Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Trí thức thật sự không bao giờ làm nô lệ

Phía Trước: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đại diện của Diễn đàn Xã hội Dân sự, là một trong những trí thức đi đầu cho phong trào dân chủ trong nước hiện nay. Ông không phải chỉ là một trí thức bàn giấy, ông là một trí thức dấn thân. Phía Trước đã có buổi phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A về chủ đề: “Vai trò của trí thức – văn nghệ sĩ với xã hội”
Read More...

Tam quyền phân lập là gì? Thể hiện qua hiến pháp như thế nào?


Tam quyền phân lập là nội dung học thuyết của Montesquieu, trong đó phân chia quyền lực nhà nước cho ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mục đích là để tạo cơ chế nội bộ giám sát, ngăn ngừa sự lạm quyền trong bộ máy nhà nước.
Read More...

Triết học chính trị

Nguyễn Ước
I. Vấn nạn và quan điểm
II. Chỉ cá nhân thôi sao
III. Tưởng quốc Utopia
IV. Khế ước xã hội
V. Ý chí chung
VI. Sự hình thành quốc gia
VII. Công bình
VIII. Tự do cá nhân và luật pháp
IX. Phong trào nữ quyền
X. Một số kết luận 
Read More...

Isaiah Berlin

SIR ISAIAH BERLIN (6/6/1909 – 5/11/1997), triết gia chính trị và sử gia về các ý tưởng, được coi là một trong những nhà tư tưởng tự do hàng đầu của thế kỷ XX. Ông sinh tại Riga (Latvia), lúc đó là một phần của Đế quốc Nga. Gia đình ông rời nước Nga đến nước Anh năm 1920. Ông học trường trung học St. Panl, và sau đó, nhờ có học bổng, ông theo học trường Cao đẳng Corpus Christi, Oxford. Là một sinh viên xuất sắc, ông lấy bằng thạc sĩ năm 1935. Trong thời gian đó, ông khởi nghiệp với tư cách giảng viên triết học ở New College, Oxford (1932 -38), nơi sau này ông trở thành ủy viên quản trị ( 1938 - 50). Ông trở thành chủ tịch sáng lập của Wolfson College, Oxford; từ 1957 đến 1967, là giáo sư môn lý thuyết xã hội và chính trị tại đại học Oxford. Ông được phong tước hầu năm 1957, được tặng thưởng Huân chương Công trạng năm 1971, và là chủ tịch Viện Hàn lâm Anh từ năm 1974 đến 1978.
Read More...

Jürgen Habermas, “Những thương tổn do lí trí gây nên có chăng chỉ có thể do lí trí hàn gắn được mà thôi”

Trương Hồng Quang dịch
Jürgen Habermas đối thoại với các nghệ sĩ và trí thức Bắc Kinh về nhân quyền và chủ nghĩa Mác cũng như về con đường của Trung Quốc đi đến thế giới hiện đại toàn cầu hoá [1]
Read More...

Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ

Trần Hữu Dũng
Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp cuối thế kỷ 18 đến nay, thế giới đã chứng kiến hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử: Một là sự tăng vọt mức sống của con người (nói gọn là phát trỉển kinh tế), và hai là ngày càng nhiều quốc gia trở thành dân chủ. Tuy hai làn sóng này xảy ra không đồng đều mọi nơi, và thường gián đoạn, có lúc giật lùi, không thể không nghi ngờ rằng chúng có liên hệ ít nhiều với nhau. Liên hệ ấy, và nói chung là liên hệ giữa phát triển kinh tế và thể chế chính trị, không những là quan tâm của những người hoạt động chính trị mà còn là một chủ đề học thuật hàng đầu. Trong lịch sử trí thức cận đại, có thể xem nó như “hậu thân” của cuộc tranh biện giữa “kế hoạch” và “thị trường”, và xa hơn nữa là giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Read More...

Những phẩm chất đáng quý của nền kinh tế tự do - Phần 1/2

William L. Anderson
 Phạm Nguyên Trường dịch
Tôi tin là cuộc họp của Hội Mont Pelerin năm nay, 1982, tổ chức ở Tây Berlin là phù hợp vì đây là nơi mà thực tế và sự khôi hài của nền kinh tế tự do và chủ nghĩa tập thể đứng cạnh nhau như bóng tối và ánh sáng, y hệt như bức tường đán áp ô nhục bao quanh thành phố tự do này giữa lòng đại dương của chủ nghĩa toàn trị. Nếu chúng ta cần chỉ ra tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với với chủ nghĩa xã hội thì đây chính là vị trí khởi đầu thuận lợi hơn bất kì chỗ nào khác.
Read More...

Nền giáo dục khai phóng là gì?

Thưa tiến sĩ Adler,
Liệu một nền giáo dục các môn học khai phóng chẳng phải làmột thứ xa xỉ hiếm có trong thế giới ngày nay sao? Các sinh viên đại học của chúng ta nên nghiên cứu vật lý, toán và những khoa học khác thay vì triết học, văn chương và âm nhạc. Chúng ta cần những người trẻ tuổi được đào tạo về các môn khoa học, chứ không phải những con người có thể trò chuyện hấp dẫn về văn hóa. Ngày nay phải chăng bất kỳ ai cũng có thể biện hộ cho giá trị của một nền giáo dục khai phóng?
W.W.
Read More...

Vốn xã hội và kinh tế

Trần Hữu Dũng
Department of Economics, Wright State University, Dayton, Ohio 45435, USA.
Tóm tắt
Hướng đến một phương án hội nhập các ý niệm về thể chế và văn hoá vào khung phân tích kinh tế chính thống, bài này sẽ Iược duyệt, và đánh giá vài Iý thuyết gần đây có vẻ có ích cho mục đích đó. Cụ thể Ià ý niệm "vốn xã hội", manh nha từ Pierre Bourdieu, nhưng trở thành phổ thông sau các đóng góp của James CoIeman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto, và nhiều tác giả khác.
Read More...

Trường phái Frankfurt và ảnh hưởng chính trị tại phương Tây

Nguyễn Chí Hiếu
(LLCT) - Trường phái Frankfurt là một trào lưu tư tưởng lớn ở phương Tây thế kỷ XX. Các đại biểu của trường phái này đã cố gắng phát triển chủ nghĩa Mác nhằm phê phán xã hội tư sản hiện đại (lý thuyết phê phán) và chỉ ra con đường khắc phục sự “nô lệ”, “tha hóa” của con người phương Tây hiện đại. Tư tưởng của trường phái này có ảnh hưởng rất sâu rộng ở phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ. Nó trở thành cơ sở nền tảng cương lĩnh cho hầu hết phong trào cánh tả ở phương Tây.
Read More...

Tóm tắt lý thuyết đạo đức của Kant


Khái niệm chính – Mệnh lệnh nhất quyết

Đây là thuật ngữ mà Kant dùng để chỉ “Luật đạo đức”. Với cụm từ “Luật đạo đức” ông muốn nói rằng bổn phận đạo đức là một bổn phận có tính bắt buộc, và không có ngoại lệ đối với mọi tác nhân đạo đức [con người].

Sự hình thành Mệnh lệnh nhất quyết

1. Luôn hành động theo cách, mà bạn có thể ý chí rằng châm ngôn hành động của bạn sẽ trở thành một Luật phổ quát.

Đây là yêu cầu của sự Phổ quát hóa (mọi người sẽ hành động theo cùng cách)

2. Luôn hành động theo cách, mà bạn đối xử với Con người, dù đó là chính bạn hay là người khác, như là mục đích trong chính họ chứ không phải là phương tiện [cho một mục đích].

Yêu cầu về Phẩm giá của con người (không sử dụng con người)

3. Luôn hành động theo cách mà bạn vừa là nhà lập pháp và vừa là người tuân hành luật pháp trong vương quốc của “các mục đích”.

Yêu cầu về Tính có đi có lại (công bằng từ mọi góc nhìn)

TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC CỦA KANT
  
A. Khởi điểm

1. Từ góc độ đạo đức, tất cả chúng ta đều bình đẳng. Không ai có đặc quyền đặc lợi.
2. Kết quả của hành động không liên quan đến giá trị đạo đức của hành động.
Những thứ duy nhất mà con người phải chịu trách nhiệm đạo đức là những thứ nằm dưới sự kiểm soát của anh ta. Kết quả của hành động KHÔNG nằm dưới sự kiểm soát của anh ta. Do đó, anh ta không phải chịu trách nhiệm đạo đức cho các kết quả của hành động của mình.
3. Tuy nhiên, Ý CHÍ của anh ta hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của anh ta (ít nhất đối với người trưởng thành khỏe mạnh), do đó ý chí của anh ta là cơ sở duy nhất cho việc đánh giá về mặt đạo đức đối với các hành động của anh ta.

Do đó, Kant tuyên bố rằng thứ duy nhất tốt lành vô điều kiện đó là một ý chí thiện hảo. Điều này không có nghĩa rằng không có những thứ tốt lành khác, nhưng chúng chỉ là những thứ tốt lành “có điều kiện” (chỉ là cái tốt lành công cụ).

Mọi người có thể có lòng can đảm, sự kiên định, vv..nhưng đó không phải là sự thiện hảo. Để một người trở nên tốt lành về mặt đạo đức (thiện hảo), thì anh ta phải có một ý chí thiện hảo. Một người có thể có các thuận lợi tự nhiên hay xã hội như (giàu có, khỏe mạnh, thông mình) hay các phẩm chất (can đảm, nguyên tắc, thân thiện) vẫn không phải là một người thiện hảo – (hãy nghĩ về một kẻ giết người khỏe mạnh, giàu có, trí tuệ, can đảm, nguyên tắc và thân thiện)

Giống như Aristotle, Kant phân biệt giữa:

1. Sự sử dụng lý tính trong công việc trí tuệ (Lý tính thần túy hay lý thuyết)
2. Sự sử dụng lý tính đối với các vấn đề đạo đức (Lý tính thực hành)

Không như Aristotle, Kant cho rằng việc cư xử đạo đức không đảm bảo cho chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc. Đúng hơn là, ông chỉ cho rằng ý chí thiện hảo là tuyệt đối cần thiết cho sự xứng đáng với hạnh phúc.

B. Ý chí thiện hảo

Vậy, nếu không có gì được coi là thiện hảo vô điều kiện ngoài một “Ý chí thiện hảo” thì dường như mọi thứ phụ thuộc vào khái niệm này của Kant. Vậy, với Kant, ý chí thiện hảo là gì?

 “Ý chí thiện hảo là ý chí hành động một cách tự do và tôn trọng luật đạo đức”

Để hiểu điều này, chúng ta phải giải quyết ba câu hỏi con?

  • “Hành động một cách tự do” là gì?
  •  “Luật đạo đức” là gì?
  •  “Tôn trọng luật đạo đức” là như thế nào?

1.    “Hành động một cách tự do” là gì?
  • Làm bất cứ điều gì mình muốn?
Không phải. Điều mà bạn “muốn” được áp đặt lên bạn bởi các sức mạnh bên ngoài bạn (Tự nhiên, Sự nghiện, Kẻ chuyên chế, Sự thôi miên, vv). Tự nhiên đặt định các ước muốn vào trong chúng ta; chúng ta không tự do lựa chọn chúng.
  • Sống theo luật do ai đó thiết lập?
Không phải. Rõ ràng không với lý do giống như trên.
  • Không sống theo bất cứ luật nào?
Không phải. Đây không phải là tự do, nhưng chỉ là sự ngẫu nhiên.
  • Sống theo luật do mà mình ban bố cho chính mính với tư cách là một tồn tại tự do?
Đúng rồi.

Nhưng cụm từ “chính mình” không được định nghĩa bởi các đặc điểm mà tự nhiên áp đặt lên ta (các thiên hướng tự nhiên). Các đặc điểm thường nghiệm của một cá nhân do tự nhiên áp đặt lên cá nhân đó, vì vậy không đặc điểm nào trong số những đặc điểm này có thể xếp vào luật mà chúng ta tự ban bố cho chính mình, nếu đó là luật “tự do”. Trở nên tự do, chúng ta phải sống cuộc sống của mình theo luật mà chúng ta tự ban bố cho chính mình, “chính mình” ở đây không phải là một cái tôi thường nghiệm, mà đúng hơn phải là một cái “tôi” siêu nghiệm.

Nhưng một luật như vậy sẽ như thế nào? Luật tự do là gì? Hóa ra, luật được lựa chọn tự do là Luật đạo đức.

Một người mà hành vi của anh ta bị chi phối bởi các thiên hướng của anh ta, [những ước muốn và ham muốn này do tự nhiên áp đặt], là một người nô lệ, và do đó không thể hành động tự do. Đối với người như vậy, hành vi được quyết định bởi sự lôi kéo hay thúc đẩy của sự vật.

Nhưng, khi anh ta hành động vì tôn trọng cho luật đạo đức, luật mà anh ta tự do lựa chọn để tuân theo, luật mà anh ta nhận ra như một tác nhân thuần lý, không bị chi phối bởi các thiên hướng, thì anh ta hành động một cách tự trị (tự do).

2.     Luật đạo đức và hành động đúng đắn là gì?
  
Kant phân biệt giữa hai dạng mệnh lệnh:

  • Mệnh lệnh nhất quyết: áp dụng cho tất cả và không có ngoại lệ
  • Mệnh lệnh giả thiết: áp dụng chỉ cho một số người trong một số hoàn cảnh nào đó
o   (“Nếu muốn X thì làm Y”, hoặc phổ biến hơn, “nếu bạn muốn x thì hãy thực hiện Y”).

Lưu ý: Mệnh lệnh “Không được hút thuốc” có thể trông giống mệnh lệnh nhất quyết. Nhưng nó thực sự là một mệnh lệnh giả thiết, “nếu bạn muốn tránh ung thư phổi, ung thư họng, ung thư miệng, bệnh tim mạch, và da nhăn nheo sớm, thì đừng hút thuốc”.

 Mệnh lệnh giả thiết có thể là:

  • Thực dụng: mệnh lệnh về sự khôn ngoan
  • Kĩ thuật: mệnh lệnh về kĩ năng

Mệnh lệnh giả thiết là không có tính bắt buộc; chúng chỉ áp dụng cho một số người, trong một số hoàn cảnh.

Trái lại, luân lý là có tính bắt buộc. Tất cả các tác nhân tự do bắt buộc phải hành động đạo đức mọi lúc. (Ai nên làm điều đúng đắn? Mọi người. Khi nào họ nên làm điều đúng đắn? Mọi lúc. Họ nên làm điều đúng đắn ở đâu? Mọi nơi. vv) Do đó, luân lý (Luật đạo đức) là một Mệnh lệnh nhất quyết. Nghĩa là, nó áp dụng cho mọi tác nhân đạo đức [con người] mọi lúc, mọi nơi mà không có sự ngoại lệ.

Bạn (về mặt luân lý) phải theo sau mệnh lệnh nhất quyết dù bất cứ điều gì bạn muốn.

Mệnh lệnh giả thiết có tính thường nghiệm, tức là được khám phá thông qua kinh nghiệm.

Mệnh lệnh nhất quyết có tính tiên nghiệm – chúng chỉ có thể khám khá thông qua lý tính thần túy thực hành, mà không phải bởi kinh nghiệm.

Lý tính thuần túy thực hành đưa ra các mệnh lệnh của nó: thần túy, vô điều kiện, và tuyệt đối.

Lưu ý: Điều hầu như phải theo sau yêu sách của ông là, từ lập trường đạo đức, tất cả chúng ta đều bình đẳng. Bất cứ bổn phận đạo đức nào áp dụng cho tôi cũng áp dụng cho mọi người và bất cứ bổn phận nào áp dụng cho mọi người cũng áp dụng cho tôi. Tôi không “đặc biệt” để cho có các bổn phận đặc biệt hay các đặc quyền đặc lợi chỉ áp dụng cho tôi.

Vì vậy, đối với Kant, ta phải luôn làm điều gì mà bổn phận đòi hỏi ta và ta phải luôn kiềm chế làm điều gì mà bổn phận ngăn cấm ta.

3.    “Tôn trọng luật đạo đức” là như thế nào? 

Đôi khi, làm điều đúng cũng là điều chúng ta muốn làm vì các lý do ích kỉ hoặc khôn ngoan. Giả sử luật đạo đức yêu cầu bạn thực hiện điều y. Giả sử tiếp rằng, thực hiện điều y cũng mang đến cho chúng ta điều chúng ta muốn, đó là x, (nếu bạn muốn x thì thực hiện y). Vậy kết quả của Mệnh lệnh giả thiết (thực hiện y), đồng nhất với kết quả của mệnh lệnh nhất quyết (thực hiện y). Trong các trường hợp như vậy, Kant nói, giá trị đạo đức của một hành động phụ thuộc vào động cơ đằng sau hành động chứ không phải chính hành động. Vì vậy ta có thể hỏi “Cô ấy có làm điều đúng đắn?” Hành động của cô ấy có phù hợp với Mệnh lệnh nhất quyết? Nhưng sâu xa hơn, ta có thể hỏi, cô ấy làm điều đúng với lý do đúng? Theo Kant, với câu hỏi cuối, thì không chỉ cô ấy làm điều đúng, mà hành động của cô ấy còn có giá trị đạo đức.

Đối với Kant, sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể để biết động cơ của chúng ta khi làm một điều nào đó, đặc biệt nếu bổn phận đạo đức của chúng ta cũng là thứ chúng ta muốn thực hiện.

Vì vậy một người có thể hành động đúng đắn, (phù hợp với luật đạo đức), nhưng, nếu nó được thúc đẩy bởi các yếu tố vị kỉ, thì hành động đó không có giá trị đạo đức. Xem xét nếu một ai đó bị buộc phải góp tiền từ thiện hoặc nếu ái đó tài trợ tiền từ thiện đơn thuần chỉ để được ghi tên trong sổ sách. Đây là những hành động phù hợp với luật đạo đức, nhưng không ai làm điều đó vì tôn trọng cho luật đạo đức. Những hành động như vậy không có giá trị đạo đức. Chúng không bắt nguồn từ một ý chí thiện hảo. Chúng ta không thể nói rằng người đó hành động sai trái, vì người đó không vi phạm Mệnh lệnh nhất quyết, tuy nhiên, đó không phải là ví dụ về hành động của một ý chí thiện hảo hay tự do.
Lưu ý: Kant đặt một sự nhấn mạnh rất lớn cho dự định đằng sau hành động, điều hoàn toàn bị đạo lý thuyết đức học kết quả lờ đi.

Một hành động có giá trị đạo đức (tức là thiện hảo) nếu và chỉ nếu nó:

·       phù hợp với luật đạo đức (đúng – cho phép về mặt đạo đức)
·       không được thực hiện chỉ đơn thuần do thiên hướng, sở thích, bất kể thiên hướng đó là vị kỉ hay khoan dung và;
·       Được thực hiện từ sự tôn trọng cho các luật đạo đức

Chủ cửa hàng hành động từ lý do tư lợi, khi không lừa đảo khách hàng, đó là hành động khôn ngoan, chứ không phải là hành động đạo đức.

Chủ cửa hàng người hành động từ sự cảm nhận về lòng trắc ẩn, khi không lừa đảo khách hàng, cũng không thể được cho là hành động một cách đạo đức vì nó bị thúc đẩy bởi cảm xúc cá nhân.

Ban đầu điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy kì lạ, vì nhiều người nghĩ rằng cảm xúc (chính xác hơn là sự đồng cảm và lòng trắc ẩn) chính là cơ cở và động cơ của các hành động đạo đức (Hume). Nhưng Kant phủ nhận điều này. Xem xét trường hợp, “điều gì sẽ xảy ra nếu người chủ đang không cảm thấy một sự đồng cảm trong ngày đó? Nếu lý do duy nhất mà anh ta hành động đạo đức là vì một cảm xúc, thì không có gì đảm bảo rằng anh ta là đạo đức hoặc quan tâm đến đạo đức. Nhiều thứ mất đạo đức đã và đang được thực hiện nhân danh tình yêu và lòng trắc ẩn. (Nghĩ về trường hợp một người mẹ, người giết 5 đứa con của mình để giúp chúng đến thiên đàng).

Kant ấn định một Bổn phận đạo đức: nhất thiết hành động từ sự tôn trọng luật đạo đức.

Tôn trọng cho luật đạo đức: một người tôn trọng cho luật đạo đức được thúc đẩy để hành động. 

Tôn trọng cho luật đạo đức có thể thúc đẩy một người thực hiện điều mà, nếu khác hơn anh ta sẽ không lựa chọn để thực hiện và không thực hiện điều anh ta muốn thực hiện.

Một hành động là đúng nếu và chỉ nếu nó phù hợp với luật đạo đức và nó có giá trị đạo đức nếu và chỉ nếu nó được thực hiện từ sự tôn trọng cho luật đạo đức.


Read More...

Sự cáo chung của lịch sử?

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Khi xem xét dòng sự kiện trong khoảng một thập kỉ vừa qua, khó mà tránh khỏi cảm nhận là thứ gì đó rất căn bản đã xảy ra trong lịch sử thế giới. Năm vừa qua chứng kiến một loạt các bài viết tưởng niệm sự chấm dứt Chiến tranh Lạnh và thực tế là “hòa bình” đã nở rộ ở nhiều khu vực trên thế giới. Hầu hết những phân tích này thiếu một khuôn khổ khái niệm rộng lớn hơn để phân biệt giữa cái gì là bản chất với cái gì là ngẫu nhiên hay tình cờ trong lịch sử thế giới, và vì vậy không khó để thấy sự hời hợt của chúng. Nếu Gorbachev bị hất cẳng khỏi điện Kremlin hay một thủ lĩnh Hồi giáo (Ayatollah) mới tuyên bố một thời kỳ cách mạng hoàng kim cho một thủ đô hoang tàn của Trung Đông, thì cũng chính những nhà bình luận đó sẽ tranh nhau loan báo về sự tái sinh của một kỷ nguyên xung đột mới.
Read More...

Lý Thuyết Của THOMAS S.KUHN Cách Mạng Khoa Học - Sự Thay Đổi Khuôn Mẫu (Paradigm)

Đặng Mộng Lân
Cuốn sách "The Structure of Scientific Revolutions” của Thomas S. Kuhn ra đời năm 1962 (được bổ sung thêm “Lời bạt" trong lần xuất bản thứ hai năm 1970) là một sự bác bỏ có tính chất quyết định) quan niệm vốn có về sự phát triển của khoa học theo cách tích lũy đồng thời làm rõ bản chất của khái niệm “cách mạng khoa học" mà những cách hiểu trước đó chưa thể xem là thích hợp. Công trình này đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng và đơn giản về sự phát triển của khoa học: Một khuôn mẫu (paradigm) (một cấu trúc cơ bản ổn định nảy sinh từ một số khám phá được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học) xuất hiện rồi bị thay thế bởi một khuôn mẫu mới do trong quá trình nghiên cứu theo khuôn mẫu cũ đã xuất hiện những dị thường ngày càng phát triển sâu rộng dẫn đến khủng hoảng không thể khắc phục được, trong thời kỳ phát triển bình thường, khuôn mẫu định hướng và thúc đẩy toàn bộ sự phát triển của khoa học - khoa học chuẩn, cách mạng khoa học chính là sự thay thế khuôn mẫu cũ bằng khuôn mẫu mới.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org