(Người dân Tiệp
và phong trào Mùa xuân Prague)
Vào giữa những
năm 1960, nền kinh tế Czechoslovak (Tiệp Khắc cũ, nay tách thành Séc và Slovakia)
đình trệ, và những người cộng sản ôn hòa lên tiếng kêu gọi cải cách kinh tế,
chính trị và xã hội. Vào tháng 1/1968, Alexander Dubček, theo đường lối mềm mỏng,
lên thay thế Antonín Novotný, theo đường lối cứng rắn, trở thành lãnh đạo của Đảng
cộng sản Czechoslovak.
(Alexander Dubček)
Giai đoạn từ
3-8/1968 được biết đến với tên gọi Mùa xuân Prague, đó là giai đoạn mà Dubček
cố gắng cởi mở hệ thống chính trị và giới thiệu một chính sách tự do hóa mà ông
gọi là ‘Chương trình hành động’.
Mục tiêu của các
chính sách này không phải là xóa bỏ nhà nước xã hội chủ nghĩa, mà là một tạo ra
một ‘chủ nghĩa xã hội với khuân mặt người’, như Dubček gọi. Dubček muốn khắc phục
tình trạng vỡ mộng của người dân về cộng sản trong hai thập kỉ cai trị trước đó,
đồng thời mang đến một hơi thở mới vào trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Ông nỗ lực
làm điều này bằng cách gia tăng tự do báo trí, giảm bớt kiểm duyệt và khuyến
khích người dân tham gia vào chính trị.
Việc giới thiệu
những cải cách dù còn giới hạn này đã thúc đẩy sự phát triển của phe đối lập
dân chủ. Trong vài tuần, người dân yêu cầu cải cách hơn nữa, và sự kiểm soát của
cộng sản đối với đất nước trở nên suy yếu. Các phát ngôn chống Liên Xô xuất hiện
trên báo chí, những người Dân chủ Xã hội bắt đầu hình thành một đảng riêng biệt
và các câu lạc bộ chính trị độc lập được lập ra.
Thời điểm này,
Liên Xô và giới lãnh đạo của nó, Leonid Brezhnev, yêu cầu Dubček ngừng cải
cách. Dù ban đầu Dubček không dự định các chính sách tự do hóa của mình đi quá
xa như vậy, song ông từ chối. Liên Xô và Liên minh Warsaw phản ứng bằng cách
xâm lược Czechoslovakia. Quân đội xâm lược gồm 200 nghìn quân Liên Xô và các nước Bulgaria, East Germany, Hungary, và Poland tiến vào Czechoslovak.
(Leonid Brezhnev, với học thuyết mang tên ông, cho rằng “toàn thể cộng đồng xã hội chủ nghĩa” có quyền can thiệp vào lãnh thổ của bất cứ nước
thành viên nào khi các thế lực thù địch của phe chủ nghĩa xã hội đe dọa.)
(Xe tăng Liên Xô và liên quân tiến vào Czechoslovak)
Dubček kêu gọi người dân không phản kháng, nhưng có vô số các hành động phản
kháng phi bạo lực. Chẳng hạn, một người đàn ông, Jan Palach tự thiêu ở quảng
trường Wenceslas để phản đối sự trấn áp quyền tự do ngôn luận mới
được tái lập.
Dubček sau đó bị
thay thế bởi một người theo đường lối cứng rắn là Gustáv Husák, người tiến hành
một giai đoạn ‘Bình thường hóa’; trong đó đảo ngược các cải cách của Dubček,
thanh lọc những người theo đường lối mềm mỏng trong hàng ngũ cộng sản và đàn áp
những người bất đồng với lực lượng cảnh sát mật.
Vào năm 1987, Gorbachev
thừa nhận rằng các chính sách tự do hóa của ông là glasnost and perestroika chịu
ảnh hưởng rất nhiều từ tầm nhìn ‘chủ nghĩa xã hội mang khuân mặt người’ của Dubček.
Khi được hỏi đâu là sự khác nhau giữa Mùa xuân Prague và các cải cách của ông, Gorbachev
chỉ đáp lại rằng ‘19 năm’.
Nguồn: Matt Golder, Nandenicheck Sona Golder,
William Roberts Clark. Principles of
Comparative Politics