Trong
bài Chuyển
đổi Dân chủ Từ bên dưới chúng ta đã tìm hiểu vấn đề hành động tập thể. Đó
là vấn đề mọi người thường không tích cực tham gia các hành động tập thể mà họ
sẽ được hưởng lợi từ nó và quá đó khiến cho các hành động tập thể rất khó thành
công. Trong bài này chúng ta tìm hiểu một số cách giải quyết vấn đề hành động tập
thể.
Ép buộc
Ép
buộc ở đây là sử dụng bạo lực hoặc đe dọa bạo lực. Trong trường hợp này, mọi
người buộc phải tham gia dù họ có muốn hay không. Chẳng hạn, nhà nước có thể ép
buộc người dân thực hiện các hành động tập thể như đóng thuế, tham gia quân đội.
Trong
xã hội, hầu hết các các phong trào xã hội, các nhóm lợi ích, và các đảng chính
trị thường không ép buộc tham gia. Thay vào đó, các cá nhân tình nguyện – hoặc
các tổ chức đề nghị một số khuyến khích cho việc tham gia. Tuy nhiên, nếu không
có sự ép buộc và nếu động cơ cho hiện tượng ngồi không hưởng lợi vẫn còn, thì liệu
các cá nhân có tự nguyện tham gia hay không?
Thuyết phục
Một
cách khác để huy động hành động tập thể mà không sử dụng ép buộc là thuyết phục;
tức thuyết phục mọi người sử dụng thời gian, tiền bạc hay các nguồn lực khác
cho các mục tiêu tập thể mà không đề nghị đổi lại bất lợi ích cụ thể nào.
Những
lời thuyết phục thành công hay không phụ thuộc vào việc nó có làm thỏa mãn tâm
lý, tình cảm của mọi người khiến họ tự nguyện hành động cho các mục tiêu tập thể,
thay vì hành động theo khuyến khích hay lợi ích.
Đôi
khi, lời thuyết phục hành động đạt được thành công đáng kinh ngạc. Chẳng hạn, Obama
đã thu được 500 triệu $ đóng góp từ hơn 3 triệu người, và khoảng 1.5 triệu người
tham gia tình nguyện cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 của ông. Trong
các cuộc bầu cử, chỉ một số tình nguyện viên có thể hi vọng kiếm được công việc
khi ứng viên của họ chiến thắng, tuy nhiên phần đa mọi người tham gia bởi đơn
giản là họ thích lời kêu gọi, thuyết phục của ứng viên hay những gì ứng viên hứa
hẹn.
Nỗ
lực huy động hành động tập thể gắn liền với thuyết phục thường phải chạm đến cảm
xúc hay tình cảm đạo đức của mọi người. Khi các nỗ lực như vậy thành công, những
người tham gia có thể không thể đưa ra lý do cụ thể tại sao họ tham gia vào
hành động tập thể; ngoài việc họ nói rằng họ ‘cảm thấy đúng’ nên làm. Lời thuyết
phục trở nên hữu hiệu nhất khi chi phí liên quan về thời gian, tiền bạc, hay đe
dọa an toàn cá nhân tương đối thấp.
Lôi kéo
Những
người yếm thế có thể hoài nghi khả năng giải quyết vấn đề hành động tập thể thông
qua thuyết phục; điều này đúng. Trong thực tế, chỉ một phần nhỏ người dân của bất
cứ quốc gia nào tham gia tự nguyên, tích cực vào hoạt động chính trị, và lại
càng ít người hơn sàng tham gia toàn thời gian mà không đòi hòi điều gì.
Nhìn
chung, để tạo ra hành động tập thể, các tổ chức thường lôi kéo sự sự tham gia bằng
cách đề nghị cung cấp các lợi ích cá nhân – ngay cả các tổ chức theo đuổi mục
tiêu cung cấp các lợi ích công như không khí sạch hay môi trường. Các tổ chức
thường đề nghị các cá nhân ủng hộ tiền hoặc thời gian cơ hội tham gia định hình
chính chính sách vận động.
Họ
cũng sẽ đề nghị các cá nhân các lợi ích khác nhau, để khuyến khích hay trao thưởng
cho những người dành nhiều thời gian, tiền bạc hay nỗ lực lớn hơn. Người gửi
50$ cho một nhóm môi trường có thể nhận được một túi đựng dụng cụ lều trại; người
tặng 5000$ có thể nhận được lời mời ăn tối và cơ hội vinh danh; nhưng người tài
trợ 500000$ có thể nhận được lời mời tham gia vào ban lãnh đạo của tổ chức.
Tuy
nhiên, lôi kéo các cá nhân với lợi ích tư cũng sẽ tác động ít nhiều đến tổ chức,
cả về tiền và về thỏa hiệp chính trị: nó có thể nhượng bộ một số sự kiểm soát trong
việc định hình chính sách cho các nhà tài quan trọng nhất.
Nhìn
chung, trong những trường hợp không có sự ép buộc, các tổ chức tìm cách lôi kéo
sự tham gia vào các hoạt động tập thể bằng cách kết hợp kêu gọi, và lôi kéo; và
cách áp dụng phụ thuộc vào mức độ nguồn lực của tổ chức.
Lãnh đạo chính trị
Ngoài
việc, đưa ra những lôi kéo (lợi ích), thì việc huy động mọi người đòi hỏi các tổ
chức đưa ra một thông điệp nhất quán phù hợp với tình cảm của mọi người. Vấn đề
là ai sẽ lãnh đạo, quyết định, hay đưa ra thông điệp chạm vào trái tim mọi người.
Nhìn
chung, để huy động hành động tập thể đòi hỏi khả năng lãnh đạo chính trị. Lãnh đạo
chính trị, ở một góc độ nào đó, giống như giới kinh doanh: họ phải sẵn sàng chấp
nhận rủi ro, và đầu tư thời gian cũng như nguồn lực của mình nhằm huy động người
khác khi theo đối một mục đích nào đó. Họ cũng cần phải có cảm thức mãnh liệt về
các vấn đề cụ thể và hi vọng rằng động cơ nhiệt thành của họ thôi thúc người
khác tham gia.
Một
lãnh đạo doanh nghiệp sẽ nhìn ra nhu cầu của thị trường. Để nắm bắt cơ hội này,
anh ta đầu tư, và sau đó tìm cách tiếp thị nó. Các nhà lãnh đạo chính trị cũng
hành động tương tự. Họ tìm cách thúc đẩy hành động tập thể bằng cách tiếp thị
các ý tưởng (thay vì sản phẩm), bằng cách phát triển những lời kêu gọi chính trị
mới phù hợp với quan tâm của mọi người, bằng cách tìm ra một cách mới để giải
quyết vấn đề cũ. Họ sử dụng các biểu tượng tập thể để tạo ra cảm giác về gắn kết
– một cảm quan tập thể mà mọi người nghĩ, cảm và tin về vấn đề chính trị. Cảm
quan này về sự gắn kết của nhóm có thể mang đến tình nguyện viên và sự ủng hộ về
tài chính, do đó cung cấp cơ sở cho một sự huy động rộng lớn hơn.
Tóm tắt cách cách giải quyết vấn đề hành động tập thể
Tóm tắt cách cách giải quyết vấn đề hành động tập thể
Các cách giải quyết vấn đề hành động
tập thể
|
Ví
dụ
|
Ép buộc:
mọi người phải tham gia bởi họ không có lựa chọn
|
Nghiệp
đoàn – tham gia nghiệp đoàn nào đó là cơ hội duy nhất bạn có thể tìm được việc
(do các nghiệp đoàn thỏa thuận với doanh nghiệp là chỉ thuê người của nghiệp
đoàn)
|
Thuyết phục: các
tổ chức đưa ra lời kêu gọi thôi thúc mọi người tham gia tự nguyện
|
Tham
gia của thanh niên với các chiến dịch vận động chính trị
|
Lôi kéo: các
tổ chức thu hút người tham gia bằng cách đề nghị các lợi ích đi kèm.
|
Các
nhà tài trợ sẽ có quyền tham gia nhiều hơn vào tổ chức khi họ đóng góp nhiều
hơn
|
Lãnh đạo: các
nhà lãnh đạo đưa ra một thông điệp rõ ràng nhất quán và sử dụng các kĩ năng tổ
chức và sự lôi cuốn cá nhân để thu hút mọi người tham gia.
|
Nelson
Mandela, Adolf Hitler, Martin Luther King, Ayatollah Khomeini
|
Nguồn
-
David Samuels. Comparative Politics.