Ba
thập kỷ sau khi lật đổ "nhà lãnh đạo độc tài" tham nhũng, tổng thống
Ferdinand Marcos, các cử tri Philipines đã không thể chống lại "nỗi nhớ độc
tài", khi bầu một tổng thống độc tài khác, Rodrigo Duterte, cũng còn được
biết đến với danh hiệu như "Kẻ trừng phạt".
Rodrigo
Duterte từng là thị trưởng thành phố Davao ở đảo Mindanao miền nam Philippines
trong hơn 20 năm. Thông qua chính sách không khoan dung đối với tội phạm, ông
đã mang lại hòa bình và an ninh cho thành phố này, nơi bạo lực và bất ổn nhất của
Philipines. Nhờ vậy, Davao đã được hưởng sự đầu tư mạnh mẽ và tăng trưởng kinh
tế đáng kể.
Tuy
nhiên, chính sách của Duterte được đánh đổi với một cái giá rất đắt. Ông thừa
nhận có liên quan với biệt đội tử thần ở Davao vốn đã tiến hành các vụ giết người
không thông qua xét xử đối với hơn 1000 người; gồm những người được cho là buôn
bán ma túy, tội phạm, thành viên băng đảng và các thành phần bất hợp pháp khác.
Một
số người cũng cho rằng các quan chức, lãnh chúa tư nhân và lực lượng bảo vệ các
doanh nhân đã tiến hành trả thù những người mà họ cảm thấy hành động chống lại
quyền lợi của họ. Chẳng hạn, các lực lượng này cũng bị cáo buộc là đã giết các
nhà báo chống tham nhũng cũng như các nhà hoạt động nhân quyền phơi bày các vụ việc
cho thấy cảnh sát và các viên chức quân đội lạm quyền.
Vào
năm 2008, một báo cáo viên đặc biệt của LHQ về các vụ giết người không qua xét
xử đã nói trong báo cáo của ông rằng "Một biệt đội tử thần đang hoạt động
tại thành phố Davao, với những những kẻ thường xuyên giết trẻ em đường phố và
những người khác ngay vào ban ngày."
Nỗi
nhớ độc tài của người Philippine cũng thể hiện rõ trong sự trỗi dậy của
Ferdinand "Bong Bong" Marcos Jr, con trai duy nhất của nhà cựu độc
tài Ferdinand Marcos, người gần như đã chiến thắng trong cuộc đua cho chức vụ phó
tổng thống Philippines với quan điểm xét lại của ông về nhiệm kỳ tổng thống của
cha mình.
Tóm
lại, có vẻ như các công dân Philippines hiện đang sẵn sàng đánh đổi nhân quyền
và tự do mà họ vất vả giành được cho lời hứa về một cuộc đàn áp tàn bạo đối với
tội phạm, ma túy và tham nhũng ở quốc gia nguy hiểm này. Đây rõ ràng là một bước
lùi đối với Philippines, vốn cùng với Indonesia, là các nền dân chủ tự do duy
nhất ở Đông Nam Á. Đây cũng là một bước lùi lớn đối với những thành tựu mà
Philipines đạt được dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino.
Làm
sao điều này có thể xảy ra? Và chúng ta có thể mong đợi điều gì?
Sự sa sút bi thảm của Philippines
Vào
những năm 1950, Philippines được xếp hạng là một trong những nền kinh tế tiên
tiến nhất của châu Á, cùng với Nhật Bản, một phần nhờ vào sự hào phóng sau chiến
tranh của Mỹ. Tuy nhiên, sự lãnh đạo đất nước lại rơi vào tay của Tổng thống
Ferdinand Marcos từ năm 1965 đến năm 1986. Marcos và những người thân của ông
đã cướp phá và phá hủy nền kinh tế Philippines, ngay thời điểm khi các ‘phép
màu kinh tế’ của châu Á đang cất cánh.
Trong
nhiệm kỳ của Marcos, nợ quốc gia tăng từ 2 tỷ USD lên gần 30 tỷ USD, và người
dân Philippines vẫn đang trả nợ cho đến ngày nay. Gia đình Marcos đã cướp bóc
khoảng 5-10 tỷ USD. Lạm dụng nhân quyền phổ biến, khi những người đối lập bị giết
hại và tra tấn. Dân chủ đã bị đình chỉ trong một thập niên thiết quân luật. Do
đó Philippines đã trở thành con bệnh của Châu Á.
Sự trở lại dần dần
Cuộc Cách mạng Quyền lực Nhân dân
năm 1986 đã khôi phục nền dân chủ. Và kể từ thời điểm đó, đất nước đã dần dần
trở lại con đường của mình. Nền kinh tế đã được cải thiện, đặc biệt là trong
nhiệm kỳ của tổng thống Benigno Aquino (2010-2016), khi Philippines là một
trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng
hàng năm gần 6%. Các động lực chính của nền kinh tế là tiền gửi của người di
cư, và gia công thuê. Philippines cũng đã trải qua một sự bùng nổ đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Aquino
đã giành được những lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết nạn
tham nhũng và cải thiện quản trị. Ví dụ, Philippines đã được các tổ chức xếp hạng
tín dụng quốc tế lớn như Moody's, Standard & Poor's, Fitch và Cơ quan xếp hạng
tín nhiệm Nhật Bản đánh giá cao - với việc nâng cấp xếp hạng mức độ tín nhiệm
lên "mức đầu tư". Và chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF), xếp hạng Philippines ở mức 52 trong số 144 quốc gia được xếp hạng.
WEF cho biết: "Mức tăng 33 bậc từ năm 2010 là lớn nhất trong số các nước
được nghiên cứu” WEF nói.
Người Philipines tiếp tục thất vọng
Nhưng
người dân Philippines vẫn thất vọng với giới tinh hoa chính trị của họ, đặc biệt
khi so sánh quốc gia của họ với các nước láng giềng. Năm 2014, GDP bình quân đầu
người của Philipines tính theo sức mua tương đương chỉ là 6.963 USD, so với mức
15.735 USD của Thái Lan và 25.639 USD của Malaysia. Bất bình đẳng là rất cao, và
đã tăng lên trong ba năm qua.
Nghèo
đói vẫn còn cao. Vào năm 2012, khoảng 38% dân số (hay 36 triệu người) sống dưới
mức 3,10 USD (ngưỡng Ngân hàng Thế giới cho là tương đối nghèo). Điều này cho
thấy một sự cải thiện rất khiêm tốn trong 15 năm qua, khi 42% sống dưới mức
nghèo khổ vào năm 1997. Ngược lại, nghèo đói ở Malaysia và Thái Lan hầu như đã
bị loại bỏ. Manila cũng là nơi có những khu nhà ổ chuột lớn nhất thế giới,
Tondo, với gần nửa triệu người.
Với
tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Đông Nam Á, việc thiếu cơ hội ở Philippines đã khiến
nhiều công dân ra phải tìm việc làm ở nước ngoài. Rất nhiều người đàn ông và phụ
nữ Philippines tài năng song không may mắn đã phải chấp nhận những công việc dưới
mức kỹ năng của họ, và thường trong các xã hội nguy hiểm ở Trung Đông. Hiện tượng
vốn con người của quốc gia tiếp tục chảy ra nước ngoài, dường như cho thấy
thành tích tương đối tốt của nền kinh tế đã không mang lại nhiều thay đổi. Nhìn
chung, khoảng 10% trong số 100 triệu dân đang làm việc ở nước ngoài.
Tình
trạng cơ sở hạ tầng kinh hoàng của Philippines thấy rõ đối với bất cứ ai đến đất
nước. Ngay khi bạn đến sân bay Manila, bạn đang phải đối mặt với hàng loạt người
bán hàng rong rạp, và sau đó bạn phải đi với tốc độ rùa bò để tới khách sạn của
mình. Sự bùng nổ về xây dựng ở thủ đô là vượt xa sự phát triển cơ sở hạ tầng,
giao thông cùng ô nhiễm ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Không có gì ngạc nhiên
khi Philippines đứng ở vị trí thấp nhất trong danh sách Chỉ số Hài lòng của Người
lái xe toàn cầu năm 2015.
Và
Philippines là một quốc gia khá nguy hiểm. Tội phạm bạo lực là một vấn đề quan
trọng, đặc biệt là trộm cắp, tấn công, cướp, cướp giật, móc túi, lừa đảo và
gian lận thẻ tín dụng. Các cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra bất cứ lúc nào,
bất cứ nơi nào ở Philippines, kể cả ở Manila. Giao thông thì dày đặc, hỗn loạn,
và không thể đoán trước. An toàn giao thông liên quan đến phà biển là không đạt
tiêu chuẩn, với các vụ chìm phà và tai nạn xảy ra quá thường xuyên.
Lạm
dụng ma túy và buôn lậu ma túy là những vấn đề chính ở Philippines. Báo cáo về
việc sử dụng "shabu", tên đường phố của một loại chất kích thích, tiếp
tục phát triển khi chất này được buôn bán rộng khắp quốc gia, và chất gây nghiện
shabu vẫn là vấn đề ma túy lớn nhất ở Philipines.
Nền dân chủ khiếm khuyết của
Philippines
Thực
tế đáng tiếc là Philippines không phải là một nền dân chủ hoàn chỉnh cũng không
phải là một nền dân chủ hiệu quả. Cuộc Cách mạng Quyền lực Nhân dân (EDSA) chỉ
mang lại quyền lực cho giới đầu sỏ của Philippines vốn chỉ quan tâm đến việc bảo
vệ các đặc quyền của họ. Quá nhiều độc quyền tồn tại thông qua những hạn chế về
đầu tư nước ngoài và cạnh tranh thị trường.
Economist Intelligence Unit
xếp hạng Philippines là "nền dân chủ khiếm khuyết", đứng thứ 54 trong
số 167 nước được khảo sát. Philippines có điểm số rất thấp khi xét đến văn hoá
chính trị và sự hoạt động của chính phủ. Trong khi đó, Freedom House xếp hạng Philippines là một quốc gia "tự do một phần", với những điểm số
khiêm tốn cho tự do dân sự, tự do chính trị và tự do báo chí.
Nhà
khoa học chính trị Philippine Richard Heydarian cũng cho rằng, Philippines là một
nền dân chủ bất thường, bị chi phối bởi các tầng lớp tinh hoa đầu sỏ của đất nước.
Ông nói: "Ngày nay, khoảng 178 gia đình chi phối 73 trong tổng số 80 tỉnh.
Đại đa số các nhà lập pháp (70%) đến từ các gia đình này, rất lớn khi so sánh
các nước Mỹ Latinh khác như Mexico và 40% và Argentina (10%).” Và các tầng lớp
tinh hoa của Philippines đã vắt kiệt nền kinh tế trong những năm gần đây, như
Heydarian lưu ý - "76% của cải mới được tạo ra đã bị chiếm đoạt bởi 40 gia
đình giàu có nhất, đây là dạng phát triển tập trung tài sản tồi tệ nhất ở châu
Á".
Sự hấp dẫn của Duterte
Không
có gì ngạc nhiên khi người dân Philippines bị thu hút bởi một ứng cử viên như
Duterte, người hứa hẹn các giải pháp nhanh chóng cho các vấn đề lâu năm của quốc
gia. Ví dụ, ông đã hứa rằng ông sẽ chấm dứt tội phạm và tham nhũng trong vòng
sáu tháng đầu nhiệm kỳ. Ông cũng đã lặp đi lặp lại đe dọa rằng sẽ vứt 100.000
thi thể tội phạm xuống Vịnh Manila.
"Donald
Trump" của Philippines cũng là một người thất thường, nói năng không thận
trọng. Để chống lại việc Trung Quốc chiếm đoạt bãi nổi rộng lớn ở Biển Đông,
ông đã từng hứa sẽ lái máy bay qua Biển và cắm một lá cờ trên đất tranh chấp. Ông
cũng là một người ăn nói thô lỗ, thể hiện rõ trong những câu chuyện hài hước của
ông về vụ hãm hiếp và giết người một nhà truyền giáo người Úc tại Philippines.
Và khi các đại sứ Úc và Hoa Kỳ phản đối chuyện đùa của ông, Duterte nói hai Đại
sứ "im miệng" và đe dọa sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao nếu được bầu.
Trong đất nước Công giáo nhiệt thành này, ông cũng xúc phạm đến Đức Giáo hoàng.
Nhưng,
giống như Donald Trump, người đàn ông của người dân này, với phong cách cứng rắn
của mình, dường như đáng tin và thú vị hơn nhiều so với những người đại diện
khác của chính quyền. Trong quốc gia với màu sắc phong kiến này, với một tầng lớp
tinh hoa vô tâm, nhân cách luôn quan trọng hơn là các chính sách trong nền
chính trị quốc gia.
Đồng
thời, dù Duterte không đưa ra một nghị trình rõ ràng, ông đã đưa ra nhiều ý tưởng
thú vị. Ông muốn thực hiện việc phân quyền để làm cho Philippines trở thành một
quốc gia liên bang. Ông cũng muốn thay đổi chính phủ từ chế độ tổng thống sang
một chế độ đại nghị. Ông dự định chấm dứt nền văn hoá tham nhũng "tập
trung ở đế chế Manila", và cam kết giảm bớt quyền lực của giới tinh hoa
kinh tế và chính trị của Manila.
Duterte
cũng có ý định chấm dứt các cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập kỷ với quân nổi
dậy ở Mindanao. Ông hứa hẹn sẽ có mối quan hệ cân bằng hơn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Philippines thực sự cần điều gì
Một
nhân vật độc tài như Duterte dành được nhiều sự thu hút của các công dân trong
một Philippines đầy tội phạm và không có luật lệ. Và Duterte có thể thực sự đạt
được một số kết quả, mặc dù đi cùng với những thiệt hại mà người dân phải gánh
chịu. Nhưng điều mà Philippines cần là một
nhà nước mạnh và hiệu quả, như Richard Heydarian đã lập luận.
Điều
này có nghĩa là một nhà nước có khả năng tăng thuế, cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ
tầng cho người dân. Philipines cần các thiết chế mạnh hơn, đặc biệt là ở những
nơi dễ bị tham nhũng. Chủ nghĩa tư bản thân hữu trong các thiết chế công phải
được loại bỏ quyết liệt.
Môi
trường kinh doanh phải ngừng ưu đãi các tầng lớp tinh hoa và mở ra cơ hội kinh
tế cho tất cả mọi người. Philippines cần có nền tảng pháp quyền chứ không phải
là sự cai trị kiểu cá nhân của tổng thống Duterte. Luật pháp phải không chỉ tồn
tại mà còn phải được thực thi và củng cố. Đối với điều này, cảnh sát và quân đội
cần phải được nâng cấp đáng kể.
Hi
vọng rằng trong suốt nhiệm kỳ sáu năm của mình Tổng thống Duterte sẽ dành phẩn
lớn năng lượng (nổi tiếng) của ông cho các nỗ lực này.