LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠI



Trong bài Nhà nước Hiện đại, chúng ta đã tìm hiểu về các đặc điểm của nhà nước hiện đại, trong bài này, trong ta cùng tìm hiểu lịch sử ra đời của nhà nước hiện đại.
Nhà nước hiện đại ra đời đầu tiên ở Châu Âu trong khoảng từ thế kỉ 15 đến 18. Sau đó, mô hình này lan rộng ra thế giới thông qua quá trình thực dân hóa của các cường quốc Châu Âu; và khi các nước thuộc địa giành được độc lập, họ thiết lập các mô hình nhà nước (hiện đại) tương tự.
Read More...

NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠI


Nhà nước là gì?
Ngày này chúng ta thường sử dụng từ nhà nước (state), như nhà nước Pháp, nhà nước Mỹ...vậy cụ thể nhà nước là gì?
Read More...

ĐỘC TÀI QUÂN SỰ



Độc tài quân sự là gì
Độc tài quân sự là chế độ trong đó quân đội kiểm soát toàn bộ tiến trình chính trị. Đứng đầu chính quyền là một tướng quân đội; hoặc trong một số trường hợp một nhóm sĩ quan quân đội đồng thời nắm quyền. Thỉnh thoảng có trường hợp quân đội đảo chính song vẫn trao cho một quan chức dân sự đứng đầu chính quyền, tuy nhiên thực quyền vẫn nằm trong tay quân đội.
Read More...

Sáu chiêu kiểm soát hệ thống chính trị của các gia tộc Philippines

Vi Yên
Philippines, một đất nước tuy đã dân chủ hóa tự lâu mà vẫn nghèo nàn, thường bị nhiều người viện dẫn làm minh chứng để phê phán mô hình dân chủ.
Read More...

Giới chính khách giàu có ở Philippines

Vi Yên
Trong lịch sử Philippines, có lẽ chưa ai từng mang đến hy vọng cho người dân bằng diễn viên điện ảnh Joseph Estrada. Và cũng chưa ai khiến họ thất vọng hơn vị cựu tổng thống này.
Read More...

ĐỘC TÀI ĐỘC ĐẢNG


Độc tài độc đảng là gì
Độc tài độc đảng là chế độ trong đó một đảng kiểm soát toàn bộ tiến trình chính trị. Các đảng khác có thể được phép hoạt động, thậm chí cạnh tranh bầu cử và giữ các chức vụ chính trị, song chúng không có quyền lực đáng kể.
Read More...

ĐỘC TÀI CÁ NHÂN



Độc tài cá nhân là gì
Độc tài cá nhân là chế độ trong đó một cá nhân kiểm soát toàn bộ tiến trình chính trị; anh ta chi phối quân đội, bộ máy nhà nước và đảng cầm quyền (nếu nó tồn tại).
Read More...

Chế độ dân chủ chết như thế nào?

Biên dịch: Huỳnh Hoa
Chế độ độc tài trần trụi – dưới hình thức chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản hoặc chế độ quân quản – đã biến mất gần như khắp thế giới. Những vụ đảo chính quân sự hoặc cướp chính quyền bằng bạo lực ít khi xảy ra. Đa số các quốc gia đều tổ chức tuyển cử định kỳ. Các nền dân chủ chết nhưng theo những cách thức khác.
Read More...

Hoàng đế mới của Trung Hoa

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ
Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Một giai thoại về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1972 từ lâu được xem như là sự chứng thực cho tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về lịch sử. Chu Ân Lai, nhân vật số hai mẫn cán của Mao Trạch Đông, được cho là đã trả lời câu hỏi về các bài học của cuộc Cách mạng Pháp bằng cách nói rằng còn quá sớm để nói lên được điều gì. Nhưng thực tế, theo các nhà ngoại giao có mặt ở đó, Chu không tranh luận về cuộc cách mạng năm 1789, mà là về phong trào nổi dậy của sinh viên ở Paris năm 1968, do đó có lẽ đúng là vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì.
Read More...

Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại. Nga và Trung Quốc – hai cường quốc được lèo lái bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – đang tích cực thử thách độ bền của trật tự quốc tế khi phương Tây dường như đang thoái trào. Tổng thống Nga Vladimir Putin, không hề bối rối vì những cuộc cấm vận của phương Tây, không chỉ dẫn dắt một chiến dịch tung tin giả mạo ở các nước dân chủ phương Tây để lũng đoạn các cuộc bầu cử quan trọng mà còn tiếp tục duy trì sự chiếm đóng của Nga ở bán đảo Crimea và vùng Donbas ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang khai triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc ra Biển Đông và sức mạnh kinh tế trên khắp châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á.
Read More...

Nỗi ám ảnh của Putin

Biên dịch: Trần Thanh Bình
Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Nga vào ngày 18 tháng 3 tới là một điều ai cũng biết trước: Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin sẽ giành chiến thắng sau khi giành được gấp 5 đến 6 lần số phiếu của ứng viên xếp thứ hai. Các cuộc bầu cử ở Nga ngày nay không công bằng, tự do, hoặc cạnh tranh hơn so với thời Liên Xô cũ. Sự khác biệt duy nhất là thời đó chỉ có một ứng cử viên duy nhất trên lá phiếu, trong khi ngày nay có nhiều ứng viên hơn để làm cho cuộc bầu cử có vẻ đáng tin cậy hơn.
Read More...

Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Trong năm qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tại Campuchia đã gia tăng áp lực đáng kể lên các đối thủ chính trị và xã hội dân sự. Nền dân chủ ở Campuchia luôn có lỗ hổng, và các cuộc bầu cử không hoàn toàn tự do và công bằng. Tuy nhiên, cuộc đàn áp trong thời điểm hiện tại có quy mô lớn hơn, và đáng quan ngại hơn, một phần vì nó được kích hoạt bởi sự thờ ơ của Mỹ đối với tiến trình dân chủ ở Campuchia.
Read More...

Bầu Nghị viện Đức


 Ai có thể bỏ phiếu?
Các cuộc bầu cử Nghị viện Đức năm 2009 và 2013 chứng kiến sự giảm mạnh tỷ lệ cử tri Đức đi bỏ phiếu xuống khoảng 70%. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của phong trào dân túy thu hút sự chú ý của cả những người không phải cử tri tại tất cả các bang, do đó số cử tri đi bỏ phiếu trong năm nay được dự đoán sẽ tăng đáng kể.
Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê liên bang của Đức, năm nay, 61,5 triệu công dân Đức có tuổi từ 18 trở lên có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc gia. Trong số đó, 31,7 triệu là nữ giới và 29,8 triệu là nam giới, với khoảng ba triệu người lần đầu tiên đi bỏ phiếu. Hơn một phần ba cử tri Đức – 22 triệu – hơn 60 tuổi, điều này đồng nghĩa với việc tầng lớp người cao tuổi có ảnh hưởng đặc biệt lớn tới kết quả bầu cử.
Số cử tri nhiều nhất sống tại bang miền tây, Bắc Rhine-Westphalia (13,2 triệu), sau đó là các bang miền nam Bavaria (9,5 triệu) và Baden-Württemberg (7,8 triệu).

Lá phiếu chia đôi
Khi cử tri Đức đi bỏ phiếu vào ngày 24-9, họ sẽ nhận được một lá phiếu dễ gây nhầm lẫn được chia làm hai phần với hai nội dung cần bầu chọn – một phần bầu cho đại diện khu vực (bên trái lá phiếu) và một phần bầu cho một đảng chính trị (bên phải lá phiếu).
Phần bỏ phiếu đầu tiên hay còn gọi là "Erststimme" là dành cho các đại diện khu vực, theo hệ thống đầu phiếu đa số tương đối (tức người chiến thắng là người có nhiều phiếu nhất) như bầu cử ở Mỹ. Đức có 299 đơn vị bầu cử được phân chia theo mỗi đơn vị/250 nghìn cư dân. Cử tri lựa chọn ứng cử viên mình ủng hộ để đại diện cho khu vực của họ tại Nghị viện. Mọi ứng cử viên giành chiến thắng tại một trong số 299 đơn vị bầu cử sẽ được cầm chắc một ghế tại Nghị viện. Phần bỏ phiếu này sẽ giúp xác định chủ nhân một nửa số ghế tại Nghị viện Đức.
Để lấp đầy số ghế còn lại trong số 598 ghế của Nghị viện Đức, các cử tri bỏ phiếu trong phần thứ hai hay còn gọi là "Zweitstimme". Phần bỏ phiếu này dành cho một đảng chính trị thay vì một cá nhân ứng cử viên.
Kết quả của phần bỏ phiếu thứ hai cũng sẽ quyết định tỷ lệ phần trăm tổng số ghế mà một đảng có thể giành tại Nghị viện Đức. Chẳng hạn một đảng giành được 25% số phiếu bầu trong phần bỏ phiếu thứ hai, đảng này sẽ phải được phân bổ 25% số ghế trong Nghị viện.
Điều khiến cuộc bầu cử trở nên đặc biệt thú vị là lá phiếu cho phép các cử tri chia sẻ sự ủng hộ của họ giữa các đảng. Chẳng hạn như một cử tri có thể bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) của địa phương họ trong phần bỏ phiếu thứ nhất và bầu cho đảng Dân chủ tự do (FDP) trong phần bỏ phiếu thứ hai, để giúp đối tác liên minh nhỏ hơn của đảng CDU có mặt trong Nghị viện.
Mỗi lá phiếu bao gồm hai nội dung bầu chọn: Một phần dành cho một ứng cử viên và một phần dành cho một đảng. (Ảnh: DW)

Số ghế dôi ra
Theo quy định, số ghế Nghị viện tại mỗi bang sẽ được phân bổ theo số dân của bang đó. Số ghế được phân bổ cho các đảng tại mỗi bang sẽ dựa theo tỷ lệ số phiếu các đảng giành được tại bang đó trong phần bỏ phiếu thứ hai.
Trong một số trường hợp, một đảng sẽ nhận được số ghế trực tiếp ở một bang thông qua phần bầu chọn đầu tiên nhiều hơn số phiếu đảng này được phân bổ tại bang này dựa theo kết quả phần bầu chọn cho các đảng (phần bỏ phiếu thứ hai). Do mỗi ứng cử viên giành chiến thắng tại một khu vực được bảo đảm một ghế tại Nghị viện, đảng đó sẽ được giữ nguyên số ghế dôi ra này. Theo đó, số ghế Nghị viện mà đảng này nhận được tại bang sẽ bao gồm số ghế được phân bổ theo kết quả phần bỏ phiếu thứ hai cộng với số ghế dôi ra từ phần bỏ phiếu thứ nhất.
Trong trường hợp này, để bảo đảm số ghế được phân bổ cho các đảng tại Nghị viện tương ứng với tỷ lệ số phiếu mà các đảng giành được trong phần bỏ phiếu thứ hai, các đảng còn lại sẽ được nhận thêm ghế để cân bằng với số ghế dôi ra mà kia nắm giữ.
Việc này dẫn đến tình trạng Nghị viện sẽ có số ghế lớn hơn so với số ghế cơ sở là 598 ghế. Cụ thể như Nghị viện của Đức hiện đang có 630 ghế do số ghế dôi ra của các đảng.

“Chướng ngại vật 5%”
Để một đảng có thể vào được Nghị viện Đức, đảng này này phải giành được ít nhất 5% số phiếu bầu của phần bỏ phiếu thứ hai dành cho các đảng. Quy định này nhằm ngăn những đảng nhỏ hơn tách ra từ những đảng chính có thể vào Nghị viện.
Hiện tại, có năm đảng đại diện trong Nghị viện Đức gồm: đảng trung hữu CDU của Thủ tướng Angela Merkel và đảng chị em của đảng này là đảng Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU), đảng trung tả Dân chủ xã hội (SPD), đảng Cảnh tả (Left party) và đảng Xanh (Green party).
Cuộc bầu cử năm nay có hai đảng chạy đua để vượt qua “cửa ải 5%”. Trong năm 2013, đảng thân doanh nghiệp Dân chủ tự do (FDP) đã không giành được 5% số phiếu bầu nhưng có thể vào lại được Nghị viện năm nay dựa trên cơ sở những thắng lợi trong cuộc bầu cử cấp bang gần đây.
Một đảng khác ủng hộ chủ nghĩa dân túy, phản đối nhập cư là đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) thất bại trong gang tấc trong năm 2013, khi đảng này vận động tranh cử theo cương lĩnh hoài nghi châu Âu. Tuy nhiên, kể từ đó đảng này đã giành được đủ sự ủng hộ để có mặt không chỉ trong Nghị viện châu Âu mà còn có mặt ở 13 trong số 16 nghị viện bang của Đức.

Ai bầu Thủ tướng?
Không như hệ thống bầu cử tại Mỹ, các cử tri tại Đức không trực tiếp bầu Thủ tướng, người lãnh đạo Chính phủ. Nghị viện mới phải triệu tập họp phiên đầu tiên trong vòng không quá một tháng sau ngày bầu cử.
Phiên họp đầu tiên có thể diễn ra sớm hơn nếu các cuộc đàm phán thành lập liên minh diễn ra nhanh chóng. Ứng cử viên đứng đầu của đảng giành được nhiều phiếu nhất thường sẽ đứng ra thành lập một liên minh đa số. Tổng thống, người đứng đầu nhà nước và đóng vai trò nghi thức là chủ yếu, khi đó giới thiệu người này là ứng cử viên cho chức Thủ tướng. Ứng cử viên Thủ tướng do Tổng thống giới thiệu sẽ được các thành viên mới được bầu của Nghị viện thông qua sau đó trong một cuộc bỏ phiếu kín.
Nếu giống như trong ba cuộc bầu cử trước, đảng CDU giành chiến thắng đa số phiếu, ứng cử viên của họ cho chức Thủ tướng, Angela Merkel, sẽ nắm giữ vị trí này trong bốn năm nữa. Tại Đức, không có hạn chế về số nhiệm kỳ của một Thủ tướng. Tuy nhiên, cho đến nay, không có thủ tướng nào tại vị tổng cộng hơn 16 năm kể từ đời Thủ tướng Helmut Kohl.

Read More...

So sánh một số hệ thống bầu cử trên thế giới

Đối với một công dân bình thường ở tuổi trưởng thành của một quốc gia dân chủ hiện đại, bầu cử đã trở thành một khái niệm quen thuộc và thường xuyên được nhắc đến. Ở nghĩa gốc nguyên thủy, “bầu cử” được hiểu đơn giản là “lựa chọn” hoặc “ra quyết định”. Trên thực tế, trong các nền dân chủ đại diện hiện đại, bầu cử là cơ chế phổ biến nhất để chọn lựa ra người đại diện vào nắm giữ vị trí công quyền, thực thi quyền lực nhà nước. Do đó, bầu cử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các công dân.
Trong “Tinh thần pháp luật”, Montesquieu cho rằng trong bầu cử, cử tri thay đổi vị trí từ người bị cai trị thành người cai trị, tức là thông qua hành vi bầu cử, người dân thực hiện chủ quyền của mình với tư cách là người chủ để lựa chọn ra chính quyền của mình. Với ý nghĩa đó, hệ thống bầu cử là một trong những thiết chế quan trọng hàng đầu đối với bất cứ nền dân chủ nào. Hơn nữa, hệ thống bầu cử được coi là một thiết chế chính trị vô cùng quan trọng bởi lẽ nó tạo lập ra luật chơi trong các nền dân chủ. Nhưng cũng chính vì vậy mà hệ thống bầu cử lại là thiết chế chính trị dễ bị điều khiển và lợi dụng nhất. Thông qua bầu cử, những lá phiếu của người dân được chuyển thành những ghế trong cơ quan quyền lực nhà nước, nên kiểm soát hệ thống bầu cử tức là hình thức trực tiếp kiểm soát quyền lực. Ngày nay, để tránh sự lạm quyền và thao túng quyền lực, các hệ thống bầu cử dân chủ hiện đại được thiết kế nhằm đạt hai giá trị cơ bản đồng thời là phổ quát của bầu cử trên thế giới là “tự do” và “công bằng”, đó cũng là những giá trị mơ ước của mỗi con người nói chung. Trong sự phát triển của nhân loại, mục tiêu chiến lược của các cải cách hệ thống bầu cử trên thế giới phải để phát huy dân chủ ngày càng mạnh mẽ, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện chủ quyền của mình hiệu quả hơn và hiệu lực hơn. Và chỉ có thế mới đạt được hai giá trị cơ bản là “tự do” và “công bằng”.
Read More...

Một số hệ thống bầu cử phổ biến trên thế giới


Cũng giống như thể chế chính trị, hệ thống bầu cử của các nước trên thế giới rất phong phú và đa dạng (1). Căn cứ vào cách thức (phương thức) “chuyển hóa” từ những lá phiếu của cử tri thành “các ghế” trong các cơ quan dân cử (2), có thể tạm chia hệ thống bầu cử của các nước thành ba hệ thống lớn: hệ thống theo đa số (plurality/majority systems); hệ thống tỷ lệ (proportional systems) và hệ thống hỗn hợp (mixed systems).
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org