ được bảo vệ. Dù họ từ bỏ một số sự tự do tự nhiên của mình, nhưng chính
quyền mà họ tạo ra chỉ có những quyền mà họ đã trao cho nó. Sự ủy quyền này sẽ
kết thúc khi chính quyền vi phạm các luật thực định của công quốc.
CHỦ NGHĨA BẢO THỦ
Minh Minh dịch
Chủ
nghĩa bảo thủ là một ý thức hệ thường được nghĩ về như tìm cách giữ gìn hay bảo tồn một số thực tại nào
đó. Tuy nhiên, giống với chủ nghĩa tự do, ý thức hệ của chủ nghĩa bảo thủ khá
phức tạp và đa chiều. Không có một hình thức chủ nghĩa bảo thủ duy nhất. Thực vậy,
chúng ta đã thảo luận một dạng chủ nghĩa bảo thủ - chủ nghĩa bảo thủ tự do cổ
điển [bài CHỦ NGHĨA TỰ DO]. Các nhà bảo thủ tự do cổ điển ủng hộ một chính phủ
nhỏ và chủ nghĩa tư bản thịnh vượng. Tuy nhiên, có một nhóm khác của các nhà bảo
thủ lấy các ý tưởng của họ từ những lời dạy của triết gia thế kỉ 18 Edmund
Burke. Những nhà bảo thủ theo trường phái Burke này được gọi là các nhà bảo thủ
truyền thống, và ý thức hệ của họ khác rất nhiều với ý thức hệ của các nhà bảo
thủ tự do cổ điển.
Chân lý không thuộc về số đông hay kẻ mạnh
Ngày
12.3, tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã công bố giải Lãnh đạo trẻ toàn
cầu (YGL) 2013, trong đó Việt Nam có hai đại diện là ông Giản Tư Trung – hiệu
trưởng trường Doanh nhân PACE kiêm viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển giáo
dục (IRED) và bà Lê Thị Thu Thuỷ, phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Vingroup. Giản
Tư Trung là cái tên đã quá quen thuộc với cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng
giáo dục. Giải YGL đã cung cấp thêm một lý do để ông xuất hiện trong chuyên
trang Giá trị sống tuần này.
"Nghị trường cần những cá nhân xuất chúng"
- Với quan điểm Quốc hội phải
mạnh, tập hợp những cá nhân có tư duy và năng lực, Giám đốc Công ty cổ phần
sách Alpha Books Nguyễn Cảnh Bình quyết định nộp đơn ứng cử.
Bằng cấp không phải là thước đo người trí thức
Cơ chế dường như chưa đủ
để cho người trí thức phát huy hết năng lực của họ. Tôi tin chúng ta đủ khả
năng giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết hiện nay nếu biết tổ chức, quản lý và
quan trọng hơn là cần tạo điều kiện bình đẳng cho mọi tiềm năng được giải phóng.
LTS: Giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Tri Thức Chu Hảo học phổ thông ở Trung Quốc, học đại học và làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô cũ. Sau đó ông tiếp tục nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học ở Pháp. Con đường quan chức của ông cũng dài không kém con đường học tập nghiên cứu: từng đảm nhiệm các vị trí Viện trưởng Viện Công nghệ Vi điện tử (Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia), Chánh văn phòng Chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin, Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ, rồi Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đến lúc đã có thể nghỉ ngơi, ông lại tiếp tục chọn cho mình con đường mới nhiều thử thách: thành lập NXB Tri Thức với tôn chỉ là góp phần phổ biến những kiến thức tinh hoa của thế giới tại nước nhà. Người từng dành nhiều công sức để đưa Internet vào Việt Nam này lại một lần nữa mong mỏi nguồn tri thức mới mà mình góp phần mang về sẽ đúc nên những viên gạch đầu tiên cho nền kinh tế tri thức của đất nước. Tháng 9/2009 cũng là kỷ niệm bốn năm ngày thành lập NXB và nhân dịp họp mặt cộng tác viên tại TP. Hồ Chí Minh, ông đã dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện cởi mở.
LTS: Giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Tri Thức Chu Hảo học phổ thông ở Trung Quốc, học đại học và làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô cũ. Sau đó ông tiếp tục nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học ở Pháp. Con đường quan chức của ông cũng dài không kém con đường học tập nghiên cứu: từng đảm nhiệm các vị trí Viện trưởng Viện Công nghệ Vi điện tử (Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia), Chánh văn phòng Chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin, Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ, rồi Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đến lúc đã có thể nghỉ ngơi, ông lại tiếp tục chọn cho mình con đường mới nhiều thử thách: thành lập NXB Tri Thức với tôn chỉ là góp phần phổ biến những kiến thức tinh hoa của thế giới tại nước nhà. Người từng dành nhiều công sức để đưa Internet vào Việt Nam này lại một lần nữa mong mỏi nguồn tri thức mới mà mình góp phần mang về sẽ đúc nên những viên gạch đầu tiên cho nền kinh tế tri thức của đất nước. Tháng 9/2009 cũng là kỷ niệm bốn năm ngày thành lập NXB và nhân dịp họp mặt cộng tác viên tại TP. Hồ Chí Minh, ông đã dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện cởi mở.
- Được biết thời gian gần đây
và sắp tới, NXB Tri Thức có nhiều hoạt động văn hóa như tổ chức kỷ niệm và in
kỷ yếu về các danh nhân thế giới; phối hợp tổ chức những hoạt động tọa đàm;
thảo luận các chủ đề về thói quen đọc sách, giáo dục, kinh tế; nói chuyện với
sinh viên các trường đại học... Xem ra hoạt động của NXB Tri Thức không chỉ là
tổ chức dịch và xuất bản sách?
Trong số những việc bạn vừa kể,
có nhiều việc lẽ ra thuộc trách nhiệm tổ chức của Nhà nước, nhưng do không thấy
ai làm nên chúng tôi xin tự nguyện làm thôi. Năm 2009 đã được Liên Hiệp Quốc
tuyên bố là "Năm Vũ trụ học", kỷ niệm 400 năm nhà bác học Galileo
Galilei người Ý phát minh ra kính viễn vọng, cũng là kỷ niệm 200 năm sinh nhà
khoa học Charles Darwin người Anh. Các nước trên thế giới có nhiều hoạt động để
tưởng nhớ hai danh nhân đã có đóng góp rất lớn cho loài người này, còn tại Việt
Nam cho đến nay các cơ quan hữu quan hầu như chưa hề nhắc tới.
Chúng tôi cũng đã từng làm như
vậy đối với 100 năm Đông Kinh nghĩa thục (2007), 100 năm Khai sáng Thuyết Lượng
tử (2008); và đang chuẩn bị làm cuốn Lev Tolstoi nhà Văn hóa và Tư tưởng để
cùng thế giới kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông (2010). Cho đến nay, các cơ quan
chức năng của Nhà nước vẫn chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của những hoạt
động văn hóa như thế. Tổ chức kỷ niệm, in kỷ yếu về các danh nhân là việc làm
thiết thực để truyền bá tri thức và nuôi dưỡng tình yêu đối với nghiên cứu khoa
học và tôn vinh các giá trị văn hóa.
Đối với chúng tôi, ngay cả dịch
sách cũng không đơn thuần là công việc kỹ thuật mà đó là hoạt động văn hóa.
Dịch thuật góp phần rất lớn trong việc làm nên tính đa dạng văn hóa của xã hội
tri thức. Đặc biệt, việc dịch những sách có hàm lượng tri thức cao sẽ tạo ra
những thuật ngữ mới, mang về nhiều khái niệm mới. Nhờ đó, ngôn ngữ và vốn văn
hóa nước nhà được làm giàu thêm đáng kể. Dịch giả ngoài việc nắm vững ngoại ngữ
phải tinh thông ngôn ngữ Việt, phải có kiến thức văn hóa sâu rộng.
- Nhưng cũng vì mang về những
khái niệm quá mới đó mà thời gian gần đây, một số sách của NXB Tri Thức bị xem
là "có vấn đề"?
Bất cứ nhà xuất bản nào xuất
bản những sách giới thiệu tri thức cổ kim nước ngoài đều dễ bị xem là "có
vấn đề" chứ không riêng NXB Tri Thức. Sách của NXB Tri Thức (kể cả sách
liên kết) phần lớn là dịch từ tác phẩm nước ngoài nên có những chỗ quan điểm
của các tác giả không phù hợp với quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay. Tuy nhiên, tôi tin là trong quá trình phát huy dân chủ theo đường lối
của Đảng, cùng với quá trình đổi mới thì phạm vi của "vùng nhạy cảm"
đã và sẽ ngày càng được thu hẹp.
Trước đây, cũng nhờ những nguồn
tham khảo kiến thức và lắng nghe, mà Đảng đã đi đầu trong việc thay đổi tư duy,
quyết định chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
hay cho đảng viên làm kinh tế tư nhân... Ngoài ra, muốn hội nhập quốc tế thì
phải biết thế giới quanh ta nghĩ gì và phải chấp nhận sự đa dạng văn hóa. Hơn
nữa, những sách chúng tôi chọn đều là những kiến thức tinh hoa nhân loại, không
chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà còn cần thiết cho sự phát triển toàn diện và
bền vững của đất nước trong tương lai. Chừng nào xã hội còn tồn tại, những sách
này sẽ vẫn còn hữu ích.
- Ông thường dẫn lời của Karl
Marx rằng trí thức là người có đủ tri thức để quan tâm và có chính kiến về
những vấn đề trong xã hội. Vậy theo ông, thế nào gọi là đủ tri thức và làm thế
nào có đủ tri thức để có chính kiến về những vấn đề trong xã hội?
Tùy từng giai đoạn lịch sử, xã
hội càng phát triển, càng phức tạp thì đòi hỏi trình độ của trí thức càng phải
cao hơn. Trước 1945, một thầy giáo tiểu học trường làng đã có thể được coi là
trí thức vì đã đủ trình độ để hiểu biết và có thể thảo luận về những vấn đề xã
hội thời đó. Bây giờ một người tốt nghiệp đại học, thậm chí thạc sĩ, tiến sĩ cũng
chỉ là người lao động trí óc nếu không có nhận thức đúng đắn về thời cuộc. Bằng
cấp không phải là thước đo người trí thức.
Trong một nền giáo dục tốt, một
người học hết chương trình giáo dục phổ thông tiên tiến (chứ không phải như của
ta hiện nay!) cũng có thể trở thành trí thức nếu có sự quan tâm và luôn tự đặt
ra những câu hỏi về các vấn đề xã hội. Rồi đi tìm câu trả lời qua sách vở kết
hợp với chiêm nghiệm thực tế để có thể phản biện và phân tích một cách khoa học
và trung thực những bất cập trên tinh thần xây dựng và thiện chí, có sức thuyết
phục.
Cao hơn nữa là đề xuất được
phương án khắc phục vấn đề. Chẳng hạn, đến năm 1945 một số trí thức nước ta như
GS Nguyễn Văn Chiển (mới từ trần tháng trước) vừa học xong bậc đại học, GS
Hoàng Tụy mới hết tú tài, còn nhà văn Nguyên Ngọc thì chưa hết tú tài... Sau
đấy, họ hoàn toàn tự học, tự trau dồi tri thức và nhân cách của mình, với cái
nền vững chắc có được từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường, họ trở thành những
trí thức có rất nhiều đóng góp giá trị cho đất nước.
- Vậy theo ông, đâu là tiêu
chuẩn đánh giá trí thức?
Tiêu chuẩn đánh giá người trí
thức không phải là trình độ chuyên môn mà là tầm nhìn của người đó có vượt lên
hẳn tầm nhìn chung của quần chúng hay không. Dựa trên tiêu chí đó, theo tôi
nước ta chỉ có một số cá nhân trí thức chứ chưa có tầng lớp trí thức với lý
tưởng, quan niệm riêng và có sự tranh luận, thảo luận một cách công khai, thẳng
thắn và dân chủ.
Những năm gần đây, một nhóm trí
thức Nga đã có những nghiên cứu, thảo luận rộng rãi và nghiêm túc về thực trạng
giới trí thức nước này trong gần một thế kỷ qua (xin xem quyển Về trí thức Nga
NXB Tri Thức 2009). Họ đã đi đến kết luận rằng tầng lớp trí thức Xô viết thực
chất chỉ là những người lao động trí óc chứ chưa phải là tầng lớp trí thức theo
đúng nghĩa là có tầm nhìn và hiểu biết xã hội vượt trội. Chúng ta học hỏi Liên
Xô cũ rất nhiều về các mô hình giáo dục - đào tạo và tôi cảm thấy tầng lớp
"có học" của nước ta có nhiều điểm, nhiều vấn đề rất giống họ.
Tuy nhiên, để biết tầng lớp có
học của Việt Nam có trình độ nhận thức, có tầm nhìn và hiểu biết xã hội ở mức
nào thì phải cần những nghiên cứu cụ thể. Liên Xô đã làm việc này, Trung Quốc
cũng bắt đầu làm còn ở Việt Nam thì vẫn chưa.
- Làm thế nào để hình thành
tầng lớp trí thức theo tiêu chí vừa nói, thưa ông?
Trong một xã hội bình thường,
tầng lớp trí thức được hình thành theo quy luật chọn lọc tự nhiên. Trong xã
hội, ngoài số đông học để làm giàu, học để làm quan, vẫn thường có một tỷ lệ
người nhất định có sự ham học hỏi và coi việc học để nâng cao nhận thức là niềm
vui tự thân. Ngoài cơ chế và tính dân chủ để trí thức có môi trường thảo luận
như đã nói ở trên, điều quan trọng là cần có nền giáo dục lành mạnh để một
người học hết phổ thông là đã có thể tự đọc sách, tự nghiên cứu để trau dồi
kiến thức.
Nền giáo dục ở các nước tiên
tiến dạy cho học sinh thói quen đọc sách và thảo luận về sách. Ở cấp phổ thông,
học sinh đã biết phần nào những kiến thức nhập môn để lên đại học sẽ nghiên cứu
sâu. Còn ở nước ta, nhiều học sinh giỏi khi thi đậu đại học rồi mà vẫn chưa hề
nghe đến các sách nhập môn của chính ngành mình sẽ học ở đại học.
- Theo ông thì phẩm chất và
trình độ của tầng lớp trí thức có vai trò thế nào trong việc tạo nên số phận
của một đất nước?
Chắc chắn là có vai trò rất
lớn. Có thể làm một ví dụ so sánh: cách đây hơn một trăm năm, trước sự phát
triển mạnh mẽ của phương Tây, nước Nhật thời Minh Trị đã thực hiện canh tân, nỗ
lực tiếp nhận những kiến thức tinh hoa của thế giới tạo nên một tầng lớp trí thức
có tiếng nói và có tầm nhìn bao quát được thời cuộc, đưa nước Nhật trở thành
quốc gia hùng mạnh ở châu Á.
Sau năm 1945, Nhật Bản có thể
vươn lên một cách thần kỳ từ đống tro tàn là nhờ xã hội vẫn giữ được tầng lớp
trí thức có tầm nhìn xa và tâm huyết, đưa ra những chiến lược phục hồi để hơn
30 năm sau đất nước họ trở thành cường quốc. Tại Trung Quốc thế kỷ XIX, vì đóng
cửa với thế giới nên việc truyền bá tri thức diễn ra sau Nhật 50 năm và không
tạo được tầng lớp trí thức đủ mạnh để tồn tại qua những biến động thời cuộc.
Đó cũng là lý do xã hội Trung
Quốc giai đoạn tiếp theo xảy ra nhiều bi kịch như cách mạng văn hóa và kinh tế
kém phát triển hơn Nhật Bản nhiều. Tầng lớp trí thức là bộ phận nhận thức, là
bộ não của cơ thể xã hội. Não trạng ù lỳ thì mắc sai lầm dẫn đến bi kịch là
chuyện dễ xảy ra.
Đã có nhiều bài học cho thấy để
đưa đất nước ra khỏi khó khăn, tầng lớp trí thức phải có tầm nhìn xa và tính
quyết đoán cao. Ông Asher, Chủ tịch Degem - Tập đoàn điện tử hàng đầu của
Israel đã kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện thực tế: Gần 60 năm trước, khi
Nhà nước Israel mới được thành lập, những người Do Thái lưu lạc khắp nơi trên
thế giới trở về xây dựng đất nước riêng của mình.
Một hôm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục
của Israel, sau khi tham khảo ý kiến của những người bạn trí thức đã xin được
gặp ngay Thủ tướng để trình bày đề án xây dựng 10 trường đại học kỹ thuật đầu
tiên của Israel, với lý do: Nhà nước Do Thái lúc bấy giờ (năm l950) chỉ có
người đi buôn chứ không có người làm kỹ thuật và nhà nước ấy sẽ lại tiêu vong
nếu không có khoa học - kỹ thuật.
Thủ tướng Israel lúc đó là một
người có tầm nhìn xa và dám quyết. Ngay trên bàn ăn sáng hôm ấy với Bộ trưởng
Bộ Giáo dục, ông đã quyết định xây dựng năm trường đại học kỹ thuật đầu tiên
của Israel (vì chỉ đủ kinh phí xây dựng năm trường). Ngày nay, Israel đã có nền
khoa học kỹ thuật rất phát triển, thu nhập bình quân hơn 33 ngàn USD/đầu người.
- Từng đảm trách cương vị Thứ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông băn khoăn điều gì nhất trong nền khoa học
nước nhà?
Đó là nghiên cứu khoa học tại
nước ta hiện nay chưa được chú ý đúng mức. Hẳn chúng ta còn nhớ việc ra quyết
định sai lầm trong cơn bão Chanchu năm 2008, và cũng có thể là như vậy đối với
cơn bão mới vừa đây đã dẫn đến tác hại nghiêm trọng như thế nào. Đây chắc chắn
là hậu quả của sự thiếu được đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản về
khoa học khí quyển.
Chẳng những khoa học khí quyển,
mà còn nhiều bộ môn khoa học cơ bản khác của nước ta cũng không được chú trọng
đúng mức. Về việc này, các nhà khoa học, có uy tín ở trong và ngoài nước đã
nhiều lần cảnh báo, nhưng cũng ít được lắng nghe... Tôi e rằng đất nước sẽ còn
phải trả giá đắt trong nhiều năm nữa!
Trên thực tế, chỉ những nghiên
cứu ứng dụng vụn vặt, nhưng có hiệu quả tính được ra bằng tiền là đang được
khuyến khích, còn những nghiên cứu cơ bản thì từ lâu đã dần dần bị bỏ rơi.
Thái độ nhấn mạnh kỹ thuật
(công nghệ), coi nhẹ khoa học (đặc biệt là các nghiên cứu cơ bản) là tình trạng
phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển. Tâm lý sốt ruột muốn nhanh chóng
thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, cùng với nguồn lực eo hẹp và sự
thúc bách của cơ chế thị trường đã làm cho các nhà hoạch định chính sách phát
triển ở những nước này dễ có khuynh hướng ưu tiên cho những đầu tư sớm có hiệu
quả theo kiểu "mì ăn liền".
Đầu tư cho công nghệ dễ thấy
hiệu quả hơn là đầu tư cho khoa học nhưng nếu không có một trình độ khoa học
vững vàng thì không thể phát triển công nghệ một cách có hiệu quả bền vững.
Nước ta còn nghèo thì phải cân nhắc thật kỹ tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa
học và cho phát triển công nghệ để vừa dần dần xây dựng tiềm lực khoa học mạnh
mẽ, vừa tiến hành đổi mới công nghệ một cách có hiệu quả. Gần đây tôi vui mừng
nhận thấy Bộ Khoa học và Công nghệ đã quan tâm hơn nhiều đến khu vực nghiên cứu
khoa học cơ bản.
Một điều đáng buồn khác là Việt
Nam với gần 90 triệu dân mà chưa có một tạp chí phổ biến khoa học nào kiểu như La
recherche (Pháp), New scientist (Mỹ) v.v... Các cơ
quan nghiên cứu và các đại học của Nhà nước không quan tâm và không cấp kinh
phí đã đành, khi chúng tôi đề nghị được liên doanh với Tập đoàn IDG của Mỹ để
xuất bản một tạp chí như vậy thì lại không được vì luật không cho phép liên
doanh với nước ngoài để xuất bản báo chí. Trong khi tại Trung Quốc, có đến 30
đầu báo khoa học liên doanh với IDG đã ra đời.
- Vậy muốn thay đổi thực trạng
này chúng ta nên bắt đầu từ đâu, thưa ông?
Từ giáo dục và đào tạo! Ngày
nay, không nền kinh tế nào có thể phát triển bền vững nếu không dựa vào khoa
học và công nghệ của chính mình. Khi khoa học và công nghệ đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp đúng như lời tiên đoán của Karl Marx từ giữa thế kỷ
XIX thì bản thân các nhà khoa học - công nghệ, trong một số lĩnh vực, cũng đồng
thời là nhà sản xuất.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn
là tiềm năng khoa học và công nghệ bao giờ cũng là chỗ dựa vững chắc của sự
phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn lại lịch sử nhân loại, chúng ta có thể thấy sự
xuất hiện và suy vong của các nền văn minh thường gắn liền với khả năng nắm bắt
hoặc bỏ lỡ cơ hội đối với các kỹ thuật mới. Ở thời đại ngày nay, điều ấy càng
đúng. Khi thông tin và tri thức là tài nguyên quan trọng nhất thì tài nguyên
con người với tiềm năng trí tuệ cao là quý giá nhất. Đó là ai?
Trước hết, đó là các nhà khoa
học - công nghệ giỏi. Muốn có các nhà khoa học - công nghệ giỏi thì ưu tiên
hàng đầu là phải tập trung mọi nỗ lực để xây dựng một nền giáo dục quốc dân
lành mạnh và hiệu quả. Không có một nền khoa học và công nghệ nào có thể phát
triển được trên cơ sở một nền giáo dục như của nước ta hiện nay.
- Là người chủ trì tổ chức Hội
thảo hè 2008, một hội thảo để giới trí thức trong và ngoài nước có cơ hội gặp
gỡ, thảo luận về những vấn đề của đất nước, theo ông, trí thức Việt Nam trong
và ngoài nước có tầm nhìn và trình độ như thế nào? Có đủ sức giúp đất nước giải
quyết nhiều vấn đề cấp thiết hiện nay?
Số lượng trí thức trong và
ngoài nước trên tổng số dân nước ta còn ít so với các nước khác, nhưng tầm nhìn
và trình độ của nhiều người trong số ít ỏi đó có lẽ cũng không thua kém. Vấn đề
là cơ chế dường như chưa đủ để cho người trí thức phát huy hết năng lực của họ.
Tôi tin chúng ta đủ khả năng giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết hiện nay nếu biết
tổ chức, quản lý và quan trọng hơn là cần tạo điều kiện bình đẳng cho mọi tiềm
năng được giải phóng.
- Một câu hỏi cuối, ông nghĩ gì
về doanh nhân Việt Nam?
Tôi ngưỡng mộ sự năng động và ý
chí làm giàu một cách chân chính của đại đa số trong số họ.
Trong ba loại người tài giỏi mà
xã hội ta cần hiện nay là: 1) Những người lãnh đạo ở các cấp Đảng và chính
quyền. Thiếu những nhà lãnh đạo tài ba thì mọi hoạt động khác của xã hội sẽ kém
hiệu quả. Ước mong sao ở tất cả các cấp này phải là những người có tầm, có tâm
và hết sức chuyên nghiệp. 2) Các nhà doanh nghiệp tầm cỡ. 3) Các nhà khoa học
giỏi.
Tôi đã cố tình xếp các nhà
doanh nghiệp lên trước các bạn đồng nghiệp khoa học và công nghệ của mình mà
không lo không được sự đồng tình của họ. Đơn giản là bởi vì ngày nay "sức
kéo" của thị trường vẫn mạnh hơn "sức đẩy" của khoa học - công
nghệ. Ước mong sao cho đất nước ta sớm có một tầng lớp doanh nhân tài ba và
giàu lòng yêu nước như các nhà tư sản dân tộc trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Xin cảm ơn ông vì cuộc trò
chuyện thú vị này.
Nguồn:http://tuanvietnam.net/2009-10-18-bang-cap-khong-phai-la-thuoc-do-nguoi-tri-thuc
Con đường đưa Việt Nam đến văn minh
GS Cao Huy Thuần
Lẫn lộn giữa “văn minh” và “văn
hóa”
"Thế nào là
một dân tộc văn minh?", muốn trả lời câu hỏi ấy phải trả lời câu hỏi:
"Thế nào là văn minh? Văn minh là gì?". Riêng định nghĩa này thôi,
bao nhiêu là phức tạp. Có ai đồng ý với ai đâu? Mỗi tác giả lớn có một giải đáp
riêng, lắm khi trái ngược từ căn bản.
Điểm căn bản đầu
tiên là sự dùng lẫn lộn giữa "văn minh" và "văn hóa" -
"civilisation" và "culture" - mà "văn hóa" lại
cũng gây bất đồng trong định nghĩa.
Lịch sử của hai
từ "văn minh" và "văn hóa" rất dài, rất xưa ở Âu châu. Lúc
đầu, "văn minh" bao hàm hai lĩnh vực: vật chất và tinh thần. Rồi từ
"văn hóa" xuất hiện, và nhiều tác giả có khuynh hướng phân biệt, trao
phần tinh thần cho văn hóa, phần vật chất cho văn minh.
Văn minh là gì?
Có người nói: "đó là đường sá, hải cảng, bờ sông". Nhưng người khác bác
bỏ: "văn minh là phải có một tối thiểu khoa học, nghệ thuật, trật tự, đạo
đức..." Nghĩa là tất cả những gì mà con người thu thập được như vốn liếng
đã tạo ra. Vậy điểm đầu tiên phải ghi là biên giới giữa tinh thần và vật chất
không rõ ràng: văn minh là tinh thần hay vật chất, hay lẫn lộn cả hai?
Điểm thứ hai là
việc sử dụng từ "văn minh" cho cá nhân hay tập thể. Ta có thể nói:
"một người văn minh"? Hay chỉ nên dùng từ ấy cho một xã hội, một nước,
một vùng?
Thông thường, ta
vẫn nói: "Đừng nhổ nước miếng bừa bãi, hãy cư xử như một người văn
minh". Ấy là nói về cá nhân. Và ta lại nói: "Văn minh Trung Hoa khác
với văn minh Nhật Bản", "văn minh Tây phương không giống văn minh
Đông phương".
Ấy là nói về tập
thể. Bây giờ, từ "văn minh" hay dùng cho tập thể. Chẳng hạn quyển
sách danh tiếng một thời và hứng chịu chỉ trích cũng lắm của Samuel Huntington
mang nhan đề là "Va chạm giữa các nền văn minh". Câu hỏi đặt ra - một
"dân tộc văn minh" - nằm trong nghĩa tập thể này.
Thế nhưng nó lại
gợi ra một vấn đề lý thuyết sôi nổi, và đây là điểm phải ghi thứ ba: Nói rằng một
"dân tộc văn minh", thế chẳng phải hàm ý rằng có những dân tộc không
văn minh sao? Vậy thì thế nào là một dân tộc không văn minh? Lấy tiêu chuẩn gì
chính xác để phân biệt? Nói như thế cũng hàm ý rằng có nấc thang giá trị để phê
phán: dân tộc này văn minh cao hơn dân tộc kia. Thế nào là cao, thế nào là thấp,
dựa trên tiêu chuẩn gì?
Tôi đọc ba tác
giả được xem là bậc thầy, không phải chỉ ở Pháp mà cả trên quốc tế. Trước hết
là nhà sử học Jacques Le Goff. Về thắc mắc thứ nhất, tinh thần hay vật chất,
ông trả lời: "Cái đẹp, công lý, trật tự...". Nghĩa là những yếu tố
tinh thần. Xin trích nguyên văn: "Văn minh dựa trên sự tìm tòi và thể hiện
của một giá trị cao hơn, trái với văn hóa được xem như là toàn thể những tập tục
và những thái độ. Văn hóa nói chuyện dưới đất, văn minh siêu việt trên cao. Cái
đẹp, công lý, trật tự....Các nền văn minh được xây dựng trên những yếu tố đó.
Ví dụ việc sử dụng đất: văn hóa sản xuất ra lợi ích, gạo, trong khi văn minh sản
sinh ra cái đẹp bằng cách tạo vườn".
Ông nói: vườn Nhật
khác với vườn Tàu, và cái khác ấy chịu ảnh hưởng của tôn giáo và tâm linh. Vườn
Anh cũng khác với vườn Pháp. Một bên tôn trọng vẽ thiên nhiên, dễ gợi lên tình
cảm lãng mạn, mơ mộng; một bên bài trí có hệ thống, ngay hàng thẳng lối, biểu lộ
tinh thần duy lý của con cháu Descartes. "Văn hóa đặt ưu tiên cho ý nghĩ về
thực dụng, về an ninh, về giàu có, khác với văn minh đặt giá trị trên tâm linh
và thẩm mỹ" (Le Monde 23-1-2014).
Đặt văn minh
trên tiêu chuẩn tinh thần như vậy, không thể nói văn minh nào cao hơn văn minh
nào. Ai dám nói vườn Anh đẹp hơn vườn Pháp, vườn Tàu cao cấp hơn vườn Nhật? Thế
nhưng phần đông định nghĩa ngày nay không đặt văn minh ở trên cao, văn hóa ở dưới
thấp như vậy. Văn minh, theo phần đông, liên quan đến những yếu tố vật chất hơn
là tinh thần, tuy rằng không phải gạt bỏ hoàn toàn yếu tố tinh thần. Chỉ định
nghĩa như vậy mới bảo vệ được quan điểm cho rằng có văn minh cao, văn minh thấp.
Nhưng đó là nói
về Âu châu từ thế kỷ 17, 18. Nếu đặt vấn đề tiến bộ trên bình diện lịch sử cả
nhân loại thì tiến bộ là gì? Tôi tìm đến ông thầy thứ hai, Claude Lévi-Strauss.
Nhà nhân chủng học này phân biệt hai loại xã hội: "xã hội lạnh" và
"xã hội nóng". "Xã hội lạnh" hoạt động như đồng hồ,
"xã hội nóng" hoạt động như động cơ hơi nước.
Các "xã hội
lạnh" (xã hội tiền sử chẳng hạn) có văn hóa nhưng không có lịch sử vì chỉ
lặp đi lặp lại y hệt, từ thế hệ này qua thế hệ khác, tránh mọi thay đổi về kỹ
thuật, cách sống, thân tộc hay cách tổ chức quyền lực. Các "xã hội lạnh"
có khuynh hướng sẽ biến mất, bị nuốt, bị phá hủy bởi các "xã hội
nóng". Ngày nay, ai cũng biết "xã hội nóng" là các xã hội nào.
Ai cũng biết xã hội nào năng động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật,
kinh tế, mỹ thuật, giáo dục, tổ chức xã hội... Và ai chắc cũng lo, không biết
xã hội ta có đang nguội dần không? Hôm nay cái đồng hồ đều đặn gõ 12 tiếng,
ngày mai cũng đều đặn leng keng 12 tiếng y hệt, và ngày kỉa, ngày kia, ngày kìa
cũng vẫn 12 tiếng ấy, biết rồi khổ lắm nói mãi.
Làm tổng hợp
trên các điều vừa nói - vật chất và tinh thần, cá nhân và tập thể, tiến bộ và
trì trệ - tôi đi đến kết luận của một ông thầy thứ ba, nhà xã hội học Edgar
Morin: "Văn hóa là toàn thể những niềm tin, những giá trị đặc thù của một
tập thể riêng biệt. Văn minh là những gì có thể thuyên chuyển từ tập thể này
qua tập thể khác: kỹ thuật, kiến thức, khoa học…Chẳng hạn văn minh Tây phương
mà ngày nay đã lan ra toàn cầu hóa, là một văn minh được định nghĩa là toàn thể
những phát triển về khoa học, về kỹ thuật, về kinh tế".
Nhưng ông nói
thêm một điều quan trọng: "Và chính văn minh Tây phương ấy ngày nay đang
mang đến nhiều hậu quả tiêu cực hơn là tích cực. Đây là điều cần phải cải tổ,
nghĩa là cần phải có một chính sách văn minh".
Đoạn sau trùng ý
với Lévi-Strauss. Nhà nhân chủng học này mượn từ "entropie" trong nhiệt
động học để nói rằng văn minh có khuynh hướng tiến đến tình trạng xáo trộn của
hệ thống: gia tốc dân số, tranh chấp xã hội, cạnh tranh kinh tế, đụng độ vũ
trang, chạy đua khí giới, chiến tranh, vắt kiệt tài nguyên, phá hủy thiên
nhiên, tiêu thụ phung phí... Làm sao chữa lại những hậu quả "tiêu cực"
ấy? Lévi-Struss cậy đến văn hóa, và văn hóa theo ông là tâm linh, đạo đức, triết
lý, nghệ thuật và chính trị.
Chính trị theo
nghĩa nguyên thủy của Hy Lạp ngày xưa: là cách tổ chức nhà nước thế nào để đạt
được phúc lợi chung. Ta thấy đó, ta trở lại với những gì ta nói từ đầu: sự lẫn
lộn giữa văn hóa và văn minh.
Văn minh và dân chủ
Vậy thì tôi cũng
đành lẫn lộn thôi. Suy nghĩ như một người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay của
Việt Nam, tôi trả lời rằng một dân tộc văn minh là một dân tộc có văn hóa cao,
nghĩa là năng động, nghĩa là không trì trệ, trên mọi phương diện, vật chất cũng
như tinh thần, đầu óc cá nhân cũng như tổ chức xã hội, quyền lực, tiến bộ cùng
với xu hướng của thế giới, nhưng không quên rằng mỗi người đều là con cháu thừa
tự.
Tôi xin cắt
nghĩa mấy chữ sau cùng. Mỗi sáng tạo, hủy diệt, hay mỗi biến chuyển của một nền
văn minh đòi hỏi phải có thời gian.
Vì vậy, trong lịch
sử các văn minh, cũng như trong nếp suy nghĩ về văn minh, ý nghĩa thừa tự là
căn bản. Một nền văn minh được xây dựng lần hồi, làn sóng này tiếp theo làn
sóng khác, về giá trị, về tập tục, về niềm tin. Phải có thời gian để biến chuyển
và để củng cố. Để thâu nhận từ bên ngoài và để bảo tồn tận bên trong. Hiện nay,
cách mạng tin học và tình trạng toàn cầu hóa có khuynh hướng đồng hóa hết thảy
mọi nền văn minh. Nếu chạy theo "văn minh kỹ nghệ", tiến bộ vật chất
một cách mù quáng, không chừng ta thắp một cây hương cho tổ tiên nào không phải
là của ta.
Riêng về mối
tương quan giữa tập thể và cá nhân, phải nhấn mạnh rằng một tập thể không thể
văn minh nếu con người trong đó không văn minh. Giáo dục, chính là để đào tạo
nên những con người văn minh. Và thế nào là con người văn minh? Là biết yêu
chân, thiện, mỹ. Yêu sự thật, yêu cái tốt, cái đẹp. Chỉ nói sự thật mà thôi, thế
nào là yêu sự thật? Là ghét giả dối. Giáo dục là không dạy con trẻ đưa nói láo
lên thành hệ thống cai trị.
Nhưng muốn có một
nền giáo dục như vậy, tất nhiên phải đặt chính trị lên hàng đầu. Bởi vì chính
trị chỉ huy giáo dục. Xưa nay nhà trường chỉ có hai loại: nhà trường dạy phán
đoán và nhà trường không dạy phán đoán. Loại nhà trường sau là để minh họa.
Cho nên, cuối cùng,
con đường phát triển đi đến văn minh của dân tộc không cách nào khác dân chủ. Bắt
đầu bằng thực tâm muốn thực hiện dân chủ. Rồi có thể không vội. Dân chủ hóa lần
hồi. Nhưng làm đừng khác nói. Và người dân cứ lấy sáng kiến mà làm. Bước tới chứ
đừng bước lui.
Và thấy rằng xu
hướng dân chủ là không tránh được, không trước thì sau thôi, bánh xe lịch sử sẽ
nghiền nát mọi chướng ngại.
Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/214677/con-duong-dua-viet-nam-den-van-minh.html
LẠI… LOCKE!
GS
Cao Huy Thuần vừa cho ra mắt một tác phẩm mới: “Khi tựa gối khi cúi đầu” (Nhã Nam/NXB Văn học, 2011). Quyển sách
chia làm bốn phần: “Khi tựa gối”; “Khi cúi đầu”; và, đương nhiên, tiếp liền một
mạch: “Khi vò chín khúc”; “Khi chau đôi mày”! Mỗi phần gồm một số bài, lai láng
theo dòng tâm sự. Với tôi, tác giả là một người anh thân thương, một triết gia
chính hiệu. Thế mà anh lại viết thư riêng ghẹo tôi: “hình như có ông nào đó tuần
tuần tháng tháng viết gì đó về Chuyện xưa
chuyện nay. Biết đâu quyển sách gợi hứng cho ông để tay tiên thảo một bài
thơ liên hoàn”. “Bài thơ liên hoàn” đã có sẵn đây, và của chính tác giả, chứ
“tay tiên” nào viết nổi! Tôi chọn cách khôn ngoan nhất là… mượn hoa cúng Phật.
Xin bắt đầu bằng vài trích đoạn trong bài: “Tin cậy”, nối tiếp chủ đề “giao lưu
trực tuyến” ba kỳ mới đây. Các tựa nhỏ là của chúng tôi.
CHỦ NGHĨA TỰ DO
Minh Minh dịch
Chủ nghĩa tự do là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Latin liber,
có nghĩa là tự do. Chủ nghĩa tự do ủng hộ sự tự do cá nhân. Nguồn gốc lý
thuyết của chủ nghĩa tự do có thể được tìm thấy trong các tác phẩm ở thế kỉ 17
của John Locke và các tác phẩm ở thế kỉ 18 của Adam Smith. Những nhà tự do thời
kì này được gọi là các nhà tự do cổ điển. Trong thế kỉ 19, chủ nghĩa tự do được
các nhà tư tưởng như T.H. Green và Jane Addams biến đổi. Và dạng sau đó của chủ
nghĩa tự do được gọi là chủ nghĩa tự do hiện đại.
Sách chính trị
1. Luật Hiến pháp và
Chính trị học
http://www.mediafire.com/download/33asb9e791f35yq/Lu%E1%BA%ADt+hi%E1%BA%BFn+ph%C3%A1p+v%C3%A0+ch%C3%ADnh+tr%E1%BB%8B+h%E1%BB%8Dc.pdf
2. Quyền Lực của Kẻ Không Quyền Lực
http://www.vanlang.eu/docs/Havel.pdf
http://www.mediafire.com/download/33asb9e791f35yq/Lu%E1%BA%ADt+hi%E1%BA%BFn+ph%C3%A1p+v%C3%A0+ch%C3%ADnh+tr%E1%BB%8B+h%E1%BB%8Dc.pdf
2. Quyền Lực của Kẻ Không Quyền Lực
http://www.vanlang.eu/docs/Havel.pdf
MICHEL FOUCAULT
TIẾU SỬ
MICHEL FOUCAULT (1926 - 1984), triết
gia Pháp. Ông ra đời tại Poitiers và học tại École Normale Supérieure, nơi ông
tốt nghiệp với cả hai bằng cử nhân triết học và tâm lý học. Sau khi giữ những
vai trò học thuật và văn hóa ở Pháp, Thụy Điển, Ba Lan và Đức trong thập niên
1950, ông trình bày luận án tiến sĩ văn chương với đề tài Điên loạn và văn
minh năm 1961. Tiếp theo, sau thời gian giảng dạy ở các trường đại học
Clemond-Ferrand và Vincennes ở Pháp và thỉnh giảng ở Tunisia, ông được chọn vào
trường Collège de France năm 1969. Năm 1971, ông góp phần xây dựng một tổ chức
để theo dõi và cải thiện điều kiện lao tù ở Pháp, đây là mối quan tâm chính yếu
trong các hoạt động của ông với tư cách một trí thức của công chúng cho đến khi
ông qua đời vì một căn bệnh liên quan đến AIDS năm 1984.
JEREMY BENTHAM
TIỂU SỬ
JEREMY BENTHAM (15/2/1748 – 6/6/1832), Nhà quý tộc
Anh, một người lập dị, triết gia, luật gia, nhà cải cách luật pháp và xã hội.
Ông được coi là cha đẻ của thuyết vị lợi (utilitarianism).
Video tiếng Việt hay
1. Khai sáng và trưởng thành
2. Ted việt nam
3. Bài giảng về công lý
4. Văn minh phương tây
5. Htt group
http://htt.fotech.org/
...................................
CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO CÁ NHÂN
David Boaz
Các khái niệm chính của
chủ nghĩa tự do cá nhân đã phát triển qua nhiều thế kỷ. Các gợi ý đầu tiên về
chúng có thể được tìm thấy trong nền văn hóa của Trung Quốc, Hy Lạp, và Israel
cổ đại; chúng bắt đầu phát triển thành một hệ thống tương tự với triết lý tự do
cá nhân hiện đại trong tác phẩm của các nhà tư tưởng của thế kỉ 17, 18 như John
Locke, David Hume, Adam Smith, Thomas Jefferson, và Thomas Paine.
CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
Các nhà tự do cá nhân
xem các cá nhân là đơn vị cơ bản trong các phân tích về xã hội. Các cá nhân đưa
ra các lựa chọn và chịu trách nhiệm cho các hành động của họ. Tư tưởng tự do cá
nhân nhấn mạnh đến phẩm giá của mỗi cá nhân, vốn bao gồm cả các quyền và trách
nhiệm. Sự mở rộng ngày càng tăng của phẩm giá đến nhiều người hơn bao gồm phụ
nữ, những người thuộc các tôn giáo và các chủng tộc khác, là một trong những
thắng lợi vĩ đại nhất của tư tưởng tự do cá nhân phương Tây.
CÁC QUYỀN CÁ NHÂN
Bởi vì cá nhân là các
tác nhân đạo đức, nên họ có quyền được đảm bảo về cuộc sống, sự tự do, và sở
hữu. Những quyền này không phải do chính quyền hoặc xã hội ban tặng; chúng là
cố hữu trong bản chất của con người. Bằng trực giác, ta thấy đúng đắn rằng cá
nhân phải nhận được đảm bảo sự cho các quyền này; và gánh nặng giải trình sẽ
thuộc về những ai muốn tước đi các quyền đó.
TRẬT TỰ TỰ PHÁT
Một xã hội trật tự là
cần thiết cho các cá nhân tồn tại và phát triển. Thật dễ dàng để thừa nhận rằng
trật tự phải được thiết lập từ một quyền uy trung tâm, như cách chúng ta thiết
lập trật tự cho một bộ sưu tập tem hay một đội bóng. Nhưng điểm tuyệt vời trong
phân tích xã hội của chủ nghĩa tự do cá nhân là trật tự của một xã hội phát
sinh một cách tự phát, từ các hành động của hàng ngàn hoặc hàng triệu cá nhân,
những người phối hợp các hành động của họ với các hành động của người khác để
đạt được mục đích của mình. Theo tiến trình lịch sử loài người, chúng ta dần
dần lựa chọn cho một sự tự do lớn hơn. Các thiết chế quan trọng nhất trong xã
hội loài người gồm ngôn ngữ, pháp luật, tiền bạc, và thị trường, và tất cả đều
phát triển một cách tự phát, không có sự hướng dẫn từ trung tâm. Xã hội dân sự
- một mạng lưới phức tạp với các hiệp hội và các kết nối giữa con người - là
một ví dụ khác của trật tự tự phát; các hiệp hội trong xã hội dân sự được hình
thành cho một mục đích nào đó, nhưng chính xã hội dân sự không phải là một hiệp
hội và nó không có mục đích riêng nào.
SỰ CAI TRỊ THEO PHÁP
LUẬT
Chủ nghĩa tự do cá
nhân không phải là chủ nghĩa phóng túng hay chủ nghĩa khoái lạc. Nó không yêu
sách rằng "con người có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, mà không ai có thể
nói bất cứ điều gì." Thay vào đó, chủ nghĩa tự do cá nhân đề xuất một xã
hội tự do dưới luật, trong đó các cá nhân được tự do để theo đuổi cuộc sống
riêng của họ, miễn là họ tôn trọng các quyền tương tự của người khác. Sự cai
trị theo pháp luật có nghĩa rằng cá nhân được quản lý bởi các nguyên tắc pháp
lý được phát triển một cách tự phát và áp dụng chung cho tất cả, chứ không phải
bởi các mệnh lệnh tùy tiện; và các nguyên tắc này không nhắm đến bất cứ mục
đích hay kết quả cụ thể nào, mà là để bảo vệ sự tự do từ đó cho phép cá nhân
theo đuổi hạnh phúc theo cách riêng của họ,.
CHÍNH PHỦ GIỚI HẠN
Để bảo vệ các quyền, các
cá nhân thành lập nên các chính phủ. Nhưng chính phủ là một thiết chế nguy
hiểm. Các nhà tự do cá nhân có một ác cảm rất lớn đối với quyền lực tập trung,
như theo lới của Lord Acton: “Quyền lực luôn có xu hướng đi đến suy đồi và
quyền lực tuyệt đối thì suy đồi một cách tuyệt đối”. Vì vậy, họ muốn phân chia
và giới hạn quyền lực, và ở đây là giới hạn quyền lực của chính phủ, thông qua
một hiến pháp thành văn trong đó liệt kê và giới hạn các quyền lực mà người dân
ủy nhiệm cho chính phủ. Một chính phủ giới hạn là hàm ý chính trị cơ bản của
chủ nghĩa tự do cá nhân, và các nhà tự do cá nhân đã chỉ ra một thực tế lịch sử
đó là sự phân tán quyền lực ở châu Âu - nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế
giới - đã dẫn đến sự tự do cá nhân và tăng trưởng kinh tế bền vững.
THỊ TRƯỜNG TỰ DO
Để tồn tại và thịnh
vượng, các cá nhân cần phải tham gia vào các hoạt động kinh tế. Từ quyền sở hữu
dẫn đến quyền trao đổi tài sản trên cơ sở thoả thuận. Thị trường tự do là hệ
thống kinh tế của các cá nhân tự do, và nó cần thiết cho việc tạo ra sự giàu
có. Các nhà tự do cá nhân tin rằng mọi người sẽ tự do hơn và thịnh vượng hơn
nếu sự can thiệp của chính phủ vào các quyết định kinh tế của người dân được
giảm thiểu.
CÁC PHẨM GIÁ CỦA SẢN
XUẤT
Nhiều trong số các động
lực thúc đẩy chủ nghĩa tự do cá nhân trong thế kỷ XVII là phản ứng chống lại
vua chúa và quý tộc, những người sống bằng sản xuất lao động của người khác.
Các nhà tự do cá nhân bảo vệ quyền của người dân để lại giữ thành quả lao động
của họ. Nỗ lực này phát triển thành một sự tôn trọng cho phẩm giá của lao động
và sản xuất, và đặc biệt là cho tầng lớp trung lưu đang phát triển, những người
bị xem thường bởi các nhà quý tộc. Chủ nghĩa tự do phát triển một phân tích
giai cấp tiền Mác xít, phân chia xã hội thành hai giai cấp cơ bản: những người
tạo ra của cải và những người chiếm lấy nó từ người khác bằng vũ lực. Ví dụ,
Thomas Paine viết rằng, "Có hai giai cấp riêng biệt trong một quốc gia, đó
là những người đóng thuế, và những người chiếm đoạt và sống bằng các loại thuế
đó." Tương tự như vậy, Jefferson đã viết vào năm 1824 rằng, "Chúng ta
có một chính phủ lớn hơn cần thiết, có quá nhiều kẻ ăn bám sống trên sức lao
động của những người cần cù". Các nhà tự do cá nhân hiện đại bảo vệ quyền
của người sản xuất giữ lại những gì họ tạo ra, và chống lại một giai cấp mới
gồm các chính trị gia và quan chức, những người sẽ chiếm lấy thu nhập của họ để
chuyển cho những kẻ không lao động.
SỰ HÀI HÒA TỰ NHIÊN CỦA
CÁC LỢI ÍCH
Các nhà tự do cá nhân
tin rằng có một sự hài hòa lợi ích giữa những người sản xuất hòa bình trong một
xã hội công bằng. Kế hoạch cá nhân của một người – như kiếm việc, xây dựng một
doanh nghiệp, mua một căn nhà, và vân vân - có thể xung đột với các kế hoạch
của người khác, vì vậy thị trường bắt nhiều người trong chúng ta phải thay đổi
kế hoạch của mình. Nhưng tất cả chúng ta đều thịnh vượng từ sự vận động của thị
trường tự do, vì không có xung đột tất yếu giữa nông dân và thương nhân, các
nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu. Khi chính phủ bắt đầu phân phát phần thưởng
trên cơ sở chính trị, thì chúng ta thấy mình rơi vào các cuộc xung đột nhóm, bị
thúc đẩy phải đấu tranh với các nhóm khác cho để giành lấy một mẩu từ quyền lực
chính trị đó.
HÒA BÌNH
Các nhà tự do cá nhân đã
luôn chiến đấu với những tai họa lâu đời của chiến tranh. Họ hiểu rằng chiến
tranh mang đến sự chết chóc và sự hủy diệt trên quy mô lớn, phá vỡ các gia đình
và đời sống kinh tế, và đặt thêm quyền lực vào trong tay tầng lớp cai trị -
điều này có thể giải thích tại sao những kẻ cai trị không luôn luôn chia sẻ
tình yêu phổ biến đối với hòa bình. Dĩ nhiên, những người đàn ông và phụ nữ tự
do đã thường xuyên phải bảo vệ xã hội của họ chống lại các mối đe dọa bên
ngoài; nhưng trong suốt lịch sử, chiến tranh thường là kẻ thù chung của những
người sản xuất hòa bình ở mọi phía của cuộc xung đột.
...Dường như là hợp lý
khi thừa nhận sự ngờ vực của độc giả rằng chủ nghĩa tự do cá nhân chỉ diễn đạt
khung tiêu chuẩn của tư tưởng hiện đại bao gồm - chủ nghĩa cá nhân, sở hữu tư
nhân, chủ nghĩa tư bản, bình đẳng trước pháp luật. Thật vậy, sau nhiều thế kỷ
của cuộc đấu tranh trí tuệ, chính trị, và đôi khi bạo động, các nguyên tắc tự
do cốt lõi này đã trở thành cấu trúc cơ bản của tư tưởng chính trị hiện đại và
các chính phủ hiện đại, ít nhất là ở phương Tây và ngày càng tăng trong các khu
vực khác của thế giới.
Tuy nhiên, ba điểm bổ
sung cần phải đưa ra: đầu tiên, chủ nghĩa tự do cá nhân không chỉ là những
nguyên tắc tự do được áp dụng rộng rãi. Chủ nghĩa tự do cá nhân áp dụng những
nguyên tắc này một cách đầy đủ và nhất quán hơn so với hầu hết các nhà tư tưởng
hiện đại và chắc chắn hơn so với bất kỳ chính phủ hiện đại nào. Thứ hai, trong
khi xã hội chúng ta vẫn chủ yếu dựa trên các quyền bình đẳng và chủ nghĩa tư
bản, thì hàng ngày những ngoại lệ mới đối với những nguyên tắc này được tạo ra
ở Washington và Albany, Sacramento, và Austin (chưa kể đến London, Bonn, Tokyo,
và ở những nơi khác). Mỗi chỉ thị mới của chính phủ lấy đi một chút tự do của
chúng ta, và chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận trước khi từ bỏ bất kỳ sự tự do
nào. Thứ ba, xã hội tự do là kiên cường; nó có thể chịu được nhiều gánh nặng và
tiếp tục phát triển thịnh vượng; nhưng nó không phải là kiên cường vô tận.
Những người tuyên bố tin vào các nguyên tắc tự do nhưng ủng hộ sự tịch thu hơn
nữa của cải được tạo ra bởi những người sản xuất, hạn chế hơn nữa đối với sự
tương tác tự nguyện, phản đối hơn nữa đối với các quyền sở hữu và cai trị theo
pháp luật, chuyển hơn nữa quyền lực từ xã hội sàng nhà nước, đang vô tình tham
gia vào việc làm xói mòn một cách chí tử đối với nền văn minh của mình.
Trích từ Chương 1,
"Kỉ nguyên tự do cá nhân đang đến", trong tác phẩm Chủ nghĩa tự do:
Một dẫn nhập, của David Boaz.
https://www.cambridgelibertarians.org.uk/media/uploads/2014/06/libertarianism_a_primer_boaz.pdf
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)