Khi
so sánh với người đứng đầu nhánh hành pháp trong các nền dân chủ trên thế giới,
thủ tướng Anh được coi là người quyền lực nhất. Quyền lực
không chỉ đến từ các chức năng được quy định mà còn từ bản chất của hệ
thống đảng của Anh.
Chính phủ liên minh trong hệ thống đại nghị của Israel
Môhình Westminster của Anh được xem là chuẩn mực cho sự ổn định của nền dân chủ.
Ngoài cuộc bầu cử năm 2010 (phải hình thành chính
phủ liên minh), thì trong các cuộc bầu cử còn lại, luôn chỉ một trong hai đảng
lớn chiếm đa số - hệ thống hai đảng. Điều này giúp hình thành chính phủ một đảng,
và bởi 1) đảng này có đa số trong quốc hội, và 2) nguyên tắc chịu trách nhiệm tập thể của nội các, tức
mọi thành viên nội các phải công khai ủng hộ mọi chính sách của chính phủ, nên
chính phủ Anh hoạt động rất ổn định và êm thuận.
Hệ thống đại nghị: Trộn lẫn quyền lực
Về
mặt chức năng thì quyền lực chính quyền có thể được chia thành: hành pháp – thực thi luật, lập pháp – ban hành luật, và tư pháp – giải thích luật. Đối với hầu hết
các nền dân chủ trên thế giới, nhánh tư
pháp tách riêng đứng độc lập, và thường những người đứng đầu nhánh này được
bổ nhiệm suốt đời. Mục đích là để cho họ không bị chi phối bởi công chúng hay giới
chính trị gia, qua đó giữ cho phán xét của họ được công chính.
Trong
khi đó nhánh hành pháp và lập pháp chịu sự chi phối của công chúng, được tổ chức
bầu cử định kì; và tương quan quyền lực cũng như sự kết hợp giữa hai nhánh này
tạo ra các dạng chính phủ khác nhau, mà ở đây chúng ta quan tâm đến ba dạng
chính là: đại nghị, tổng thống, và bán tổng thống.
DÂN CHỦ HÓA: VẤN ĐỀ VÀ THÁCH THỨC
Giới thiệu
Việc
người dân cảm thấy hân hoan khi họ lật đổ chế độ độc tài và thay thế nó bằng một
chế độ dân chủ là điều hết sức tự nhiên. Và một sự thay đổi chế độ như vậy thường
là hệ quả của nhiều năm đàn áp, khi các chế độ độc tài cố gắng làm cho người
dân ở nhà thay vì tham gia vào các hành động chính trị.
Mùa xuân Prague, 1968
(Người dân Tiệp
và phong trào Mùa xuân Prague)
Vào giữa những
năm 1960, nền kinh tế Czechoslovak (Tiệp Khắc cũ, nay tách thành Séc và Slovakia)
đình trệ, và những người cộng sản ôn hòa lên tiếng kêu gọi cải cách kinh tế,
chính trị và xã hội. Vào tháng 1/1968, Alexander Dubček, theo đường lối mềm mỏng,
lên thay thế Antonín Novotný, theo đường lối cứng rắn, trở thành lãnh đạo của Đảng
cộng sản Czechoslovak.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)