Trong bài Nhà
nước Hiện đại, chúng ta đã tìm hiểu về các đặc điểm của
nhà nước hiện đại, trong bài này, trong ta cùng tìm hiểu lịch sử ra đời của nhà
nước hiện đại.
Nhà nước hiện đại
ra đời đầu tiên ở Châu Âu trong khoảng từ thế kỉ 15 đến 18. Sau đó, mô hình này
lan rộng ra thế giới thông qua quá trình thực dân hóa của các cường quốc Châu
Âu; và khi các nước thuộc địa giành được độc lập, họ thiết lập các mô hình nhà
nước (hiện đại) tương tự.
Nhà
nước phong kiến
Trước năm 1500,
Châu Âu gồm các nhà nước phong kiến
(feudal states), vốn khác với nhà nước hiện đại (morden states) ở một vài điểm, mà quan trọng nhất, đó là các nhà nước
này không tuyên bố chủ quyền cũng như không có một chủ quyền được thừa nhận.
Tổ chức của một
thái ấp của lãnh chúa
Trong chế độ
phong kiến, có nhiều chủ quyền và chúng chồng lấp lên nhau. Ở trung tâm của
hệ thống phong kiến đó là lòng trung
thành (fealty): một mối quan hệ giữa lãnh chúa và chư hầu trong đó lãnh
chúa trao cho chư hầu quyền cai trị trên một mảnh đất được gọi là thái ấp (fief), bao gồm quyền cai trị và đánh thuế
người dân sống trên thái ấp, để đổi lại cho lòng trung thành về chính trị và
quân sự của chư hầu. Tuy nhiên, quan hệ này thường xuyên thay đổi. Một khi chư
hầu đã kiểm soát một thái ấp, anh ta có thể chuyển lòng trung thành của mình từ
lãnh chúa này sang lãnh chúa khác nếu anh ta không hài lòng.
Cấu trúc xã hội
phong kiến
Hệ thống phong
kiến tổ chức nhiều lớp kiểu quan hệ như vậy, từ đại lãnh chúa quyền lực nhất
(hay vua) cho đến các lãnh chúa, rồi các hiệp sĩ. Dưới cùng là nông nô, những
người không có đất đai, không có quyền hành, phải trung thành với lãnh chúa của
mình. Nhìn chung, mỗi cá nhân trong thời phong kiến phục tùng chủ quyền không
chỉ của lãnh chúa trực tiếp cai trị anh ta mà còn của các lãnh chúa ở cấp cao
hơn, và lòng trung thành đó có thể thay đổi.
Ngoài ra, Giáo hội
Công giáo cũng tuyên bố một chủ quyền riêng biệt và phổ quát đối với tất cả mọi
người và ban tính chính danh (về mặt tôn giáo) cho vua và lãnh chúa nào thừa nhận
chủ quyền này của giáo hội.
Giáo hoàng làm lễ tấn phong cho vua
Nhà
nước chuyên chế
Vào thế 15, chế
độ phong kiến dần nhường đường cho chế độ
chuyên chế, trong đó một vị vua
tuyên bố chủ quyền tối cao đối với người dân và lãnh thổ của mình. Các lãnh
chúa lớn, với ưu thế về kinh tế và quân sự, dần đánh bại các lãnh chúa địa
phương, xóa bỏ chủ quyền của họ, và tiến đến khẳng định quyền lực tuyệt đối của
mình. Mặc dù hầu hết các nhà chuyên chế tiếp tục thừa nhận thẩm quyền tôn giáo
của Giáo hội Công giáo, song trong thực tế họ ngày càng khẳng định chủ quyền
không thể tranh cãi trong lãnh địa của mình.
Các học giả vẫn
cãi về mức độ tương đồng giữ nhà nước chuyên chế và nhà nước hiện đại, song chắc
chắn nhà nước chuyên chế đã chứa đựng một số đặc điểm phôi thai của nhà nước hiện
đại. Theo Perry Anderson, thì nhà nước chuyên chế bắt đầu có quân đội thường trực,
tiến hành các hoạt động ngoại giao (chuyên nghiệp) (những thứ có vai trò quyết
định đối chủ quyền bên ngoài), một bộ máy hành chính tập trung, hệ thống thuế,
và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế (những thứ có vai trò quyết định
với chủ quyền bên trong). Tuy nhiên, cần một vài thế kỉ nữa để cho những đặc điểm
này phát triển hoàn chỉnh như cho thấy hiện nay ở các nhà nước hiện đại.
Tính chính danh lúc
đó vẫn chủ yếu dựa trên truyền thống và chế độ gia trưởng. Và bởi vì nhiều
vương quốc lúc đó thiếu một ngôn ngữ chung, nên các quan chức nhà nước, cả quân
sự lẫn dân sự, thường không tự coi họ là thành viên của cùng một cộng đồng với
người dân, và do đó chỉ như những người xa lạ, do vua bổ nhiệm. Có lẽ quan trọng
nhất, nhà nước không được hiểu như một tập hợp các thiết chế tách biệt với nhà
vua. Đúng hơn, như Louis XIV của Pháp từng tuyên bố ‘Ta là nhà nước’.
Louis XIV, biểu
tượng cho nhà nước chuyên chế ở Châu Âu
Nhà
nước hiện đại
Cuộc chiến tranh
tôn giáo kéo dài 30 năm giữa phe Tinh lành và phe Công giáo ở Châu Âu cuối cùng
kết thúc vào năm 1648 với Hòa ước
Westphalia. Hiệp ước đã chính thức hóa ý tưởng về nhà nước như các thực thể
bình đẳng về pháp lý, có chủ quyền đối nội và đối ngoại trong ranh giới lãnh thổ,
cũng như có thể bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình thông qua ngoại giao, nếu
có thể, hay chiến tranh nếu cần thiết.
Buổi
kí kết hiệp ước Westphalia
Các cuộc chiến
tranh sau đó (theo nguyên tắc kẻ mạnh nhất thì sống sót) đã giảm bớt số lượng
nhà nước ở Châu Âu từ khoảng 500 nước vào năm 1500 xuống còn khoảng 50 nước như
ngày nay. Ngoài việc giảm bớt số lượng nhà nước, sự cạnh tranh này giữa các nhà
nước đã thúc đẩy việc tiến tới một nhà nước hiện đại, khi các nhà nước sống sót
đã phát triển một hệ thống thuế hiệu quả hơn, một hệ thống hành chính quy củ
hơn, và một quân đội mạnh hơn.
Cùng với đó, các
nhà lãnh đạo chính trị cũng nhận ra rằng cảm quan về sự trung thành của người dân
với nhà nước hết sức có lợi, bởi vì người dân ngày càng được yêu cầu đóng thuế,
và phục vụ quân đội nhiều hơn. Do đó, nhà nước bắt đầu quá trình tạo ra dân tộc, thông qua mở rộng giáo dục
công, cũng như chuyển việc từ việc sử dụng tiếng Latin hay tiếng Pháp (trong giới
quan chức, quý tộc) sang sử dụng ngôn ngữ bình dân để người cai trị và người
dân có thể giao tiếp trực tiếp, và do đó gia tăng tính chính danh cho người cai
trị. Quá trình kéo dài này cuối cùng đã tạo ra các dân tộc hiện đại, mà hầu hết
trong số đó xuất hiện vào giữ thế kỉ 19.
Nhà nước hiện đại
thực sự xuất hiện khi nhà nước đi đến được xem như tách biệt với người cai trị.
Quan niệm này phát triển cùng với ý tưởng về việc áp đặt một số giới hạn đối với
quyền lực của người cai trị. Từ đó, nhà
nước như một tập hợp các thiết chế nắm giữ yêu sách của nó đối với chủ quyền
tuyệt đối, trong khi đó quyền lực của các quan chức và những người cai trị được
ủy nhiệm và bị giới hạn. Người dân cuối cùng đã chuyển từ thần dân (của vua)
sang công dân của nhà nước. Các sự kiện củng cố những ý tưởng trên bao gồm Cáchmạng Vinh Quang Anh 1688, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến; Cách mạng Mỹ 1776
thiết lập nền cộng hòa Mỹ; hay Cách mạng Pháp 1789 thiết lập nền cộng hòa dân
chủ ở Pháp.
Có thể nói cho đến
lúc này các đặc điểm của nhà nước hiện đại đã được định hình ở Châu Âu: về ranh
giới lãnh thổ, chủ quyền, sự tách biệt giữa nhà nước và người cai trị, thiết lập
tính chính danh dựa trên thủ tục pháp lý – duy lý, cùng với một bộ máy hành
chính chuyên nghiệp.
Một trong những
yếu tố này có thể tồn tại ở nhiều nhà nước ngoài Châu Âu, như Trung Quốc có một
bộ máy hành chính chuyên nghiệp từ rất sớm, tuy nhiên, không có nhà nước nào
ngoài Châu Âu hội tụ đủ những thành tố trên để được coi là một nhà nước hiện đại.
Sau đó, với sự nổi lên của các cường quốc Châu Âu, cũng như sự mở rộng của chủ
nghĩa thuộc địa, mô hình nhà nước hiện đại được phổ biến ra thế giới, và sau
khi các quốc gia thuộc địa giành được độc lập, thì họ thiết lập mô hình nhà nước
tương tự.
Thế giới ngày
nay là thế giới của các nhà nước – dân tộc.
Tài
liệu tham khảo
-
Carol Ann Drogus and Stephen Orvis. Introducing Comparative Politics: Concepts
and Cases in Context