Nitisha
Vị trí và bản chất:
Dân
chủ cổ điển là dân chủ trực tiếp và Athen là nơi xuất hiện của một nền dân chủ
như vậy. Ngoài Athens, còn có các thành bang khác của Hy Lạp nhưng trong tất cả
các bang này Athen là nổi bật nhất và mạnh nhất. Nền dân chủ trực tiếp ở Athens
phát triển trong khoảng thời gian 800-500 TCN (trước kỉ nguyên Ki tô giáo). Người
Athens thực sự tự hào về nên dân chủ trực tiếp trong thành bang của họ.
Đâu
là những đặc điểm tiêu biểu của nền dân chủ Athen vốn được coi là biểu tượng của
nền dân chủ cổ điển?
(1)
Nền dân chủ cổ điển của Athens được tổ chức với các buổi họp cộng đồng. Người
dân Athen gặp nhau định kì để bàn thảo về tình hình đất nước và đưa ra các
chính sách và các quyết định.
(2)
Tất cả các vị trí công toàn thời gian được người Athen lựa chọn thông qua rút
thắm hoặc bầu cử.
(3)
Việc tổ chức được thực hiện như vậy nhằm để mọi người dân có được (ít nhất một
lần trong đời) cơ hội tham gia vào các chức vụ của nhà nước.
(4)
Người Athen không bao giờ do dự khi tham gia vào các công việc của nhà nước hay
khi gánh vác trách nhiệm.
(5)
Các vị trí công quay vòng giữa tất cả các công dân và không yêu cầu chuyên môn cho
việc điều hành chính quyền.
(6)
Tuy nhiên, đối với các tướng lĩnh quân sự thì đòi hỏi phải trải qua sự đào tạo
chuyên biệt. Bằng cách này, nền dân chủ Athen - đại diện cho nền dân chủ cổ điển
- đã vận hành ở Hy Lạp cổ đại.
Các lý tưởng của nền dân chủ cổ điển:
Các
lý tưởng của nền dân chủ cổ điển hay nền dân chủ Athen (hai thuật ngữ này có thể
được sử dụng thay thế cho nhau) có thể được trình bày như sau. Các lý tưởng
chính trị chính là: bình đẳng giữa tất cả mọi người (công dân), sự tự do, và
tôn trọng luật pháp và công lý. Người Athen cực kì tôn trọng công lý và pháp luật.
Điều mà ngày nay chúng ta gọi là cai trị theo pháp luật, thì đã tồn tại ở Hy Lạp
cổ đại, và từ đó về sau, phân tán ra các khu vực khác của châu Âu.
Do
sự phổ biến của sự bình đẳng trong thành bang Hy Lạp nên tất cả các công dân có
thể có được cơ hội để tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của nhà nước.
Thucydides đã trình bày các lý tưởng và mục tiêu này của nền dân chủ Athens trong
một bài diễn văn trong tang lễ của Pericles.
Thucydides
(460-399 BC) cho rằng nền dân chủ Athena là độc nhất theo nghĩa rằng hiến pháp,
hệ thống quản lý, các thiết chế của nó không sao chép từ các hệ thống khác.
Thay vào đó nền dân chủ Athena là một mô hình được theo sau bởi các thành bang
khác. Mọi người Athen có quyền được đối xử bình đẳng theo pháp luật.
Bình
đẳng trước pháp luật và sự đối xử bình đẳng của pháp luật cho phép công lý thắng
thế trong hầu hết mọi lĩnh vực của xã hội. Đời sống chính trị được tự do và cởi
mở. Tất cả các công dân quan tâm tích cực vào các vấn đề chung. Mọi người tuân
thủ luật pháp và quyền uy. Các tranh chấp được tự giải quyết với nhau.
Giải thích của Aristotle về dân chủ:
Tác
phẩm Chính trị luận của Aristotle (được viết khoảng năm 335 - 323 trước Công
nguyên) cung cấp một giải thích tuyệt vời về dân chủ. Ông nói: "Nền tảng của
hiến pháp dân chủ là tự do. Người dân liên tục tuyên bố như thế, hàm ý rằng chỉ
có trong hiến pháp như thế mới có tự do. Mọi nền dân chủ duy trì tự do vì mục
đích của chính nó. "Cai trị rồi đến lượt mình bị cai trị" là một
trong những thành tố của tự do.
Tiếp
theo, lý tưởng dân chủ coi công lý dựa trên sự bình đẳng về mặt số học, chứ không
phải sự bình đẳng dựa trên phẩm chất và khi tư tưởng này chiếm ưu thế, thì người
dân chắc chắn nắm chủ quyền quyền tối cao, và bất cứ điều gì mà đa số quyết định
sẽ là chung cuộc và trở thành công lý ... Kết quả là trong các nền dân chủ người
nghèo có nhiều quyền lực hơn người giàu. "Hãy sống như bạn thích" là
một dấu hiệu nữa của một người tự do. "Sống không theo ý mình là dấu hiệu
của sự nô lệ".
Trong
đoạn văn ở trên Aristotle đã mô tả các đặc trưng cơ bản của nền dân chủ. Tự do,
công lý và chủ quyền của nhân dân là những trụ cột cơ bản của nền dân chủ.
Aristotle dành ưu tiên cho ba đặc trưng này. Ông tin rằng chỉ có trong chế độ
dân chủ việc cai trị rồi đến lượt mình bị cai trị mới có thể diễn ra. Điều này
không xuất hiện trong các nhà nước không phải là dân chủ. Việc không có cơ hội để
cai trị là biểu tượng của chế độ nô lệ. Ông cũng khẳng định rằng trong nền dân
chủ bình đẳng phải được giải thích là bình đằng về mặt số học mà không dựa trên
phẩm chất.
Các nguyên tắc của nền dân chủ:
Aristotle
đã phác thảo ra một số nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ. Chúng cũng có thể được
gọi là các đặc trưng cơ bản của nền dân chủ. Chúng tôi vừa tìm hiểu khái niệm về
dân chủ được trình bày trong tác phẩm
Chính trị luận.
Sau
đây là những nguyên tắc cơ bản:
1.
Các quan chức của thành bang sẽ được lựa chọn thông qua bầu cử và mọi công dân đều
đủ tư cách cho tất cả các vị trí này.
2.
Một nguyên tắc chung sẽ vận hành đối với toàn thành ban và quy tắc là điều gì áp
dụng cho mỗi người và thì sẽ áp dụng cho tất cả.
3.
Tất cả các công dân có đủ tư cách cho tất cả các vị trí, ngoại trừ các vị trí đòi
hỏi trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm đặc biệt.
4.
Việc nắm giữ chức vụ không phụ thuộc vào việc sở hữu tài sản.
5.
Một người không nắm giữ chức vụ tương tự hai lần. Một người sẽ chỉ được phép nắm
giữ chức vụ một lần trong đời. Tuy nhiên, nguyên tắc này không có hiệu lực khi
ngoài chiến trường.
6.
Aristotle quy định nhiệm kỳ ngắn của các vị trí công.
7.
Hội đồng xét sử sẽ được lựa chọn từ tất cả các công dân và sẽ xét xử đối với tất
cả.
8.
Quốc dân (trong tiếng Hy Lạp nó được gọi là hội nghị quốc dân) sẽ có quyền chủ
quyền tối cao đối với bất cứ điều gì ngoại trừ vấn đề nhỏ nhặt.
9.
Việc thanh toán cho sự phục vụ trong hội đồng, hội đồng xét sử và các vị trí
công theo quy định.
11.
Nền dân chủ không chấp nhận nhiệm kì suốt đời
Phê bình:
Bất
kể tính mới lạ hay tầm quan trọng của nền dân chủ cổ điển Athens, các nhà phê
bình không có thiện cảm với nó.
Có
một số chỉ trích như sau:
1)
Nền dân chủ Athen chỉ giới hạn tới một phần nhỏ dân số. Các công dân nam trên
20 tuổi mới có thể tham gia tích cực vào công việc của nhà nước. Các công dân nữ,
không bất kể trình độ của họ, không có tự do hay quyền tham gia vào các vấn đề
chính sách. Vì vậy, nền dân chủ cổ điển là nền dân chủ của công dân nam hay các
gia trưởng. Người phụ nữ không có quyền dân sự và chính trị.
2)
Một số lượng lớn cư dân Athens cũng không đủ tư cách để tham gia vào tiến trình
chính trị của thành bang. Họ là những người nhập cư và người nô lệ. Ở Athens có
một số lượng lớn người nhập cư sinh sống và đóng góp của họ nền văn hóa và sự
phát triển của Athen,vv.. không phải là không đáng kể. Người nô lệ ở Athens chiếm
một phần lớn trong toàn bộ dân số và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Athen,
vì nó phát triển trên sức lao động của họ. Nhưng họ không được phép tham gia
vào các vị trí công và các công việc khác của nhà nước.
3)
Việc đối xử với nô lệ và những người nhập cư chứng minh sự không tồn tại các
quyền và sự bình đẳng trong xã hội Athen.
4)
Tất cả các công dân không được hưởng vị thế bình đẳng và tất cả các cơ hội không
để mở cho tất cả.
5)
Nhiều người đã gọi nền dân chủ Athen là sự chuyên chế của thiểu số.
6)
Held nói rằng các khía cạnh khác nhau của nền dân chủ cổ điển cũng có thể bị
tra vấn về tính hợp pháp
Nguồn:
http://www.politicalsciencenotes.com/