DÂN CHỦ HÓA ĐÔNG ĐỨC (1948-1990)

Posted on
  • Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:

  • (Người dân phá bỏ bức tường Berlin)
    Tại hội nghị Potsdam vào tháng 8/1945, lực lượng liên minh đã chia Đức thành bốn phần, trong đó Pháp chiếm đóng khu vực Tây Nam, Anh chiếm đóng khu vực Tây Bắc, Mỹ chiếm đóng khu vực phía Nam, và Liên Xô chiếm đóng khu vực phía Tây. Berlin, nằm trong khu vực Đông Đức, cũng được phân chia thành bốn khu vực tương tự.
    (Bản đồ phân chia nước Đức sau năm 1945 giữa Anh (xanh), Mỹ (tím), Pháp (cam), Liên Xô (vàng))
    Sau đó các khu vực do Anh, Pháp, Mỹ kiểm soát hợp nhất, hình thành nên Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) vào 23/5/1949. Trong khi đó, khu vực do Liên Xô kiểm soát hình thành nên Cộng hòa Dân chủ Đức vào 7/10/1949.
    Trong khoảng thời gian từ 1949 đến 1961, do tình hình kinh tế chính trị ngày càng tồi tệ hơn ở Đông Đức, nên khoảng 2.7 triệu người đã di cư từ Đông Đức sang Tây Đức. Để ngăn chặn dòng di cư, chính quyền Đông Đức đã đóng cửa biên giới với Tây Đức và bắt đầu xây dựng Bức tường Berlin dài 96 dặm trong đêm ngày 12-13/8/1961. Dù toàn bộ biên giới giữa Đông và Tây Đức được ngăn cách bởi hàng rao thép gai, tường, bãi mìn... song Tường Berlin là biểu tượng của thời kì chiến tranh lạnh. Trong nhiều năm, hàng ngàn người đã cố gắng vượt qua bức tường để đến tây Berlin (Tây Đức), trong đó khoảng 200 đã bắn chết.
    (Tường Berlin phân chia Đông và Tây Berlin)
    Đông Đức là một trong những ví dụ nổi bật nhất về chuyển đổi dân chủ từ dưới lên khi mà vào tháng 11/1989, người biểu tình đổ ra đường phố ở Leipzig và Berlin buộc Chính quyền Cộng sản Đông Đức mở cửa Tường Berlin và cho phép bầu cử đa đảng tự do. Kết quả là sự ra đời của một Đông Đức dân chủ cũng như sự tái thống nhất sau đó (giữa Đông Đức và Tây Đức) vào năm 1990, qua đó chính thức xóa bỏ Cộng hòa Dân chủ Đông Đức.
    Ngày nay khi nhìn lại toàn cảnh, chúng ta tin rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Đức, và Đông Âu nói chung, là không thể tránh khỏi, song ở thời điểm đó, thì sự kiện này lại làm cho hầu hết mọi người ngạc nhiên, bởi cho đến năm 1989, các chế độ Cộng sản tương đối ổn định.
    Thật vậy, trước đó có rất ít các cuộc biểu tình quy mô lớn/hay nổi dậy ở các nước cộng sản Đông Âu. Ngoài một số ngoại lệ như cuộc nổi dậy ở Đông Đức năm 1953, ở Ba Lan và Hungary năm 1956, ở Czechoslovakia năm, 1968, và ở Ba Lan năm 1981, thì các chế độ Cộng sản ở Đông Âu rất ít cho thấy bị thách thức hay phản kháng trong khoảng hơn 40 năm tồn tại của mình. Và vì các cuộc nổi dậy kể trên đã bị Liên Xô đưa quân vào đàn áp, nên khiến cho người dân Đông Âu cảm thấy cẩn trọng hơn nữa trong việc thể hiện sự bất mãn với các chính quyền cộng sản của họ.
    Tuy nhiên, so với tất cả các nước Đông Âu vào năm 1989, Đông Đức là nước ổn định nhất, thịnh vượng nhất, và được lãnh đạo bởi những người theo đường lối cứng rắn (bảo thủ). Lực lượng cảnh sát mật của Đông Đức – Stasi – nổi tiếng trong việc giám sát và kiểm soát cuộc sống của người dân. Vào năm 1989, Stasi có khoảng 85 nghìn nhân viên và hơn 100 nghìn informers (người cung cấp tin). So với dân số khoảng 17 triệu của Đông Đức lúc đó, con số này là một sự kiện gây sốc, bởi cứ mỗi thành viên của Stasi giám sát khoảng 90 người Đông Đức. Và vì vậy, đối với hầu hết các nhà quan sát lúc đó, Đông Đức không có vẻ gì đứng trên bờ sụp đổ.
    Về bối cảnh quốc tế, trước tiên chúng ta phải nói đến việc lên nắm quyền của Mikhail Gorbachev ở Liên Xô vào 11/03/1985. Liên Xô lúc đó về cơ bản đang ở trong tình trạng khủng hoảng. Nền kinh tế vốn tương đối tốt trong giai đoạn hậu chiến (từ 1945) song đã rơi vào trì trệ từ giữa những năm 1980; việc xâm lược Afghanistan năm 1979 nhằm hỗ trợ chính phủ cộng sản ở đó chống lại phe nổi loạn Hồi giáo đã tiêu hao nhiều nguồn lực của Liên Xô; đồng thời thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 để lại nhiều hậu quả nặng lề. Tất cả những sự kiện trên phơi bày ra bản chất xơ cứng bất lực của nhà nước Liên Xô hiện hành trong giải quyết các cách thách thức trên.
    (Gorbachev, tổng bí thư, người tiến hành cải cách Liên Xô, song không thành công)
    Để giải quyết tình hình này, Gorbachev ban hành hai chính sách, gọi là perestroika and glasnost. Perestroika là chính sách nhằm tự do hóa và khôi phục lại nền kinh tế Liên Xô; còn glasnost nhằm gia tăng sự cởi mở về chính trị và khuyến khích tự do biểu đạt. Chúng ta đều đã biết điều gì xảy đến với Liên Xô và Đông Âu sau đó, tuy nhiên, một điều quan trọng cần nhớ rằng Gorbachev là một người cộng sản nhiệt thành, tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội. Và chắc chắn rằng mục đích của hai chính sách trên nhằm khôi phục Liên Xô, chứ không phải kích hoạt sự sụp đổ nhanh chóng của nó như đã xảy ra trong thực tế.
    Việc Gorbachev giới thiệu các chính sách cải cách tự do hóa đã khuyến khích các nhà cải cách và các nhóm đối lập ở các nước Đông Âu khác có những hành động tương tự. Sau một làn sóng các cuộc đình công lớn, chính phủ cộng sản Ba Lan triệu tập một hội nghị (Đối Thoại Bàn Tròn) vào năm 1988 với nhóm đối lập chính – Công đoàn Đoàn kết – nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề kinh tế chính trị ngày càng gia tăng của đất nước. Kết quả của các cuộc đối thoại này là việc hợp pháp hóa Công đoàn Đoàn kết – và tổ chức bầu cử toàn quốc vào năm 1989, đưa đến việc lên nắm quyền của một thủ tướng không phải là cộng sản đầu tiên ở Đông Âu. Những thay đổi này ở Ba Lan khuyến khích những người tự do ở các nước cộng sản khác.
    Chẳng hạn, các cuộc đối thoại tại Hungary, còn được gọi là Đối Thoại Bàn Tam Giác, cũng bắt đầu sau các cuộc đối thoại ở Ba Lan khoảng 3 tháng; kết quả là việc dỡ bỏ từ từ kiểm duyệt cũng như hợp pháp hóa công đoàn độc lập. Khi những điều này không gặp nhiều phản ứng từ Liên Xô, các cải cách xa hơn nữa được đưa ra – Đảng Cộng Sản đổi tên thành Đang Xã hội chủ nghĩa, đất nước cũng được đổi tên lại từ Cộng hòa Nhân Dân Hungary thành Cộng hòa Hungary, đồng thời các cuộc bầu cử tự do được dự định thực hiện vào năm 1990.
    Dù những thay đổi này ở Đông Âu là rất quan trọng, song chúng ta cần phải biết rằng, lúc đó mọi người không thấy chúng là các dấu hiệu cho sự sụp đổ ngay lập tức của các chế độ cộng sản. Việc Trung Quốc sử dụng quân đội và xe tăng để đàn áp các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn vào 6/1989 (giết hàng nghìn người biểu tình) cho thấy rõ ràng rằng một số chế độ cộng sản sẵn sàng sử dụng vũ lực để duy trì quyền lực; thực vậy, lãnh đạo chính quyền Đông Đức Erich Honecker, là một người theo đường lối cứng rắn, một trong những người kêu gọi ủng hộ giải pháp bạo lực của chính quyền Trung Quốc.
    (Biểu tình dân chủ ở Thiên An Môn 1989)

    (Người đàn ông Trung Quốc đứng chặn các xe tăng được dùng để đàn áp người biểu tình ở Thiên An Môn 1989 (làm chết và bị thương hàng ngàn người))
    Hoàn cảnh Đông Đức bắt đầu thay đổi khi chính quyền Hungary quyết định mở của biên giới của nó với Áo vào tháng 8/1989, vì vậy mà lần đầu tiên Bức màn Sắt (hàng rào phân chia Đông Âu – Cộng sản và Tây Âu – dân chủ) được dỡ bỏ. Dù người Đông Đức được tự do đi lại trong các nước cộng sản ở Đông Âu; song họ không thể, không được phép đi sang phía Tây Âu. Nhờ việc Hungary mở của biên giới với Áo, mà vào tháng 9/1989, 13000 nghìn người Đông Đức đã chạy tới Tây Đức qua con đường Hungary (Đông Đức qua Séc qua Hung qua Áo qua Tây Đức). Hàng nghìn người Đông Đức khác cố gắng tới Tây Đức bằng cách biểu tình ngồi trước các Đại sứ quán Tây Đức ở các nước Cộng sản Đông Âu như Prague. Để đáp lại yêu sách này của những ‘người tị nạn’, chính quyền Đông Đức cuối cùng đã cung cấp các chuyến tàu đặc biệt đưa họ đến Tây Đức. Trước khi làm như vậy, các quan chức Đông Đức tước bỏ hộ chiếu Đông Đức của họ và nói rằng họ bị trục xuất như những kẻ ‘phản bộ và tội phạm’. Trong những tuần sau, hàng ngàn người Đông Đức bỏ lại quê hương, tài sản, họ hàng để tìm kiếm con đường đến với tự do. Chính việc nhiều người dân Đông Đức muốn dời đi dù phải bỏ lại đằng sau tất cả là một bằng chức khác cho thấy rằng rất ít người ở thời điểm đó thấy Đông Đức đang đứng bên bờ vực sụp đổ.
    Dù hàng chục nghìn người Đông Đức dời bỏ đất nước, một phe đối lập mới hình thanh đã tiến hành kêu gọi cải cách Đông Đức. Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra trên đường phối Leipzig và Đông Berlin. Ban đầu, đám đông hô khẩu hiệu ‘chúng tôi muốn ra đi’. Tuy nhiên, ngay sau đó, họ bắt đầu hô khẩu hiệu ‘chúng tôi muốn ở lại’. Chính sự xuất hiện của những người biểu tình yêu cầu cải cách và từ chối ra đi trở thành một mối đe dọa thực sự đối với chính quyền Đông Đức. Các cuộc biểu tình ban đầu ít người tham gia, nhưng nhanh chóng gia tăng bởi sự thất bại của chính quyền Đông Đức trong việc đe dọa hay đàn áp, điều khiến cho nhiều người sẵn sàng tham gia hơn. Vào tháng 10/1989, có hơn 250 nghìn người thường xuyên tham gia biểu tình ủng hộ dân chủ. Người biểu tình đã hô khẩu hiệu nổi tiếng ‘chúng ta là nhân dân’, một biểu hiện phản đối yêu sách đại diện cho người dân Đông Đức của Đảng Cộng Sản.
    (Biểu tình ở của người dân Đông Berlin)
    Dù các cuộc biểu tình như vậy, song chính quyền Đông Đức vẫn tiến hành tổ chức lễ kỉ niệm 40 năm thành lập vào 7/10 /1988. Lễ kỉ niệm này bao gồm diễu binh quy mô lớn, tuần hành ủng hộ chế độ, và có cả sự góp mặt của Mikhail Gorbachev. Một điều gây bối rối các nhà lãnh đạo Đông Đức, là đám đông diễu hành, dù nhiều trong số họ do quan chức cộng sản lựa chọn, đã kêu gọi Gorbachev giúp đỡ họ.
    Tuy nhiên, bất chấp lời khuyên của Gorbachev rằng hãy cải cách, nhà lãnh đạo Đông Đức, vốn theo đường lối cứng rắn, Erich Honecker, phản ứng bằng cách kí lệnh bắn, một giải pháp Trung Quốc cho các cuộc biểu tình. Đông Đức đứng trên bờ vực nội chiến. Khi quân đội được truyển khai và sẵn sàng tấn công người biểu tình, thì phần còn lại của Bộ chính trị Đông Đức đã nổi loạn, bác bỏ mệnh lệnh, thay thế Erich Honecker bằng một nhà lãnh đạo ôn hòa hơn Egon Krenz.
    (Erich Honecker, tổng bí thư, người chủ trương dùng bạo lực đàn áp người biểu tình)
    Dù sau đó chính quyền cộng sản có tiến hành một số cải cách nhỏ, song các cuộc biểu tình đại chúng vẫn tiếp tục, và trở nên mạnh mẽ hơn, khi trên đường tới thăm Phần Lan, Gorbachev thông báo rằng Liên Xô sẽ không can thiệp quân sự vào Đông Âu để bảo vệ các chế độ cộng sản tại đây nữa. Vào 4/10, hơn một triệu người Đông Đức xuống đường biểu tình ở Đông Berlin. Trong nỗ lực cuối cùng ngăn chặn các cuộc biểu tình khỏi lan rộng hơn nữa, chính quyền Đông Đức đồng ý dỡ bỏ đi lại tới Tây Berlin (thuộc Tây Đức) vào ngày 9/10. Khi thông báo về quyết định này được phát đi, hàng chục ngàn người Đông Berlin tràn đến bức tường, tìm cách phá bỏ, khiến cho bảo vệ Đông Đức phải để cho họ đi qua. Trong những tuần sau, toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức bị dỡ bỏ. Dù các nỗ lực ngắn ngủi nhằm tạo ra một Đông Đức không cộng sản, song cuộc bầu cử 18/3/1990 cho thấy rằng đa số người dân Đông Đức muốn tái thống nhất với Tây Đức. Lúc này, thay vì hô khẩu hiệu ‘chúng ta là nhân dân’, người biểu tình hô khẩu hiệu ‘chúng ta là một dân tộc’. Tái thống nhất cuối cùng đã diễn ra vào 3/10/1990, khi các khu vực của Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được hợp nhất vào Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) – hình thành Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay.
    (Người dân Đông Đức và Tây Đức đứng trên bức tường Berlin trước cổng Brandenburg vào 9/11/1989 khi việc ngăn chặn đi qua Tây Đức chính thức bị dỡ bỏ)
    Chuyển đổi Đông Đức vào năm 1989 đại diện cho kiểu chuyển đổi từ dưới lên, trong đó người dân nổi dậy lật đổ chế độ độc tài. Có rất nhiều ví dụ về các trường hợp chuyển đổi như vậy, như ở Czechoslovakia, khi chỉ vài tuần sau khi Tường Berlin sụp đổ, người dân nước này cũng nổi dậy lật đổ chế độ cộng sản tại đây; hay ở Philippines, người dân nổi dậy lật đổ chế độ độc tài của Marcos vào năm 1986.
    -         Nguồn: Matt Golder, Nandenicheck Sona Golder, William Roberts Clark. Principles of Comparative Politics
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org