VỀ TỰ DO TÔN GIÁO và HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI

Posted on
  • Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:

  • -         Về phương diện tôn giáo, nhà nước giữ địa vị TRUNG LẬP, tức nó không đàn áp, hay ủng hộ cho bất cứ một tôn giáo nào.
    o   Chức năng của nhà nước là cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như an ninh, trật tự, phân xử tranh chấp, củng cố hợp đồng, và các tiện ích khác.
    o   Vai trò của nhà nước là giới hạn:
    §  Nó chỉ được thực thi những gì THUỘC PHẠM VI CHUNG mà cộng đồng giao cho nó, như quy định trong hiến pháp (hợp pháp).
    §  Việc thực thi của nó phải tuân theo các thủ tục pháp lý, trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật.
    §  Trong PHẠM VI RIÊNG TƯ (đời sống tư tưởng, tình cảm, gia đình, TÔN GIÁO,...,của cá nhân) hoặc trong các giao dịch, hoạt động của con người mà họ không cần đến nhà nước, thì hoàn toàn thuộc về thẩm quyền của cá nhân, CÁ NHÂN LÀ TỐI CAO trong phạm vi đó chứ không phải nhà nước.
    §  Những hoạt động mà trong ranh giới CÔNG và TƯ, thì nhà nước thực thi vai trò của nó một cách THỤ ĐỘNG, tức chỉ khi nào:
    ·       Các cá nhân TRỰC TIẾP tham gia các hoạt động đó lên tiếng nhờ cậy vai trò của nhà nước, thì nhà nước can thiệp; chứ nó không được quyền tự tiện (tích cực) quyết định can thiệp (bất chấp các cá nhân liên quan không nhờ cậy đến nó).
    ·       Việc can thiệp của nhà nước chỉ trong ranh giới:
    o   Bảo vệ các lợi ích chung của cộng đồng như được quy định rõ trong hiến pháp.
    o   Trong phạm vi những gì mà các bên liên quan yêu cầu.
    o   Ngoài hai điều trên, nhà nước không được quyền tự quyết theo ý mình theo cách gia trưởng, tùy tiện.
    -         Chúng ta xác lập các nguyên tắc trên về nhà nước dựa trên nền tảng coi con người như những sinh thể ĐẠO ĐỨC, DUY LÝ, và TỰ DO.
    o   Ở phương diện đạo đức, chúng ta xem CON NGƯỜI là tối cao, là mục đích của tất cả các hoạt động xã hội, và đứng trên tất cả các thực thể khác như cộng đồng, nhà nước.
    o   Ở phương diện duy lý, chúng ta xem con người như những thực thể duy lý, tức họ có thể bằng sự cân nhắc, suy xét của mình, quyết định điều gì đúng, điều gì sai, điều gì nên làm. Sự duy lý này làm nền tảng dẫn dắt cho mỗi con người, ở sẵn trong mỗi con người; và chính vì vậy họ không cần người khác, cộng đồng, hay nhà nước bảo họ phải nên làm gì.
    o   Ở phương diện tự do, bởi hai phương diện trên, chúng ta tin rằng bản chất của con người là TỰ DO, tự do theo đuổi, thực hành điều minh tin là đúng đắt nhất với bản thân, để khai phá cái những không gian mới trong chính con người của mình, trong đó có TÔN GIÁO.
    -         Chính vì những nguyên tắc trên về con người, nhà nước, tôn giáo, chúng ta bác bỏ hành vi đàn áp gần đây đối với HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI.
    o   Chúng ta ủng hộ tự do tôn giáo; và dù tôn giáo đó như thế nào; thì đó không thuộc phán xét của nhà nước, cộng đồng, mà đó thuộc về quyền lực chọn của mỗi cá nhân.
    o   Trong trường hợp của HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI, có rất nhiều điểm bất công:
    §  Nhà nước tung ra một chiến dịch tuyên truyền trên khắp báo chí về những điều gọi là ‘xấu xa’, ‘tà đạo’, ‘đi ngược lại giá trị truyền thống’, ‘đa cấp’.vv.
    §  Sau khi tuyên truyền xong để chính danh hóa thì cho an ninh xâm nhập, bắt giữ các nhà nhân, cũng như thu giữ các tài sản của họ vì những lý do trên.
    ·       Chúng ta không thấy các cá nhân liên quan lên tiếng nhờ cậy nhà nước, rằng họ cần sự can thiệp của nhà nước.
    ·       Chúng ta không được nghe tiếng nói chân thực của những người theo Đạo này, tại sao họ theo, có điều gì khiến họ thực sự thấy ý nghĩa ở nó.  
    ·       Chúng ta không có thấy được tiếng nói trực tiếp từ nhóm HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI, về hoạt động của họ, mong muốn của họ.
    §  Những hành động này không chỉ vi phạm quyền tự do tôn giáo, mà còn nhiều quyền khác của con người, như quyền tự hữu, quyết bắt giữ đúng thủ tục.
    -         Về một bộ phận người dân Việt Nam từ vấn đề trên.
    o   Dưới tác động của tuyên truyền, một bộ phận người Việt Nam kêu gọi nhà nước phải can thiệp để ngăn chặn ‘tà đạo’.
    §  Điều đó cho thấy tính bất dung trong của một bộ phận người Việt, cứ cái gì không thích, không hợp ý mình là kêu gọi dẹp bỏ. Và cũng chính vì vậy, họ rất dễ bị thao túng.
    ·       Nhiều người cho rằng các thành viên của HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI đã làm những điều xấu xa, như ép buộc thành viên từ bỏ cha mẹ, vợ chồng...trái với phong tục; song trước tiên không tự hỏi thông tin đó có đúng hay không, khi có biết bao nhiêu trường hợp khác bị tuyên truyền như thế: người dân đồng tâm, vụ cafe Xin Chào.
    ·       Nhiều người cho rằng, tôn giáo sao lại ‘đóng góp 10%’ thu nhập của mình, chỉ có thể là đa cấp. Chúng ta thử hỏi tổ chức nào hoạt động mà không cần tiền, chúng ta thử hỏi mình đang đóng góp bao nhiêu phân trăm thu nhập của mình ở dạng ‘thuế’ cho nhà nước.
    ·       .vv......
    o   Và một điều quan trọng nữa, đó là việc dễ dàng để cho nhà nước thao túng, và dễ dàng mời gọi sự thiệp nhà nước như vậy, là một điều cực kì nguy hiểm.
    §  Kẻ thù của tự do không gì khác chính là nhà nước. Nhà nước, bởi bản chất của nó, luôn có khuynh hướng mở rộng quyền lực của mình.
    §  Nay nhà nước có thể dễ dàng đàn áp một tôn giáo như HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI như vậy, thì bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng sẽ bị đàn áp, dù lý do là gì, có thể là tôn giáo, có thể sở thích, có thể là nghề nghiệp, có thể quyền công dân...bất cứ thứ gì mà nhà nước cho rằng có thể đe dọa đến quyền lực tuyệt đối của nó.
    Do đó, cần hết sức cảnh giác với nhà nước, giới hạn quyền lực của nó nhiều nhất có thể; và trong trường hợp này, bảo vệ HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI không chỉ là bảo vệ quyền tự do tôn giáo, mà bảo vệ tự do chung của mỗi chúng ta, đưa nhà nước về đúng ranh giới của nó.  
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org