Nhà nước với đầy
đủ các đặc điểm trong bài Nhà
nước hiện đại được gọi là nhà nước lý tưởng. Trong thực tế thì không có nhà
nước nào có được chủ quyền bên trong và bên ngoài (một cách không tranh cãi), tính
chính danh tuyệt đối, sự độc quyền sử dụng vũ lực, cũng như một bộ máy hành
chính hữu hiệu. Tuy nhiên, một số nhà nước đạt đến gần với nhà nước lý tưởng
này hơn so với một số nhà nước khác.
Tùy theo năng lực
của nhà nước của nhà nước, chúng ta có thể chia nhà nước thành bốn dạng như
sau: hữu hiệu, khiếm khuyết, yếu, sụp đổ.
Nhà
nước hữu hiệu (effective state)
Nhà nước có thể kiểm
soát biên giới và lãnh thổ quốc gia, cũng như củng cố luật và chính sách quốc
trên toàn quốc. Để đạt được mục đích này, nhà nước cần có một hệ thống tư pháp ổn
định, một bộ máy hành chính chuyên nghiệp, có đủ khả năng để thu thuế, cung cấp
các dịch vụ công, đảm bảo an ninh trật tự. Một nhà nước hiệu quả như vậy chắc
chắn không đồng nghĩa với việc nó quá quyền lực, nhưng điều quan trọng là nó phải
có tính chính danh trong mắt mọi người dân và lực lượng xã hội.
Danh sách nhà nước hữu hiệu
Nhà
nước khiếm khuyết (flawed state)
Nhà nước khiếm
khuyến thể hiện ở mức độ hữu hiệu thấp hơn của nó so với nhà nước hữu hiệu. Sự
kém hữu hiệu này thể hiện ở chất lượng bộ máy hành chính thấp hơn, mức độ tham
nhũng và thất thoát thuế cao hơn (khi so sánh mức độ trốn thuế so với các nước
khác trong khu vực), và khả năng quản lý kinh tế kém cỏi. Chính vì vậy mà nó có
tính chính danh thấp hơn, qua đó có thể đối mặt với khả năng bất ổn, bạo loạn
chính trị. Hi lạp là một ví dụ hiện thời về nhà nước khiếm khuyết, đang đối mặt
với những khó khăn kinh tế đến từ chính sự khiếm khuyết này của nhà nước. Hi lạp
được cho là có nền kinh tế ngầm (so với phần trăm GDP) lớn nhất so với các quốc
gia công nghiệp phát triển.
Danh sách nhà nước khiếm khuyết
Nhà
nước yếu (weak state)
Nhà nước yếu thậm
chí còn kém hữu hiệu hơn so với nhà nước khiếm khuyết, khi nhà nước không thể
kiểm soát được một số khu vực nào đó của đất nước. Một nhà nước yếu không thể
áp đặt các chính sách quốc gia trên toàn quốc; thực vậy, nó chỉ có thể làm vậy ở
khu vực thủ đô và một số khu vực nào đó, thường cạnh thủ đô. Ở nơi khác, thì nó
không cho thấy sự hiện diện, hoặc nếu có thì bị coi như không chính danh và bị
lờ đi. Trong một nhà nước yếu, các quan chức trong bộ máy có thể hành động tùy
tiện để làm giàu cho chính mình hơn là tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý. Vì lý do
này, nhiều người thích dùng từ ‘nhà nước cướp bóc’ (predatory state) hơn từ ‘nhà
nước yếu) để chỉ kiểu nhà nước này. Trong nhiều trường hợp, nhà nước yếu không
có khả năng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thông thường, một nhà nước yếu
tồn tại trong các đất nước chưa có một bản sắc dân tộc.
Danh sách các nhà nước yếu
Nhà
nước sụp đổ (collapsed state)
Một nhà nước yếu
chỉ có thể kiểm soát khu vực thủ đô và vùng phụ cân, cũng như chỉ có thể áp đặt
chính sách của mình trong những khu vực đó. Tuy nhiên, ở mức độ tệ hại hơn, một
nhà nước có thể không còn năng lực thực thi bất cứ chức năng nào của nó. Nhà nước
như vậy được gọi là nhà nước sụp đổ, trong đó thẩm quyền nhà nước không tồn tại,
chỉ có tình trạng vô chính phủ, nội chiến, hay phân chia giữa các khu vực do
các lãnh chúa chiếm giữ. Somalia hiện nay được coi là một nhà nước sụp đổ; nhiều
nước cũng ở trong tình trạng như vậy trong quá khứ như Afghanistan, Angola,
Burundi, Iraq, Lebanon, Liberia, song hiện giờ nhà nước đã được tái xây dựng.
Xây
dựng nhà nước
Nhà nước yếu vừa
là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự suy giảm chất lượng của bộ máy hành chính,
tính chính danh cũng như khả năng kiểm soát lãnh thổ.
-
Nếu nhà nước không có nguồn lực để cung
cấp hạ tầng và an ninh cơ bản, thì tính chính danh của nó sẽ suy giảm. Việc thiếu
nguồn lực cũng khiến nhà nước không thể trả lương tốt cho công chức, điều đó có
thể dẫn đến tham nhũng cũng như sự giảm sút chất lượng dịch vụ nhà nước. Tham
nhũng trong một số thiết chế như quân đội thậm chí có thể khiến cho an ninh và toàn
vẹn lãnh thổ bị đe dọa.
-
Nếu nhà nước không thể cung cấp các dịch
vụ cơ bản, như giáo dục, các công dân sẽ tìm con đường khác để thành công mà có
thể liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp (như buôn lậu) và qua đó làm suy
giảm chủ quyền hơn nữa.
-
Nếu nhà nước không thể cai trị công bằng,
công dân sẽ đi đến tìm kiếm các phương tiện khác để giải quyết tranh chấp của nọ,
làm xói mòn sự độc quyền sử dụng vũ lực chính danh của nhà nước.
Câu hỏi là làm
thế nào để một nhà nước trở nên mạnh và hữu hiệu hơn là một chủ đề lớn trong
chính trị. Các nhà khoa học như Douglass North, Barry Weingast cho rằng điều mấu
chốt nằm ở việc TẠO RA CÁC TỔ CHỨC VÀ THIẾT CHẾ MANG TÍNH PHI CÁ NHÂN (tách rời
với với người nắm quyền).
-
Các nhà nước xa xưa dựa trên liên minh giữa
giới tinh hoa nhằm giảm bớt bạo lực giữa họ. Quyền lực vẫn còn mang tính cá
nhân, khi mà nhà nước thực sự chỉ là một sự dàn xếp giữa các nhóm tinh hoa cạnh
tranh, mà mỗi trong số đó đều kiểm soát các phương tiện bạo lực. Bởi vì điều
này, các nhà nước xa xưa rất không ổn định. Giới tinh hoa tuân theo thỏa thuận
mà họ tạo ra với nhau để thúc đẩy các lợi ích kinh tế (từ việc không có chiến
tranh) cũng như bòn rút các nguồn lực từ vị trí của họ trong nhà nước.
-
Cuối cùng, một số nhóm tinh hoa thảo luận
về các thỏa thuận trong đó thiết lập các tổ chức và thiết chế có tính phi cá
nhân, như các chức vụ chính thức trong nhà nước, mà tách rời với những người
lãnh đạo cá nhân. Khi những thiết chế này phát triển và hoạt động tốt, sự
chuyên biệt hóa lớn hơn diễn ra, và các giới tinh hoa riêng biệt kiểm soát quan
đội, kinh tế, chính trị, tôn giáo xuất hiện. Điều này đỏi hỏi phải có một nền tảng
pháp quyền trong giới tinh hoa. Cùng với các thiết chế, tổ chức có tính phi cá
nhân, pháp quyền thúc đẩy tạo ra một sự độc quyền vũ lực thực sự khi giới tinh
hoa từ bỏ việc các phương tiên bạo lực riêng của mình.
Một khi được thiết
lập trong giới tinh hoa, các thiết chế và tổ chức phi cá nhân dần mở rộng tới
phần còn lại trong xã hội, điển hình với sự xuất hiện của dân chủ, và từ đó một
nhà nước hiện đại ra đời.
Tài
liệu tham khảo
-
Carol Ann Drogus and Stephen Orvis. Introducing Comparative Politics: Concepts
and Cases in Context
-
Alan Siaroff. Comparing Political Regimes