Chủ nghĩa dân tộc và chiến tranh giữa các dân tộc

Một phần của di sản của Cách mạng Pháp là sự phát triển hai hiện tượng mới lạ: chủ nghĩa dân tộc và cách tiến hành các cuộc chiến tranh hiện đại. Học thuyết về chủ nghĩa dân tộc – mỗi dân tộc, một quốc gia; mỗi quốc gia, một dân tộc – phát triển cùng với chủ nghĩa cộng hòa hiện đại. Các cuộc chiến của Napoleon theo sau Cách mạng Pháp làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc – ở Pháp và các vùng đất bị chinh phục – và là các cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên. Nhà lý thuyết quân sự vĩ đại Carl von Clausewitz thừa nhận rằng Napoleon đã thay đổi chiến tranh vĩnh viễn. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của hai sự thay đổi vĩ đại này.
Read More...

Các di sản của Cách mạng Pháp -Từ cánh hữu đến cánh tả

Cuộc họp của các đẳng cấp (5/5/1789)
Sự ảnh hưởng phân cực về mặt chính trị của Cách mạng Pháp đã thiết lập nên phổ quan điểm chính trị của Châu âu vào cuối thế kỉ 19. Ở phía cánh hữu là những người ủng hộ cho chủ nghĩa bảo hoàng và quyền lực truyền thống của nhà thờ; ở phía cánh tả là những người vô chính phủ và những người xã hội chủ nghĩa. Những người cộng hòa tự do, ủng hộ chủ quyền nhân dân, tự do cá nhân, quyền tư hữu và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đứng ở giữa. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nhà tư tưởng chính của cánh hữu và cánh tả, những người đã tạo ra một chủ nghĩa bảo thủ cực đoan hơn (so với chủ nghĩa bảo thủ của Burke) và một chủ nghĩa xã hội vô chính phủ.
Read More...

Tranh luận về Cách mạng Pháp

Cách mạng Pháp, sự kiện chính trị vĩ đại nhất của thế kỉ 18, đã truyền cảm hứng cho vô số các nhà tư tưởng chính trị. Trong bài này và ba bài tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng về mặt triết học của nó. Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu sự tranh luận giữa các tác giả trong thế giới nói tiếng Anh: Một người Anh là Richard Price đã xuất bản một khảo luận trong đó xem cuộc cách mạng là một sự thể hiện các nguyên tắc chính trị của Anh; trong khi đó Edmund Burke, cha đẻ của tư tưởng bảo thủ trong nền chính trị Anh Mỹ, lập luận chống lại Price khi cho rằng cách mạng là một sự vi phạm các nguyên tắc chính trị của Anh. Còn Thomas Pain, người viết những cuốn sách mỏng về chính trị nổi tiếng nhất trong lịch sử Mỹ, ủng hộ cách mạng và chống lại Burke. Và Mary Wollstonecraft cũng có quan điểm tương tự như Paine. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc chiến của các cuốn sách mỏng (của các tác giả kể trên), một cuộc tranh cãi trí tuệ đầu tiên về ý nghĩa của cách mạng.
Read More...

Smith và cuộc cách mạng thị trường

Bị thúc đẩy bởi sự thành công về thương mại của Hà lan và Anh, một số nhà tư tưởng cho rằng một xã hội thương mại với những nhà sản xuất tư lợi là tốt đẹp, dù nó trái ngược với các đức hạnh truyền thống, cổ điển, và Ki tô giáo. Trong miêu tả nổi tiếng của mình về chủ nghĩa tư bản, Adam Smith cho rằng chỉ một nền kinh tế thị trường tự do mới có thể mang lại ‘sự giàu có phổ quát', cũng như khuyến khích các phẩn chất khôn ngoan. Smith miêu tả về ‘một bàn tay vô hình’ hướng dẫn cho sự tư lợi cá nhân tạo ra lợi ích chung. Trong khi ủng hộ cho thương mại tự do và chính sách không can thiệp của chính phủ, thì Smith cũng chuẩn đoán các vấn đề của chủ nghĩa tư bản và bảo vệ cho một số hành động của chính phủ. Tuy nhiên sau này, Thomas Malthus đưa ra một dự đoán gây bối rối rằng nguồn cung thực phẩm sẽ đề ra một sự giới hạn vĩnh viễn đối với sự tiến bộ. Trong bài này, chúng ta tìm hiểu về kỉ nguyên của triết học kinh tế.
Read More...

John Locke bàn về chính quyền giới hạn và lòng khoan dung

John Locke viết hai tác phẩm giữ vị trí trung tâm trong sự phát triển của tư tưởng chính trị hiện đại: Hai khảo luận về chính quyềnMột lá thư về lòng khoan dung. Tác phẩm của ông biện minh cho cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688. Ông xây dựng một quan niệm “tích cực” hơn về trạng thái tự nhiên và khế ước xã hội (so với Hobbes). Locke hiểu về sở hữu dựa vào “lao động”. Với các khái niệm của ông về luật tự nhiên, chính quyền được ủy nhiệm, và cách mạng, thì chính quyền được tạo ra như là công bộc của cộng đồng chính trị. Tác phẩm Lá thư về lòng khoan dung của Locke ủng hộ cho một sự tách rời mới mẻ giữa thẩm quyền tôn giáo và thẩm quyền chính trị. Ông là một trong những nguồn trí tuệ sáng láng nhất của “thế kỉ chính trị”, giai đoạn từ 1688 đến 1789, vốn tạo nên chủ nghĩa cộng hòa hiện đại.
Read More...

Hobbes, Luật tự nhiên, Khế ước xã hội

Triết gia người Anh Thomas Hobbes là thành viên của cuộc cách mạng khoa học thế kỉ 17 và là người đầu tiên nỗ lực thiết lập một lý thuyết xã hội hiên đại. Hobbes đặt quan điểm của mình trên nền tảng của thuyết tương đối đạo đức và một trạng thái tự nhiên khá bi quan – một cuộc chiến tất cả chống lại tất cả. Ông xây dựng khái niệm thẩm quyền chính trị dựa trên một khế ước xã hội giữa các cá nhân duy lý tư lợi đang tìm kiếm sự an toàn cá nhân. Hầu như không có sự giới hạn đối với quyền lực của nhà nước bởi vì sợ hãi một chủ quyền đầy quyền uy thì tốt hơn sợ hãi tất cả những người hàng xóm của mình. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu phiên bản đầu tiên của lý thuyết khế ước xã hội.
Read More...

Mệnh lệnh mới của Machiavelli

Triết gia và chính khách của Florentine, Niccolo Machiavelli, đã tạo ra một sự đoạn tuyệt với chính trị học đức hạnh cổ điển của Plato, Aristotle, Rome, và Ki tô giáo trung cổ. Dù ông nổi tiếng nhất với tác phẩm bất chấp luân lý Quân vương, song ông cũng viết tác phẩm Khảo luận, trong đó ủng hộ chủ nghĩa cộng hòa. Machiaville là một người theo chủ nghĩa duy thực trong chính trị, nhưng ông khâm phục chủ nghĩa cộng hòa dân sự. Đóng góp lâu dài của ông là đã chuyển hướng lý thuyết chính trị từ việc miêu tả về thành bang lý tưởng đến việc miêu tả về sự hoạt động của các nhà nước thực tế và nêu lên câu hỏi liệu sự lãnh đạo chính trị có cần phải thỏa mãn điều kiện đạo đức hay không.
Quân vương
·       Niccolo Machiavelli (1469 – 1527) chắc chắn là triết gia chính trị và nhà khoa học chính trị hiện đại đầu tiên. Ông sống trong trong giai đoạn mà Italy gồm các thành bang thương mại cạnh tranh với nhau. Ông là người Florentine, sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, và nhận được điều mà ông gọi là sự giáo dục nhân văn, vốn tập trung vào nền văn hóa cổ điển (Hilap – La mã) hơn là vào chủ nghĩa kinh viện (Kito giáo).
o   Machiavelli giữ nhiều chức vụ trong thời gian biến động về chính trị, khi giáo hoàng là một nhân vật chính trị, các thành bang Italy tranh giành quyền lực, và Italy đối mặt với sự xâm lược của Pháp, Tây ban nha, và Đế chế La mã thần thánh.
o   Khi cộng hòa Florentine bị lật đổ bởi gia đình Medici vào năm 1512, Machiavelli bị cầm tù và tra tấn, sau đó đi lưu vong, chính trong thời điểm này, ông đã viết hai tác phẩm nổi tiếng của mình là Quân vương, và Khảo luận.
·       Quân vương được xuất bản năm 1532 sau khi Machiavelli mất. Trong đó, ông nói một cách rõ ràng rằng ông đang đưa ra lời khuyên cho các ông vua khi đối mặt với các vấn đề thực tế, chứ không phải cho việc hình thành một thành bang lý tưởng. Đây là một sự đoạn tuyệt rõ ràng với lý thuyết triết học cổ đại và trung cổ, vốn cho rằng mục đích của nó là miêu tả các phẩm tính của một xã hội công bằng và các đức hạnh cần có của người cai trị. Trong Quân vương, Machiavelli nghiên cứu các ví dụ lịch sử nổi tiếng và rút ra các kết luận về đâu là sách lược hiệu quả nhất.
·       Quan tâm chính của một quân vương là giành và giữ quyền lực. Machiavelli nổi tiếng khi cho rằng “mục đích biện minh cho phương tiện”, điều này dường như biện minh cho nền chính trị dựa trên sức mạnh, không quan tâm đến đạo đức. Chẳng hạn, khi một nhiệm vụ không được dân chúng thích phải được thực hiện, Machiavelli đề nghị bổ nhiệm một cố vấn đặc biệt để tạo ra những sự thay đổi cần thiết; nếu người dân ghét sự thay đổi, người cai trị có thể tuyên bố về sự yếu kếm của người cố vấn và xử tử anh ta.
·       Machiavelli nhấn mạnh tầm quan trọng của virtu, có nghĩa là “sự xuất sắc” nói chung, mà không nhất thiết là phẩm hạnh đạo đức. Ông cũng khẳng định rằng hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi các hành động khác nhau, và tất cả phụ thuộc vào sự may mắn, hay fortuna. Các ông vua nỗ lực cho sự vinh quang hơn tất cả, nhưng họ có đạt được nó hay không thì một nửa phụ thộc vào sự xuất sắc hay khả năng của họ và một nửa vào sự may mắn.
·       Rõ ràng, đây là một thuyết duy thực chính trị, vốn cho rằng chiến tranh là một thực tế trong quan hệ giữa các cộng đồng chính trị và những người lãnh đạo, và không thể áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức dân sự cho nó. Thuyết duy thực cũng xưa cũ như “Đối thoại Melian”, trong chương 17 của tác phẩm Lịch sử của cuộc chiến Peloponnesian của nhà lịch sử Hilap Thucydides.
o   Thucydides miêu tả một cuộc gặp giữa các lãnh đạo của Melos và các tướng Athen những người đang đe dọa người Melos bằng một lực lượng mạnh hơn hẳn. Các lãnh đạo Athen yêu cầu sự đầu hàng, dựa trên thực tế là họ mạnh hơn người Melos. Người Melos từ chối đầu hàng nhưng bị đánh bại sau một cuộc bao vây, và người Athen chiếm lấy Melos rồi đến sinh sống ở đó.
o   Rất lâu sau đó, trong giai đoạn cận đại, thái độ của người Athen có thể được gọi là raison detat, có nghĩa là lợi ích quốc gia và hành vi quốc gia không phục tùng các chuẩn mực đạo đức thông thường.
·       Không thể phủ nhận Quân vương là một kinh điển của thuyết duy thực chính trị và trình bày cho một sự áp dụng lần đầu tiên của thuyết duy thực quốc tế vào các vấn đề đối nội, nghĩa là, vào việc cai trị một quốc gia. Dĩ nhiên, những người lãnh đạo đã hành động theo cách này trong quá khứ, nhưng các triết gia cổ đại và trung cổ không ủng hộ hay bảo chữa cho điều đó. Machivelli giải thích rõ ràng rằng ông không đang nói về nền chính trị lý tưởng mà là về nền chính trị thực tế, và về điều mà phải được thực hiện trong thế giới thực. Sự cai trị ổn định, chứ không phải công bằng, mới là điều quan trọng. Ông gọi điều này là  “mệnh lệnh mới” của tư tưởng chính trị.  
Khảo luận về Livy
·       Một cuốn sách nổi tiếng khác của Machiavelli là Khảo luận về 10 quyển sách đầu tiên của Titus Livy (1531), 10 quyển sách này là một sự giải thích nổi tiếng của nhà lịch sử La mã Livy về lịch sử của cộng hòa Rome. Sẽ là đúng đắn khi xem Quân vương là một phần của một tầm nhìn rộng lớn hơn được triển khai trong Khảo luận.
·       Chính quyền có thể thuộc kiểu cha truyền con nối hoặc kiểu cộng hòa. Kiểu chính quyền nào mà một xã hội có phụ thuộc vào hoàn cảnh của nó. Tất cả các dạng chính quyền của Aristotle đều ngắn ngủi và có thể thay đổi, và tất cả phụ thuộc vào sự may rủi. Machiavelli nói, tất cả các thành bang trải qua “sự phát tiển và lụi tàn”, mà không phải là đứng yên. Chế độ cha truyền con nối là đúng cho một số xã hội ở một số giai đoạn nhưng không đúng cho các xã hội khác. Cộng hòa là đúng cho một số xã hội và  ở một vài thời điểm.
·       Machiavelli tin vào “hoặc là/hoặc” - rằng dạng chính quyền và hoàn cảnh tương ứng nghiêm ngặt. Luật pháp, hoàn cảnh xã hội, và các chính sách phải phù hợp với dạng này hoặc dạng kia; các ưu điểm của các dạng cộng đồng chính trị đối lập không thể kết hợp với nhau. Con đường ở giữa luôn luôn tồi tệ. Người cai trị phải hoặc là tốt đẹp hoàn hảo hoặc “xấu xa kinh khủng”.
Mô hình cộng hòa của Machiavelli
·       Mô hình cộng hòa của Machiavelli là rất rõ ràng: Rome. Thời kì đầu trong lịch sử của nó, từ 509 trước Công nguyên tới khoảng năm 207 trước Công nguyên, trước khi Thượng viện mất đi quyền lực của nó vào tay Hoàng đế, Rome là một nền cộng hòa, với các thiết chế chính trị đặc biệt chú trọng đến việc tản quyền. Điều này quan trọng đối với chúng ta bởi vì về luật pháp và chính trị, cộng hòa Rome được hầu hết mọi triết gia hiện đại coi là một mẫu hình của nền cộng hòa.
·       Luật của Rome phân biệt luật dân sựluật hình sự. Luật hình sự liên quan đến sự xúc phạm chống lại nhà nước, trong khi luật dân sự liên quan đến sự xúc phạm riêng tư. Luật dân sự cũng phân biệt hiệp hội của các công dân với quân đội, chính quyền, và cuối cùng, các thiết chế của giới giáo sĩ. Đây là nền tảng cho điều mà trong thế kỉ 18 gọi là xã hội dân sự.
·       Machiavelli nghĩ rằng Cộng hòa Rome thực sự vĩ đại. Vô số các thiết chế của nó cho phép nó cân bằng quyền lực; khuyến khích đức hạnh và tinh thần cộng đồng trong giới lãnh đạo; và duy trì năng lực quân sự của nó trong một thời gian dài. Nhưng giống như mọi sự, cuối cùng Rome xuy tàn.
·       Ở đây, Machiavelli đứng về phía truyền thống cộng hòa dân sự hiện đại, truyền thống tin rằng công dân (người tự do và có tài sản) phải cai trị chính họ, như theo Aristotle, và họ có thể làm như vậy chỉ nếu tất cả họ có được đức hạnh của chế độ cộng hòa, đó là danh dự, và sự sẵn sàng chiến đấu.
o   Đây là một ý niệm cũ về người quý tộc chiến binh, khá quen thuộc trong chế độ phong kiến. Và Machiavelli, cũng như các nhà lịch sử khác, ý thức rằng đức hạnh chiến binh như vậy có thể bị mất đi một cách định kì.
o   Điều này tương tự với quan điểm của nhà xã hội học Ả rập thời trung cổ Khaldun (1332-1406). Sớm hơn một thế kỉ (so với Machiavelli), trong tác phẩm Prolegomena của ông, ông đưa ra một sự giải thích về xã hội Ả rập và Bắc phi. Ông cho rằng, sự đoàn kết thống nhất xã hội kiểu bộ lạc, chiến binh…phổ biến trong các bộ lạc du mục nhưng suy giảm sau cuộc chinh phục một thành phố bởi vì đời sống thành thị thương mại mang tính cạnh tranh cá nhân và độc hại với đức hạnh chiến binh.
o   Đây là một phần của truyền thống cộng hòa dân sự; một nền cộng hòa là một sự kết hợp của các công dân tích cực, những người có cả tài sản lẫn khả năng tự bảo vệ. Sở hữu tài sản và sự bảo vệ là có liên quan bởi vì người sở hữu tài sản có đất đai để bảo vệ và có tiền để mua vũ khí, áo giáp, những thứ mà các quan tâm thương mại có khuynh hướng làm cho xói mòn.
o   Machiavelli cũng phê phán công khai ảnh hưởng của Ki tô giáo. Giáo hội La mã gây tác hại cho Italy. Ki tố giáo làm giảm bớt sinh lực và đức hạnh chiến binh.
Kết luận về nền cộng hòa
·       Trong Khảo luận, Machiavelli đưa ra một cái nhìn rộng mở hơn so với Quân vương. Thế giới hầu như không tốt đẹp, bản chất con người có cả tốt lẫn xấu; lịch sử không đồng nghĩa với tiến bộ; và chính trị không thể bị quyết đinh bởi các đức hạnh lý tưởng.
·       Nền cộng hòa thật mong manh, nhưng khi nó tồn tại, thì nó ưu việt về mặt đạo đức hơn so với nền quân chủ. Machiavelli đồng ý với Livy rằng đám đông không kiên định và dễ hành động trái pháp luật, nhưng ông đưa ra một quan điểm hiện đại hơn, với nhận xét rằng, “bất cứ ai không kiểm soát hành vi của mình bằng luật pháp thì sẽ phạm phải lỗi tương tự mà đám đông phạm phải”.
·       Dân chúng là tốt đẹp không phải bởi biết đâu là chính sách đúng để lựa chọn mà bởi biết lắng nghe các luận điểm phản đối các chính sách và lựa chọn đâu là luận điểm đáng giá nhất. Do đo, “chính quyền cai trị bởi nhân dân thì tốt hơn chính quyền cai trị bởi vua chúa”, nhưng vẫn thường cần một vị vua để thiết lập hoặc cải cách một nền cộng hòa; điều mà người dân không thể làm.
·       Dựa vào Khảo luận, dường như Machiavelli không đưa ra các lý tưởng chính trị rõ ràng; ông kết hợp lý tưởng với thực tế và hỏi về cái giá thực tế của việc hành động theo các ý tưởng. Trong chính trị, vấn đề là dạng nhà nước nào được tạo ra và duy trùy. Nó phải an ninh và trật tự; nó phải công bằng và đức hạnh. Nhưng bất cứ điều gì được làm để tạo ra một nhà nước như vậy đều là hợp pháp.
·       Mối đe dọa to lớn đối với các chế độ quân chủ và cộng hòa không phải là quần chúng mà là sự gian trá của những người tham vọng, giàu có, quyền lực.
Di sản của Machiavelli
·       Có lẽ di sản chính của Machiavelli để lại cho chúng ta là thuyết duy thực của ông: chúng ta không giả định tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đưc dân sự trong lĩnh vực chính trị. Ông cũng nêu lên vấn đề “bàn tay bẩn”: trong chính trị thì ta chắc chắn sẽ phải hành động mất đạo đức? Các nhà duy thực trả lời là đúng như vậy, có nghĩa là đạo đức không thể được áp dụng.
·       Nhiều người tin Machiavelli là người mất đạo đức, nhưng quan điểm của ông thì phức tạp hơn điều đó. Nói rằng mục đích biện minh cho phương tiện không nhất thiết là phi đạo đức.
o   Ví dụ, nếu bạn là người theo chủ nghĩa kết quả,  nếu bạn nghĩ một hành động là tốt khi các kết quả tốt của nó lớn hơn các kết quả xấu, thì mục đích có thể bảo chữa cho phương tiện. Dạng nổi tiếng nhất của chủ nghĩa kết quả là thuyết công lợi, theo thuyết công lợi tính đúng đắn về mặt đạo đức của các hành động là chúng tạo ra lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất.
o   Machiavelli có là một nhà kết quả đạo đức hay thậm chí một nhà công lợi hay không? Câu trả lời là: không rõ ràng. Ông nói rằng trong chính trị, ta không thể đơn giản chỉ theo sau bổn phận dân sự nhưng phải làm điều gì sẽ dẫn đến kết quả tốt nhất. Nhưng ông cũng coi mục đích tối hậu - thường được coi kết quả tốt nhất - là thứ mà giống với sự cai trị ổn định , và nếu có thể, bằng danh tiếng.
o   Mục đích là mục đích chính trị thực tế, vốn được ưu tiên hơn so với các dạng đức hạnh mà các triết gia cổ đại và các học giả kinh viện quan tâm. Mối đe dọa của việc đánh mất sự cai trị, bị chinh phục, bất ổn sẽ lấn át mọi thứ và biện minh cho bất cứ điều gì.
·       Machiavelli khởi đầu cho sự suy tàn của truyền thống cổ đại và trung cổ vốn cho rằng chỉ có phẩm hạnh đạo đức mới có thể hình thành nên một thành bang tốt hay công bằng. Từ Plato cho đến thời trung cổ, ý tưởng cho rằng một xã hội công bằng có thể được xây dựng mà không cần đến những người công dân hay những người cai trị đạo đức là ngớ ngẩn. Nhưng Machiavelli lại thấy rằng xã hội chính trị thường tiến bộ mà không cần phẩm hạnh đạo đức và thấy có một cách để trở nên công bằng và ổn định mà không cần nó (đạo đức).
Nguồn: The Modern Political Tradition: Hobbes to Habermas
Read More...

Montesquieu và sự hình thành nước Mỹ

Trong bài giảng này, chúng ta tìm hiểu giai đoạn cách mạng nhất của thế kỉ cách mạng nhất, khi các tư tưởng triết học có một ảnh hưởng to lớn đối với sự hình thành những nền cộng hòa mới ở Mỹ và Pháp. Tư tưởng của triết gia Pháp Montesquieu về sự phân chia quyền lực có ảnh hưởng quyết định đối với các nhà lập quốc Mỹ, những người đang ở trong một cuộc xung đột trí tuệ với nhau. Jefferson tuyên bố là sự độc lập được dựa trên luật tự nhiên và các quyền tự nhiên và ủng hộ cho một sự tự trị phi tập trung, tích cực. Hamilton lập luận chống lại Jefferson, ủng hộ một nhà nước tập quyền, năng động về mặt kinh tế. Madison kết hợp sự phân chia quyền lực của Montesquieu với chủ nghĩa liên bang. Sự phức tạp của hiến pháp và hệ thống chính quyền Mỹ là hệ quả của những sự xung đột này.
Read More...

Cộng đồng cộng hòa của Rousseau

Khai sáng là một giai đoạn bùng nổ về tri thức và thay đổi về văn hóa. Rousseau là người chống đối vĩ đại nhất của nó, ông cho rằng sự tiến bộ trong các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, và kinh tế không mang lại sự tiến bộ về đạo đức hay sự hạnh phúc. Ông có một quan điểm tích cực, có lẽ là lãng mạn, về hoàn cảnh tự nhiên hay tiền văn minh của nhân loại. Rousseau cũng phát triển một lý thuyết khế ước xã hội khác với lý thuyết của Locke và Hobbes. Ông bảo vệ cho một nền dân chủ trực tiếp cấp tiến, nhưng đồng thời cũng bảo vệ cho một sự đồng nhất về văn hóa. Lý thuyết của Rousseau là một mô hình có tính quân bình và cộng đồng kinh điển của chủ nghĩa cộng hòa. Tác phẩm của ông gây ra sự thay đổi chính trị vĩ đại nhất vào cuối thế kỉ: cách mạng Pháp.
Read More...

Slide giới thiệu về chính quyền

Read More...

Slide về tư tưởng chính trị của Locke

Read More...

Silde về tư tưởng của Rousseau


Đây là Silde về tư tưởng của Rousseau, hi vọng có ích cho mọi người!
Read More...

Slide về truyền thống Khế ước xã hội


Slide về truyền thống Khế ước xã hội
Read More...

Slide về Khai sáng số 2

Đây là slide khác về Thời kì Khai sáng ở Châu âu, hi vọng có ích cho mọi người.
Read More...

Slide về Khai sáng số 1


Đây là slide về Thời kì Khai sáng (trên phương diện chính trị) ở Châu âu, hi vọng có ích cho mọi người. 

Pdf
https://drive.google.com/file/d/0BwonydaEOaFIM3FkNmItYXpuSVU/view


Ppt
Read More...

Dân chủ

Franz Oppenheimer
Bằng dịch
Tóm tắt: Sự thống trị của một số ít [một tập đoàn-ND] hoặc của một người [chế độ quân chủ-ND] đối với số đông còn lại là di sản văn hóa ngàn đời của nhân loại. Ngược lại, Dân chủ thủa ban đầu không phải là một thế giới quan, không phải là một lý thuyết hay là một hệ tư tưởng, mà là sự phản kháng chống lại tập đoàn cai trị, là cái mà cho đến ngày hôm nay Dân chủ vẫn tiếp tục tranh đấu chống lại. Khái niệm "Dân chủ" thể hiện sự đòi hỏi của dân chúng [Demos] để được cùng tham gia cai trị, nhưng, lý thuyết mà nói, diễn đạt này không rõ ràng, bởi, về mặt logic sự gia tăng việc cùng cai trị một cách rộng rãi sẽ thu hẹp sự cai trị [kratía] hiện hành của nhóm thiểu số. "Thống trị, xưa nay không có gì khác, đó chính là hình thức hợp pháp của sự bóc lột về mặt kinh tế". Theo đó, Dân chủ ở mức hoàn thiện chính là không còn sự thống trị [akratia], điều mà theo Oppenheimer có nghĩa là "một xã hội lý tưởng ở đó mọi sự bóc lột về mặt kinh tế đã bị xóa bỏ". Việc xóa bỏ về mặt chính trị đối với xã hội có giai cấp phụ thuộc vào việc vượt qua vấn đề kinh tế của nó. Tất cả mọi yếu kém của nền Dân chủ đều nảy sinh từ những tàn dư của những tập đoàn cai trị trước thời đại dân chủ.
Read More...

Nhân quyền và các giá trị Á Đông

Amartya Sen
GIỚI THIỆU
Trong tiểu luận này, Amartya Sen, nhà kinh tế học người Ấn Độ, người đoạt giải Nobel về Kinh tế, phản bác những lý luận của các nhà độc tài tại Châu Á cho rằng nhân quyền và tự do không phải là các giá trị Á Đông nên không thích hợp với văn hóa Á Đông. Trong tiểu luận này Sen cũng phản bác thái độ cao ngạo của những kẻ tự phụ phương Tây là đem ánh sáng văn minh, trong đó có nhân quyền và tự do, đến cho các dân tộc Á Đông. Tất cả những lập luận của Sen được đặt trên những khảo cứu khoa học về các nền văn hóa Đông, Tây và kết luận một cách khẳng định là nhân quyền và tự do là những giá trị của con người nói chung, vượt qua biên giới của lãnh thổ và thời gian.
Read More...

Dân Chủ - Đó Là Quyền Của Tất Cả Quốc Gia

Joshua Muravchik
Có phải Dân Chủ là cho mọi người? Đối với người Mỹ thì câu trả lời rất là hiển nhiên. Nền Dân Chủ của Hoa Kỳ dựa trên những tiền đề rằng: "Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, (và) được đấng tạo dựng nên họ ban cho những quyền bất khả chuyển nhượng," và rằng "Chính quyền có được quyền lực chính đáng là nhờ vào sự ưng thuận của những người dưới quyền cai trị." Những điều này, nêu ra trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ, là những "chân lý" đã được xem là "hiển nhiên." Đương nhiên, từ trước đến nay chưa bao giờ có những điều như vậy. Không một chính quyền nào trước đây đã đặt nền tảng trên những điều này. Những điều này, tuy thế, là những điều tuyên xưng niềm tin hay những nguyên lý đầu tiên, và dù không thể chứng minh được, đã bày tỏ những quan điểm căn bản về công lý của các bậc lập quốc Hoa Kỳ. Dẫn giải từ lý thuyết này, tác giả Joshua Muravchik, một học giả của Học Viện Doanh Thương Hoa Kỳ, và là tác giả của cuốn sách: "Xuất Cảng Nền Dân Chủ: Hoàn Thành Vận Mệnh Hoa Kỳ," đã nhìn vào khái niệm của "nền dân chủ phổ quát" và định nghĩa sự giới hạn và những thách thức của khái niệm này.
Read More...

Tìm hiểu về khái niệm công bình của Amartya Sen qua tác phẩm The Idea of Justice

Đỗ Kim Thêm
1. ĐẠI Ý
Công bình một đề tài tranh cãi quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo. Anne nhất quyết dành cây sáo cho riêng mình với lý do khá thuyết phục vì là người duy nhất trong gia đình biết chơi sáo, Bob lại dành phần là vì mình không có trò chơi nào và Clara phản đối vì là người đã bỏ công làm ra cây sáo mà lại không có quyền hưởng. Bố mẹ phải giải quyết làm sao đem laị công bình cho cả ba? Nhưng sâu xa hơn, công bình là một luận đề triết học xa xưa, mà nhận xét chua chát của Thomas Hobbes trong tác phẩm Levithian từ năm 1651 đến nay vẫn còn giá trị: "Đời người là sống khốn khổ như thú vật và ngắn ngủi", thì còn tìm đâu ra công bình cho kiếp người?
Read More...

Amartya Sen: Lương tâm của kinh tế

Trần Hữu Dũng
(TBKTSG) - Đa số người ngoài ngành (và cả nhiều người trong ngành) thường nghĩ đến kinh tế như một khoa học giúp hoạch định những chính sách để quản lý, để phát triển, để tăng trưởng, để bình ổn. Những người có thiên kiến này sẽ ngạc nhiên khi đọc Amartya Sen, nhà kinh tế gốc Ấn Độ, người được trao tặng giải Nobel Kinh tế năm 1998. Ông là người châu Á đầu tiên được Nobel về ngành này.
Read More...

Chủ nghĩa cá nhân đối đầu với chủ nghĩa cộng sản

Clarence B. Carson 
Phạm Nguyên Trường dịch
Hiện nay người ta dễ dàng đồng ý rằng chủ nghĩa cá nhân ở Mĩ đã gặp chuyện gì đó chẳng lành. Mọi người đều nói rằng thái độ phục tùng đã trở thành đức hạnh cao nhất và cá nhân bị hi sinh cho tập thể. Từ sau Thế chiến II đã có một đống sách vở trình bày chi tiết luận đề nay. William H. Whyte, trong tác phẩmThe Organization Man[1]khẳng định rằng ngay cả người phát ngôn quyền lực nhất của chủ nghĩa cá nhân cũng sử dụng ngôn từ của chủ nghĩa tập thể nhằm “ngăn chặn ý nghĩ cho rằng chính anh ta cũng ở trong cái tập thể đang lan tràn khắp nơi mà những nhà cải cách, các nhà trí thức từng mơ ước và những quan niệm không tưởng mà anh ta từng cảnh báo”. David Riesman và các cộng sự, trong tác phẩm The Lonely Crowd, kể lại chi tiết quá trình đánh mất tính tự chủ của người Mĩ và cho rằng đấy là do sự thay đổi trong tính cách của người Mĩ, từ “hướng nội” sang “hướng về người khác”. Erich Kahler, trong tác phẩm gần đây, tuyên bố: “Hiện nay chúng ta đang chứng kiến và dấn sâu vào quá trình chuyển hóa con người vô cùng to lớn. Quá trình chuyển hóa này dường như có xu hướng tạo ra con người vượt ra ngòai cá nhân. Tuy nhiên, dễ nhận thấy những quá trình khác nhau của sự đổ vỡ hay mất giá của con người cá nhân”[2].
Read More...

Tư tưởng triết học của Hayek

Nguyễn Anh Tuấn
Friedrich August Hayek (1899 - 1992) là nhà tư tưởng người Áo, một trong những người lãnh đạo thế hệ thứ 4 trường phái kinh tế học Áo nổi tiếng với chủ nghĩa tự do và đây cũng là đặc trưng của tư tưởng triết học Hayek. Với tư cách này, ông đã phê phán chủ nghĩa tập thể, coi đó là một biến thái của chủ nghĩa duy thực ngây thơ. Ông cho rằng, các khoa học xã hội cần tập trung nghiên cứu hành động có ý thức, chứ không phải những tư tưởng tư biện, hay những dự án được áp đặt từ bên ngoài. Chính vì thế, ông cũng phê phán cả chủ nghĩa xã hội hiện thực với đặc trưng là sự kế hoạch hoá tập trung hết thảy mọi lĩnh vực đời sống xã hội và chủ nghĩa quốc xã bóp nghẹt mọi tự do, cho dù tự do đó đã dựa trên sự kém hiểu biết. Ông luận chứng và tuyên truyền cho thứ chủ nghĩa tự do đích thực mà theo ông, đảm bảo tự do phải gắn với việc bảo vệ những người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội.
Read More...

Sự tự do cổ đại so sánh với sự tự do hiện đại (P1/2)

Benjamin Constant
Tôi muốn kêu gọi sự chú ý của các bạn tới một sự phân biệt – vẫn còn khá mới – giữa hai dạng tự do: sự khác nhau giữa chúng vẫn chưa nhận được chú ý, hoặc ít nhất là cho đến bây giờ vẫn chưa nhận được sự chú ý đúng mức. Dạng thứ nhất là sự tự do mà các dân tộc cổ đại rất coi trọng; và dạng kia là sự tự do đặc biệt quý giá đối với các quốc gia hiện đại. Tôi nghĩa rằng sự khảo sát này rất quan trọng đối với chúng ta, vì hai lý do khác nhau.
Read More...

Ayn Rand (P2/2)

2. Lý thuyết đạo đức của Rand: Đức hạnh của sự vị kỉ

Tiêu đề khiêu khích Đức hạnh của sự vị kỉ của Ayn Rand phù hợp với một luận đề khiêu khích tương tự về đạo đức. Đạo đức truyền thống luôn luôn nghi ngờ sự tư lợi, lên án các hành động vô đạo đức vốn được thúc đẩy bởi sự tư lợi, cũng như ca ngợi các hành động vị tha. Theo quan điểm truyền thống, một người tư lợi sẽ không cân nhắc lợi ích của người khác và do đó sẽ coi thường hoặc gây tổn hại cho những lợi ích này khi theo đuổi lợi ích của riêng mình.
Read More...

Ayn Rand (P1/2)

Ayn Rand là một trí thức lớn của thế kỷ XX. Sinh ra ở Nga vào năm 1905 và học tập ở đó, bà di cư đến Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp đại học. Khi còn là sinh viên bà đã nghiên cứu lịch sử, chính trị, triết học và văn học. Rand thấy chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cá nhân của Hoa Kỳ là một sự thay thế đáng mong muốn cho chủ nghĩa xã hội xấu xa và suy đồi ở Nga. Sau khi thành thạo tiếng Anh và thiết lập mình với tư cách là một nhà văn ở Mỹ, bà đã trở thành một người ủng hộ nhiệt thành cho triết lý của mình, Chủ nghĩa khách quan.
Read More...

Tư tưởng chính trị của Robert Nozick (P2/2)

Tiếp (P1/2)
c. Luận điểm tự sở hữu
Nozick cố gắng để chứng minh về mặt trực giác rằng chỉ có sự trao đổi trên thị trường tự do mới tôn trọng con người như là những người bình đẳng. Để làm điều này Nozick phát triển "lý thuyết công bằng dựa trên quyền". Để rõ ràng, chúng ta phải bắt đầu với điều được gọi là luận điểm tự sở hữu của ông. Luận điểm tự sở hữu của Nozick về cơ bản như thế này. 1) Mọi người sở hữu chính họ. Điều này dựa trên trực giác mà Nozick cung cấp ở trên. 2) Thế giới và các đối tượng của nó ban đầu không được sở hữu. 3) Ta có thể có được một quyền tuyệt đối đối với một phần không cân xứng (chiếm hữu nhiều tài sản hơn) của thế giới nếu điều này không làm khốn khó thêm điều kiện vật chất của người khác. Ngoài ra, vì Nozick nghĩ mỗi rằng mỗi người sở hữu chính mình, nên mỗi người cũng sẽ sở hữu tài năng của mình. Ông lập luận rằng điều này dẫn đến sự sở hữu các sản phẩm do tài năng của mình tạo ra. Thực thể sở hữu và được sở hữu là cùng một, đó là con người. Với điều này, Nozick hiểu cá nhân có các quyền sở hữu tuyệt đối đối với chính mình, và hơn nữa, đó là quyền sở hữu tuyệt đối đối với các nguồn lực mà họ có được. 4) Đó là tương đối dễ dàng để đạt được quyền sở hữu đối với một lượng không cân xứng (sở hữu nhiều hơn người khác) đối với thế giới. 5) Vì vậy, một khi sở hữu tư nhân là thích đáng, thì về mặt đạo đức một sự trao đổi tự do hàng hóa và nguồn lực hoàn toàn được phép.
Read More...

Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng. Cánh Hữu và cánh Tả sai lầm ở những điểm nào (3/3)

Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch
Gia đình và vốn con người
Trong môi trường toàn cầu hóa, tài chính hóa, hậu công nghiệp ngày nay, vốn con người là quan trọng hơn bao giờ hết trong việc quyết định những cơ may trong đời. Điều này  khiến vai trò của gia đình trở nên quan trọng hơn cũng bởi vì, các nguồn lực do gia đình truyền lại cho con cái có xu thế định đoạt rất nhiều cho sự thành công ở nhà trường và nơi làm việc, như phát hiện luôn lặp lại của mọi thế hệ các nhà nghiên cứu xã hội và khiến họ tiu nghỉu. Như chuyên gia kinh tế Friedrich Hayek đã vạch ra nửa thế kỷ trước trong cuốn The Constitution of Liberty (Hiến pháp của Tự do), trở ngại chính cho sự bình đẳng về cơ hội là ta không thể tìm được một cơ chế tốt hơn để thay thế những vị phụ huynh thông minh hay những gia đình biết bồi dưỡng tình cảm và văn hóa cho con cái. Theo một nghiên cứu gần đây của hai nhà kinh tế Pedro Carneiro và James Heckman, “Những khác biệt về trình độ kỹ năng nhận thức (cognitive skills) và các kỹ năng không thuộc phạm vi nhận thức (noncognitve skills) xuất hiện sớm trong đời người và tồn tại mãi. Có chăng là, học vấn chỉ đào sâu thêm những khác biệt đầu đời này mà thôi”.
Read More...

Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng. Cánh Hữu và cánh Tả sai lầm ở những điểm nào (2/3)

Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch
Đời sống trong nền kinh tế hậu công nghiệp
Đối với nhân loại nói chung, cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 là một thời kỳ tiến bộ ngoạn mục, một phần không nhỏ nhờ vào sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản trên toàn cầu. Tiến trình tự do hóa kinh tế (economic liberalization) tại Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, và các nước khác trong thế giới đang phát triển đã cho phép hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực và tiến lên giai cấp trung lưu. Trong khi đó, người tiêu thụ tại các nước tư bản tiên tiến hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, đã và đang được hưởng sự giảm giá cực lớn của nhiều mặt hàng, từ quần áo đến máy truyền hình, và có thể mua sắm cả một biển hàng hóa mới mẻ, những thứ đã biến đổi cuộc đời họ.
Read More...

Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng. Cánh Hữu và cánh Tả sai lầm ở những điểm nào (1/3)

Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch
Cuộc tranh luận chính trị gần đây tại Hoa Kỳ và các nước dân chủ tư bản tiên tiến khác bị chi phối bởi hai vấn đề: sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng kinh tế và mức độ can thiệp của chính phủ nhằm đối phó vấn đề này. Như cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2012 và những đấu đá chính trị về “bờ vực ngân sách” (the fiscal cliff) đã cho thấy, trọng tâm của cánh Tả hiện nay được dồn vào việc tăng thuế và chi tiêu của chính phủ, chủ yếu để đẩy lùi tình trạng phân hóa giai cấp xã hội đang ngày một gia tăng; trong khi đó, trọng tâm của cánh Hữu được đặt vào việc giảm thuế và cắt giảm chi tiêu, chủ yếu để đảm bảo tính năng động kinh tế. Bên này xem nhẹ những mối quan tâm của bên kia, và mỗi bên đều tỏ ra tin tưởng rằng những chính sách mà mình mong muốn có khả năng đảm bảo sự thịnh vượng và ổn định xã hội. Cả hai bên đều sai lầm.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org