Vào
ngày 25/2/1998, ông Kim Dae-jung, ứng cử viên của đảng Hội đồng quốc dân vì một
nền chính trị mới, đã chính thức lên nắm quyền và trở thành Tổng thống thứ 15 của
Hàn Quốc. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên kể từ sau khi Hiến pháp Đại Hàn Dân
Quốc được sửa đổi vào năm 1987, một ứng cử viên của đảng đối lập đã giành chiến
thắng trong cuộc bầu cử tổng thống theo phương thức bầu cử trực tiếp. Nói cách
khác, phe đối lập đã ghi dấu ấn vào lịch sử khi lần đầu tiên giành được quyền lực
một cách hòa bình.
Phong trào dân chủ ở Hàn Quốc 1981-1987
[Tổng
thống Chun Doo-hwan thiết lập chính quyền quân sự]
Vào
ngày 3/3/1981, Tư lệnh tình báo Chun Doo-hwan chính thức nhậm chức Tổng thống
thứ 12 của Đại Hàn Dân Quốc. Sau khi tiến hành đảo chính quân sự vào ngày
12/12/1979, thiếu tướng Chun Doo-hwan đã trấn áp đẫm máu những người tham gia
cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Gwangju vào ngày 18/5/1980. Rồi ông lên nhậm chức
và trở thành Tổng thống thứ 11 của Hàn Quốc vào ngày 1/9/1980. Bảy tháng sau,
ông tiến hành sửa đổi Hiến pháp và lại tiếp tục nhậm chức Tổng thống thứ 12.
Chính phủ do thế lực quân sự mới nắm quyền đã dập tắt hy vọng của người dân về
một xã hội dân chủ. Song ngọn lửa khao khát tự do dân chủ thì vẫn còn đó, vẫn rực
cháy trong trái tim mỗi người dân Hàn Quốc.
Phong trào đấu tranh dân chủ ở Hàn quốc 1980
[Thế
lực quân sự lên nắm quyền sau khi Tổng thống Park Chung-hee bị ám sát]
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 18/5, tại Nghĩa trang quốc gia Phong trào dân chủ 18/5 tại quận Buk, thành phố Gwangju. Một buổi lễ tưởng niệm được tổ chức nhằm tưởng nhớ những người đã hi sinh vì nền dân chủ 35 năm về trước. Những người tham gia Phong trào vận động dân chủ 18/5 thách thức đội quân giới nghiêm. Phong trào này không chỉ đánh dấu sự khởi đầu mới của nền dân chủ tại Hàn Quốc mà còn trở thành một vết thương chưa lành trong lịch sử quốc gia.
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 18/5, tại Nghĩa trang quốc gia Phong trào dân chủ 18/5 tại quận Buk, thành phố Gwangju. Một buổi lễ tưởng niệm được tổ chức nhằm tưởng nhớ những người đã hi sinh vì nền dân chủ 35 năm về trước. Những người tham gia Phong trào vận động dân chủ 18/5 thách thức đội quân giới nghiêm. Phong trào này không chỉ đánh dấu sự khởi đầu mới của nền dân chủ tại Hàn Quốc mà còn trở thành một vết thương chưa lành trong lịch sử quốc gia.
Phong trào đấu tranh dân chủ ở Hàn Quốc năm 1960
[Cuộc đấu tranh mở màn của học sinh, sinh viên Hàn Quốc]
"Vì không đủ thời gian nên con đã đi mà không thể gặp mẹ. Con sẽ đấu tranh
đến cùng để chống lại cuộc bầu cử gian lận. Con, các bạn con và muôn triệu học
sinh sinh viên trên cả nước đang đổ máu vì nền dân chủ. Mẹ ơi, đừng quở trách
con vì đã tham gia cuộc biểu tình này. Nếu không phải là chúng con thì ai sẽ
gánh việc này đây. Con biết rằng con vẫn chưa đủ lớn nhưng con biết phải làm gì
cho đất nước, cho dân tộc này. Con sẽ dâng hiến cả cuộc đời mình để chiến đấu
cho tổ quốc. Hẳn mẹ sẽ đau buồn vì con biết mẹ yêu con rất nhiều. Nhưng xin mẹ
hãy thấy mừng vì tương lai tươi sáng và tự do của dân tộc ta."
Những bài học sau 100 năm cách mạng cộng sản
Ilya
Somin
Phạm Nguyên Trường dịch
Phạm Nguyên Trường dịch
Kỉ
niệm 100 năm Cách mạng Bolshevik cũng là lúc suy nghĩ về những bài học mà chúng
ta rút ra được từ thực tiễn của cuộc cách mạng này.
Các nước nghèo có thể dân chủ không?
Gary S. Becker
Nguyễn Huy Hoàng dịch
“Các nước nghèo không thể dân chủ” là một điệp
khúc phổ biến để cổ xúy cho quan điểm rằng các nước nghèo cần một nền lãnh đạo
mạnh và chuyên chế để thoát khỏi những lực lượng khiến họ nghèo đói trong hàng
thế kỷ. Minh chứng rõ ràng là đại đa số các nước giàu chủ yếu là dân chủ. Tuy
nhiên, trong khi những tác động của dân chủ đối với hiệu quả kinh tế đang gây
nhiều tranh cãi, nền dân chủ vẫn có thể mang lại một số lợi ích kinh tế cho cả
các nước giàu và nghèo.
Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản
Biên
dịch: Nguyễn Thị
Kim Phụng
Biên
tập: Lê Hồng Hiệp
Một
trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga, liệu phượng hoàng có vươn lên từ đống
tro tàn của lịch sử?
Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela
Biên
dịch: Trịnh Ngọc Thao
Biên
tập: Nguyễn Huy Hoàng
Trong
cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vội vã hôm 16 tháng 7 dưới sự bảo hộ của phe
đối lập kiểm soát Quốc hội để phản đối lời kêu gọi thành lập Hội đồng Lập hiến
Quốc gia của Tổng thống Nicolás Maduro, hơn 720.000 công dân Venezuela đã bỏ phiếu
ở nước ngoài. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2013 chỉ có 62.311 người bỏ
phiếu như vậy. Bốn ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, 2.117 thí sinh đã tham gia
cuộc sát hạch giấy phép hành nghề y tế của Chile, trong đó có gần
800 người Venezuela. Và ngày 22 tháng 7, khi biên giới với Colombia được mở
lại, 35.000
người Venezuela đã băng qua cây cầu hẹp giữa hai nước để mua thực phẩm
và thuốc men.
Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?
Biên
dịch: Trần Hoàng Nhị
Biên
tập: Lê Hồng Hiệp
Kể
từ cuộc Cách mạng Nông nghiệp, tiến bộ công nghệ luôn luôn thúc đẩy các lực lượng
mang tính khuếch tán và tập trung đối lập nhau. Sự khuếch tán xảy ra khi các
quyền lực và đặc quyền cũ bị xói mòn; sự tập trung xảy ra khi quyền lực và tầm
với của những người đang kiểm soát các năng lực mới được mở rộng. Về phương diện
này, cái gọi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư sẽ không phải là ngoại lệ.
Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài
Biên
dịch: Dương Trường Phúc
Hiệu
đính: Lê Hồng Hiệp
Sự
bỏ mặc của phương Tây và sự bảo trợ của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng
trong tiến trình này.
Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya
Biên
dịch: Nguyễn Thị
Thu Hiền
Hiệu
đính: Lê Hồng Hiệp
Khủng
hoảng ở Myanmar đang tiếp diễn. Quân đội nước này tiến hành các cuộc tấn công
vào Cộng
đồng Rohingya, một nhóm sắc tộc thiểu số trong lòng một quốc gia có đa số
người dân theo Phật giáo. Xung đột ngày một leo thang không chỉ gây nguy hại đến
quá trình chuyển tiếp dân chủ đang diễn ra ở quốc gia này, mà còn làm lu mờ uy
tín của nhà lãnh đạo thực tế tại đây, bà Aung San Suu Kyi.
Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập
Biên
dịch: Trịnh Ngọc
Thao
Hiệu
đính: Lê Hồng Hiệp
Cuộc
cách mạng “Mùa xuân Ả-rập” đã diễn ra hơn sáu năm nhưng hầu hết người dân Ả-rập
đang sống khổ sở hơn trước khi nó bắt đầu vào năm 2011. Nạn thất nghiệp tràn
lan khắp Trung Đông và Bắc Phi, nơi có 2/3 dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29.
Chính quyền đóng cửa các kênh truyền thông bày tỏ chính kiến chính trị, và đáp
trả các cuộc biểu tình của người dân ngày một tàn bạo hơn trên toàn khu vực.
Những Cố Gắng Canh Tân Tại Việt Nam Trước Thời Pháp Thuộc
Đoàn Việt
Hoạt
Việt
Nam Tiếp Cận Tây Phương
Sau thời
gian dài chịu ảnh hưởng Khổng giáo và Phật giáo của phương Đông, cuộc Nam tiến
và phân tranh Trịnh-Nguyễn có thể coi như khởi đầu cho giai đoạn Việt Nam chịu ảnh
hưởng của nửa phía Tây còn lại của thế giới.
Bối Cảnh Việt Nam Buổi Giao Thời Âu-Á
Đoàn Viết Hoạt
Tổng
quan mà nói, kể từ thời các vua Hùng cho đến giữa thế kỷ 19, Viêt Nam là một nước
luôn phải nam tiến, có thể vì nhu cầu tìm hướng thoát ra khỏi tầm bành trướng
và chi phối của Đại Hán phương bắc. Cuộc nam thiên đầu tiên là từ Động Đình
Hồ vùng Hoa Nam di chuyển về vùng Phong Châu và Thăng Long trước khi Hán thuộc.
Từ thế kỷ thứ 10, khi đã độc lập tự chủ, nước Đại Việt lại mở rộng về miền
Trung, vượt qua phá Tam Giang, khỏi đèo Hải Vân, tiến xuống vùng Champa.
Ba Khuynh Hướng Văn Hóa-Chính trị Thời Kỳ Đầu Pháp Thuộc
Đoàn Viết Hoạt
Thế kỷ 20 là thế kỷ của
văn minh Âu châu lan tràn ra toàn thế giới. Đó cũng là thế kỷ của sức mạnh hải
quân và hàng hải. Những nước Âu châu ven biển dù nhỏ bé như Hà Lan, hay sau này
suy yếu đi như Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha, cũng nhờ phát triển hải quân và hàng hải
mà đã chiếm đóng được những vùng đất rộng lớn xa xôi ở Nam Mỹ, Á châu, Nam Thái
Bình Dương, Đông Nam Á. Những quốc gia ngoài Âu Châu chưa phát triển kỹ nghệ,
dù rộng lớn như Trung Hoa, cũng không thể chống cự lại được một nền văn minh cơ
khí phương Tây đang đến hồi sung mãn. Thế giới đầu thế kỷ 20 là thế giới của Âu
hóa. Nước Nhật là quốc gia duy nhất ở Á Châu cường thịnh lên ngang hàng được với
các quốc gia phương Tây cũng nhờ sớm biết chấp nhận Âu hóa.
Lựa chọn chế độ chính trị
Bùi Quang
Vơm
Chế
độ chính trị của một Quốc gia có giá ảnh hưởng quyết định tới sinh
mệnh quốc gia, tới số phận hàng triệu con người, tới tương lai của
nhiều thế hệ. Chế độ chính trị quyết định con đường đi của một dân
tộc trong một thời gian dài, nó có thể thúc đẩy quá trình phát
triển tiến bộ vượt bậc, nhưng trong trường hợp ngược lại, trước khi
bộc lộ các khuyết tật đủ để bị đào thải, nó có thể cướp đi của
một dân tộc nhiều chục năm của lịch sử, chặn dòng chảy lịch sử
dừng lại, thậm chí kéo lùi nền văn minh của một dân tộc ngược trở
lại nhiều chục năm.
Chính thể cộng hoà đại nghị
Nguyễn Đăng Dung
Chính thể cộng hoà đại
nghị (hay còn được gọi là chính thể cộng hoà nghị viện) là chính thể mà ở đó
nguyên thủ quốc gia được hình thành không thông qua con đường thế tập truyền
ngôi, mà bằng phương pháp bầu cử và Nghị viện, về nguyên tắc, là cơ
quan đóng vai trò quan trọng hơn mọi cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện
quyền lực nhà nước.
Mô hình nghị viện - liên bang của Đức
Nguyễn Huy Vũ
Read More...
1. GIỚI THIỆU
Những người quan tâm đến vận mệnh của quốc gia hẳn sẽ cùng đồng ý với nhau một điều rằng chế độ cộng sản cuối cùng rồi sẽ cáo chung, nhường đường cho một chế độ chính trị dân chủ. Câu hỏi còn lại đó là đâu là một mô hình chính trị dân chủ tốt mà Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng.
Hướng đến sự phân cực dân chủ: Làm thế nào để hạ bệ chủ nghĩa dân túy cánh hữu
Biên tập viên của tờ
Blätter: Sau năm 1989, người ta nói về “sự cáo chung của
lịch sử” trong nền dân chủ và nền kinh tế thị trường, và ngày nay chúng ta đang
chứng kiến sự xuất hiện một hiện tượng mới của sự lãnh đạo độc tài-dân túy – từ
ông Putin qua ông Erdogan đến ông Donald Trump. Rõ ràng, một “quốc tế độc tài”
(autoritären Internationale / authoritarian International) mới đang
ngày càng thành công trong việc xác lập diễn ngôn chính trị. Liệu người đồng tuế
Ralf Dahrendorf của ông [Habermas] đã đúng khi tiên đoán về một thế kỉ XXI độc
tài? Liệu người ta có thể, hay phải nói về một bước ngoặt lịch sử?
Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do
Biên dịch: Ngô
Việt Nguyên
Biên tập: Nguyễn
Huy Hoàng
Chiến dịch
tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 là một cuộc khủng hoảng đối với chủ nghĩa bảo
thủ; hậu quả của nó là một khủng hoảng của chủ nghĩa tự do. Cánh hữu, bất ngờ
giành được quyền lực, đang tạm dừng nhìn lại mình trong lúc chờ xem chủ nghĩa
Trump có ý nghĩa như thế nào trên thực tế. Cánh tả, bất ngờ mất đi quyền lực,
không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu tranh luận họ đã mất phương hướng
như thế nào.
Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do
Biên dịch: Ngô
Việt Nguyên
Hiệu
đính:
Phạm Trang Nhung
Những
người theo chủ nghĩa tự do đã thua trong phần lớn các cuộc tranh luận trong năm
2016. Nhưng họ không nên nghĩ rằng mình thất bại mà họ phải nghĩ rằng họ được
thêm sinh lực.
Liệu thị trường có thể quá tự do không?
Biên dịch: Lê Thị
Hồng Loan
Biên tập: Lê Hồng
Hiệp
Khi được
hỏi tại sao Cục Dự trữ Liên bang (Fed) lại thất bại trong việc chẩn đoán tình
trạng cho vay ngân hàng lỏng lẻo vốn cuối cùng đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, Alan Greenspan, cựu chủ tịch Fed, cho biết ông đã có một mô
hình sai. Ông đã giả định rằng các chủ ngân hàng, vốn hành động vì lợi ích của
mình, sẽ không thể phá hoại ngân hàng của chính mình. Ông ta đã sai, và kể từ
đó quy định đối với các ngân hàng đã trở nên chặt chẽ hơn.
Đằng sau sự đổ vỡ của nền dân chủ Hoa Kỳ
Biên dịch: Trương
Dũng Thuyết
Hiệu
đính: Lê Hồng Hiệp
Sự chỉ
trích của Tổng thống Donald Trump đối với Hiệp định chống biến đổi khí hậu
Paris 2015 đã thể hiện phần nào sự thiếu hiểu biết và tính ái kỷ của ông. Tuy
nhiên, điều đó còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Nó phản ánh tình trạng tham
nhũng sâu sắc trong hệ thống chính trị Mỹ, vốn theo một đánh giá gần đây thì
không còn là một chế độ “dân chủ đầy đủ” nữa. Nền chính trị Mỹ đã trở thành sân
chơi cho các nhóm lợi ích kinh doanh đầy quyền lực: cắt giảm thuế cho người
giàu, bãi bỏ quy định ràng buộc đối với các nhà phát thải lớn, gây chiến tranh
và nóng lên toàn cầu cho phần còn lại của thế giới.
Giới thiệu sách: Nền dân trị Mỹ
Đỗ Kim Thêm
Vấn đề
Từ năm
1975, nếu Cộng Sản thức thời biết tận dụng các tiềm lực của miền Nam đúng mức
và chuyển hướng đúng lúc, thì nước Việt Nam thống nhất đã có một vận hội mới để
xây dựng một quốc gia dân chủ, phú cường và văn minh. Nhưng đến năm 2017, thì
các hy vọng chỉ còn là ảo vọng, khi chủ quyền dân tộc tự quyết, tự do và bình đẳng
cho người dân chỉ là lý thuyết; ngược lại, đại hoạ ngoại thuộc, khó khăn kinh tế,
nợ công tràn ngập, cạn kiệt môi sinh, suy đồi đạo đức, khủng hoảng giáo dục, vi
phạm nhân quyền và bất ổn xã hội là thực tế.
Mỹ: một nhà nước thất bại
Tác giả: Francis Fukuyama
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Ung thối trong chính trị của nước Mỹ đang gây độc hại
cho trật tự của thế giới. Tình trạng này có thể sẽ lớn lao giống như sự sụp đổ
của Liên Xô
Căn nguyên của phát triển
Trần Hữu
Dũng
Bất cứ
ai quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế của một quốc gia đều có thể kể một loạt
yếu tố ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ phát trỉển: vốn vật thể, vốn con người,
công nghệ, thể chế, v.v. Những yếu tố ấy hẳn là quan trọng nhưng,
khoảng10-15 năm trở lại đây, một cuộc tranh luận đã diễn ra trong giới kinh tế
về thành tố sâu xa nhất của phát triển, cụ thể là: có yếu tố
nào căn bản hơn, đàng sau những yếu tố nói trên? Thắc mắc này là tất yếu vì lẽ,
chẳng hạn như, dù xác định được vai trò của tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ
trong phát triển kinh tế, vẫn còn có thể hỏi: Thế thi tại sao có sự chênh lệch
rộng lớn giữa các xã hội về tốc độ tích lũy và “cải tiến”?
Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế
Trần Hữu Dũng[1]
Mục đích của bài này là
để phân tích những quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế, chú trọng đặc
biệt đến trường hợp các quốc gia cần phát triển và đang chuyển đổi như Việt
Nam. Trước tiên, nó lược duyệt những hậu quả kinh tế tiêu cực (và vài hậu
quả tích cực) của tham nhũng. Sau đó, nó sẽ đưa ra một số biện pháp chống
tham nhũng trên ba bình diện: giảm động lực tham nhũng, giảm cơ hội tham
nhũng, và giảm lợi lộc do tham nhũng. Bài này cũng phân tích mối liên hệ
giữa tham nhũng và vài vấn đề kinh tế khác.
Giới thiệu “Tương Lai của Tự Do” của Fareed Zakaria
Nguyễn Hữu Liêm
Lịch sử là một hành trình của
ý thức Tự Do (Hegel)
Chúng tôi xin phép được giới
thiệu Tương Lai của Tự Do (The Future of Freedom) của Fareed
Zakaria được chuyển sang Việt ngữ bởi Nguyễn Thành Nhân, một dịch giả uy tín hiện
nay, và được xuất bản bởi Giấy Vụn.
Con ông Cháu cha ở Trung Quốc dùng quan hệ gia đình để làm giàu
DAVID
BARBOZA & SHARON LaFRANIERE
THƯỢNG
HẢI – Trường quay DreamWorks Animation ở Hollywood vừa báo tin đã đặt được chân
vào nền điện ảnh Trung Quốc trước nay vẫn nổi tiếng là kín cổng cao tường: một
hợp đồng trị giá 330 triệu đô USD đã được ký để thành lập ở Thượng Hải một trường
quay phim có thể một ngày kia cạnh tranh với những xưởng phim ở California, nơi
sản xuất những phim ăn khách như Kung Fu Panda và Những kẻ bất diệt.
Liệu Putin có thể sống sót?
George Friedman
Nguyễn Phương Tú dịch
Nhiều người cho rằng
Vladimir Putin điều hành nước Nga như một kẻ độc tài, từng uy hiếp và loại trừ
những kẻ chống đối, đồng thời tạo ra một mối đe dọa lớn đối với những nước xung
quanh. Đó là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó cần được suy xét lại trong
hoàn cảnh những sự kiện gần đây.
Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia
Biên dịch: Trần
Văn Thắng
Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Ngày 11 tháng 2 năm
2017, Sam Rainsy đã từ chức lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP). Rainsy đã
nói rõ với công chúng rằng việc ông từ chức là một “biện pháp phủ đầu” để cứu
CNRP khỏi bị giải thể khi Thủ tướng Hun Sen đe dọa sẽ ban hành luật mới có thể
giải tán bất kỳ đảng phái chính trị có lãnh đạo là tội phạm bị kết án.
Luật Bất Công Không Phải Là Luật
Lawrence W. Reed
Nông Duy Trường chuyển
ngữ
Viết về một người mà ai
cũng biết là một nhà thần học—một giám mục của thời kỳ Giáo hội Công Giáo đầu
tiên—[chắc hẳn] ai cũng nghĩ rằng đây là một bài viết về những vấn đề tôn giáo.
Augustine người xứ Hippo (sau này được phong thành Thánh Agustine) là một vĩ
nhân, bất khả tự nghị của của tư tưởng và giáo huấn Cơ-đốc[1] trong những tài liệu ông viết ra vào
đầu thế kỷ 15 sau Công nguyên. Cho đến ngày nay, Augustine cũng vẫn là một vĩ
nhân trong những tín hữu Công Giáo, Tin Lành, và Chính thống Giáo Cơ-đốc Đông
phương.
Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi
Biên dịch: Đặng Thị
Phương Thảo & Trương Thái Tiểu Long
Hiệu đính: Phạm
Trang Nhung
Trung Quốc lại một lần nữa
bị kìm kẹp trong sự sợ hãi chưa từng xảy ra kể từ thời Mao Trạch Đông. Từ phòng
họp kín của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến giảng đường của các trường đại
học và văn phòng của lãnh đạo các cơ quan, bóng ma của những lời buộc tội khắc
nghiệt và những hình phạt thậm chí còn khắc nghiệt hơn đang rình rập giới tinh
hoa chính trị, học giả và doanh nhân Trung Quốc.
Khuyết Điểm Trong Nền Dân Chủ Hoa Kỳ: Electoral College
Nguyễn Cao
Quyền
Trước khi đề cập đến
khuyết điểm của nền dân chủ Hoa Kỳ, cần duyệt lại sơ qua một số ưu điểm không
thể nào quên. Những ưu điểm đó có thể liệt kê vắn tắt
như sau.
Những bài học của Tập Cận Bình từ Singapore
Michael
Spence
Thủy Trúc dịch
NEW YORK – Trung Quốc hiện
đang ở vào một thời điểm quyết định, như đã từng như thế vào năm 1978 khi những
cuộc cải cách thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng mở cửa nền kinh tế của họ
ra thế giới – và như đã từng như thế trong một lần khác vào đầu thập niên 1990
khi chuyến “Nam du” nổi tiếng của Đặng tái khẳng định con đường phát triển của
đất nước.
Tương lai cải cách chính trị ở Myanma
Jefrey Bader
Phạm Gia Minh dịch
Chuyến đi của tôi tới Myanma là một dịp để thể hiện những
vấn đề lớn và nhỏ trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cũng để rà soát xem
cái gì được và cái gì chưa được.Chuyến đi đó diễn ra ngay trước khi có thông
báo về việc Tổng thống Obama sẽ viếng thăm Myanma vào nửa sau tháng 11 – một
hành động sẽ gây chú ý vềcuộc cải cách ở xứ này đối với Phương Tây.
Sau đây là các câu hỏi và những câu trả lời mang tính
chất thăm dò:
1) Myanma có thực sự cải cách không?
Có vẻ là như vậy. Có rất nhiều dấu hiệu khẳng định điều
này trong chuyến đi của tôi. Các sĩ quan cao cấp mà tôi đã gặp gỡ, trao đổi một
cách đầy thuyết phục rằng họ cam kết cải cách dân chủ. Một vị Bộ trưởng còn nhắc
tới sự kiện người hùng dân chủ Aung San Suu Kyi tham gia vào một cuộc hội thảo
do Chính phủ tổ chức gần đây với thái độ tích cực. Báo chí đăng tải một cách
sinh động các cuộc tranh luận thực sự không bị kiểm duyệt khắp nơi như cách đây
2 thập kỷ. Hình Aung San Suu Kyi và người cha Aung San – nhân vật sáng lập nước
Miến Điện ngày nay, có thể thấy trên bức tường các quán ăn. Một phái đoàn đông
đảo của Hoa Kỳ về nhân quyền viếng thăm chính thức và gặp gỡ các sĩ quan hàng đầu
Myanma. Người dân thường nói về những thay đổi sâu sắc trong bầu không khí toàn
xã hội, về nguyện vọng của họ được nêu lên những vấn đề mà ngay gần đây họ còn phải sợ hãi và nín lặng.Sự thay đổi
tâm trạng xã hội này đã diễn ra sau một loạt các bước đi nhằm dỡ bỏ những nền tảng
chính yếu trong bộ máy đàn áp của Chính phủ quân sự Myanma – đó là việc thả
hàng trăm tù chính trị, cho công khai hóa đảng đối lập Liên minh Toàn quốc vì
Dân chủ (National League for Democracy), cho phép tổ chức các cuộc biểu tình
hòa bình và tái khởi động các cuộc đàm phán với những nhóm phiến quân dân tộc
thiểu số.
2) Vai trò của Aung San Suu Kyi và hoạt động hiện nay của
bà?
Aung San Suu Kyi vẫn là nhân vật chính trị đại chúng duy
nhất ở Myanma. Bà và đảng của bà đã thắng rõ rệt trong cuộc bầu cử hồi tháng
4/2012 sau khi bà mãn hạn quản thúc tại gia. Có đủ lý do để tin rằng bà và đảng
của bà sẽ thắng tại cuộc bầu cử toàn quốc năm 2015 và sẽ có khả năng thành lập
chính phủ.Để chuẩn bị, bà đang tiến hành một đường lối rất thực dụng, gặp gỡ
các quan chức Chính phủ, liên kết với Tổng thống Thein Sein và phát biểu tích cực
về họ trong buổi lễ do tổ chức Huân chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ
(Congressional Gold Medal) tổ chức. Đã có những lời phàn nàn trong cộng đồng đấu
tranh vì nhân quyền ở hải ngoại về đường lối thỏa hiệp rõ ràngcủa bà trong các
chính sách quốc gia. Bà đang đối mặt với sự phỏng đoán rằng đã tới lúc bà phải
từ bỏ vai trò của một thần tượng để trở thành một nhà hoạt động chính trị, cũng
giống như Lech Walesa từng bị đồn đoán là đã hợp tác với tướng Jaruzelski ở nước
Balan cộng sản vào đầu những năm 1980.
3) Liệu có ai đó ở phương Tây đã thấy trước những gì đang diễn ra?
Có thể một vài người đâu đó ở phương Tây đã dự đoán được
rằng Myanma sẽ cải cách dân chủ, thế nhưng theo hiểu biết chung thông thường
thì không. Các nhà phân tích tình hình Á châu cả bên trong lẫn ngoài chính phủ,
các bài xã luận trên các báo và các tổ chức nhân quyền, tất cả đều coi thường
việc thành lập chính phủ dân sự hồi tháng 4/2011 và coi những cuộc bầu cử năm
ngoái là mang tính chất gian lận, lừa dối. Họ nhìn nhận việc thả bà Aung San
Suu Kyi là không có mấy ý nghĩa chính trị và dự đoán một tương lai chính trị u
ám cho quốc gia này.
4) Vậy thì điều đó đã xảy ra như thế nào?
Có nhiều lý thuyết nghiên cứu về quá khứ nhưng không có
lý thuyết nào hoàn toàn làm chúng ta thỏa mãn. Tuy nhiên có một yếu tố quan trọng
mà dường như nó đã khái quát hóa ước vọng muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngày một
gia tăng vào Trung Quốc bằng cách thiết lập nền móng cho những mối quan hệ mới
với phương Tây. Trong lịch sử, Myanma là một quốc gia có ý chí độc lập rất mãnh
liệt, chẳng hạn như họ đã rời bỏ phong trào Không liên kết chỉ bởi lẽ họ cảm thấy
phong trào này quá liên kết. Thái độ oán giận sự hiện diện của Trung Quốc với
những nhà máy, xí nghiệp đang chiếm lĩnh các ngành công nghiệp khai khoáng
trong khi đó lại tạo ra ít việc làm cho người Myanma bản địa, càng ngày càng
sâu sắc. Một số chuyên gia Miến, trong đó có Thant Myint-U , cháu nội của cố Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc tướng U-Thant trong một bài viết đã tiên đoán về tâm trạng mới mẻ của tầng lớp
sĩ quan trẻ Myanma – những người đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy cải
cách. Các nhóm hoạt động đấu tranh vì nhân quyền đã chỉ ra hậu quả của những
năm tháng bị cấm vận nhằm thuyết phục ban lãnh đạo đất nước có một đường lối mới
phù hợp. Hành động can dự có uy tín của ASEAN cũng góp phần đánh đổ sự chống đối
của các tướng lĩnh trước cộng đồng quốc tế. Bên trong Myanma, các tướng lĩnh
cao tuổi dường như tin chắc rằng họ sẽ không bị trả giá về các hành vi đàn áp
trong quá khứ và tầng lớp sĩ quan nhìn chung hài lòng rằng vai trò đặc biệt của
họ trong nền chính trị Myanma vẫn sẽ được bảo đảm bởi Hiến pháp mà theo đó họ vẫn
có những ưu tiên và đặc lợi to lớn. Cảm giác an toàn trong hàng ngũ các cựu
lãnh đạo quân đội có thể đã giúp họ sẵn sàng chấp nhận sự mở cửa về chính trị
hiện nay.
5) Vậy thì vai trò của chính phủ Hoa Kỳ là gì?
Từ năm 1990 tới năm 2008 các chính quyền nối tiếp nhau lại
được Quốc hội thúc đẩy đã đưa ra hết biện pháp trừng phạt này đến biện pháp trừng
phạt khác đối với Myanma – chẳng hạn như cấm các khoản đầu tư mới, cấm nhập khẩu,
nêu tên các cá nhân và công ty bị trừng phạt tài chính. Dưới thời George
W.Bush, Đệ nhất Phu nhân Laura Bush đóng một vai trò quan trọng trong việc công
khai cho thế giới biết rằng chế độ quân sự Myanma phải tiếp tục là mục tiêu cho
sự cô lập.
Trong diễn văn nhậm chức của mình, Tổng thống Obama đã đề
nghị chìa tay ra cho các kẻ thù của nước
Mỹ “nếu như họ cũng mong muốn nới lỏng nắm đấm”. Chính sách này mang lại ít kết
quả tích cực trên toàn thế giới, ngoại trừ trường hợp Myanma. Chính quyền (của
Obama – ND) đã quyết định sớm mở kênh ngoại giao liên hệ với lãnh đạo Myanma do
Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell chỉ đạo
nhằm đưa ra chương trình nghị sự cho cải cách chính trị và không phổ biến vũ
khí hạt nhân của Myanma để phía Hoa Kỳ có thể giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt.
Thiện chí của Chính phủ Hoa Kỳ được bày tỏ ở cấp có thẩm quyền đã cung cấp một
lịch trình thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp và điều này đã giúp Chính phủ
Myanma được động viên, khích lệ và tự tin để bước tiếp. Quyết định của chính
quyền Obama phối hợp cùng với các đồng minh Châu Âu và Australia giảm nhẹ đáng
kể các biện pháp trừng phạt hồi đầu năm nay đã có tác động thúc đẩy hơn nữa cải
cách chính trị và kinh tế vốn vô cùng cần thiết lúc này.
6) Có thể rút ra những bài học chung nào về việc áp dụng
các biện pháp trừng phạt như công cụ để làm thay đổi hành vi những kẻ xấu chơi?
Các biện pháp trừng phạt đôi khi là cách hiệu quả duy nhất
của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế nhằm cho các chế độ độc tài thấy hành vi của họ
là không thể chấp nhận được. Đó chính là trường hợp với Myanma đã tiếp diễn
trong nhiều năm. Có thể nói sự trừng phạt được thực thi là phù hợp.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng các biện pháp trừng phạt bản thân
không phải là mục đích cuối cùng. như lời của một bài hát “bạn cần biết khi nào
nên kìm giữ và khi nào thì nên ôm”. Có những thế lực bảo thủ và khó cưỡng lại
được ở Washing ton vẫn tiếp tục đường lối trừng phạt cho dù chính sách đó có dẫn
tới kết quả tích cực hay không. Các nhóm nhân quyền đôi khi nhìn nhận sự trừng
phạt kẻ độc tài như một biện pháp trong chính sách hợp lý, mang tính đạo đức của
chính phủ và họ còn thông tin rộng rãi những vi phạm của các chế độ độc tài nhằm
tập hợp sự ủng hộ của quần chúng để lập quỹ hỗ trợ cho các đợt vận động áp dụng
các biện pháp trừng phạt với tư cách là sản phẩm cuối cho hoạt động của họ. Quốc
hội thì muốn chứng tỏ mình đang làm gì đó, bất kể là có hiệu quả hay không, các
chế độ độc tài bị trừng phạt nhờ đó lại trở nên được thế giới biết đến . Động
thái này là rất rõ ràng trong trường hợp đối với Cuba. Chính sách trừng phạt
Cuba được thực thi đã 50 năm nay và sự nhiệt thành ủng hộ nó từ phía các diễn
viên chính trị Hoa Kỳ vẫn không hề suy giảm,rút cục càng củng cố sự cầm quyền của
anhem nhà Castro. Mọi người, kể cả tầng lớp chính trị Hoa Kỳ, các nhóm đấu
tranh riêng rẽ và anh em nhà Castro dường như đều hài lòng với hiện trạng đó,
trừ nhân dân Cuba mới là những nạn nhân của hoàn cảnh. Chính sách đối với
Myanma cũng được đưa ra theo mô hình Cuba nhưng may mắn là giờ đây nó đã được
tách ra theo đường hướng khác.
7) Liệu chính phủ Hoa Kỳ đã chuẩn bị một cơ cấu phù hợp
để xử lý vấn đề kiểu như Myanma chưa?
Kể từ thời Tổng thống Carter, đã bắt đầu gia tăng nền móng hạ tầng các văn phòng và lực lượng
nhân viên chuyên trách vấn đề nhân quyền, được tách ra từ mảng chính sách đối
ngoại và an ninh quốc gia. Các văn phòng này sau đó trở thành tiếng nói của cộng
đồng các tổ chức nhân quyền phi chính phủ (NGO) nhưng được đặt bên trong Chính
phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò như cái loa của các tổ chức nhân quyền NGO, tìm cách
tham gia vào các báo cáo của Ủy ban nhân quyền Hoa Kỳ và đấu tranh ủng hộ các
biện pháp đặc biệt do các NGO đề đạt. Theo một cách nào đó, điều này không khác
biệt hoàn toàn với cái cách mà các bộ phận cử tri khác được đại diện trong bộ
máy của chính sách ngoại giao, chẳng hạn như
việc kinh doanh thì đượcthông qua Ủy ban Kinh tế và Văn phòng kinh
doanh. Tuy nhiên việc nhận biết các văn phòng nhân quyền với khu vực cử tri của
nó có vẻ như là lối tư duy đơn giản (cần ghi nhận rằng Trợ lý Bộ trưởng về các
vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Việc làm, Michel Posner thực chất đã thoát ra khỏi
sự ràng buộc này để hoạt động với tư cách là người bảo vệ cho nhân quyền nhưng
lại chú trọng vào kết quả thực tế, không thiên về bề ngoài và mang sắc thái
quan tâm tới những mục tiêu của chính sách ngoại giao rộng lớn).
Thời gian còn là Vụ trưởng Vụ Các vấn đề Châu Á thuộc
Hội đồng An ninh Quốc gia, trong giai đoạn thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với
Myanma vào khoảng từ 2009 tới 2011 tôi đã chủ trì một số cuộc họp liên cơ quan
(còn có tên gọi là Ủy ban Chính sách liên cơ quan) bàn về Myanma. Thông thường,
những cuộc gặp như thế đều có sự góp mặt của một đại diện cấp cao của mỗi cơ
quan và có một nhân viên trợ lý tháp tùng. Trong trường hợp Myanma, không ít
hơn 7 văn phòng thuộc Bộ Ngoại giao, đó là
vụ Đông Á, Vụ Nhân quyền, Vụ Phái đoàn Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Văn
phòng liên lạc của Bộ Ngoại giao phái đoàn Hoa kỳ tại LHQ,Phái bộ Hoa Kỳ tại
các Tổ chức quốc tế ở Geneva, Đại sứ Hoa Kỳ về Tội ác chiến tranh và cảVụ Người
tỵ nạn cùng tham dự. Trong những cuộc họp như vậy,các vụ tham dự thường mong đợi
có chung một tiếng nói nhưngvới 7 cơ quan cùng tham gia và ai cũng tìm cách để
tiếng nói của mình được nghe thì quả thực là rất khó, thậm chí là không thể đạt
được điều này. Một số cơ quan rất hăng hái tìm cách lập Ủy ban Điều tra tội ác
chiến tranh của chế độ Myanma ngay vào đúng thời điểm bà Aung San Suu Kyi vừa
được gỡ bỏ tình trạng bị quản thúc tại gia và đã xuất hiện những dấu hiệu chưa
rõ ràng về một sự nới lỏng đàn áp. Chỉ sau khi trao quyền cho Trợ lý Vụ trưởng
Vụ Đông Á và Thái Bình Dương được phát ngôn thay cho Bộ Ngoại giao và chỉ đạo
công tác đối ngoại mà không có các nhóm khác của Bộ gây nhiễu thì cuối cùng
chính quyền mới có thể đưa ra một đường lối mạch lạc và thành công.
8) Con đường nào là hữu hiệu nhất để xử lý các vấn đề
có sự tham gia của những kẻ xấu chơi như chế độ Myanma?
Các tổ chức NGO có một vai trò không ai thay thế được
trong việc theo dõi những vụ lạm dụng nhân quyền, thu hút sự chú ý của công
chúng vào những vụ vi phạm nhân quyền và kẻ thủ phạm đồng thời huy động cộng đồng
quốc tế chú ý giám sát chúng.Đó chính là một trong những đặc điểm đáng tự hào của
xã hội dân chủ có lương tâm nơi mà hoạt động của các các nhóm gồm những người tự
nguyện cam kết bảo vệ lẽ công bằng ngay cả tại những góc khuất nẻo nhất trên
hành tinh này để quyết làm cho tiếng nói của những nạn nhân của sự bất công được
thế giới nghe thấy. Chúng ta không những không được coi thường hay đánh giá thấp
các nhóm nhân quyền này mà cần phải tôn vinh và tán dương đồng thời khuếch trương vai trò của họ.
Thế nhưng chính phủ Hoa Kỳ lại cần phải đóng một vai
trò khác trong khi vấn đề nhân quyền nhất định không được hạ thấp. Chẳng nên
khuyến khích thành lập và phát triển các văn phòng có mục đích tạo ra thêm ranh
giới giữa những quan chức chính phủ khi mà ưu tiên hàng đầu của họ là an ninh
quốc gia của chúng ta và thành công trong chính sách đối ngoại cũng như cam kết
mạnh mẽ về nhân quyền. Không nên để xảy ra tình trạng những nhóm nhỏ các nhân vật chuyên trách thể hiện các mối quan tâm về
nhân quyềnđồng thời hành động với tư cách là đại diện của cộng đồng NGO, trong
khi các quan chức chính phủ chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia và chính sách
đối ngoại lại phản ứng bằng câu trả lời
có tính chất coi nhẹ vấn đề nhân quyền. Cơ cấu hiện nay của chúng ta thường
xuyên gây ra các cuộc đấu khẩu mang tính hình thức ở nhiều quốc gia thuộc diện
xấu chơi (trong lĩnh vực nhân quyền – ND) . Trong các trường hợp đó, những quan
chức Chính phủ chịu trách nhiệm nặng nề về an ninh quốc gia có xu hướng quan
tâm nhiều hơn tới nhân quyền khi tiếp xúc với các nước có tầm quan trọng chính
yếu về vấn đề an ninh ví dụ như TQ, Saudi Arabia và Pakistan, tuy nhiên họ lại
tỏ ra chậm trễ đối với các văn phòng nhân quyền phụ trách các quốc gia ít quan
trọng hơn trong chính sách đối ngoại, chẳng hạn như Myanma. Đó không thể là
khuôn khổ cho sự thành công hoặc cho một sự phát triển chính sách hợp lý. Chính
phủ của chúng ta cần làm cho các quan chức hàng đầu về an ninh quốc gia nhạy cảm
hơn đối với sự cần thiết phải thiết kế vấn đề nhân quyền trong chính sách của
mình một cách hiệu quả hơn, đồng thời nhắc nhở các văn phòng nhân quyền rằng họ
cũng cần phải tận tâm cam kết với các mục tiêu an ninh quốc gia Hoa Kỳ rộng lớn
chứ không chỉ là sự tiến bộ của chương trình nghị sự mang tính kỹ năng đặc biệt
của tổ chức NGO.
Nguồn:http://gocsan.blogspot.com/2012/11/prospects-of-political-reforms-in.html
Dân chủ Một đảng là gì?
WISE GEEK
Dân chủ là một loại hình chính phủ, trong đó các công
dân, những người có đủ điều kiện bỏ phiếu được bầu ra các quan chức chính phủ
và đại diện. Một đảng chính trị là một tổ chức được tạo thành từ những người
chia sẻ phần nhiều hoặc tất cả hệ tư tưởng và những nỗ lực nhằm giành được quyền
lực và ảnh hưởng trong chính phủ, thường là bằng các đưa các đảng viên tranh cử
vào các chức vụ công quyền. Dân chủ một đảng là nền dân chủ trong đó tất cả các
ứng cử viên chính trị và các quan chức chính phủ là thành viên của một đảng duy
nhất. Trong hầu hết các trường hợp, các đảng chính trị khác và thậm chí phe đối
lập của đảng cầm quyền đều được coi là bất hợp pháp.
Năm cách Trung Quốc có thể trở thành một nền dân chủ
Minxin Pei
Suy đoán về tương lai
chính trị khả dĩ của Trung Quốc đòi hỏi một sự động não gây hấp dẫn đối với một
số người và thách đố đối với nhiều người. Theo lẽ thường thì đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ), mà vốn đang thúc thủ, và quyết tâm bảo vệ và duy trì độc quyền
chính trị của mình, sẽ có các phương sách để tồn tại trong một thời gian dài nữa
(mặc dù không phải là vĩnh viễn). Tuy nhiên, một quan điểm thiểu số, lại cho rằng
thời gian tồn tại của ĐCSTQ đang được đếm từng ngày. Trên thực tế, một quá
trình chuyển đổi dân chủ ở Trung Quốc trong 10 đến 15 năm tới là một biến cố có
xác suất cao. Hậu thuẫn cho cái nhìn lạc quan này về tương lai dân chủ của
Trung Quốc là kinh nghiệm tích lũy của quốc tế và lịch sử trong quá trình chuyển
đổi dân chủ (khoảng 80 quốc gia đã thực hiện các quá trình chuyển đổi từ chế độ
độc tài sang nhiều hình thức và mức độ dân chủ khác nhau trong 40 năm qua) và của
nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học xã hội mà đã mang lại những hiểu biết thấu
đáo về động lực của quá trình chuyển đổi dân chủ và sự suy rã của thể chế toàn
trị (hai quá trình có liên hệ chặt chẽ với nhau).
What is Cronyism? Chủ nghĩa thân hữu là gì?
Chủ nghĩa thân hữu là một
hình thức tham nhũng, trong đó viên chức, chính trị gia và doanh nhân dành ưu
tiên cho bạn bè khi bổ nhiệm người vào các vị trí quyền lực, trao quyền tiếp
xúc, và làm nhiệm vụ đại biểu có liên quan đến chức vụ của họ. Những người thân
được hưởng lợi từ chủ nghĩa thân hữu thường được trao một vị trí đặc quyền bất
kể mức độ kỹ năng, khả năng của họ, hoặc họ có phù hợp với cương vị đó hay
không. Điều đó có nghĩa là những lựa chọn tốt hơn có thể bị bỏ qua. Một khái niệm
liên quan, gia đình trị, đề cập đến việc ưu tiên cho người thân trong gia đình.
Đảng phái chính trị (P1)
Giới thiệu
Chính trị là quá trình tổ chức phương thức mà theo đó
chúng ta sống chung với nhau trong một xã hội. Trong một nền dân chủ, mọi công
dân có thể tham gia vào quá trình này - bằng cách tự do tiếp cận các thông tin
về vấn đề chính trị, bằng cách công khai bày tỏ ý kiến riêng về các vấn đề công
cộng, bằng cách xây dựng các nguyện vọng, kiến nghị, yêu cầu mà không sợ bị đàn
áp, bằng cách bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử, bằng cách tham gia các tổ chức xã
hội dân sự hoặc đảng phái chính trị, hoặc bằng cách đứng ra làm ứng cử viên
trong các cuộc bầu cử dân chủ. Bằng cách này, dân chủ là "chính phủ của
dân, do dân, và vì dân", như trong câu nói nổi tiếng của Abraham Lincoln,
Tổng thống Hoa Kỳ từ 1861 đến 1865.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)