Dr Đỗ Kim Thêm
Vấn đề
Hiến pháp là
nền tảng pháp lý cho sự chung sống của một dân tộc và là điều kiện tiên quyết
cho sự thịnh vuợng của đất nước. Hiện nay vấn đề sôi nổi trong công luận
là tìm một mô hình thích hợp và một lộ trình khả thi cho việc tu chỉnh Hiến
pháp Việt Nam. Các góp ý xoay quanh các chủ đề du nhập nguyên tắc tam quyền
phân lập, lập mối ràng buộc giữa Đảng quyền và luật pháp, trao lại thẩm quyền lập
hiến cho toàn dân, nâng cao kỹ năng lập pháp và lập quy của quốc hội và tôn trọng
thực thi nhân quyền của chính quyền là chính.
Để đóng góp
vào việc thảo luận chung, tiểu luận sau đây sẽ giới thiệu mô hình hiến pháp
theo thể chế cộng hòa, một luận điểm về luật Hiến pháp mà Immanuel Kant đã cổ
vũ trong luận thuyết "Hướng về một nền hoà bình vĩnh cữu" để làm cơ sở đối chiếu
với hiện trạng Hiến pháp Việt Nam.
Lý thuyết của Immanuel Kant
Immanuel
Kant (1724-1804) là giáo sư Siêu hình học và Đạo đức học tại đại học Königsberg
thuộc Phổ nay là Kaliningrad thuộc Nga. Với các tác phẩm kinh điển bậc nhất như Kritik
der reinen Vernunft, Kritik der praktischen Vernunftvà Kritik der
Urteilskraft ông là một triết gia hàng đầu trong phong trào khai sáng
tại phương Tây và được hậu thế tôn vinh là ngưòi khai sinh ra môn Đạo đức học
hiện đại.
Tác phẩm
Trong chiều
hướng đóng góp cho nỗ lực hoà đàm giữa Pháp và Phổ tại Basel, Kant đã giới thiệu
một sơ thảo triết học "Zum ewigen Frieden" (1795) "Hướng về một nền hòa bình
vĩnh cữu" nhằm thảo luận về những nguyên tắc để đem lại một nền hoà bình cho
nhân loại. Điểm quan trọng trong luận văn này của Kant là đặt lại mối quan hệ
giữa luật hiến pháp và luật quốc tế, cổ vũ tinh thần thượng tôn luật pháp trong
việc giải quyết các tranh chấp quốc nội và hợp tác quốc tế. Trong lĩnh vực soạn
thảo luật hiến pháp ông cho rằng “Hiến pháp dân sự của mọi quốc gia phải theo
thể chế cộng hòa”, đây là một điều kiện tiên quyết mà nội dung sẽ được trích dịch
và dẫn luận sau đây.
Trích dịch nội
dung
Điều khoản
chung quyết thứ nhất: “Hiến pháp dân sự của mọi quốc gia phải theo thể chế cộng
hòa”.
Thứ nhất, hiến
pháp này được lập ra phải dựa trên nguyên tắc tự do cho mọi thành viên của xã hội
như là một con người; thứ hai, tất cả mọi người phải bị ràng buộc vào một pháp
chế chung và duy nhất như một chủ thể; và thứ ba, hiến pháp quy định luật bình
đẳng dành cho tất cả mọi người như công dân. Hiến pháp, cơ sở duy nhất mà nguồn
gốc dựa trên tư tưởng của một hợp đồng nguyên thủy để thiết lập cho một quyền lập
pháp hợp pháp của dân tộc, phải theo thể chế cộng hoà.[1] Khi đặt vấn đề này liên hệ đến luật pháp thì hiến
pháp cộng hòa tự nó là nguyên tắc nền tảng hình thức của mọi loại hiến pháp dân
sự. Vấn đề là hiến pháp này có thể là cách duy nhất dẫn đến một nền hòa bình
vĩnh cữu không.
Ngoài nguồn
gốc vững chắc, hiến pháp cộng hòa là cơ sở thuần túy bắt nguồn từ các khái niệm
luật pháp và sẽ có triển vọng đạt được kết quả mong đợi, cụ thế là một nền hòa
bình vĩnh cữu. Lý do đó như sau:
– Nếu khuôn khổ của hiến pháp không quy định khác hơn, thì vấn đề gây chiến cần có sự đồng thuận của toàn dân. Không có gì hiển nhiên hơn là vấn đề này phải được cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đưa đến những kinh hoàng của chiến cuộc, (có nghĩa là dân phải tự chiến đấu, chịu mọi chiến phí, đóng góp và tái thiết thiệt hại do chiến tranh để lại, và cuối cùng còn một điều trầm trọng nhất chấp nhận một gánh nợ sẽ làm hoà bình chua chát hơn, một loại nợ mà không bao giờ trả hết trong trường hợp một cuộc chiến mới lại đến và người dân sẽ suy nghĩ là một trò chơi nguy hiểm khác lại bắt đầu). Ngược lại, nếu trong hiến pháp mà người dân chỉ là thuộc hạ, nghĩa là không theo thể chế cộng hòa, thì sự tham chiến là một chuyện trầm trọng nhất trên thế gian, vì lãnh đạo không còn là người dân mà là chủ nhân ông của đất nước, không bị chút thiệt hại nào trong chiến tranh trong khi họ tiếp tục tiệc tùng, săn bắn, hưởng lạc thú nơi cung điện với yến tiệc. Lãnh đạo có thể quyết định chiến tranh như một loại trò chơi do những nguyên nhân không đáng kể. Về biện luận đạo đức cho cuộc chiến họ lại không bận tâm vì có ngoại giao đoàn luôn sẵn sàng phục vụ.
– Nếu khuôn khổ của hiến pháp không quy định khác hơn, thì vấn đề gây chiến cần có sự đồng thuận của toàn dân. Không có gì hiển nhiên hơn là vấn đề này phải được cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đưa đến những kinh hoàng của chiến cuộc, (có nghĩa là dân phải tự chiến đấu, chịu mọi chiến phí, đóng góp và tái thiết thiệt hại do chiến tranh để lại, và cuối cùng còn một điều trầm trọng nhất chấp nhận một gánh nợ sẽ làm hoà bình chua chát hơn, một loại nợ mà không bao giờ trả hết trong trường hợp một cuộc chiến mới lại đến và người dân sẽ suy nghĩ là một trò chơi nguy hiểm khác lại bắt đầu). Ngược lại, nếu trong hiến pháp mà người dân chỉ là thuộc hạ, nghĩa là không theo thể chế cộng hòa, thì sự tham chiến là một chuyện trầm trọng nhất trên thế gian, vì lãnh đạo không còn là người dân mà là chủ nhân ông của đất nước, không bị chút thiệt hại nào trong chiến tranh trong khi họ tiếp tục tiệc tùng, săn bắn, hưởng lạc thú nơi cung điện với yến tiệc. Lãnh đạo có thể quyết định chiến tranh như một loại trò chơi do những nguyên nhân không đáng kể. Về biện luận đạo đức cho cuộc chiến họ lại không bận tâm vì có ngoại giao đoàn luôn sẵn sàng phục vụ.
Để tránh lầm
lẫn giữa hai loại hiến pháp cộng hòa và dân chủ, ta cần phân biệt như sau. Các
hình thức của một đất nước (dân sự) có thể theo hai nguyên tắc: sự khác biệt dựa
trên số người nằm quyền lực cai trị tối cao của nhà nước hoặc phương cách cai
trị của nhà lãnh đạo mà bất kể họ là ai. Phương thức thứ nhất được gọi chung là
hình thức cai trị và có thể có ba loại khác nhau, chủ quyền tối thượng thuộc về
một người, hoặc do nhiều người hoặc do toàn thể dân chúng tạo thành xã hội dân
sự, từ đó mà lãnh đạo có quyền thống trị (chế độ phong kiến, qúy tộc hay dân chủ
và quyền lực chuyên chế, phong kiến hay toàn dân). Nguyên tắc thứ nhì phân loại
theo hình thức chính quyền và dựa theo hiến pháp mà nhà nước sử dụng quyền tối
thượng (từ mọi hành vi của ý chí chung mà qua đó phần đông dân chúng tạo thành
dân tộc). Trong mối quan hệ này thì hình thức của chính quyền hoặc cộng hòa hay
chuyên chế. Thể chế cộng hòa là một nguyên tắc tổ chức nhà nước tách rời quyền
hành pháp ra khỏi quyền lập pháp. Thể chế chuyên chế là nhà nước thực hiện quyền
lực nhà nước từ những luật pháp do mình tự tạo ra mà ý chí chung được coi như
là ý riêng của lãnh đạo.
Trong ba
hình thái nhà nước, thì dân chủ trong ý nghĩa của danh từ này là một hình
thức chuyên chế cần thiết, bởi vì nó lập ra quyền hành pháp, mà tất cả có quyết
định chung và trong mọi trường hợp là một cơ chế quyền lực của toàn thể có quyền
chống lại bất cứ một cá nhân nào mà toàn thể phản đối. Dù gọi là toàn thể, thực
ra không phải lúc nào cũng đúng là toàn thể, mà là một đa số, thực tế này cho
thấy có một điều tự mâu thuẫn với nguyên tắc ý chí chung và mâu thuẩn với
nguyên tắc tự do.
Bất cứ hình
thức chính quyền nào mà không phải là đại nghị, thì cũng không phải là một hình
thức thật sự, bởi vì nhà lập pháp cũng là người cưỡng chế ý chí của mình, (giống
như trong luận lý học, khi nguyên tắc suy luận tổng quát cùng lúc lại được suy
diễn trở thành nguyên tắc riêng trong phần kết luận). Khi hai hình thức khác của
hiến pháp luôn có khuyết điểm, nhưng ít nhất trong lốị cai trị này cũng mở ra một
cách tự do để tạo ra một chính quyền khác, phù hợp với tinh thần của một hệ thống
đại nghị như Friedrich II thường nói: “Tôi chỉ là một người phục vụ tối cao cho
đất nước"[2], vì trong hình thức dân chủ làm cho điều này bất khả, trong chế
độ này mọi người đều làm chủ ý chí của mình.
– Ta có thể nói thành phần nhân sự trong quyền lực nhà nước càng ít (số lượng nhà lãnh đạo) thì quyền đại biểu càng rộng, nhờ thế mà hiến pháp của nhà nước càng có nhiều khả năng thiên về chế độ cộng hòa, điều này cuối cùng cho phép các cải cách tiệm tiến cũng đạt được. Chính vì lý do này mà chế độ quý tộc khó khăn hơn quân chủ, và trong chế độ dân chủ càng không thể đạt tới hiến pháp hợp pháp hoàn chỉnh duy nhất, ngoại trừ có cách mang bạo động. Tuy nhiên, điều không thể tranh cải là loại hình thức chính quyền này[3] có tầm quan trọng đối với dân chúng hơn các loại hình thức hiến pháp khác, dù mức độ thích nghi nhiều hay ít của dân chúng cho mục tiêu này cũng quan trọng. Hình thức chính quyền khi phù hợp với khái niệm pháp luật, phải thuộc về hệ thống đại nghị, mà một chính quyền theo chế độ cộng hoà là hình thức khả thi, nếu không, dù có hiến pháp nào đi nữa thì loại chính quyền này cũng chỉ là chuyên chế và bạo lực.
– Không có một cái gọi là nền cộng hòa nào trước đây có thể nhận ra điều này, các chế độ này bị hoà nhập trong chế độ chuyên chế, phải lệ thuộc hoàn toàn dưới quyền tối thượng của một cá nhân, đây là một chịu đựng nặng nề nhất cho toàn dân. (Trích dịch từ nguyên tác Đức ngữ „Zum Ewigen Frieden, Ein Philosophischer Entwurf“, Königberg, bey Friederich Nicovius, 1795, được in lại trong „Die Kritiken“, 2008, Zweitausendeins, Frankfurt am Main, 1099-1112)
– Ta có thể nói thành phần nhân sự trong quyền lực nhà nước càng ít (số lượng nhà lãnh đạo) thì quyền đại biểu càng rộng, nhờ thế mà hiến pháp của nhà nước càng có nhiều khả năng thiên về chế độ cộng hòa, điều này cuối cùng cho phép các cải cách tiệm tiến cũng đạt được. Chính vì lý do này mà chế độ quý tộc khó khăn hơn quân chủ, và trong chế độ dân chủ càng không thể đạt tới hiến pháp hợp pháp hoàn chỉnh duy nhất, ngoại trừ có cách mang bạo động. Tuy nhiên, điều không thể tranh cải là loại hình thức chính quyền này[3] có tầm quan trọng đối với dân chúng hơn các loại hình thức hiến pháp khác, dù mức độ thích nghi nhiều hay ít của dân chúng cho mục tiêu này cũng quan trọng. Hình thức chính quyền khi phù hợp với khái niệm pháp luật, phải thuộc về hệ thống đại nghị, mà một chính quyền theo chế độ cộng hoà là hình thức khả thi, nếu không, dù có hiến pháp nào đi nữa thì loại chính quyền này cũng chỉ là chuyên chế và bạo lực.
– Không có một cái gọi là nền cộng hòa nào trước đây có thể nhận ra điều này, các chế độ này bị hoà nhập trong chế độ chuyên chế, phải lệ thuộc hoàn toàn dưới quyền tối thượng của một cá nhân, đây là một chịu đựng nặng nề nhất cho toàn dân. (Trích dịch từ nguyên tác Đức ngữ „Zum Ewigen Frieden, Ein Philosophischer Entwurf“, Königberg, bey Friederich Nicovius, 1795, được in lại trong „Die Kritiken“, 2008, Zweitausendeins, Frankfurt am Main, 1099-1112)
Dẫn luận
nguyên tác
Nguyên tắc
hình thành hiến pháp
Theo Kant có
ba nguyên tắc cho hiến pháp cộng hoà hình thành. Một là tự do cho mọi người dân,
hai là tất cả đều bị ràng buộc trong một hệ thống pháp luật và ba là tất cả được
bình đẳng trước pháp luật. Hiến pháp dựa trên một kết ước nguyên thủy, một sự đồng
thuận giữa người dân và nhà nước để quy định sự chung sống. Thực ra, lý thuyết
về kết ước xã hội đã được Rousseau đề xuất, nhưng Kant đào sâu khía cạnh ràng
buộc khi tất cả đồng thuận trong sự chung sống này. Từ đó mà tình trạng tự
nhiên sống tự do hỗn loạn chấm dứt và nền tảng cho sự chung sống an hoà thành
hình. Kant cho rằng hiến pháp là một quyết định thuần lý của con người nhằm tạo
một cấu trúc quy phạm cho xã hội và đặc biệt nhất là tạo chính danh cho nhà
lãnh đạo trong việc cai trị.
Chính danh
cho chính quyền trong việc cai trị tùy thuộc vào việc áp dụng pháp luật. Luật
pháp phải phù hợp với ý chí chung của toàn dân và mọi quyền lợi luật định của
ngưòi dân phải được bảo vệ. Không ai có quyền chống đối người khác mà không dựa
trên cơ sở pháp luật, một sự đồng thuận làm ràng buộc tất cả.
Kant dè dặt
hơn khi nói về ý nghĩa sự đồng thuận của toàn dân, vì toàn dân là một khái niệm
tương đối: chính quyền là một tổ chức không hoàn hảo và mức độ tham gia của dân
chúng vào sinh hoạt chính trị là chừng mực. Nhưng dè dặt nhất là Kant không cổ
vũ công bình và đaọ đức khi toàn dân thể hiện ý chí chung sống trong luật Hiến
pháp. Dù thể hiện ý chí chung sống nhưng người dân cùng lúc có quyền theo đuổi
tư lợi, vì hai phạm vi này không loại trừ nhau. Kant chú trọng công bình theo
luật thủ tục hơn là nội dung. Một đạo luật được coi là công bình khi tất cả mọi
người có liên quan vấn đề đều có đồng quyền tham gia quyết định và luôn tôn trọng
các thủ tục sau khi được thoả thuận.
Dù dựa trên
quan điểm hợp đồng như Rousseau, nhưng Kant đề cao nguyên tắc tự do và bình đẳng.
Tự do là một quyền bẩm sinh và không thể chuyển nhượng, nhưng biểu hiện quyền tự
do trong thực tại xã hội là một vấn đề khác. Lập luận của Kant là "Tự do là một
quyền không đòi hỏi tôi lệ thuộc vào bất cứ luật ngoại tại nào, trừ những luật
mà tôi có thể đồng thuận. Tôi bị ràng buộc pháp luật với người khác vì trước đó
tôi đồng thuận tự đặt mình trong khuôn khổ luật pháp".
Khi giải
thích khái niệm luật pháp Kant cho là luật nào cũng giới hạn tự do cá nhân,
nhưng biểu hiện tự do là “làm tất cả những gì mình muốn và không gây điều phạm
pháp cho người khác“, bởi thế vai trò lý trí cá nhân trở nên quan trọng hơn khi
nhận xét vấn đề. Mức độ cảm nhận tự do và khả năng hành động nhằm biểu hiện tự
do trong thẩm quyền lập pháp của cá nhân trong xã hội được đặt ra. Do xác nhận
được quyền tự do bẩm sinh và thực thi quyền này mà luật pháp thành hình. Chính
sự khai sáng này là cụ thể hoá quyền tự do trong thực tế. Hành sử tự do mang đến
an toàn cá nhân và xã hội khi tất cả đều tôn trọng luật pháp.
Để đạt mục
tiêu này thì nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật cần được thực thi. Khi mọi
người lệ thuộc luật pháp thì không tự động có nghiã tất cả đều được bình đẳng,
mà là cần loại bỏ mọi sự phân biệt khi áp dụng luật pháp, không chấp nhận mọi
ưu quyền mà không có cơ sở. Luật thừa kế, phong hàm qúy tộc, tạo thuận lợi hay
gây bất lợi kinh tế cần phải làm rõ, nếu không phải hủy bỏ. Muốn bảo đảm bình đẳng
trước pháp luật thì thẩm quyền lập pháp không thuộc về dòng dõi mà toàn dân.
Kant nhận thấy các khái niệm về khế ước nguyên thủy, thẩm quyền lập hiến và lập
pháp của toàn dân và nguyên tắc tự do và bình đẳng trong hiến pháp cộng hoà
liên hệ mật thiết nhau. Công nhận tính ràng buộc pháp luật pháp như một nguyên
tắc hiến định đã có trong hầu hết tất cả các học thuyết cổ điển của luật hiến
pháp, do đó không thể coi là một đặc thù của Kant. Trong các luận văn khác về
sau, Kant không khai thác chủ điểm này mà đề cao vể tính độc lập của cá nhân
trong quyết định thuần lý.
Hiến pháp và
hoà bình
Hiến pháp cộng
hoà thể hiện quyền dân tộc tự quyết khi người dân không còn là người thuần phục
kẻ bề trên mà quyết định tối hậu các vấn đề sinh mệnh của đất nước và chiến
tranh và hoà bình là hai điển hình. Kant lập luận ý chí toàn dân mới quyết định
được hoà hay chiến, một quyết đinh thuần lý nhằm bảo vệ quyền lợi dân tộc. Cụ
thể hơn người dân phải nghĩ đến thiệt hại sinh mạng và tài sản do chiến tranh
gây ra, nợ công khi lâm chiến và phí tổn khi tái thiết mà chỉ có dân là chịu lảnh
mọi chiến phí trong khi giới lãnh đạo tiếp tục an huởng đặc quyền do chế độ ban
phát. Kant chỉ bàn đến quyết định gây chiến nhưng không đề cập đến chiến tranh
tự vệ. Dân chúng không muốn có chiến tranh, nhưng khi thực hiện nguyện vọng
đúng theo thủ tục hiến định thì hoà bình sẽ là điều kiện khả thi. Hành vi tuyến
chiến hay chấp nhận hoà uớc theo Kant không phải là một loại luật pháp, đúng
hơn là một quyết định cá biệt trong hoàn cảnh cụ thể; nếu quyết định là của dân
chúng thì hợp hiến, nếu chỉ là của chính quyền thì vi hiến.
Kant bị phê
phán là quá đơn giản khi đề cao lý trí của công luận và thủ tục hiến định. Các
triết gia khác không tin lý trí thuần lý của toàn dân là chính mà cho là tùy
thuộc vào tinh thần hiếu chiến hay hiếu hoà của lãnh đạo hoặc chính sách ngoại
giao khôn ngoan.
Hình thức
cai trị và phân loại chính quyền
Phân loại
hình thức cai trị dựa vào một người, nhiều người hay toàn dân do Aristote khởi
xướng. Từ quan điểm này mà Kant giải thích quyền lực là có ba hình thức cai trị:
chuyên chế, qúy tộc hay dân chủ. Thuật ngữ Kant dùng không thống nhất, nên tìm
hiểu ngữ cảnh và so với thuật ngữ thông dụng hiện nay mới hiểu được nội dung. Về
phân loại chính quyền Kant dựa vào tiêu chuẩn tôn trọng luật pháp để giải
thích. Một chính quyền đặt mình trong pháp luật thì Kant gọi là cộng hoà, ngược
lại là chuyên chế. Ba hình thức cai trị một người, nhiều người hay toàn dân
không liên hệ đến giá trị; ngược lại, thi hành luật pháp là chuẩn mực cho sự
phân loại hiệu năng chính quyền. Hai cách phân biệt này song hành trong lý thuyết
nhưng có thể kết hợp nhau trong thực tế.
Kant cho là
Hiến pháp cộng hoà dựa trên khái niệm hợp đồng nguyên thủy mà tự do, bình đẳng
và ràng buộc là chính. Các nguyên tắc hiến định này tùy thuộc ý chí của toàn
dân. Thể hiện ý chí này là hành sử quyền tối thượng, vì người dân có quyền và
có lý trí để quyết định để phụng sự hoà bình. Khái niệm cộng hoà vào thời của
Kant phải được chúng ta ngày nay hiểu là hình thức dân chủ trực tiếp, thể hiện
tự do trong khuôn khổ đại nghị.
Kant hiểu ý
nghĩa của đại nghị là mối quan hệ lập pháp và hành pháp. Kant phê bình là nhà lập
pháp không được phép làm người cưỡng chế luật pháp, hình thức cai trị này không
thể gọi là đại nghị; trong khi chúng ta ngày nay xem là mối quan hệ giữa cử tri
và đại biểu quốc hội. Dù Kant đề cập gián tiếp đến tam quyền phân lập, nhưng
khái niệm cộng hoà trong đại nghị của Kant không khác với trào lưu tư duy hiện
đại về hệ thống chính trị dân chủ tự do.
Dù giống
nhau trong tổng thể nhưng có sự khác biệt chi tiết giữa lý thuyết kết ước xã hội
của Rousseau và khái niệm cộng hoà của Kant. Rousseau cho là có sự đồng nhất giữa
ý chí chung và quyền tối thượng của toàn dân. Rousseau phân biệt ý chí chung và
ý chí tất cả. Quyền dân tộc tự quyết không thể chuyển nhượng và người dân là
tác giả các quyết định chính trị cho đất nước. Dân chủ trực tiếp với cách toàn
dân biểu quyết là hình thức tốt đẹp nhất; ngược lại, thiết lập một một cơ chế
dân chủ gián tiếp qua hình thức đại hội đại biểu là thiếu hiệu năng.
Khác với
Rousseau, Kant đề cao vai trò lý trí trong tiến trình lập pháp. Luật pháp là một
quyết định thuần lý, nhưng là một hình thức thử nghiệm và có thể thay thế cho
phù hợp với nhu cầu thời đại hơn. Quyền lập pháp của người dân trong tiến
trình này là thể hiện một quyết định lý trí, một phạm vi thuộc khai sáng tư duy
và sử dụng độc lập. Tự do và bình đẳng của người dân chỉ có trong sự đồng thuận
về các khái niệm pháp luật. Còn nhà lập pháp chỉ đóng vai trò trung gian thể hiện
ý chí lập pháp của toàn dân và không có quyền bảo vệ tư lợi. Kant không bàn đến
khía cạnh đạo đức cho thể chế. Do đó, tầm quan trọng của công lý và đạo đức
không được đặt ra.
Theo Kant vấn
đề không nằm ở hình thức, số lượng một người, một số người hay toàn dân, mà
tinh thần trọng pháp của chính quyền, một chuẩn mực quyết định khả năng cai trị
và tính chính thống của chế độ. Kant đưa ra hai loại giải thích: hoặc là cộng
hoà (mà chúng ta ngày nay hiểu là tự do và dân chủ) hoặc chuyên chế. Cộng hoà
là một hình thức thích hợp nhất cho hiến pháp vì thể hiện quyền tự do và bình đẳng
của người dân trong tinh thần trọng pháp, còn chuyên chế chỉ thể hiện ý chí rịêng
và quyền lợi riêng của lãnh đạo, không có cơ sở pháp luật và người dân không muốn
bị ràng buộc. Chuyên chế khác với dân chủ là ở tính cách quyết định các vấn đề.
Kant hiểu dân chủ theo ý nghiã cổ điển, mà ngày nay goị là dân chủ trực tiếp,
khi đại biểu dân chúng trong một thành phố quyết định một vần đề chung.
Tiến trình
thành lập
Kant coi hiến
pháp là một sản phẩm của lý trí, một quyết định do một tiến trình lâu dài của ý
thức độc lập, nhưng cần phân biệt hình thức cai trị với sự thành hình của nhà
nước để áp dụng khái niệm cộng hoà tốt hơn.
Để luận chứng
cho sự chung sống của con người trong xã hội, Hobbes đề ra giả thuyết khế ước
nguyên thủy. Kant chứng minh là nhà nước hình thành qua chiến tranh, sử dụng bạo
lực, hơn là đồng thuận trong một giải pháp an hoà. Lịch sử cho biết đồng thuận
về hình thức cai trị, một cơ sở pháp lý, luôn đến sau khi nhà nước đã ra đời và
tùy thuộc vào sự hiện hữu của quyền lực trước đó, mà thực tế thì không có thế lực
nào cưõng lại quyền cai trị này. Người có quyền cưỡng chế pháp luật lại là người
không thể chứng minh được thẩm quyền lập pháp và tinh thần trọng pháp. Dù bất cứ
hình thức cai trị nào theo Kant hành vi của chính quyền phải nằm trong trong
khuôn khổ áp dụng luật pháp, cụ thể là tính chính thống phải được chứng minh và
luôn bị kiểm soát. Lãnh đạo phải dựa vào lập luận của lý trí, không thể cầu xin
ơn trên hay dựa thành tích trong lịch sử đem lại mà biện luận, phải giới hạn
quyền lực cai trị trong ý muốn của toàn dân, đây là một biểu hiện cụ thể nhất
tính chính danh. Theo Kant, nguyên tắc này trở thành mệnh lệnh cho chính quyền
tuân thủ.
Kant phân biệt
có hai hình thức cai trị đất nước, một dựa theo chiều hướng lịch sử, bạo lực
cách mạng, một dựa theo thể chế cộng hoà, lấy pháp luật và lý trí làm cơ sở. Sự
kết hợp giữa hai chiều hướng này sẽ đem lại một sự tiến hoá tự nhiên cho luật
Hiến pháp. Kant phân biệt khái niệm cộng hoà theo hai khiá cạnh: cộng hoà là một
triết thuyết để thảo luận trong nhu cầu cải cách và là một thể chế được thành
hình trong thực tế đất nước mà áp dụng luật pháp theo quyết định của lý trí là
mục tiêu. Kant nhấn mạnh hình thức cai trị của chính quyền dựa theo hiến pháp cộng
hoà là tốt đẹp nhất vì phù hợp với lòng dân. Chính quyền chỉ là một chế độ
chính trị ngắn hạn đem lại một giải pháp tạm thời cho các vấn đề xã hội. Nhưng
trong tiền trình cai trị, với thời gian luật pháp đem lại giá tri cao hơn, ý thức
người dân về uy lực pháp luật sẽ thay đổi, pháp luật không còn giải quyết vấn đề
tạm thời mà sẽ có giá trị lâu dài, nhờ thế taọ nền tảng của một nền dân chủ ổn
định. Từ trên cơ sở này mà một hiến pháp tự do dân chủ trong một hệ thống đại
nghị và ý thức trọng pháp của một xã hội dân sự thành hinh. Kant ca ngợi một hiến
pháp hoàn chỉnh là một cơ sở để giáo dục công dân; nhờ tuân thủ các giá trị luật
pháp mà đạo đức cá nhân và xã hội tốt đẹp hơn. Kant mơ ước tất cả sẽ là một tiền
đề cho việc tiến đến nền hoà bình vĩnh cữu. Kant thực tế hơn khi cho rằng con
đường theo đuối là quá xa xăm, nhưng nổ lực của chúng ta sẽ là những đóng góp
làm thu ngắn khoảng cách.
Thực tế tại
Việt Nam
Các khuyết
điểm của Hiến pháp đã được thảo luận quá nhiều để góp ý hay thỉnh nguyện, ở đây
sẽ không bàn thêm chi tiết các vấn đề quen thuộc này, mà chỉ nhìn lại trong
khuôn khổ lý thuyết của Kant với mục đích là để thảo luận về thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp.
Thực trạng
Không tự do
Việt nam hiện
nay đang có tự do về mọi mặt, nhưng là một loại tự do không luật lệ. Đúng hơn,
Việt Nam có đủ luật lệ, nhưng không áp dụng theo tinh thần của nhà nước pháp
quyền như hiến pháp đề cao, mà vi phạm nhân quyền là vấn đề chính. Cụ thể nhất
là Hiến pháp không phân biệt dân quyền và nhân quyền, hai phạm trù cần áp dụng
riêng biệt. Hiến pháp công nhận nhân quyền như một ban phát của nhà nước, không
nằm trong ý nghĩa cao cả cuả nhân quyền, một quyền tự nhiên nội tại, thành tựu
văn minh của nhân loại và có giá trị phổ quát. Hiến pháp công nhận tổng quát
giá trị nhân quyền, nhưng không tạo căn bản để tuân thủ, không có một cơ chế
tranh tụng khi vi phạm, không công nhận tố quyền trực tiếp của nạn nhân để khởi
động và không có cơ quan theo dõi các vi phạm để cảnh báo khi cần thiết. Khái
niệm làm chủ tập thể làm thiệt haị cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước;
đây là vi phạm nhân quyền nặng nề nhất.
Không ràng
buộc luật pháp
Dù Hiến pháp
quy định là mọi hoạt động của Đảng phải nằm trong khuổn khổ cuả Hiến pháp và luật
pháp, nhưng không đem lại ràng buộc pháp luật trong thực tế, một điều kiện tạo
hiệu lực cho luật hiến pháp. Vì không có luật pháp làm cơ sở nên Đảng có quyền
lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối nhưng không chịu trách nhiệm pháp luật: tất cả
các Cương lĩnh và Nghị quyết của Đảng đứng ngoài và đứng trên luật pháp, mọị
sinh hoạt nội bộ của Đảng không theo nguyên tắc dân chủ và mọi kỷ luật Đảng dựa
trên đạo đức cách mạng và lương tâm tập thể. Hiển nhiên đây là sự vi phạm
nguyên tắc ràng buộc và không cần lý giải thêm. Tạo ra một khuôn khổ pháp chế
cho Đảng hoạt động và đề ra mối quan hệ giữa Đảng trong vai trò lãnh đạo và chức
năng điều hành Nhà nước là một nhu cầu khách quan thời đại.
Không bình đẳng
Kant giới hạn
nguyên tắc bình đẳng trong phạm vi áp dụng luật pháp và không đi sâu vào các
lĩnh vực công bình cơ hội và thể chế như John Rawls hay công bình cụ thể như
Amartya Sen phân tích. Vi phạm bình đẳng xảy ra trong trường hợp áp dụng hoặc
không áp dụng luật kinh tế.
Trường hợp
không áp dụng luật doanh nghiệp nhà nước đang bị phá sản mà không giải thể là
thí dụ. Đây là một nghịch lý trong luật cạnh tranh, vì doanh nghiệp tiếp tục hoạt
động thì chỉ duy trì khủng hoảng và kiềm hãm tăng trưởng. Chính sách này thuộc
về Đảng quyền, một lĩnh vực nằm ngoài và trên sự tài phán của nhà nước pháp quyền.
Hậu quả là người vi phạm pháp luật mà cả nước không dám minh danh để truy tố
theo luật định, một thắng lợi cho Đảng quyền nhằm bảo vệ người vi phạm, tư bản
thân tộc và các nhóm lợi ích.
Trường hợp
áp dụng luật cho dành cho công nhân và nông dân thì lại làm bất công trầm trọng
hơn. Nông dân là thành phần chủ yếu đóng góp và không được hưởng thành quả
tương xứng. Trở ngại chính là đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân mà do nhà nước
đại diện chủ sở hữu, một khái niệm ngược với tinh thần tôn trọng quyền tư hữu.
Chính sách công nghiệp hoá, thành thị hoá và an ninh quốc phỏng không nhằm bảo
vệ tư lợi của nông dân. Các luật lệ chống lạm phát và an ninh lương thực làm
nông dân không bán được nông phẩm theo đúng giá cạnh tranh và các biện pháp thu
mua chỉ phục vụ cho quyền lợi công ty nhà nước.
Việc thực tế
nhất để đem lại công bình cho công nhân là tăng lương tối thiểu và cải thiện
các biện pháp an sinh xã hội. Vì môi trường đầu tư đang bớt thu hút mà luật
pháp dành nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư ngoại quốc và quyền lợi công nhân bị thua
thiệt. Bất công sẽ kéo dài khi luật lao động không là một giải pháp thích hợp.
Cả hai trường hợp trên là bằng chứng vi phạm nguyên tắc công bình theo lý tưởng
của Kant.
Vì không
tuân thủ các nguyên tắc tự do, công bình và ràng buộc theo chuẩn mực nên Hiến
pháp không có giá trị về mặt pháp lý. Do đó, theo Kant cũng có nghĩa là không
có Hiến pháp về mặt thực tế.
Nguyên nhân
Có nhiều lý
giải về thực trạng vô luật pháp mà độc tôn Đảng quyền, vi phạm thẩm quyền lập
hiến của toàn dân và thiếu kỹ năng lập pháp và lập quy của quốc hội là nguyên
nhân chính.
Độc tôn Đảng
quyền
Theo Kant,
Hiến pháp thể hiện quyền quyết định của người dân về ý chí chung sống với chính
quyền và có mục tiêu là phụng sự hoà bình. Thực tế cho thấy tất cả các Hiến
pháp chỉ thể hiện ý muốn chính trị của Đảng, sao chép lại những đường lối đấu
tranh cho từng giai đoạn lịch sử để dân chúng tuân thủ hơn là đề ra một khuôn mẩu
quy phạm chung cho xã hội. Điển hình là việc phát động các cuộc đấu tranh chống
Pháp và chống Mỹ là kết quả của các Nghị quyết của Đảng và không có phúc quyết
của người dân theo thủ tục hiến định. Người dân hoàn toàn không có cơ hội bày tỏ
chính kiến trong các Tuyên ngôn Độc Lập, Hiệp định Genève và Paris như Hội nghị
Diên Hồng, một trường hợp duy nhất trong lịch sử Việt.
Vi phạm thẩm
quyền lập hiến
Một mặt Hiến
pháp xác định thẩm quyền lập hiến là chủ quyền của nhân dân và nhưng mặt khác lại
đề cao vai trò tối thượng của Quốc hội, vì không phân định rõ phạm vi nên đây
là một nghịch lý. Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân và Nhà nước
bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nhưng
người dân không thể thực hiện quyền này trong thực tế, vì dân sử dụng quyền lực
nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quốc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập hiến và lập pháp và chỉ có Quốc hội mới quyền sửa đổi Hiến pháp.
Hiến pháp đề cao chủ quyền cuả nhân dân, nhưng không minh thị thẩm quyền phúc
quyết hiến pháp, một sự thiếu nhất quán trong quy định quyền lực của nhân dân.
Hiến pháp mặc nhiên không phát huy đúng mức quyền làm chủ của nhân dân vì cho
phép Quốc hội không thực hiện trưng cầu dân ý, một lổi hệ thống.
Thiếu kỹ
năng lập pháp và lập quy
Sự hổn loạn
của việc áp dụng luật pháp còn đến từ kỹ năng lập pháp và lập quy. Trên lý thuyết,
nguyên tắc quyền lực nhà nước phải được thống nhất và do phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước. Trong thực tế, mức vi phạm của các văn bản quy phạm
luật pháp đến mức độ báo động vì các cơ quan ban hành không có kỹ năng và cơ
quan kiễm tra cũng không thể hoàn thành chức năng. Nguyên tắc phân công nội bộ
của Đảng là quan trọng nhất phải tuân thủ nên kiểm soát thẩm quyền lập hiến, lập
pháp và lập quy không được đặt ra đúng mức. Nhiều Nghị Định quy định các quyền
tự do hiến định của người dân mà không dựa vào Hiến pháp, chỉ căn cứ vào Luật Tổ
chức Chính phủ để ban hành, một vi phạm trầm trọng về luật thủ tục. Việt Nam
chưa có Toà Bảo Hiến để xét vấn đề vi hiến hay vi luật của các quyết định hành
chính trong khi Toà án Hành chính hay Toà án Nhân dân lại không có thẩm quyền.
Quyền giải thích luật pháp thuộc về Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội, một cơ chế kiểm
tra nhưng không bảo đảm tính thống nhất cuả hệ thống luật pháp và một số Đại Biểu
phải dồn sức trao dồi kỹ năng viết, đọc và chất vấn.
Kant giải
thích khi hình thái cai trị dựa trên lịch sử và chuyên chính chính trị không phải
là cai trị bằng pháp luật. Tại Việt Nam mối quan hệ trực tiếp giữa cương lĩnh
chính trị và soạn thảo hiến pháp là thí dụ. Hiến pháp không do dân phúc quyết
nên không thể hiện thẩm quyền lập hiến và chính quyền cuỡng chế luật hiến pháp
không thể hiện tinh thần trọng pháp.
Tóm lại, do
những nguyên nhân này mà tìm giải pháp cho việc sửa đổi Hiến pháp là vấn đề,
nhưng cụ thể nhất là phân biệt mục tiêu chính trị và trách nhiệm luật pháp của
Đảng, trả lại thẩm quyền tối thượng lập hiến cho toàn dân, nâng cao kỹ năng lập
pháp của quốc hội và thực thi tinh thần trọng pháp của chính quyền.
Giải pháp
Các giải
pháp hiện nay
Giải pháp thứ
nhất cho là tu chỉnh Hiến pháp phải phù hợp với nhu cầu tự hoàn thiện của cơ chế.
Do đó, cần duy trì Đảng quyền để cho mọi sinh hoạt chính tri sẽ tuần tự chuyển
hoá trong an hoà và việc thay đổi triệt để bằng cách soạn thảo Hiến pháp mới là
không cần thiết. Điều kiện cần có là nâng cao ý thức về trọng pháp qua giáo dục
và khái niệm về NNPQXHCH cần được triển khai sâu rộng hơn. Những người tin rằng
Đảng sẽ đem lại giải pháp cho vấn đề Hiến pháp nên họ ủng hộ và góp ý trong
khuôn khổ mà Đảng đề xuất. Thành tựu tiệm tiến là một triển vọng khả thi.
Giải pháp thứ
hai chủ trương đột phá hơn. Tu chỉnh không thể cải thiện các lổi hệ thống vì
không có tác dụng triệt để và lâu dài mà du nhập những mô hình ngoại lai để
thay thế là giải pháp. Nguyên tắc tam quyền phân lập, xác định vai trò Đảng quyền
trong hệ thống chinh trị đa nguyên và đa đảng và phát huy tinh thần thượng tôn
luật pháp là những biện pháp cụ thể. Các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước
và hải ngoại cổ vũ cho giải pháp này. Họ tin rằng Đảng là vấn đề mà mô hình Hiến
pháp các nước phương Tây là giải pháp, nhưng họ không đủ khả năng huy động sự đồng
thuận của Đảng để cùng thực hiện giải pháp này.
Dù tiệm tiến
hay đột phá, tu chỉnh hay soạn mới, cả hai giải pháp đều tùy thuộc vào thiện
chí của ba tác nhân chủ yếu là chính quyền, dân chúng và học giới, mà hiện nay
thì không ai tạo được niềm tin cho triển vọng cải cách: thực tâm sửa đổi của Đảng,
tích cực tham gia của toàn dân và đóng góp hiệu năng của luật giới là vấn đề.
Khi dân góp
ý để sửa đổi Hiến pháp trong khuôn khổ của Đảng, thì những ý kiến táo bạo trong
vấn đề Đảng quyền lại không được Đảng phản biện lập luận dựa trên khái niệm
pháp luật mà xử lý dựa theo quyền lực chuyên chính và suy thoái đạo đức. Lập luận
này không thuyết phục khi tranh luận về luật pháp, vì hai phạm trù này khác nhau
cần phân biệt. Khi dân thỉnh nguyện ngoài hệ thống, thiểu số này thể hiện tinh
thần can đảm đáng khâm phục, nhưng lại bị phê bình là không phản ánh thực thi
dân quyền là phải đòi lại quyền mình đã bị tướt đoạt và không thể xác minh được
thẩm quyền đại diện, vì không có thống kê chính xác. Chứng minh khoa học về nhu
cầu thay đối Hiến pháp là nhiệm vụ của học giới, nhưng lại là vấn đề nhạy cảm
chính trị và họ không được phép tiến hành. Dù thành tâm đóng góp của học giới
là có thực, nhưng hiệu năng bị nghi ngờ. Vì Đảng không đào tạo được những nhà
luật học tầm vóc quốc gia và quốc tế, nên thoả mãn nhu cầu này hiện nay là điều
mơ ước.
Giải pháp của
Kant
Lý thuyết của
Kant có đem lại giải pháp nào không? Kant không có lập luận ủng hộ cho độc
quyền Đảng trị và nghiêm khắc khi cho là Hiến pháp phải theo thể chế cộng hoà,
không thể khác hơn. Hiến pháp không có giá trị khi có Đảng đứng trên Hiến pháp.
Khi Hiến pháp không có giá trị pháp lý thì cũng đồng nghĩa là không có Hiến
pháp trong thực tế. Suy luận theo quan điểm chặt chẻ này thì Việt Nam trong suốt
thời chiến cũng như bình đã không có Hiến pháp mà chỉ có Đảng quyền cai trị. Việc
sửa đổi Hiến pháp trong khuôn khổ Đảng soi sáng là tiếp tục duy trì tình trạng
vô luật pháp. Do đó, một Hiến pháp mới theo thể chế cộng hoà cho Việt Nam sẽ
phù hợp với suy luận của Kant.
Triển vọng
này sẽ không mở ra vì Đảng sẽ chống đối. Một là, hoàn cảnh của Việt Nam với thí
dụ về truyền thống đấu tranh Cách mạng, liên tục của lịch sử và thành tích Đổi
Mới. Hai là, Hiến pháp với mô hình theo các nước phương Tây sẽ không bảo đảm được
sự vận hành. Đề cao giá trị văn hoá Á Đông trong sinh hoạt chính trị là một đề
tài gây nhiều tranh luận và không đem lại một giải pháp, nhưng lập luận chính
cho rằng trình độ dân trí là không phù hợp. Đảng sẽ không mở lối cho lý thuyết
của Kant làm thành một lộ trình khả thi như một triển vọng khởi đầu.
Chúng ta
đang ở đâu?
Suốt một quá
trình dài, chúng ta chưa có luật Hiến pháp đúng nghĩa; người dân không còn được
lên tiếng để quyết định vận mệnh đất nước. Hiện nay chúng ta đang muốn thoát khỏi
tình trạng tự do vô luật lệ và tự đặt mình trong khuôn khổ của luật Hiến pháp để
giải quyết các vấn đề chung sống. Chúng ta hoàn toàn không có một khế ước
nguyên thủy theo ý nghĩa cao đẹp nhất của một contrarius originarius trong
lý thuyết luật học, một vấn đề nền tảng cho Hiến pháp. Khi khế ước nguyên thuỷ
là một vấn đề ưu tiên, thì các nguyên tắc hiến định trở thành vấn đề kỷ thuật
có thể sẽ được giải quyết sau.
Hiện nay,
khái niệm NNPQXHCH chưa đủ sức thuyết phục, khái niệm về chuyên chính vô sản đã
hết hào quang; khái niệm thế lực phản động cũng không phù hợp trào lưu dân chủ
hoá; những khái niệm về đối lập, quyền tư hữu và tự do báo chí cũng không được
chấp nhận. Tất cả các khó khăn về khái niệm sẽ được làm lại trên một căn bản mới
khi một khế ước nguyên thủy hình thành. Đó là điểm mà ý dân và ý Đảng còn có thể
gặp nhau trong một giới hạn nhất định. Khi học giới biết được căn bản này thì họ
sẽ đóng góp hữu hiệu hơn để giải quyết vần đề khái niệm hiến định.
Ý Đảng? Chuyện
dể hiểu vì đã thể hiện rõ. Không một Đảng cầm quyền nào, kể cả tại các nước dân
chủ, lại muốn tự bỏ điạ vị cai trị. Ở Việt Nam có khác hơn, vì theo quan điểm lịch
sử mà Đảng muốn cầm quyền toàn diện triệt để và muôn đời, trong khi Kant cho là
một chế độ chính trị chỉ đem lại một giải pháp tạm thời cho các vấn đề xã hội.
Khi uy lực của luật pháp loan toả trong xã hội và ý thức trọng pháp của dân
chúng lên cao, đó là cơ sở để làm ổn định cho việc phát triển chính trị dân chủ.
Ý dân?
Không ai có khả năng tri thức để trả lời câu hỏi này thoả đáng. Đảng tự hào thu
phục nhân tâm khi dựa vào thành tích đấu tranh giải phóng và Đổi Mới, nhưng hiện
nay Đảng không chứng minh được về niềm tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng với
phương pháp thăm dò dư luận như các nước phương Tây. Người bất đồng chính kiến
thấy mình là thiểu số; bi quan này thiếu cơ sở, khi ý thức về bất công xã hội
càng ngày càng nhiều, mà chính họ không thể xác định được mức độ. Đã đến lúc ý
kiến của toàn dân trước vấn đề hệ trọng của đất nước cần được tìm hiểu, luận chứng
và trình bày công khai với các phương pháp khoa học khả tín; một chuyện dễ làm,
xảy ra hàng tuần và hằng tháng tại các nước phương Tây, nhưng chưa hề có tại Việt
Nam. Tuân theo sự chỉ đạo của Đảng nên đã có một số góp ý sửa đổi Hiến pháp
trong sự dè dặt thường lệ, trong khi đó đã có một số khác đang kiến nghị ngoài
sự chỉ đạo của Đảng với tất cả thiện chí. Cả hai đóng góp này rất đáng được
trân trọng và gây tiếng vang. Hiển nhiên cả hai luồng ý kiến này cũng không phải
là của tất cả 90 triệu dân Việt, vì nếu có là đa số thì cũng cần được kiểm chứng
khách quan. Nhưng cả hai loại góp ý này tiếp tục chấp nhận duy trì nguyên trạng
vô luật pháp và không là khởi điểm cho tiến trình cải cách.
Chúng ta phải
làm gì?
Nếu chúng ta
đồng ý với Kant và nghiêm khắc với chính mình thì chúng ta phải nhận ra rằng đã
đến lúc đất nước cần có một khế ước nguyên thủy làm nền tảng cho sự chung sống,
một nguyên ủy cho mọi chuyển động tương lai của xã hội. Triển vọng duy nhất mở
ra cho Việt Nam hôm nay phải là một cuộc trưng cầu dân ý theo phương cách khách
quan để xác định lòng dân. Chúng ta muốn đặt mình trong khuôn khổ mới của luật
pháp, một tiền đề cho mô hình tương lai của Hiến pháp, kết quả này phải tùy thuộc
vào trưng cầu dân ý. Ở đây không có thể bàn sâu chi tiết về mô hình cụ thể mà
chỉ đề cập về điều kiện khả thi cần có, đó là thiện chí của Đảng và hợp tác của
dân chúng.
Thiện chí của
Đảng được suy đoán nhiều, nhưng không ai có thể biết chính xác các tác động
đang chuyển biến. Vũ khí của Đảng hôm nay không còn là bạo lực mà là lập luận của
lý trí dựa trên khái niệm pháp luật để thuyết phục, một hình thức tự khai sáng
và vận dụng mà Kant đề cao. Đảng phải tự diễn biến hoà bình trong bối cảnh mới,
tạo thu hút hơn bằng cách chấp nhận dân chủ là một trò chơi mới và đồng ý với kết
quả luật chơi khi tham dự. Đảng cần lập luận và thuyết phục dân chúng trên cơ sở
hợp tác và đối thoại. Người đầy tớ của nhân dân, đại biểu trung thành của giai
cấp, thành tích trong chiến tranh và Đổi Mới không là khái niệm pháp luật đem đến
sự đồng thuận về hình thức cai trị như Kant đòi hỏi, nên không tạo ra chính
danh cho một nhà nước pháp quyền. Quan trọng hơn, khả năng trong quá khứ không
bảo chứng cho Đảng có thể lãnh đạo hữu hiệu hơn cho tương lai của đất nước. Đảng
và dân chúng, ai là vấn đề và ai là giải pháp, rồi ai sẽ thắng ai trong các lập
luận này, không ai biết được, nhưng như Kant đề xuất, lý trí là mệnh lệnh để cả
hai cùng tuân thủ. Nếu dân chúng là vấn đề mà Đảng đem lại giải pháp, thì Đảng
sẽ làm cho chính danh thêm ngời sáng. Nhưng thiện chí của Đảng đang bị nghi ngờ
vì góp ý là một trò chơi nguy hiểm cho người tham dự, lý do dể hiểu là Đảng
không áp dụng tiêu chuẩn khách quan để phân biệt giữa thiện chí đóng góp và ác
ý nói xấu chế độ. Tiếp tục sử dụng bạo lực để trấn áp người bất đồng chính kiến
thì Đảng sẽ làm tình hình tệ hại hơn mà Liên Xô, Đông Âu và khối Á Rập là bài học.
Hợp tác của
dân chúng đòi hỏi có ý thức về giá trị sử dụng thẩm quyền lập hiến. Dân chúng
phải kể đến đầu tiên ở đây là cộng đồng do mạng lưới thông tin hiện đại nối kết,
tuy là thiểu số trong thế giới ảo nhưng họ là tác nhân quan trọng làm gia tăng
kiến thức và tạo nên một hệ thống thông tin trung thực và nhanh chóng hơn cho
xã hội đang bị bưng bit sự thật mà đa số thầm lặng và mất niềm tin đang cần đến.
Đa số thờ ơ có lý do chính đáng: cơm áo là thực tế quan trọng nhất; quyền lực,
thân tộc và tiền là phương tiện tốt nhất để giải quyết tranh chấp; nếu tin tức
và luật pháp không cần thiết thì việc sử dụng thẩm quyền lập hiến không thể đặt
ra. Cảm nhận giá trị này đến từ một nền hệ thống thông tin tự do và giáo dục trọng
pháp; nó sẽ mang lại kiến thức và trở thành ý thức. Ý thức giúp nâng cao khả
năng phán đoán về thẩm quyền lập hiến. Giáo dục ngày càng lạc lối và tác động
tích cực thông tin cho mọi sự chuyển hoá xã hội khó kiểm chứng; tình huống này
không cho phép lạc quan về triển vọng hợp tác của dân chúng.
Ngược lại, một
thực tế khác đang xảy ra khắp mọi nơi trên đất nước: các cuộc biểu tình của dân
oan đòi công lý, bảo vệ lãnh thổ, đòi làm sáng tỏ những cái chết do bạo lực
công quyền trở thành bức thiết hơn bao giờ hết. Như vậy, ý thức về luật pháp đến
từ bức xúc trước các bất công trước mắt này. Đó là những tín hiệu khởi đầu cho
một sự bất ổn thường trực mà bạo lực chính quyền làm cho động loạn trầm trọng
hơn. Phản ứng trước bất công là cần nhưng chưa đủ để chuyển biến thành ý thức của
toàn xã hội về vai trò luật hiến pháp và thẩm quyền lập hiến. Ước vọng của đa số
thầm lặng về một cuộc Đối Mới khác toàn diện và triệt để hơn đang dâng cao,
nhưng cũng khó xác định chiều hướng và tốc độ. Huy động toàn dân tham gia vào
cuộc trưng cầu dân ý càng khó khăn hơn vì cần quá nhiều yếu tố khác. Những chuyển
biến gần đây cho thấy ý thức về vai trò luật Hiến pháp thay đổi nhiều so với
trước đây, mà kết quả góp ý và thỉnh nguyện là thí dụ. Dĩ nhiên, khi dân chúng
ý thức rằng Đảng là vấn đề mà dân chúng là giải pháp thì trưng cầu dân ý là một
cơ hội lịch sử để toàn dân tham gia đem lại giải pháp này. Trong chiều hướng
này, chúng ta được phép hy vọng là mức độ tham gia sẽ cao hơn bao giờ hết.
Kết luận
Lý thuyết của
Kant đề cao ba nguyên tắc tự do, ràng buộc pháp luật và bình đẳng của Hiến pháp
cộng hoà. Đây là một kết ước giữa người dân và chính quyền để theo đuổi một lý
tưởng là chung sống trong an hoà. Sư đồng thuận về hình thức cai trị phải dựa
trên các khái niệm pháp luật, một cơ sở lập luận cần có của người dân và chính
quyền và cả hai cùng tuân thủ. Lịch sử Việt Nam cận đại cho thấy dân Việt chưa
bao giờ hành sử thẩm quyền lập hiến. Để bước vào thời kỳ mới cho đất nước thì một
cuộc trưng cầu dân ý tìm sự đống thuận theo ý nghĩa khế uớc nguyên thủy cần được
lập ra.
Đề xuất
trưng cầu dân ý không hoàn toàn mới lạ, mà thực ra đã có nhiều kêu gọi tương tự
trước đây của các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước và hải ngoại. Họ chứng
minh là Đảng tước đoạt quyền dân tộc tự quyết và kêu gọi Đảng thức tỉnh về lý
trí và đạo đức. Ở đây đề xuất dựạ vào lý thuyết luật Hiến pháp của Kant, đó là
sự khác biệt, nhưng dể bị phê phán là hoang tưởng; một là lý thuyết của Kant
hình thành trong một điều kiện lịch sử và xã hội khác biệt, hai là Đảng muốn tiếp
tục nằm quyền mà không cần lý thuyết của Kant và không muốn có điều kiện của
dân. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận học thuyết của Kant có giá trị phổ quát thì đề
xuất này thực tế hơn bao giờ hết. Kant để lại cho chúng ta một phương cách hành
động với tính thời sự và cẩm nang. Nhận chân các giá trị này và nổ lực đòi lại
thẩm quyền đã mất để thực thi là vấn đề chọn lưạ hành động của toàn dân.
Dù nâng cao
tầm quan trọng của giải pháp trưng cần dân ý, tiểu luận này còn nhiều thiếu
sót, vì không đưa ra các mô hình cụ thể để thực thi, không bàn đến mối quan hệ
giữa trưng cầu dân ý và mô hình hiến pháp và không đi vào chi tiết của các góp
ý và thỉnh nguyện để so sánh. Đóng góp này chỉ là ý tưởng khiêm tốn ban đầu để
thảo luận mà dĩ nhiên lý thuyết của Kant không là tất cả cho thực tế Việt Nam.
Dr. Đỗ Kim
Thêm, L.L.M,
M. A.
Tiểu luận Luật
quốc tế về cạnh tranh và Lý thuyết pháp luật:
– The
Perspectives of the International Cooperation in Competition Law and Policy,
Journal of Competition Law (ZWeR) Issue 3, September 2009, 289-234;
– A
Bad Problem Getting Worse: Regional Trade Agreements and the Future of the
Multilateral Framework on Competition Policy and Law, Journal of Competition
Law (ZWeR) Issue 4, December 2010, 353-377;
– Developing
Countries and the Possible Future WTO Framework on Competition Law and Policy:
A Fresh Look at a Current Controversy, Journal of Competition Law(ZWeR) Issue 2
Juni 2011,133-160;
–
Competition Law and Policy and Economic Development in Development Countries,
Manchester Journal of International Economic Law Volume 8, Issue 1: 18-35,
2011;
– Idee der
Gerechtigkeit und öffentlicher Vernunftgebrauch in einer demokratischen
Gesellschaft, Rechtstheorie, 43 Band, Heft 2, 2012, 241-249;
Sách sẽ xuất
bản:
– Global
Governance of Competition: Key Issues (Peter Lang, Frankfurt am Main)
Nguồn:http://www.vietthuc.org/hien-phap-cong-hoa-ly-thuyet-cua-immanuel-kant-va-thuc-te-tai-viet-nam/