Ưu tiên kinh tế của Việt Nam


Lợi thế kinh tế của Việt Nam
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, giữa những mâu thuẫn giữa của hai nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc trên hai bờ Thái Bình Dương, thì bước qua năm 2019, Việt Nam sẽ có lợi thế gì về kinh tế và đâu là những ưu tiên của mình?
Read More...

Dân chủ hóa 8: Tóm tắt các mô hình phát triển chính trị

Minh Anh dịch
Sáu trường hợp trên được phân tích theo ba câu hỏi:
1)   mức độ mà các nguyên tắc giải trình trách nhiệm và pháp quyền được thiết lập trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra?
2)   mức độ mà bản sắc quốc gia được thiết lập trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra?
3)   và mức độ mà trật tự xã hội cũ bị xóa bỏ trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra?
Read More...

Dân chủ hóa 7: Trường hợp Nga


Minh Anh dịch
Lịch sử thời kỳ đầu của Nga với đầy các cuộc xâm lăng và thống trị từ các thế lực nước ngoài. Các bộ tộc Slavic nông nghiệp cư trú ở vùng thảo nguyên phía nam nước Nga liên tục bị các dân tộc Châu Á và Châu Âu xâm chiếm, khiến cho người Slavic bị phân chia thành ba nhánh, phía tây (Czechs, Slovaks và Poles), phía đông (Russians, Byelorussians and Ukrainians) và phía nam (Serbs, Croats, Bulgars).
Read More...

Dân chủ hóa 6: Trường hợp Nhật Bản

Minh Anh dịch
Lịch sử Nhật Bản không phải là lịch sử của sự xâm lăng hay chinh phạt, mà là lịch sử của nội chiến và biệt lập quốc tế. Sau khi thiết lập một nhà nước Nhật thống nhất (gọi là nhà nước Yamato) vào khoảng thế kỷ III tới thế kỷ V sau CN, chế độ quân chủ tập trung được áp dụng, cùng với đó Phật Giáo được giới thiệu, và hệ thống chính trị về cơ bản dựa trên mô hình của Trung Quốc. Sau sự sụp đổ của vương quốc Baekje (660 sau CN) thành các vương quốc đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, mà những người cai trị Yamato trước đó duy trì mối quan hệ gần gũi và thông qua nó tiếp xúc với văn hóa và kĩ nghệ của Trung Quốc, thì chính quyền Yamato đã trực tiếp gửi các đại sứ tới triều đình Trung Quốc. Thông qua những sự tiếp xúc này, nhà nước Yamato tiếp thu  lịch, triết học và nhiều thực tiễn tôn giáo của Trung Quốc, bao gồm Khổng giáo và Đạo giáo.
Read More...

Dân chủ hóa 5: Trường hợp Đức

Minh Anh dịch
Sự chia rẽ chính trị và quốc gia
Trái với Anh, Pháp, hay Mỹ sau này, vốn đã thiết lập một nhà nước thống nhất từ lâu trước khi quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế diễn ra, thì một điểm đặc trưng trong sự phát triển chính trị của Đức là tình trạng chia rẽ và không thống nhất quốc gia. Có một số lý do cho tình trạng này của Đức.
Read More...

Dân chủ hóa 4: Trường hợp Mỹ

Minh Anh dịch
Tương tự như Anh, ở Mỹ, các thiết chế dân chủ (tham gia) đã tồn tại từ trước, dù bị chi phối bởi giới địa chủ, tinh hoa. Từ lâu, nguyên tắc giải trình trách nhiệm đã là một phần của truyền thống chính trị trong 13 bang thuộc địa và là nền tảng biện minh cho cuộc chiến giành độc lập từ Anh. Các hội đồng dân cử (quốc hội bang) dần có quyền lực lớn hơn so với các thống đốc (bang) do Anh bổ nhiệm – đến mức mà ở các bang như Massachusetts, New Jersey, North Carolina, và Pennsylvania, các hội đồng thể hiện sức mạnh của mình trong việc từ chối trả lương cho các thống đốc trong nhiều năm. Do đó, cũng như Anh, khuân khổ của các thiết chế dân chủ đã ra đời trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra vào thế kỉ XIX.
Read More...

Dân chủ hóa 3: Trường hợp Pháp

Minh Anh lược dịch
Nếu Anh được coi là một mô hình cho sự phát triển của dân chủ ở Châu Âu, thì Pháp cũng như vậy, song với nhiều sóng gió và bất ổn hơn. Thực vậy, tiến trình chính trị Pháp (hướng đến dân chủ) trong thế kỉ XIX đan xen giữa các nỗ lực thiết lập dân chủ (như các cuộc cách mạng 1789, 1836, 1848, 1870) cũng như những sự thụt lùi sau đó trở lại các hình thức quân chủ hay độc tài. Điều gì giải thích cho sự trắc trở trong tiến trình đi đến dân chủ này của Pháp (tương phản với tiến trình tương đối ổn định của Anh)?
Read More...

Dân chủ hóa 2: Trường hợp Anh

Minh Anh lược dịch
Hệ thống chính trị Anh hiện nay ra đời từ một quá trình thay đổi dần dần kéo dài trong khoảng 700 năm, khởi đầu từ Đại hiến chương Magna Carta (1215) với việc đặt ra các giới hạn đối với quyền lực của vua, cho đến khi thông qua Đạo luật về Quốc hội (1919) trong đó chuyển quyền quyết định còn lại cuối cùng của Viện Quý tộc (kế thừa) sang Viện Bình dân (do người dân bầu lên).
Read More...

Dân chủ hóa 1: Một cách diễn giải dựa trên lịch sử

Minh Anh lược dịch
Dân chủ hóa hiểu đơn giản là quá trình các xã hội phát triển hướng đến dân chủ. Dù các học giả khác nhau nhấn mạnh vào các khía cạnh khác nhau trong sự phát triển này, song hầu hết tất cả đều đồng ý về vai trò quan trọng của công nghiệp hóa. Họ cho rằng, công nghiệp hóa có một sức mạnh tàn phá khi nó tạo ra các lực lượng xã hội mới có thể lật đổ trật tự chính trị hiện hành.
Read More...

Bầu cử 5: Giới thiệu phương pháp bầu cử tỉ lệ (PR)

Minh Anh
Mục tiêu của các phương pháp bầu cử tỉ lệ là tạo ra kết quả tỉ lệ - tức là số ghế tương ứng với số phiếu -  nếu một đảng giành được 10% số phiếu, thì sẽ giành được 10% số ghế; tương tự, 20% số phiếu, thì sẽ giành được 20% số ghế.v.v…
Read More...

Quyền lực bất chính

Phạm Phú Khải
Tập Cận Bình tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc bắt đầu cải cách
Trong bài phát biểu tại hội nghị APEC, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh nhu cầu hợp tác toàn cầu và thương mại quốc tế, xác định rằng không có vấn đề gì là không thể giải quyết bằng cách tham khảo nhau. Ông Tập nhận xét : "Lịch sử cho thấy sự đối đầu, qua hình thức chiến tranh lạnh, nóng hay chiếntranh thương mại, sẽ không tạo ra người thắng cuộc". Ông Tập dạy đời rằng thế giới cần "khai dụng sức mạnh của nhau và theo đuổi sự đồng tồn (pursue coexistence)", hơn là phê bình sự chọn lựa nội bộ của các quốc gia khác. Ông Tập lên lớp : "Chúng ta phải bác bỏ sự kiêu ngạo và thành kiến, tôn trọng và hòa nhập với nhau, và ôm ấp sự đa nguyên của thế giới chúng ta".
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org