Giải
định căn bản của lý thuyết khối lựa chọn
là mọi nhà lãnh đạo chính trị, dù trong thể chế dân chủ hay độc tài, đều được
thúc đẩy bởi ham muốn giành và giữ quyền lực. Câu hỏi là: nếu tất cả các nhà
lãnh đạo chính trị có cùng mục tiêu (thúc đẩy) này, thì tại sao lại dẫn đến các
hệ quả chính trị khác nhau? Nói cách khác, tại sao một số nhà lãnh đạo thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, còn một số lại làm kiệt quệ nền kinh tế? Tại sao một số
cung cấp các dịch vụ công, còn một số thì không? Tại sao một số tham gia vào
các hình thức tham nhũng và cướp bóc, còn một số khác thì không?
1. Các thiết chế
Lý
thuyết khối lựa chọn cho rằng sự đa dạng về thành tích của các nhà lãnh đạo
chính trị có thể được giải thích dựa vào môi trường thể chế của họ. Một số môi
trường thể chế khuyến khích các nhà lãnh đạo chính trị hành động theo cách có lợi
cho xã hội, trong khi một số môi trường khác khuyến khích họ hành động theo
cách chỉ có lợi cho chính họ trong khi bòn rút xã hội.
Mỗi
quốc gia có một tập hợp các thể chế hay quy tắc căn bản quy định cách thức
tương tác của người dân. Chúng bao gồm các quy tắc định nghĩa ai không được quyền
lựa chọn (người lãnh đạo), ai được quyền lựa
chọn, và ai thuộc nhóm liên minh chiến
thắng.
Mối
quan hệ giữa khối không có quyền lựa chọn, có quyền lựa chọn, và liên minh chiến
thắng thể hiện như hình sau.
Môi
trường thể chế theo lý thuyết người lựa chọn
-
Ở đây, khối không có quyền lựa chọn
(R- Residents) gồm những người dân
không có quyền pháp lý để tham gia lựa chọn người lãnh đạo.
-
Khối (có quyền) lựa chọn (S - Selectorate)
gồm những người có quyền tham gia lựa chọn lãnh đạo. Tuy nhiên, cần lưu ý khối lựa
chọn lãnh đạo không nhất thiết lựa chọn bằng cách bỏ phiếu. Nói cách khác, khối
lựa chọn không luôn là cử tri.
Trong một số chế độ độc tài, khối lựa
chọn khá nhỏ. Chẳng hạn, khối lựa chọn trong chế độ quân chủ, như Saudi Arabia,
chỉ bao gồm các thành viên gia đình hoàng gia, hay có thể rộng hơn, bao gồm giới
quý tộc và lãnh đạo tôn giáo.
Tương tự, khối lựa chọn trong chế độ
quân sự, như thời Pinoche (1973-1990) ở Chile, thường chỉ bao gồm các thành
viên của lực lượng quân đội, hoặc có lẽ gồm những người đứng đầu các pha phái
trong quân đội.
Trong một số chế độ độc tài khác, khối
lựa chọn có thể nhiều hơn. Chẳng hạn, khối lựa chọn bao gồm mọi công dân trưởng
thành có quyền bầu cử trong các chế độ độc tài đảng chi phối, tổ chức bầu cử
như Indonesia thời Suharto (1967-1998), Iraq thời Saddam Husein (1979-2003),
Philippines thời Marcos (1965-1986).
Dù khối lựa chọn có thể nhỏ hoặc lớn
trong chế độ độc tài, song luôn lớn trong chế độ dân chủ. Trong hầu hết chế độ
dân chủ hiện nay, khối lựa chọn bao gồm mọi công dân trưởng thành.
-
Liên minh chiến thắng (W – Winning coalition)
gồm những người là thành viên của khối lựa chọn mà sự ủng hộ của họ đóng vai
trò then chốt trong việc duy trì quyền lực của lãnh đạo. Nếu lãnh đạo không thể
giữa cho liên minh chiến thắng của mình trung thành, thì anh ta sẽ đánh mất vị
trí của mình cho đối thủ.
Trong các nền dân chủ, liên minh
chiến thắng luôn khá lớn và bao gồm số lượng cử tri cần thiết để người lãnh đạo
chiến thắng trong cuộc bầu cử. Nếu chỉ có hai ứng viên hay hai đảng trong cuộc
bầu cử, thì liên minh chiến thắng luôn là đa số cử tri (>50%).
Trái lại, liên minh chiến thắng
trong chế độ độc tài luôn khá nhỏ. Chẳng hạn, liên minh chiến thắng trong chế độ
quân sự có thể là đa số các quan chức hay một nhóm nhỏ các đại tá và tướng lĩnh
cùng nhau kiểm soát quân đội.
Trong các nước cộng sản như Trung
Quốc hay Triều Tiên, liên minh chiến thắng thường là một nhóm rất nhỏ trong Đảng
Cộng sản. Trong thực tế, liên minh chiến thắng ở Triều Tiên được cho vào khoảng
250 đến 2500 người, so với dân số khoảng 20 triệu người của nó.
Trong chế độ quân chủ, liên minh
chiến thắng có thể bao gồm đa số giới quý tộc.
2. Quan hệ giữa W và S trong hệ thống
các chế độ
Lý
thuyết khối lựa chọn có thể phân biệt các hình thức chính quyền khác nhau –
quân chủ, độc tài quân sự, độc tài đảng chi phối, dân chủ, vv – dựa vào kích
thước của khôi lựa chọn và liên minh chiến thắng. Trong hình a, chúng ta có vị trí lý
thuyết của các hình thức chính quyền khác nhau trong không gian thể chế hai
chiều, trong đó một chiều là kích thước khối lựa chọn và một chiều là kích thước
liên minh chiến thắng.
Như
mọi người thấy, lý thuyết khối lựa chọn phân biệt các dạng chế độ độc tài khác
nhau cũng như giữa độc tài và dân chủ. Yếu tố chính phân biệt độc tài và dân chủ
là kích thước của liên minh chiến thắng. Trong khi trong mọi chế độ độc tài,
quy mô này nhỏ, thì trong mọi chế độ dân chủ, quy mô này lớn. Và yếu tố chính
phân biệt các chế độ độc tài khác nhau là quy mô khối lựa chọn. Quy mô khối lựa
chọn lớn trong các chế độ độc tài đảng thống lĩnh và độc tài cá nhân, đặc biệt
là những chế độ tổ chức bầu cử. Và quy mô khối lựa chọn nhỏ trong các chế độ độc
tài quân sự và quân chủ chuyên chế.
a. Vị trí dạng
chế độ theo lý thuyết
b. Vị trí dạng
chế độ trong thực tế (1946-2000)
Lý
thuyết khối lựa chọn và vị trí của các dạng chế độ (Chú ý: W và S thay đổi từ tối thiểu
là 0 tới tối đa là 1)
Hình b,
chúng ta có vị trí thực tế của các dạng chính quyền khác nhau dựa trên quy mô khối
lựa chọn và liên minh chiến thắng trong giai đoạn từ 1946 – 2000. Từ hình này cho
thấy việc phân chia các dạng chính quyền khác nhau trong không gian thể chế hai
kích thước như trên hoàn toàn phù hợp với vị trí lý thuyết cho thấy trên hình a. Nhìn chung, kích thước trung
bình của liên minh chiến thắng trong nền dân chủ lớn hơn nhiều kích thước này
trong bất cứ dạng độc tài nào. Đồng thời, như chúng ta thấy, kích thước khối lựa
chọn của các dạng độc tài thay đổi rất nhiều. Các chế độ độc tài quân sự và
quân chủ có kích thước khối lựa chọn nhỏ, trong khi các chế độ độc tài cá nhân
và độc tài đảng chi phối có kích thước khối lựa chọn lớn hơn.
3. Thành tích của chính quyền
Giờ
chúng ta tìm hiểu môi trường thể chế mà người lãnh đạo hoạt động ảnh hưởng như
thế nào đến thành tích chính quyền. Theo lý thuyết khối lựa chọn, các nhà lãnh
đạo chính trị phải giữ cho các thành viên liên minh chiến thắng của họ hài lòng
để có thể tiếp tục cầm quyền. Họ có thể làm điều này bằng cách phân phối các lợi
ích công hay lợi ích tư hoặc cả hai.
Như
mọi người biết, lợi ích công có lợi cho mọi người trong xã hội bất kể họ có thuộc
liên minh chiến thắng hay không. Điều này là vì lợi ích công có tính không loại
trừ (một khi nó được cung cấp, bất cứ ai có thể thụ hưởng nó) và tính không cạnh
tranh (tức số lượng có sẵn không giảm bớt khi mọi người sử dụng). Ví dụ về lợi
ích công có thể là việc chi tiêu cho giáo dục, phúc lợi, và hạ tầng.
Trái
lại, lợi ích tư chỉ mang lại lợi cho một số thành viên trong xã hội, còn những
người khác bị loại ra. Và, lợi ích tư, như giấy phép kinh doanh, máy bay riêng,
hay biệt thự ở Pháp... có thể được trao trực tiếp cho các thành viên của liên
minh chiến thắng; những ai không phải là thành viên của liên minh chiến thắng
không được hưởng những lợi ích tư này.
Và
các nhà lãnh đạo đương nhiệm phải quyết định lợi ích công và lợi ích tư được
phân phối như thế nào để giữ cho liên minh chiến thắng của mình trung thành. Ngoài
quyết định trên, thì người lãnh đạo cũng phải quyết định tỉ lệ thuế má. Tỉ lệ này
rút cục mới là cái quyết định bao nhiêu tiền mà nhà lãnh đạo có thể có để chi
trả cho lợi ích công và lợi ích tư.
Do
phụ thuộc vào tỉ lệ thuế được công bố, công dân quyết định phân bổ thời gian của
họ giữa các hoạt động sản suất và giải trí. Ở thời điểm lãnh đạo đương nhiệm quyết
định tỉ lệ thuế và thông bao quyết định của anh ta về lợi ích công và lợi ích
tư, thì những người thách thức (anh ta) cũng đưa ra các đề nghị cho khối lựa chọn
(bao gồm lợi ích công, lợi ích tư, và mức thuế) nhằm hình thành một liên minh
chiến thắng khác (thay thế).
Điểm
mấu chốt ở đây là lãnh đạo đương nhiệm hay đối thủ là người tốt nhất đáp ứng
nhu cầu của các tác nhân liên quan, qua đó giành chiến thắng trong cuộc chiến
quyền lực.
Mức
trung thành
Hóa
ra, cách thức qua đó người lãnh đạo phân phối lợi ích công và lợi ích tư phụ
thuộc vào kích thước của liên minh chiến thắng và khối lựa chọn. Cần nhớ rằng mục
tiêu của lãnh đạo đương nhiệm là tiếp tục nắm quyền, và để làm điều này anh ta
phải làm cho liên minh chiến thắng hài lòng. Đối với nhà lãnh đạo đương nhiệm thì
điểm mấu chốt là ngăn các thành viên liên minh chiến thắng của mình rời bỏ liên
minh.
Vậy
trong điều kiện nào thì một thành viên liên minh chiến thắng quyết định rời bỏ
liên minh (đảo ngũ) và chuyển sang phe đối lập.
-
Rõ ràng, bất cứ thành viên bất mãn nào của
liên minh chiến thắng phải cân nhắc các rủi ro và phần thưởng tiềm năng khi rời
bỏ liên minh.
o
Thường, sẽ có nhiều hơn một kẻ đảo ngũ
tiềm năng trong liên minh chiến thắng. Hơn nữa, khả năng cao là rất nhiều thành
viên của khối lựa chọn không ở trong liên minh chiến thắng hiện tại nhưng có thể
trong liên minh chiến thắng trong tương lai.
o
Kết quả, các cá nhân rời bỏ liên minh
chiến thắng hiện hành không có sự đảm bảo rằng anh ta sẽ là một phần trong liên
minh chiến thắng của người lãnh đạo kế tiếp. Thực vây, bất cứ hứa hẹn nào mà
người đối lập đưa ra để lôi kéo họ trở thành một phần trong liên minh chiến thắng
tương lai là không đáng tin.
-
Do đó, các cá nhân lựa chọn đào ngũ đối
mặt với rủi ro mất đi cơ hội tiếp cận với các lợi ích tư mà hiện họ đang hưởng
với tư cách thành viên của liên minh chiến thắng hiện tại.
Rủi
ro mà các thành viên liên minh chiến thắng đối mặt khi họ nghĩ về việc đảo ngũ
phụ thuộc vào tỉ lệ giữa kích thước của liên minh chiến thắng và kích thước của
khối lựa chọn (W/S). Tỉ lệ này về bản chất thể hiện xác xuất mà một thành viên
trong khối lựa chọn sẽ trở thành thành viên của bất cứ liên minh chiến thắng
nào. Kết quả, nó cho thấy xác suất ai đó đảo ngũ khỏi liên minh chiến thắng hiện
tại sẽ trở thành thành viên trong liên minh chiến thắng kế tiếp.
Các
thành viên của khối lựa chọn chỉ có một cơ hội nhỏ để trở thành thành viên
trong liên minh chiến thắng kế tiếp khi W/S nhỏ (khi cần rất ít người trong khối
lựa chọn để hình thành liên minh chiến thắng), nhưng họ sẽ có cơ hội lớn khi
W/S lớn (khi cần nhiều người trong khối lựa chọn cần để hình thành liên minh
chiến thắng).
Như
mọi người thấy, kích thước của W/S có những ẩn ý quan trọng cho lòng trung
thành của các thành viên trong liên minh chiến thắng hiện tại.
-
Nếu W/S nhỏ, thì các thành viên liên
minh chiến thắng rất trung thành với lãnh đạo đương nhiệm bởi vì họ nhận ra rằng
họ thật may mắn khi là một phần của liên minh chiến thắng và họ có ít khả năng
để trở thành thành viên của liên minh chiến thắng trong tương lai.
-
Khi W/S lớn hơn thì xác suất trở thành
thành viên của liên minh chiến thắng trong tương lai tăng lên, lòng trung thành
đối với lãnh đạo đương nhiệm tự nhiên giảm đi.
Kết
quả W/S đại diện cho mức độ trung thành: một mức độ trung thành mạnh trong hệ
thống W/S nhỏ và một mức độ trung thành nhỏ trong hệ thống W/S lớn.
Sự
tồn tại hay vắng mặt của lòng trung thành mạnh có những hàm ý quan trọng đối với
thành tích của lãnh đạo nắm quyền. Chẳng hạn, lãnh đạo chính trị trong hệ thống
có W/S nhỏ với lòng trung thành lớn sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc tham gia
vào việc tham nhũng và bòn rút (tài sản của người dân) hơn các lãnh đạo trong hệ
thống có W/S lớn với lòng trung thành nhỏ.
Tại
sao lại như vậy? Xem ví dụ sau về hai xã hội A và B
Trong
cả hai xã hội, các nhà lãnh đạo chính trị có 1 tỷ $ doanh thu từ thuế để phân
phối cho 1000 thành viên liên minh chiến thắng và cho chính anh ta. Sự khác
nhau duy nhất giữa hai xã hội là khối lựa chọn trong xã hội A là 100 nghìn người,
còn trong xã hội B chỉ là 10 nghìn người. Kết quả, xã hội A có mức trung thành
lớn hơn (W/S nhỏ hơn) so với xã hội B.
Rất
dễ để thấy rằng cả hai lãnh đạo trong xã hội A và B có thể trả cho mỗi thành
viên trong liên minh chiến thắng của mình 1 triệu $ lợi ích tư để giành sự ủng
hộ của họ, nghĩa là, 1 tỷ $ được chia đều cho 1000 thành viên trong liên minh
chiến thắng. Như chúng ta sẽ thấy, không nhà lãnh đạo nào thực sự trả nhiều như
vậy để đảm bảo sự trung thành của liên minh chiến thắng của anh ta. Trong thực
tế, hóa ra người lãnh đạo xã hội A, với thuận lợi là lòng trung thành mạnh
trong nước anh ta, không phải trả nhiều như nhà lãnh đạo của xã hội B để giữ
liên minh chiến thắng của mình hài lòng. Kì cùng, điều này có nghĩa rằng lãnh đạo
trong xã hội A có thể giữ lại nhiều nguồn thu từ thuế cho việc sử dụng cá nhân
của anh ta (cướp bóc) – có lẽ để mua biệt thự, máy bay cá nhân, hoặc bất cứ thứ
gì anh ta muốn. Điều này diễn ra như thế nào?
Bắt
đầu với xã hội A
Khả
năng mà một thành viên trong liên minh chiến thắng hiện tại sẽ trở thành thành
viên trong liên minh của lãnh đạo kế tiếp nếu anh ta đảo ngũ chỉ là 1%; nghĩa
là W/S = 1000/100000 = 0,01. Chính xác suất thấp này của việc trở thành thành
viên trong liên minh của lãnh đạo kế tiếp tạo ra lòng trung thành mạnh mà chúng
ta đề cập ở trên. Bất cứ ai rời bỏ liên minh chiến thắng hiện hành trong xã hội
A có 1% cơ hội đạt được 1 triệu $ lợi ích tư và 99% không đạt được gì. Kết quả,
giá trị kì vọng của việc đảo ngũ tính theo lợi ích tư chỉ là 10 nghìn $ hay 1
triệu $ x 0,01 + 0% x 0,99. Do đó, tất cả những gì lãnh đạo đương nhiệm phải
làm để duy trì quyền lực là cung cấp cho mỗi thành viên trong liên minh chiến
thắng của anh ta nhỉnh hơn 10 nghìn $ các lợi ích tư, (và thực sự mức này khá gần
với mức lợi ích công mà bất cứ đối thủ nào của nhà lãnh đạo đương nhiệm có thể
cung cấp (1 tỷ $/100 nghìn người của khối lựa chọn = 10 nghìn $)). Kết quả, người
cầm quyền hiện thời có thể cắt xén cho mình phần chênh lệch giữa 1 triệu $ cho
mỗi người ủng hộ mà anh ta định phân phối và khoảng trên 10 nghìn $ cho mỗi người
mà anh ta thực sự cần phân phối để duy trì quyền lực.
Nếu
đối thủ của nhà lãnh đạo đương nhiệm đề nghị một tập hợp các lợi ích chung hấp
dẫn (10 nghìn $ cho tất cả) , thì nhà lãnh đạo đương nhiệm có thể chi một phần
‘quỹ đen’ của anh ta cho những người ủng hộ để tiếp tục mua lòng trung thành của
họ.
Còn
xã hội B thì sao?
Xác
suất ai đó trong liên minh chiến thắng hiện tại trở thành thành viên trong liên
minh của lãnh đạo kế tiếp nếu anh ta đào ngũ là 10%; tức là W/S = 1000/10000 =
0,1. Điều này cao hơn khá nhiều so với xã hội A, và kết quả, lòng trung thành
trong xã hội này yếu hơn. Giá trị kì vọng khi đảo ngũ khỏi liên minh chiến thắng
hiện hành xét về lợi ích tư là 100 nghìn $, tức 1 triệu $ x 0,1 + 0$ x 0,9. Điều
này có nghĩa là lãnh đạo hiện tại trong xã hội B phải trả nhỉnh hơn 100 nghìn $
lợi ích tư cho mỗi thành viên trong liên minh chiến thắng của anh ta. Trong xã
hội B, nhà lãnh đạo đương nhiệm cắt xen cho anh ta phần chênh lệch giữa 1 triệu
$ cho mỗi người ủng hộ mà anh ta định phân phối và trên 100 nghìn $ cho mỗi người
ủng hộ mà anh ta thực sự cần phân phối để duy trì quyền lực. Đây vẫn là một số
tiền lớn, song nó ít hơn đáng kể so với số lượng mà người lãnh đạo trong xã hội
A cò thể bòn rút cho mình.
Dù
chúng ta có thể nghĩ rằng tất cả các nhà lãnh đạo muốn tham gia vào việc bòn
rút và tham nhũng, thì ví dụ mà chúng ta vừa trình bày minh họa cho thực tế là môi
trường thể chế trong một quốc gia ảnh hưởng đến khả năng mà họ có thể làm như vậy
mà không gây nguy hiểm cho việc tại vị của họ. Cụ thể, các nhà lãnh đạo trong
các xã hội có W/S nhỏ (xã hội A) có nhiều cơ hội hơn trong việc ‘ăn trộm’ bằng
cách bòn rút nguồn thu từ thuế để chuyển
vào túi cá nhân so với các nhà lãnh đạo trong hệ thống có W/S lớn (xã hội B).
Lòng
trung thành lớn khuyến khích các nhà lãnh đạo trong các xã hội có W/S nhỏ, như
các chế độ độc tài đảng chi phối hay độc tài cá nhân, tham gia vào việc cướp
bóc cũng như tạo ra cho các chính sách công nghèo nàn hơn. Lưu ý rằng các thành
viên liên minh chiến thắng trong các hệ thống này trung thành bởi vì:
a) các
nhà lãnh đạo cung cấp cho họ nhiều hơn các lợi ích tư mà bất kì đối thủ nào của
người lãnh đạo có thể, và
b) họ
phải lo lắng về việc không thể trở thành thành viên trong liên minh chiến thắng
của lãnh đạo kế tiếp nếu họ quyết định đảo ngũ. Điều này dẫn đến là bao lâu các
thành viên của liên minh chiến thắng còn được ‘hối lộ’ đủ, họ không thực quan
tâm về sự thịnh vượng của người dân nói chung.
Kết
quả, các nhà lãnh đạo trong hệ thống W/S nhỏ không có khuyến khích tạo ra các
chính sách công tốt – nó không giúp họ củng cố quyền lực. Các nhà lãnh đạo
trong hệ thống W/S nhỏ nhận ra rằng họ có thể duy trì quyền lực bằng cách giữ
cho những người ủng hộ mình hài lòng với các lợi ích tư.
Chúng
ta cần lưu ý rằng không chỉ các chính sách công tốt không giúp nhà lãnh đạo
trong các xã hội có W/S nhỏ duy trì quyền lực, mà nó thực sự khiến nhà lãnh đạo
có thể bị lật đổ. Đó là vì việc phân bổ các nguồn lực cho những thứ như lợi ích
chung làm lợi cho người dân song sẽ làm giảm nguồn lực để phân phát lợi ích tư,
như vậy đang mở ra cơ hội cho đối thủ khi họ có thể hứa hẹn cung cấp nhiều hơn
các lợi ích tư cho các thành viên của liên minh chiến thắng so với mức hiện được
phân phối bởi nhà lãnh đạo đương nhiệm.
Trái
với các dạng hệ thống này, các hệ thống W/S lớn như chế độ dân chủ không có
lòng trung thành mạnh. Ví dụ, cử tri trong nền dân chủ hầu như không đánh mất cơ
hội tiếp cận với các lợi ích tư, như các chính sách thuế và các chính sách phân
phối, làm lợi cho họ khi họ chuyển sự ủng hộ của mình từ nhà lãnh đạo hiện hành
tới nhà lãnh đạo đối lập.
Kết
quả là người lãnh đạo trong hệ thống có W/S lớn phải làm việc vất vả hơn để giữ
người ủng hộ của mình hài lòng và không thể cắt xén quá nhiều nguồn lực nếu anh
ta muốn tiếp tục nắm quyền. Hơn nữa, bởi vì các nhà lãnh đạo trong các hệ thống
W/S lớn cần nhiều hơn nguồn lực để giữ liên minh chiến thắng của mình trung
thành, nên họ có khuyến khích mạnh hơn trong việc tạo ra các thành tích kinh tế
tốt. Kết quả họ không thể đánh thuế hay ăn cắp của công dân quá nhiều đến mức
khiến cho công dân dùng nhiều thời gian để giải trí và ít thời gian làm việc.
Nhớ rằng nếu các công dân không làm việc, thì miếng bánh kinh tế sẽ nhỏ hơn, và
như vậy liệu lãnh đạo có thể lôi kéo liên minh chiến thắng. Nhìn chung, thành
tích của chính quyền khi W/S tốt hơn khi W/S nhỏ - mức độ cướp bóc hạ thấp hơn,
thuế và tham nhũng nhà nước phải hạ thấp hơn, tăng trưởng kinh tế phải cao hơn.
Kích
thước của liên minh chiến thắng
Ngoài
sức mạnh của lòng trung thành (W/S), lý thuyết khối lựa chọn cho thấy rằng cách
mà nhà lãnh đạo phân phối các lợi ích công và tư cũng phụ thuộc vào kích thước
của liên minh chiến thắng (W). Các nhà lãnh đạo luôn thích sử dụng các lợi ích
tư thay vì lợi ích công để làm thỏa mãn liên minh chiến thắng của mình. Như ví
dụ của chúng ta về các nhà lãnh đạo xã hội A và B minh họa, nhà lãnh đạo đương
nhiệm luôn có thể đánh bại đối thủ nếu cạnh tranh chỉ giới hạn trong việc phân
phối các lợi ích tư. Thuận lợi cố hữu này đền từ sự kiện đơn giản là cá nhà
lãnh đạo đối lập không chắc chắn đảm cho bất cứ ai đảo ngũ có được vị trí trong
liên minh chiến thắng của họ nếu họ chiến thắng.
Do
đó, nhận ra sân chơi không bình đẳng, những người thách thức nỗ lực đánh bại những
người đương nhiệm bằng cách nhấn mạnh vào việc cung cấp các dịch vụ công. Điều
này không chỉ giúp giải thích tại sao các nhà lãnh đạo đối lập sử dụng một thời
gian đáng kể để chỉ trích những người đương quyền vì sự yếu kém của họ trong việc
giải quyết tham nhũng và cung cấp thực phẩm, phúc lợi, giáo dục, và vv, những
cũng giúp giải thích tại sao những nhà lãnh đạo đối lập này thường duy trì hệ
thống tham nhũng trước đó và cũng không làm được gì nhiều trong việc cung cấp dịch
vụ công khi họ trở thành người nắm quyền. Lý thuyết khối lựa chọn gọi ý rằng
các quốc gia bên ngoài ngày nay ủng hộ cho các nhà lãnh đạo đối lập có tinh thần
công không nhất thiết có thể kì vọng rằng thành tích của chính quyền sẽ được cải
thiện nhiều nếu các nhà lãnh đạo đối lập này lên nắm quyền.
Dù
các nhà lãnh đạo đương nhiệm luôn thích sử dụng lợi ích tư để giữ liên minh chiến
thắng trung thành, song hóa ra là đây không phải lúc nào cũng là một chiến lược
khả thi. Bởi nó phụ thuộc nhiều vào kích thước của liên minh chiến thắng. Khi
kích thước liên minh chiến thắng tăng, phần lợi ích tư trao cho các thành viên
trong liên minh chiến thắng co lại. Trong ví dụ trước đó của chúng ta, các nhà
lãnh đạo trong hai xã hội A và B có 1 tỷ $ tiền thuế phân phối cho liên minh
chiến thắng. Bởi vì liên minh chiến thắng bao gồm 1000 thành viên, nên lượng lợi
ích tư tối đa mà bất cứ ai có thể nhận được là 1 triệu $. Nếu liên minh chiến
thắng trong các xã hội này bao gồm một triệu người, thì lượng tối đa lợi ích tư
mà mỗi người nhận được chỉ là 1000$.
Rõ
ràng, lợi ích tư lớn hơn khi liên minh chiến thắng nhỏ. Điều này dẫn đến việc,
thuận lợi của người đương nhiệm so với đối thủ trong việc cung cấp lợi ích tư
giảm khi liên minh chiến thắng lớn hơn. Đến một lúc nào đó, liên minh chiến thắng
quá lớn đến mức việc người lãnh đạo mua sự ủng hộ của liên minh chiến thắng chỉ
với lợi ích tư không
còn hữu hiệu hay khả thi. Bởi lúc này, giái trị của lợi ích tư trao cho mỗi
thành viên của liên minh chiến thắng trở nên quá nhỏ đến nỗi các thành viên sẽ
đạt được nhiều giá trị hơn nếu nhà lãnh đạo cung cấp lợi ích chung.
Một
hàm ý quan trọng của điều này là những người lãnh đạo trong hệ thống W nhỏ (độc
tài) sẽ có xu hướng sử dụng lợi ích tư để duy trì quyền lực, trong khi những
người lãnh đạo trong hệ thống W lớn (dân chủ) sẽ có xu hướng sử dụng lợi ích
công để làm như vậy. Thực tế là các nhà lãnh đạo dân chủ đơn giản không có đủ
nguồn lực để ‘hối lộ’ tất cả mọi người cần thiết để giành chiến thắng bầu cử giúp
giải thích tại sao cạnh tranh chính trị trong các nền dân chủ đương đại luôn là
cạnh tranh về lợi ích công – ai có chính sách giáo dục tốt nhất, ai có chính
sách phúc lợi tốt nhất, và vv.
Trong
hình dưới, chúng ta tóm tắt ảnh hưởng của môi trường thế đến thành tích của chính
quyền và thịnh vượng của người dân.
Lý
thuyết khối lựa chọn và thành tích của chính quyền
-
Đường đứt đoạn cho thấy những vị trí
trong đó W/S lớn; nghĩa là lòng trung thành thấp. Lưu ý rằng W/S có thể lớn khi
cải W và S lớn, như trong các nền dân chủ, hoặc khi W và S nhỏ, như trong các
chế độ quân sự hay quân chủ. Như hình minh họa, chúng ta có thể nghĩ về ba mức
độ thành tích khác nhau của chính quyền - tốt, trung bình, kém – phụ thuộc vào
môi trường thể chế. Thành tích chính quyền tốt khi cả W và W/S lớn (dân chủ).
Điều này là vì các nhà lãnh đạo cung cấp các lợi ích công hơn là các lợi ích tư
(W lớn) và bởi vì lòng trung thành yếu (W/S lớn) buộc các nhà lãnh đạo cố gắng
làm việc để duy trì quyền lực.
-
Trái lại, thành tích chính quyền trở nên
nghèo nàn khi cả W và W/S nhỏ (độc tài đảng chi phối và độc tài cá nhân). Trong
các nước với dạng môi trường thể chế này, các nhà lãnh đạo có ít khuyến khích để
quan tâm đến tình trạng kinh tế quốc gia hay thịnh vượng vật chất của người
dân. Thay vào đó, họ cung cấp một lượng nhỏ lợi ích tư cho các thành viên của
liên minh chiến thắng của họ và tích cực tham gia vào các hành động tham nhũng
và cướp bóc. Điều duy nhất giữ cho những nhà lãnh đạo dạng này khỏi cướp bóc
quá mức là sự từ chối làm việc của người dân và do đó không còn gì cho họ khai
thác. Ràng buộc này rõ ràng trở nên yếu hơn nhiều nếu quốc gia giàu có về tài
nguyên, như giàu và quặng, hoặc nếu người lãnh đạo nhận được một lượng lớn viện
trợ nước ngoài.
-
Thành tích chính quyền có thể ở mức
trung bình khi W nhỏ và W/S lớn (quân chủ và độc tài quân sự). Dù các nhà lãnh
đạo trong các dạng hệ thống này cung cấp ít lợi ích chung cho người dân, song họ
buộc phải quan tâm đến thành tích của chính họ bởi vì lòng trung thành yếu của
hệ thống. Chẳng hạn, các nhà lãnh đạo có khuyến khích tạo ra thành thích kinh tế
tốt vừa phải, bởi đây là cách duy nhất tạo ra nguồn lực cần thiết để tri trả
cho liên minh chiến thắng không phải lúc nào cũng trung thành của họ. Các nhà
lãnh đạo này quan tâm đến thành tích kinh tế có nghĩ rằng họ cũng quan tâm, ở một
mức độ nào đó, về thịnh vượng vật chất của người dân lao động, do đó có một
khuyến khích cung cấp các lợi ích công cơ bản.
Nhìn
chung những bằng chứng kinh nghiệm cho thấy rằng trong khi các nền dân chủ có
xu hướng tạo ra các thành tích cai trị tương đối tốt, thì thành tích của các chế
độ độc tài khác nhau rất nhiều. Một số chế độ độc tài thực hiện khá tốt, trong
khi một số khác thực hiện kém cỏi. Lý thuyết người lựa chọn đề nghị một lời giải
thích khá phù hợp cho điều này. Một mặt, các chế độ độc tài cá nhân và đảng chi
phối có thể tạo ra các thành tích kém cỏi bởi vì chúng có liên minh chiến thắng
nhỏ và lòng trung thành mạnh. Mặt khác, các chế độ quân chủ và độc tài quân sự
có thể tạo ra thành tích tương đối tốt bởi vì chúng được đặc trưng bởi lòng
trung thành yếu.
Bây
giờ chúng ta bàn đến vai trò của dạng lãnh đạo trong việc tạo ra chính sách
công tốt.
-
Bạn cần nhớ rằng thực thi chính sách
công tốt không đơn giản chỉ cần đi xác định xem ai là người lãnh đạo tốt, người
thực sự muốn cải thiện cuộc sống của người dân, và sau đó đưa những người này
lên nắm quyền.
-
Thực tế là những nhà lãnh đạo có đầu óc tử
tế không phải là điều kiện cần cũng như điều kiện đủ cho thành công của chính
sách. Nói đơn giản, điều cần cho thành công của chính sách là một tập hợp các
thiết chế tạo ra hệ thống có W và W/S lớn.
-
Trong một quốc gia với các thiết chế như
vậy, với phần lớn người dân có thể tham gia lựa chọn người lãnh đạo và người
lãnh đạo phục thuộc vào phần lớn những người bầu chọn mình để duy trì quyền lực,
thì chỉ những người lãnh đạo nào cung cấp một mức độ thành tích đủ cao mới có
thể tiếp tục nắm quyền. Việc nhà lãnh đạo quan tâm thúc đẩy các chính sách tốt vì
mục tiêu tự thân của chính sách hay việc anh ta làm như vậy vì nó giúp anh ta duy
trì quyền lực, đều không quan trọng; cả hai mục tiêu đều thúc đẩy cùng một hành
động. Điều này tạo ra sự cạnh tranh trong việc cung cấp nhiều hơn, tốt hơn các
lợi ích công, cũng như các chính sách kinh tế được thiết kế tốt để tạo ra nguồn
thu cao hơn. Trong các điều kiện như vậy, người dân có động lực đầu tư, và kinh
tế được kì vọng sẽ tăng trưởng.
Điểm
mấy chốt ở đây là các nhà lãnh đạo trên thế giới – gồm những người có đầu óc tử
tế và những người không như vậy – tất cả bị buộc phải quản trị tốt trong hệ thống
có W và W/S lớn, và trở nên quản trị kém cỏi trong hệ thống có W và W/S nhỏ, nếu
anh ta muốn duy trì quyền lực.
Một
điều quan trọng nữa, sở thích của một người đối với dạng thể chế phụ thuộc vào
vị trị của người đó trong xã hội: lãnh đạo, thành viên của khối lựa chọn, thành
viên của liên minh chiến thắng, hay chỉ thành viên của tầng lớp không có quyền
bầu cử.
-
Các nhà lãnh đạo rõ ràng thích thiết lập
thể chế khuyến khích một liên minh chiến thắng nhỏ và một khối cử tri lớn, bởi
vì các thiết chế này giúp họ không chỉ duy trì quyền lực mà còn làm giàu cho
chính họ từ việc chiếm đoạt tài sản của người dân.
-
Các thành viên của liên minh chiến thắng
thích các thiết chế trong đó W nhỏ và W/S lớn; một W nhỏ có nghĩa rằng người
lãnh đạo sẽ cung cấp cho các thành viên liên minh lợi ích tư, trong khi W/S lớn
đảm bảo rằng người lãnh đạo sẽ cung cấp một lượng lớn những lợi ích này để bù lại
lòng trung thành yếu.
-
Các thành viên của khối lựa chọn và khối
không có quyền lực chọn thích các thiết chế mà W và W/S lớn; khi W lớn buộc
lãnh đạo cung cấp các thành viên liên minh chiến thắng với lợi ích công, trong
khi W/S lớn cung cấp khuyến khích cho nhà lãnh đạo thực hiện tốt để bù lại lòng
trung thành yếu.
Nói
cách khác, các nhà lãnh đạo thích cai trị kiểu độc tài độc đảng hoặc độc tài cá
nhân, còn thành viên liên minh chiến thắng thích sống trong chế độ quân chủ hoặc
độc tài quân sự, còn mọi người dân thường thích sống trong chế độ dân chủ.
Nguồn: Matt Golder, Nandenicheck Sona Golder, William Roberts Clark. Principles of Comparative Politics