Dân chủ: Định nghĩa và Giải thích

Posted on
  • Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • Nitisha
    Định nghĩa dân chủ
    Dân chủ bắt nguồn trực tiếp từ nền dân chủ Pháp, nhưng nguồn gốc thực sự của nó bắt nguồn từ Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp có hai từ - demo và kratos. Từ trước có nghĩa là người dân trong khi từ sau có nghĩa là cai trị và trong tiếng Anh khi dùng từ dân chủ chúng ta muốn nói đến sự cai trị của nhân dân.
    David Held, một học giả nổi tiếng về khái niệm dân chủ, định nghĩa thuật ngữ này như sau: "Dân chủ là một hình thức cai trị trong đó người dân cai trị, trái ngược với chế độ quân chủ và chế độ quý tộc. Và dân chủ đòi hỏi phải có một mức độ bình đẳng nhất định về chính trị giữa người dân trong cộng đồng chính trị". Nói một cách chính xác thì dân chủ là sự cai trị của nhân dân. Trong tất cả các định nghĩa về dân chủ có lẽ định nghĩa tốt nhất và nổi tiếng nhất là như sau: Dân chủ có nghĩa là "chính quyền của dân, do dân và vì dân".
    Cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) là tác giả của định nghĩa này. Lincoln đưa ra định nghĩa này trong Diễn văn Gettysburg của ông vào năm 1864, lúc đó đang là ​​đỉnh điểm của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ giữa các bang miền Bắc và miền Nam. Ngày nay định nghĩa này của Lincoln vẫn được nhiều người coi là một định nghĩa kinh điển và bất kỳ cuộc thảo luận nào về dân chủ cũng không thể bỏ qua nó.
    Giải thích về Định nghĩa
    Chúng ta chỉ vừa trình bày hai định nghĩa, và bởi vì tất cả các định nghĩa đều trình bày những điều tương tự nên việc trình bày tất cả là không cần thiết
    Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa đều chứa đựng những điều sau đây:
    1. Dân chủ là một hình thức cai trị trong đó sự tham gia của người dân là yếu tố quan trọng nhất.
    2. Người dân có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp.
    3. Đó là một hình thức cai trị mà mọi người có cơ hội bình đẳng, và dạng cai trị này dựa trên năng lực cá nhân, không có chỗ cho đặc quyền cha truyền con nối.
    4. Sự phân bố cơ hội được thực hiện sao cho giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn sự bất bình đẳng.
    5. Dân chủ thừa nhận rằng tất cả các các bộ phận của cộng đồng sẽ nhận được phần xứng đáng của họ.
    6. Quyền lợi của các nhóm thiểu số sẽ được bảo vệ đầy đủ và nhà nước thực hiện biện pháp cần thiết đảm bảo điều đó.
    7. Tất cả các vị trí công, các cơ hội để mở cho tất cả mọi người và các cuộc thi công khai được tổ chức cho các vị trí này. Có một sự cạnh tranh mở trong đó mọi công dân đủ điều kiện đều có quyền tham gia.
    8. Đó là một hệ thống cai trị trong đó không đưa ra bất kỳ sự phân biệt đối xử nào trên cơ sở đẳng cấp, tôn giáo, giới tính, vv
    9. Trong nền dân chủ tất cả phải có cơ hội tham gia cai trị hoặc trở thành một thành viên của chính quyền.
    10. Người cai trị chịu trách nhiệm với người dân
    11. Người dân quyết định ai sẽ cai trị họ.
    Ai là người dân [hiểu là công dân]?
    Yếu tố quan trọng nhất của dân chủ là sự tự cai trị được phân bổ đồng đều giữa mọi người dân. Cụm từ tự cai trị có thể được hiểu là quyền lực chính trị. Cụm từ phân bổ đồng đều có nghĩa là ngang bằng nhau nhất có thể. Trong một nền dân chủ việc tất cả có quyền lực bằng nhau là điều không thể. Có thể có nhiều sự khác biệt trong việc phân bổ quyền lực.
    Ví dụ, các thành viên của chính phủ được hưởng nhiều quyền lực hơn. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất của định nghĩa là người dân. Ai là người dân?
    Ý nghĩa của hai thuật ngữ của dânvì dân là rất rõ ràng. Các thành viên chính quyền phải đến từ cộng đồng, tức là người dân [của dân]. Các chức năng của chính phủ phải hướng đến thịnh vượng chung hoặc nâng cao đời sống của người dân [vì dân]. Nhưng còn đối với thuật ngữ do dân thì sao.
    Không có hệ thống chính quyền nào (bao gồm cả chính quyền dân chủ) mà tất cả mọi người người được phép tham gia vào công việc của chính phủ như hình thành các chính phủ, xây dựng các chính sách và ra quyết định. Trong các thành bang Hy Lạp cổ đại chỉ có các công dân (không bao gồm phụ nữ) trên hai mươi tuổi mới có cơ hội tham gia vào các chức năng của nhà nước. Cho đến năm 1928, phụ nữ Anh mới cơ hội bầu người đại diện, tức là có quyền bầu cử.
    Vào đầu những năm 1960, người da đen ở các bang miền Nam của Hoa Kỳ mới có quyền bầu cử. Năm 1971 phụ nữ Thụy Sĩ mới có quyền bầu cử. Ở nhiều nước những người dưới 18 tuổi không có quyền bầu cử. Do đó thuật ngữ người dân [công dân] có phạm vi rất hạn chế.
    Sự tham gia của người dân: Sự thật hay hư cấu?
    Như đã nói ở trên sự tham gia của người dân là bộ phận quan trọng nhất của nền dân chủ. Trong phân tích của chúng ta về người dân chúng ta đã thấy rằng thuật ngữ người dân, ở khắp mọi nơi, có nghĩa rất hạn chế. Ngay cả trong các nền dân chủ được coi là phát triển rực rỡ hay trưởng thành thì người dân cũng không bao gồm tất cả mọi dạng người.
    Các nhà hoạch định chính sách hay các chính trị gia luôn tin rằng (dĩ nhiên trong hầu hết các quốc gia) những người dưới một độ tuổi nhất định không có đủ nhận thức chính trị và không có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn và vì lý do đó họ bị loại khỏi việc tham gia vào các vấn đề chính trị. Nhưng tiêu chuẩn về tuổi này là có tính giả thuyết và nhiều người không tin rằng tiêu chuẩn về độ tuổi này có cơ sở khoa học. Mặc dù vậy, nó vẫn được tuân thủ một cách hết sức nghiêm chỉnh .
    Rõ ràng sự tham gia của người dân là rất thiêng liêng và quan trọng về mặt chính trị. Nhưng một sự xem xét kỹ lưỡng cho thấy với tư cách là một nguyên tắc dân chủ nó rất mong manh. Có bao nhiêu người dân tham gia một cách có ý thức vào các vấn đề chính trị? Và trong những người tham gia có bao nhiêu người có thể đưa ra quyết định đúng đắn? Dường như đây là những câu hỏi kỳ lạ nhưng từ sự hoạt động của các chế độ dân chủ, chúng ta đi đến biết rằng sự hoạt động của nền dân chủ Mỹ cho thấy khoảng một nửa số cử tri không tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống.
    Trước năm 1971, phụ nữ Thụy Sĩ không có quyền bầu cử. Dù đây là nền dân chủ trực tiếp duy nhất theo kiểu của các thành bang Hy Lạp hay kiểu Rousseau có thể đảm bảo về một sự tham gia thực sự. Dưới ánh sáng của các phân tích trên chúng ta có thể kết luận rằng mặc dù có sự tranh cãi về hàm ý chính xác của thuật ngữ tham dự, nhưng trong thực tế không ở đâu trên thế giới một trăm phần trăm người dân có thể tham gia vào các công việc của quốc gia và dù điều này chúng ta vẫn sử dụng thuật ngữ [sự tham gia của dân].
    Nguồn: http://www.politicalsciencenotes.com/
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org