Nguyễn Hưng Quốc
Độc tài là hiện tượng
thâu tóm quyền lực vào tay một người hoặc một nhóm người. Cái gọi là quyền lực
này bao gồm hai yếu tố chính: quyền và lực. Trong các thứ quyền, quan trọng và
bao quát nhất là quyền quyết định: dưới một chế độ độc tài, nhà lãnh đạo có
toàn quyền trong mọi quyết định, từ lớn đến nhỏ, từ chính trị đến kinh tế, văn
hóa và xã hội; bất chấp những suy nghĩ, ước vọng và quyền lợi chính đáng của mọi
người. Về lực, nhà độc tài không những nắm trong tay toàn bộ các cơ quan được
trang bị đầy đủ súng ống như quân đội, công an, cảnh sát, mật vụ, v.v... mà còn
kiểm soát tuyệt đối các cơ quan có khả năng tác động đến đời sống tinh thần của
mọi người như truyền thông và giáo dục. Hai thứ quyền và lực này đi đôi và hỗ
trợ cho nhau: với quyền, người ta có lực; và dùng lực, người ta kiểm soát quyền.
Các nhà chính trị học
thường chia thành hai loại độc tài chính: độc tài dựa trên cá nhân và độc tài dựa
trên hệ thống.
Độc tài như Adolf Hitler
hoặc Moammar Gadhafi là độc tài trên cá nhân: Chỉ có một mình họ có quyền lực.
Toàn bộ hệ thống chính quyền họ dựng lên là để phục vụ cho họ. Quyền lực của họ
gần như tuyệt đối. Không có ai được chia sẻ cả. Ví dụ, thời phát xít, trên danh
nghĩa Hermann Goering là phó của Hitler. Goering có quyền sinh sát trên cả hàng
chục triệu người. Gặp Goering, ai cũng lấm lét sợ hãi. Thế nhưng, như Goering từng
có lần thú nhận, đứng bên cạnh Hitler, ông biến thành môt con số không to tướng.
Tự thâm tâm, ông cũng thấy mình không đứng cùng trên một mặt bằng với Hitler.
Ông biến thành con ong cái kiến bên cạnh nhà độc tài, người nắm toàn bộ quyền lực
của quốc gia. Ở Libya, dười thời Gadhafi cũng vậy. Gadhafi không những là nhà
lãnh đạo mà còn là nhà tiên tri. Đất nước là của ông. Ông muốn làm gì thì làm.
Độc tài dựa trên hệ thống
lại khác. Trước, đó là độc tài quân chủ: Nó được dựng trên một số luật lệ nhất
định, chủ yếu căn cứ vào huyết thống. Sau này, hình thức độc tài này thể hiện
trong các nước xã hội chủ nghĩa: không phải cá nhân trị mà là đảng trị. Dĩ
nhiên đảng cũng là người: bao giờ cũng có một cá nhân nào đó nổi lên, thay mặt
đảng, để cai trị dân chúng. Hình thức độc tài này cũng có thể tìm thấy ở một số
quốc gia Hồi giáo (kiểu Iran hiện nay): cả hệ thống tôn giáo trở thành lực lượng
thống trị đất nước. Có thể có một cá nhân nào đó có quyền lực nhất, thao túng cả
hệ thống tôn giáo để trở thành một kẻ toàn trị. Tuy nhiên, dù vậy, họ cũng vẫn
nhân danh hệ thống và sử dụng hệ thống ấy, ít nhất như một bình phong hoặc một
cơ cấu quyền lực.
Cả độc tài dựa trên cá
nhân lẫn độc tài dựa trên hệ thống đều sử dụng một thứ quyền lực khác để biện
chính cho quyền lực tuyệt đối của mình. Ngày xưa, các chế độ quân chủ sử dụng
tư tưởng thiên mệnh: quyền lực của họ đến từ thần linh, do Trời định. Các chế độ
độc tài như phát xít thì dựa trên quy luật tiến hóa, theo đó, có một số dân tộc
có nhiều ưu điểm và đặc quyền hơn các dân tộc khác; trong từng dân tộc, có một
số cá nhân vượt trội hơn các cá nhân khác. Các chế độc độc tài xã hội chủ nghĩa
thì sử dụng lý tưởng đại đồng thời cộng sản chủ nghĩa, nơi ai cũng bình đẳng, tự
do và hạnh phúc. Ngoài ra, tất cả các hình thức độc tài đều sử dụng một biện
pháp giống nhau: thần thánh hóa, hoặc ít nhất, thần tượng hóa lãnh tụ. Ở Liên
Xô thì cả Lenin lẫn Stalin đều là những thiên tài vĩ đại. Ở Trung Quốc, Mao Trạch
Đông cũng là thiên tài vĩ đại. Ở Bắc Hàn thì cha là "Lãnh Tụ Vĩ Đại"
(Great Leader), con là "Lãnh Tụ Kính Yêu" (Dear Leader). Ở Campuchia
thì có "Anh Cả" (Brother Nume One). Ở Việt Nam thì, trước, có
"Cha già Dân tộc"; sau này thì có Nguyễn Tấn Dũng "Thủ tướng xuất
sắc nhất châu Á!" Để đạt được mục tiêu thần thánh hóa hoặc thần tượng hóa
như thế, các nhà độc tài đều sử dụng một biện pháp giống nhau: nói láo.
Độc tài dựa trên cá nhân
và độc tài dựa trên hệ thống, dù có một số khác biệt, vẫn giống nhau trong bản
chất. Và cả hai đều đối lập với dân chủ.
Theo nhiều nhà nghiên cứu,
chúng đối lập ít nhất ở mấy điểm chính:
Một, trong khi độc tài nhấn mạnh vào ý niệm quyền, độc tài nhấn mạnh vào bổn phận của từng cá nhân. Trên căn bản, chế độc dân chủ được xây dựng trên nguyên tắc tự do cá nhân, ở đó, mỗi người, bất kể nguồn gốc, đẳng cấp, tôn giáo, chính kiến, đều có những quyền căn bản giống nhau; chế độ độc tài, ngược lại, được xây dựng trên sự vâng phục; vâng phục càng mù quáng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Trong xã hội dân chủ, ở trên có bổn phận và ở dưới có quyền; trong xã hội độc tài, ngược lại, ở trên có quyền và ở dưới chỉ có bổn phận.
Một, trong khi độc tài nhấn mạnh vào ý niệm quyền, độc tài nhấn mạnh vào bổn phận của từng cá nhân. Trên căn bản, chế độc dân chủ được xây dựng trên nguyên tắc tự do cá nhân, ở đó, mỗi người, bất kể nguồn gốc, đẳng cấp, tôn giáo, chính kiến, đều có những quyền căn bản giống nhau; chế độ độc tài, ngược lại, được xây dựng trên sự vâng phục; vâng phục càng mù quáng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Trong xã hội dân chủ, ở trên có bổn phận và ở dưới có quyền; trong xã hội độc tài, ngược lại, ở trên có quyền và ở dưới chỉ có bổn phận.
Hai, trong khi dân chủ
tin tưởng vào sự bình đẳng, độc tài tin tưởng vào tính đẳng cấp. Khi một nhà độc
tài nói về bình đẳng, bạn có thể khẳng định dứt khoát: "Hắn đang nói dối!"
Chắc chắn là bạn sẽ không bao giờ sai cả: cả lịch sử và luận lý thông thường đều
đứng về phía bạn. Nếu không muốn nhớ lịch sử và không muốn mệt óc lý luận, bạn
cứ nhìn vào cái gọi là "Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ" (từ
Trung ương xuống địa phương) ở Việt Nam thì biết. Đố bạn tìm ra ở các quốc gia
dân chủ một ủy ban nào tương tự! Rõ ràng là sức khỏe của ai cũng quý cả, nhưng
sức khỏe của cán bộ thì quý hơn nhiều. (Nhưng đây chỉ là một ví dụ nhỏ mà
thôi!)
Ba, trong khi dân chủ
vinh danh con người, độc tài lại vinh danh nhà nước: Dân chủ xem nhà nước chỉ
là phương tiện để phục vụ con người; độc tài, ngược lại, xem con người là
phương tiện để phục vụ nhà nước. Nhưng nhà nước chỉ là một guồng máy vô nhân
tính: chế độc độc tài nào cũng vô nhân tính.
Bốn, trong khi dân chủ
khuyến khích tự do tư tưởng, độc tài lại ra sức đàn áp tự do tư tưởng và cả tự
do hành động. Với dân chủ, tự do là lý tưởng và là nguyên tắc. Với độc tài, tự
do là kẻ thù. Nhà dân chủ tuyên bố: "Tôi không đồng ý với anh/chị, nhưng
tôi sẵn sàng tranh đấu cho quyền phát biểu ý kiến của anh/chị"; nhà độc
bài tuyên bố: "Không có ý kiến ý kiết gì cả. Tất cả đã có Tao lo!"
Năm, trong khi dân chủ đề
cao tinh thần đa nguyên, chấp nhận những sự dị biệt và tôn trọng các khác của
người khác, độc tài, ngược lại, chỉ thích sự đồng quy, đồng nhất và đồng dạng.
Sáu, trong khi dân chủ
tiến hành công việc qua những sự đàm phán và thương thảo, trong đó, người ta sẵn
sàng tương nhượng, độc tài, ngược lại, chỉ biết đề cao quyền lực, dùng quyền lực
để giải quyết mọi xung đột, thậm chí, khác biệt.
Sáu sự đối lập trên là
những đối lập căn bản. Chúng ảnh hưởng và tác động lên các khía cạnh khác trong
đời sống chính trị, văn hóa và xã hội, từ đó, làm cho diện mạo của dân chủ và độc
tài khác hẳn nhau.
Tất cả các nhà độc tài đều muốn mạo danh dân chủ. Nhưng trên thực tế, ranh giới giữa độc tài và dân chủ khác nhau đến độ không ai không thấy. Và không ai có thể lầm được.
Tất cả các nhà độc tài đều muốn mạo danh dân chủ. Nhưng trên thực tế, ranh giới giữa độc tài và dân chủ khác nhau đến độ không ai không thấy. Và không ai có thể lầm được.
Trừ những kẻ bị nhồi sọ.
Nguồn:http://www.voatiengviet.com/a/the-nao-la-doc-tai-09-21-2011-130290048/910225.html