Nhà
nước cảnh sát đêm, hay nhà nước tối thiểu, được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau. Theo nghĩa chặt, đó là một dạng chính quyền trong mà
chức năng hợp pháp duy nhất của nó là bảo vệ cá nhân khỏi bị tấn công, trộm cắp,
vi phạm hợp đồng, và gian lận; và các thiết chế cai trị hợp pháp duy nhất là
quân đội, cảnh sát, và tòa án. Theo nghĩa rộng, nó cũng bao gồm các cơ quan dịch
vụ dân sự và cứu hộ khẩn cấp (chẳng hạn như cơ quan cứu hỏa), nhà tù, cơ quan
hành pháp, tư pháp, và cơ quan lập pháp.
Chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa cá nhân hay còn gọi là cá nhân chủ nghĩa là một thuật ngữ
được sử dụng để mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc
đạo đức trong đó nhấn mạnh đến lợi ích của mỗi cá nhân, sự độc lập của con người
và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những người theo chủ
nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối
sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự can thiệp đó
là của xã hội, nhà nước,
hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác. Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập
với chủ nghĩa toàn luận, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã, tức là đối lập với những chủ
thuyết nhấn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã hội, chủng tộc, hoặc các mục đích
quốc gia cần được đặt ưu tiên cao hơn các mục đích của cá nhân. Chủ nghĩa cá
nhân cũng đối lập với quan điểm truyền thống, tôn giáo,
tức đối lập với bất cứ quan niệm nào cho rằng cần sử dụng các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở
bên ngoài, khách thể, để hạn chế sự lựa chọn hành động của cá nhân.
Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21
Những
tư tưởng về chủ nghĩa cá nhân từ chỗ chỉ là tia sáng nhỏ, yếu ớt, thoáng hé lộ
trong thời cổ đại Hy Lạp đã dần dần phát triển qua các thời kỳ Trung cổ, Phục
hưng và trở thành một luồng tư tưởng mạnh mẽ, mang tính cách mạng trong thời đại
ánh sáng (thế kỷ XVII - XVIII), làm khuynh đảo xã hội phương Tây truyền thống vốn
từng bị ngự trị bởi hệ tư tưởng của chủ nghĩa tổng thể (holisme) .
Chủ nghĩa cá nhân và tự do: các trụ cột quan trọng của cộng đồng chân chính
Edward
Younkins
Nguyễn
Thu Hương chuyển ngữ
Chức
năng của Nhà nước không gì hơn là bảo vệ người dân
Chủ
nghĩa cá nhân là quan điểm cho rằng mỗi người đều có ý nghĩa đạo đức và một số
quyền nhất định [mà các quyền đó] hoặc có nguồn gốc thiêng liêng hoặc vốn có
trong bản chất con người. Mỗi cá nhân tồn tại, nhận thức, trải nghiệm, suy
nghĩ, và hành động qua cơ thể và đầu óc của mình và do đó [những hành vi này
phát xuất] từ những điểm đơn nhất trong thời gian và không gian. Cá nhân có khả
năng lý luận độc đáo và sáng tạo. Các cá nhân có thể có quan hệ với nhau nhưng
sự suy nghĩ đòi hỏi người suy nghĩ độc nhất và đặc thù. Người theo chủ nghĩa cá
nhân nhận trách nhiệm suy nghĩ cho bản thân, cho hành động dựa trên suy nghĩ của
mình, và để đạt được hạnh phúc của riêng mình.
Tư hữu là cốt lõi của tự do
Ron Paul [1]
Quyền
riêng tư là cốt lõi của tự do. Không có nó thì các quyền cá nhân không thể tồn
tại được. Quyền riêng tư và quyền sở hữu liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu cả hai
quyền này đều được bảo vệ thì chẳng cần nói nhiều về những quyền tự do dân sự
khác. Nếu nhà ở của một người, nếu nhà thờ hay doanh nghiệp của người đó là
pháo đài của anh ta, và sự riêng tư của anh ta, thư từ và đồ đạc của anh ta được
bảo vệ một các vững chắc, thì tất cả các quyền mà người ta mong muốn trong một
xã hội tự do sẽ được bảo đảm. Bảo vệ một cách cẩn thận quyền riêng tư và quyền
sở hữu tài sản cũng là bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí và tự do
chính trị, cũng như nền kinh tế thị trường tự do và đồng tiền mạnh. Coi thường
quyền riêng tư thì tất cả những quyền khác sẽ bị đe dọa ngay lập tức.
Ivan Alexandrovich Ilyin – Bàn về chế độ toàn trị
Phạm
Nguyên Trường dịch
Cách
đây ba mươi năm không ai có thể nghĩ đến việc đưa vào khoa luật học khái niệm
“nhà nước toàn trị”: không phải vì rằng ý kiến về một nhà nước như thế chưa từng
xuất hiện (nói thế là sai!), mà một chế độ như thế có vẻ như không thể nào khả
thi được và không ai dám làm như thế. Nếu có một kẻ nào đó “bịa” ra nó (thí dụ
như nhân vật Sigalev trong Lũ người quỉ ám của Dostoievsky!) thì mọi người sẽ
nói ngay: trên trái đất không làm gì có những kẻ bất lương và ngu xuẩn như thế,
không thể có những cơ quan nhà nước khủng khiếp đến như thế, cũng không đào đâu
ra phương tiện kĩ thuật để có thể xây dựng nên một cơ chế chính trị bao trùm
lên tất cả, thâm nhập vào tất cả và cưỡng bức được tất cả mọi người như thế.
Nhưng nay thì chế độ toàn trị đã hiện hữu như là một sự kiện lịch sử và chính
trị và chúng ta buộc phải tính đến: người đã có, các cơ quan đang được xây dựng
và kĩ thuật cũng đã sẵn sàng.
Bàn về chủ nghĩa cá nhân - Bài 1
Ludwig
von Mises
Phạm
Nguyên Trường dịch
Xã
hội chỉ là tập hợp của các nhân để cùng nhau hợp tác. Xã hội chỉ tồn tại trong
những hành động của các cá nhân. Tìm xã hội bên ngoài hành động của các cá nhân
là sai lầm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)