Montesquieu và sự hình thành nước Mỹ

Posted on
  • Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,
  • Trong bài giảng này, chúng ta tìm hiểu giai đoạn cách mạng nhất của thế kỉ cách mạng nhất, khi các tư tưởng triết học có một ảnh hưởng to lớn đối với sự hình thành những nền cộng hòa mới ở Mỹ và Pháp. Tư tưởng của triết gia Pháp Montesquieu về sự phân chia quyền lực có ảnh hưởng quyết định đối với các nhà lập quốc Mỹ, những người đang ở trong một cuộc xung đột trí tuệ với nhau. Jefferson tuyên bố là sự độc lập được dựa trên luật tự nhiên và các quyền tự nhiên và ủng hộ cho một sự tự trị phi tập trung, tích cực. Hamilton lập luận chống lại Jefferson, ủng hộ một nhà nước tập quyền, năng động về mặt kinh tế. Madison kết hợp sự phân chia quyền lực của Montesquieu với chủ nghĩa liên bang. Sự phức tạp của hiến pháp và hệ thống chính quyền Mỹ là hệ quả của những sự xung đột này.
    [Kiệt tác Tinh thần pháp luật của Montesquieu ảnh hưởng đến mọi tư tưởng chính trị trong nửa sau của thế kỉ 18]
    Montesquieu
    ·       Triết gia Pháp Montesquieu (1689-1755) xuất bản tác phẩm Tinh thần pháp luật vào năm 1748, trình bày một phân tích hết sức khách quan về các dạng chính quyền. Luật tự nhiên không đóng một vai trò quan trọng. Ông phân tích các hình thức chính quyền với các đặc điểm của nó theo khí hậu, dân số, văn hóa, và vân vân. Hai kết luận ông đưa ra là có tính quyết định đối với cuộc cách mạng 1776.
    ·       Đầu tiên, Mountesquieu phân chia chính quyền thành ba dạng, mỗi dạng vận hành thông qua một nguyên tắc đặc trưng: cộng hòa, có thể mang hình thức quý tộc hoặc dân chủ; quân chủ; và chuyên chế.
    o   Hai dạng cộng hòa, quý tộc và dân chủ, cùng với quân chủ, tương ứng với ba dạng chính phủ đức hạnh của Aristotle, và chuyên chế có nghĩa là một dạng chính quyền xấu xa. Nguyên tắc mà qua đó chế độ chuyên chế cai trị là sự sợ hãi. Nguyên tắc đối với chế độ quân chủ là danh dự.
    o   Tuy nhiên, chế độ cộng hòa cần đức hạnh. Trong trường hợp của cộng hòa quý tộc, cai trị bởi người được bầu chọn từ tầng lớp quý tộc, sự tiết độ là đức hạnh hàng đầu. Đối với cộng hòa dân chủ, trong đó mọi người cùng cai trị và mọi người học cách tuân lệnh và ra lệnh một cách bình đẳng, tình yêu cộng đồng là đức hạnh quan trọng nhất, và cần phải được mở mang thông qua sự giáo dục.
    ·       Thứ hai, Montesquieu khâm phục nước Anh như là một quốc gia tiến bộ và tự do nhất châu Âu. Ông đặc biệt nhấn mạnh cấu trúc đặc trưng của hiến pháp Anh: chính phủ hỗn hợp với một sự phân chia quyền lực.
    o   Montesquieu ủng hộ sự tách rời quyền hành pháp, tư pháp và lập pháp, và một hệ thống lập pháp lưỡng viện. Ông đề nghị rằng nhánh hành pháp phải có quyền phủ quyết nhánh lập pháp nhưng không thiết lập nhánh lập pháp và nhánh lập pháp có quyền xem xét lại quyền lực của nhánh hành pháp nhưng không có quyền giải tán nó.
    o   Kết quả là bốn cơ quan – hành pháp, tư pháp, thượng viện, hạ viện – tất cả hành động “kiểm soát” lẫn nhau.
    o   Montesquieu là người ủng hộ nổi tiếng nhất cho ý tưởng cho rằng sự tự do của các công dân đòi hỏi chính quyền phải chịu những sự giới hạn chính trị nội tại. Ông cũng đề nghị rằng đối với nền cộng hòa, kích thước của nó có thể dẫn đến suy đồi, tức là nó không được quá rộng, trừ khi nó là cộng hòa liên bang, tức là một sự liên minh giữa các nước cộng hòa nhỏ, điều này sẽ khắc phục những mặt hạn chế do kích cỡ gây ra.
    Tình trạng bất ổn ở Bắc Mỹ
    ·       Các cuộc chiến giữa các nước Châu âu nhằm kiểm soát Bắc Mỹ tạo ta sự bất ổn, và dẫn đến Cách mạng Mỹ. Người Anh tuyên bố quyền kiểm soát từ Bờ đồng tới núi Appalchian; người Pháp đối với một vùng rộng lớn từ đông bắc Canada qua Hồ lớn tới Louisiana; Tây ban nha đối với Florida.
    ·       Cuộc chiến 7 năm nổ ra giữa Anh và Pháp. Sau khi nó kết thúc vào năm 1763, quốc hội Anh bắt đầu áp đặt thuế trực tiếp đối với các thuộc địa. Dĩ nhiên, điều này dẫn đến Tiệc trà Boston, sự hình thành các ủy ban cai trị địa phương, và cuối cùng là Quốc hội lục địa thứ nhất. Cuộc chiến giữa Anh và những người thuộc địa bắt đầu vào năm 1755, lên đến cực điểm của nó là sự đánh đuổi các lực lượng của Anh và tuyên bố độc lập của Mỹ vào 4/7/1776.
    ·       Ủy ban lục địa gặp mặt từ năm 1774 đến 1789. Nó tạo ra Các điều khoản liên hiệp, hình thành một liên minh nỏng lẻo giữa 13 bang. Sau đó, nó đề nghị một hiến pháp liên bang mới vào năm 1787, và được phê chuẩn vào năm 1789. Chính cuộc đấu tranh cho sự phê chuẩn Hiến pháp đã tạo ra sự chia rẽ giữa các nhà lập quốc.
    Thomas Jefferson
    ·       Thomas Jefferson (1743-1826) viết một vài tác phẩm quan trọng, bao gồm Quan điểm vắn tắt về các quyền của người Mỹ gốc Anh (1774), và nổi tiếng nhất là Tuyên ngôn độc lập. Lời nói đầu của nó có lẽ là những ngôn từ chính trị nổi tiếng nhất trong thời hiện đại và rõ ràng viện đến các quyền tự nhiên.
    ·       Tuyên ngôn độc lập sử dụng các tư tưởng của Locke: luật tự nhiên của Thượng đế; chính quyền được thiết lập để đảm bảo các quyền sống, tự do, và – thay tư hữu – với theo đuổi hạnh phúc; quyền lực của chính quyền bắt nguồn từ sự đồng thuận của nhân dân; và quyền cách mạng. Chính trị và chính quyền chỉ có giá trị về mặt phương tiện. Mỹ trở thành một vùng đất vĩ đại cho các tuyên bố về quyền; nghĩa là, chúng ta có xu hướng hiểu các cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta là cuộc đấu tranh cho các quyền.
    ·       Là một trong số các nhà lập quốc và là thư kí quốc gia cho Washington, Jefferson nổi tiếng là một nhà cộng hòa cấp tiến: ông ủng hộ một sự tự trị phi tập trung, tích cực của những người nông dân độc lập. Cuộc đấu tranh cho việc phê chuẩn hiến pháp đã gây ra sự chia rẽ giữa ông với Hamilton và John Adams.
    o   Bất cứ ai ủng hộ Hiến pháp mới đều là người liên bang, nhưng có một số dạng người liên bang khác nhau. Jefferson xem ông là một người liên bang cộng hòa hơn là một người liên bang quân chủ, như ông gọi Hamilton và Adams.
    o   Và Jefferson là một nhà cộng hòa cấp tiến. Đề cập đến cuộc nổi loạn của Shay ở tây Massachusett vào năm 1787, một cuộc nổi dậy chống lại thuế và thu hồi nợ, ông viết, “Thượng đế cấm chúng ta sau hai mươi năm mà không có một cuộc nổi loạn như vậy”.
    o   Trong một bức thư nổi tiếng đến Madison vào năm 1789, Jefferson nói thêm rằng: “Mọi hiến pháp, và mọi luật pháp, về cơ bản sẽ hết hiệu lực sau 19 năm. Nếu nó được củng cố dài hơn, thì đó là một hành động của bạo lực, hơn là một hành động bắt nguồn từ quyền.
    Alexander Hamilton
    ·       Alexander Hamilton (1755-1804), là thư kí ngân sách cho Washington, và là kẻ thù của Jefferson. Hamilton đặc biệt quan tâm đến sự phát triển kinh tế của Mỹ, hướng đến một kỉ nguyên thương mại và sản xuất. Ông là người đầu tiên lập luận một cách hệ thống rằng dù sự công kích của Adam Smith đối với chủ nghĩa bảo hộ là đúng về dài hạn, song trong ngắn hạn, nó gây ra quá nhiều bất lợi đối với một nền kinh tế kém phát triển.
    o   Báo cáo về sản xuất (1791) của ông cho rằng một xã hội nông nghiệp kém phát triển, như Mỹ, không thể cạnh tranh với Anh và các nền kinh tế Tây âu về sức sản suất.
    o   Kết quả là, chính quyền phải hành động để hỗ trợ sản xuất nội địa, bao gồm cơ sở hạ tầng…và thiết lập các hạn ngạch bảo vệ. Quan điểm của ông thắng thế sau khi ông mất.
    o   Hamilton là người kiến thiết các thiết chế mà bảo vệ và thúc đẩy thương mại, công nghiệp của Mỹ, bao gồm việc đúc tiền, thành lập ngân hàng quốc gia đầu tiên của Mỹ, cơ quan cấp bằng sáng chế….
    ·       Mục đích của Hamilton là “một hệ thống Mỹ vĩ đại”, một đế chế khắp lục địa. Đối với ông, Các điều khoản liên hiệp khiến Mỹ là một liên minh lỏng nẻo với các bang yếu. Ông sợ sự chia rẽ giữa miền Bắc và miền Mam.
    ·       Jefferson không sai khi gọi Hamilton là nhà cộng hòa quân chủ; Hamilton cho rằng tổng thống phải là một vị vua được bầu chọn. Ông cũng phản đối Tuyên ngôn về các quyền và Mười điều sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp, vốn được thông qua bởi Hội nghị do sự kiên quyết của những người phản liên bang.
    James Madison
    ·       James Madison (1751-1836) là tác giả nổi tiếng của Hiến pháp và Tuyên ngôn về các quyền. Cùng với Hamilton, ông viết tác phẩm vĩ đại Tập người liên bang.
    ·       Madison đưa ra một sự phân tích phức tạp về điều mà ông xem là mối đe dọa đối với nền dân chủ: chủ nghĩa phe cánh. Hiến pháp phải giới hạn quyền lực của các phe cánh địa phương lớn mà có thể sử dụng chính quyền để phục vụ lợi ích riêng của họ. Bởi vì điều này, Madison ủng hộ một nền cộng hòa, mà theo ông phải rộng lớn và mang tính đại điện, hơn là một nền dân chủ, trực tiếp và nhỏ bé, như kiểu của Rousseau.
    ·       Madison theo sau nguyên tắc phân chia quyền lực của Montesquieu một cách nghiêm ngặt. Không có tự do nếu hành pháp, tư pháp, và lập pháp nằm trong tay cùng một người. Sự tự trị của nhân dân là không đủ; trong thực tế, nó đồng nghĩa với sự cai trị của đa số. Sự chuyên chế của đa số cũng nguy hiểm như sự cai trị bởi một ông vua chuyên chế, và các phe cánh có thể đi đến kiểm soát đa số. Mọi quyền lực, gồm quyền lực của đa số, phải bị giới hạn trong hiến pháp.
    ·       Một trong những vấn đề chính khi hình thành Hiến pháp là câu hỏi về sự bình đẳng về quyền lực chính trị ở Quốc hội giữa các bang có dân số khác nhau. Trong Tập người liên bang, Madison coi sự thỏa hiệp để giải quyết vấn đề này như là một tiến bộ trong việc thiết kế nền cộng hòa. Sau đó ông sử dụng sự khác nhau giữa cấp độ bang và liên bang như là một sự cân bằng và giới hạn hơn nữa đối với quyền lực. Do đó, Madison cho thầy rằng một nước lớn hơn có thể tự do hơn – “cộng hòa” hơn – một nước nhỏ hơn, cộng hòa “dân chủ” hơn.
    Các kết quả từ sự tranh cãi giữa những nhà lập quốc
    ·       Hệ thống chính trị được tạo ra bởi các nhà lập quốc là một hệ thống hỗn hợp, nhưng trong chính trị, sẽ là tốt hơn khi thừa nhận sự cần thiết của một sự cạnh tranh cân bằng giữa các giá trị, các nguyên tắc và các thiết chế. Một trong những vấn đề đối với thế hệ các nhà lập quốc là: đâu là chính thể tự do hơn, một nền dân chủ trực tiếp vốn phải trao quyền hành động cho đa số hay một nền cộng hòa với sự cấu trúc các thiết chế để giữa cho đa số hay phe cánh không thể chi phối chính quyền? Đồng thời, các nhà lập quốc quan tâm đến các thực tiễn của việc quản lý nền kinh tế sao cho nó có thể sống sót trong thế giới Bắc đại tây dương với các quốc gia thương mại hùng mạnh (Anh, Pháp…).
    ·       Kết quả từ những tranh cãi của các nhà lập quốc hóa ra là tốt cho Mỹ nhưng lại không tốt cho những nhà đối lập chính.
    o   Jefferson người thích nước Pháp và Hamilton người thích nước Anh đấu tranh với nhau khi còn là thư kí quốc gia và ngân sách cho Woashington. Sợ hãi chủ nghĩa liên bang quân chủ của Hamilton, Jefferson và Madison hình thành đảng Dân chủ - Cộng hòa để chạy đua chống lại John Adam, người là ứng viên tổng thống của đảng Liên bang vào năm 1796.
    o   Adam thắng cử, với Jefferson phục vụ như là phó tổng thống của ông. Trong nhiệm kì tổng thống của Adams, Jefferson quá bất mãn đến nỗi ông giúp tạo ra mối dọa ly khai của bang Kentucky; ông sẵn sàng làm bất ổng định Liên bang.
    o   Jefferson được bầu làm tổng thống vào năm 1801 với Aaron Burr là phó tổng thống. Vào năm 1804, khi vấn còn tại vị, Burr bắn và giết Hamilton trong một vụ đấu súng. Jefferson loại bỏ ông khỏi cuộc chạy đua cho sự tái cử của mình sau đó.
    o   Jefferson, phản đối ý tưởng làm chủ của người Mỹ từ bờ đông sang bờ tây của Hamilton, nhưng đã thực hiện một sự sát nhập lớn nhất vào với Mỹ: mua lại Louisiana vào năm 1803. Ông cũng thông qua Đạo luật cấm vận, một hạn ngạch bảo hộ, vào năm 1807, những điều này rõ ràng chống lại các nguyên tắc của ông. Jefferson và Adams cuối cùng cũng hòa giải với nhau và duy trì liên hệ thư từ cho đến khi mất. Họ là bộ phận có tính quyết định của thế kỉ với nhiều sự sáng láng về chính trị, từ năm 1689 đến 1789, với việc tạo ra chủ nghĩa cộng hòa hiện đại.
    Nguồn:The Modern Political Tradition: Hobbes to Habermas
     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org