Chính phủ Anh
Chính phủ
Chính
phủ trong một nền dân chủ đại nghị về cơ bản bao gồm thủ tướng và nội các. Thủ
tướng là trưởng hành pháp chính trị và đứng đầu chính phủ. Nội các bao gồm các
bộ trưởng, đứng đầu các bộ khác nhau của chính phủ như Giáo dục, Tài chính, Ngoại
giao. Các bộ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về những gì xảy ra trong bộ của
mình. Thực tiễn này được biết đến với tên gọi nguyên tắc (hiến pháp) trách
nhiệm bộ trưởng.
Với
tư cách thành viên nội các, bộ trưởng là một phần của một tập thể chịu trách
nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng nhất về đường hướng, chính sách của
chính phủ. Các bộ trưởng bị ràng buộc bởi nguyên tắc trách nhiệm nội các tập thể. Nguyên
tắc này khẳng định rằng, bộ trưởng có thể bất đồng về các chính sách trong các
buổi họp của nội các, song một khi quyết định của nội các được đưa ra, mọi bộ
trưởng phải bảo vệ chính sách của chính phủ trước công chúng. Bộ trưởng nào cảm
thấy rằng họ không thể làm điều này thì phải từ chức. Quan niệm này về trách
nhiệm nội các tập thể tương phản hoàn toàn với quan niệm về trách nhiệm của các
bộ trưởng trong nền dân chủ tổng thống. Bởi các thành viên nội các trong nền
dân chủ tổng thống chỉ phụ trách một lĩnh vực chính sách cụ thể của mình, và
không chịu trách nhiệm đối với đường hướng chung của chính phủ; đó là thuộc phạm
vi của tổng thống và đội ngũ của ông.
Tiến trình hình thành chính phủ
Trong
nền dân chủ đại nghị, người dân không bầu thủ tướng hay các thành viên nội các;
họ chỉ bầu các thành viên quốc hội. Vậy chính phủ được hình thành như thế nào?
Người
đứng đầu nhà nước, vua hoặc tổng thống, chịu trách nhiệm thúc đẩy tiến trình
hình thành chính phủ, và chính anh ta là người duy nhất có quyền trao cho chính
phủ thẩm quyền cai trị theo hiến pháp. Phạm vi mà người đứng đầu nhà nước can dự
vào quá trình thương lượng hình thành chính phủ trong thực tế thay đổi theo từng
nước.
-
Ở một số nước, người đứng đầu nhà nước
chỉ đơn thuần chấp nhận chính phủ được đề nghị bởi giới tinh hoa đảng. Nếu có một
cuộc
bỏ
phiếu chấp thuận (của quốc hội đối với chính phủ), thì chính phủ được đề
nghị phải cho thấy rằng nó có được đa số trong quốc hội ủng hộ. Một khi đạt được
điều này, thì người đứng đầu nhà nước thực hiện thủ tục bổ phiệm chính phủ.
Chính phủ này sẽ nắm quyền cho đến kì bầu cử tiếp theo, hoặc cho đến khi nó không
vượt qua cuộc bỏ phiết bất tín nhiệm,và bị phế truất.
-
Trong một số nước khác, thì người đứng đầu
nhà nước có một vai trò tích cực hơn thể hiện qua việc lựa chọn một chính trị
gia nào đó tiến hành quá trình thành lập chính phủ. Chính trị gia này được gọi
là formateur;
và công việc của anh ta là hình thành một chính phủ.
o
Trong một số nước, hiến pháp quy định rõ
ai là formateur. Chẳng hạn, hiến pháp Hi Lạp quy định người đứng đầu nhà nước
phải bổ nhiệm lãnh đạo của đảng lớn nhất làm formateur. Nếu người này không thể
hình thành chính phủ, thì người đứng đầu nhà nước bổ nhiệm lãnh đạo của đảng lớn
thứ hai làm formateur mới để hình thành chính phủ. Quá trình này tiếp tục cho đến
khi một formateur nào đó xây dựng thành công một chính phủ. Rõ ràng, người đứng
đầu nhà nước không có nhiều sự tự do trong những nước này bởi vì kết quả bầu cử
quyết định trật tự trong đó đảng nào có quyền hình thành chính phủ.
o
Trong một số nước khác, người đứng đầu
nhà nước ít bị ràng buộc hơn và có thể thực sự ‘lựa chọn’ formateur. Chẳng hạn,
lựa chọn formateur là một trong những quyền hạn quan trọng nhất của người đứng
đầu nhà nước Czech. Sau cuộc bầu cử quốc hội năm 2006, tổng thống Czech, Václav
Klaus, có thể ảnh hưởng đến tiến trình hình thành chính phủ thông qua quyền bổ
nhiệm formateur của mình.
Cuộc bầu cử năm 2006 dẫn đến một kết
quả khá thú vị: liên minh các đảng cánh tả giành được 100 ghế, và liên minh các
đảng cánh hữu giảnh được 100 ghế. Tổng thống Czech, vốn là thành viên của một đảng
cánh hữu, bổ nhiệm thành viên của đảng mình là Mirek Topolánek làm formateur đầu
tiên. Khi chính phủ mà Topolánek đề nghị không vượt qua được cuộc bỏ phiếu chấp
thuận của quốc hội, với 100 nghị sĩ cánh hữu bỏ phiếu ủng hộ nó, 100 nghị sĩ cảnh
tả bỏ phiếu chống lại nó, tổng thống Czech vẫn tái chỉ định vẫn người đó làm
formateur tiếp theo.
Trong hoàn cảnh khá nan giải này, Topolánek
cố gắng vận động để vượt qua cuộc bỏ phiếu phê chuẩn lần hai dù ông đề nghị
chính phủ tương tự như chính phủ trước – ông giành được 100 phiếu thuận so với
98 phiếu chống khi hai nghị sĩ cánh tả bất ngờ quyết định bỏ phiếu trắng thay
vì bỏ phiếu chống lại chính phủ được đề nghị.
o
Trong một số nước khác, việc người đứng
đầu nhà nước can dự vào nền chính trị phe phái được xem là không phù hợp. Kết
quả, các nước như vậy đã giới hạn quyền lực của người đứng đầu nhà nước, thông
qua việc chỉ cho phép anh ta bổ nhiệm một informateur. Informateur là người được
cho không có tham vọng chính chị, việc của anh ta là xem liên minh chính trị
nào khả thi và giới thiệu người có thể trở thành formateur tốt. Sự tồn tại của
một informateur có nghĩa rằng người đứng đầu nhà nước, ít nhất về mặt lý thuyết,
được giữa tránh xa khỏi bản chất phe phái của quá trình hình thành chính phủ.
Tuy nhiên, điều này không luôn ngăn các vị vua, như Nữ hoàng Hà Lan, hay Vua Bỉ,
can thiệp trực tiếp vào quá trình hình thành chính phủ nhằm tác động đến kết quả
cuối cùng.
Dù
một số người đứng đầu nhà nước có một mức độ tự do (về quyền lực) nhất định,
song thực tế thì người đầu tiên được bổ nhiệm làm formateur thường là lãnh đạo
của đảng đa số trong quốc hội. Trong hầu hết các trường hợp, formateur
cũng chính là thủ tướng tương lai. Một khi formateur được lựa chọn, thì
anh ta sẽ tiến hành hình thành một nội các sao cho có thể được chấp nhận bởi đa
số trong quốc hội.
Khả
năng chỉ định các thành viên nội các là một trong những quyền lực quan trọng nhất
của thủ tướng (formateur).
-
Trong nội các đa số một đảng, thủ
tướng có thể thoải mái lựa chọn ai được bổ nhiệm vào nội các, và chỉ bị ràng buộc
bởi chính trị nội bộ của đảng. Các chính trị gia có thể được trao thưởng với việc
trở thành thành viên nội các bởi anh ta đã cho thấy lòng trung thành với đảng, với
thủ tướng, hoặc bởi anh ta đại diện cho phột phe cánh ý thức hệ nào đó trong đảng,
hoặc bởi anh ta có năng lực quản lý tốt. Trong một số trường hợp, thủ tướng có
thể cảm thấy rằng chính trị nội bộ đảng đòi hỏi ông bổ nhiệm đối thủ trong đảng
của mình vào nội các.
-
Trong các nội các liên minh, sự
tự do của thủ tưởng trong việc chỉ định nội các bị giới hạn hơn nhiều. Nhìn chung,
các nhà lãnh đạo đảng trong nội các liên minh được đề nghị sẽ chỉ định các bộ
trưởng cụ thể cho các bộ mà đảng của họ được phân phối trong giai đoạn đầu của
tiến trình hình thành chính phủ. Dù có thể, song hiếm khi thấy thủ tướng hay
các lãnh đạo đảng trong liên minh phủ quyết sự chỉ định của một nhà lãnh đạo đảng
khác. Nhìn bề ngoài, thì điều này cho thấy rằng các nhà lãnh đạo của mỗi đảng
trong chính phủ liên minh tự do lựa chọn người mà họ muốn cho bộ được phân bổ
cho họ. Và thực tế chúng ta cũng không thấy những sự chỉ định nào như vậy bị phủ
quyết, song điều này không nhất thiết có nghĩa rằng các nhà lãnh đạo đảng hoàn
toàn tự do trong việc chỉ định. Với ảnh hưởng đáng kể mà thành viên nội các có
đối với các chính sách trong bộ của họ, các nhà lãnh đạo đảng phải mặc cả rất
nhiều, trước tiên về bao nhiêu bộ họ có được, và sau đó về ai sẽ được bổ nhiệm
cho các vị trí này, trước khi đưa ra quyết định có ủng hộ nội các được đề nghị
hay không.
Một
khi nội các được hình thành, nội các đó cần cho thấy được sự ủng hộ của đa số
trong quốc hội thông qua một cuộc bỏ phiếu phê chuẩn chính thức.
Nếu cuộc bỏ phiếu phê chuẩn không thành công, thì tiến trình hình thành chính
phủ bắt đầu lại từ đầu một lần nữa; hoặc có thể tổ chức một cuộc bầu cử mới. Nếu
cuộc bỏ phiếu phê chuẩn thành công (hoặc không có yêu cầu một cuộc bỏ phiếu như
vậy), thì lúc này người đứng đầu nhà nước chỉ đơn giản thực hiện thủ tục hình
thức là chấp thuận cho nội các đã được formateur chỉ định lên nắm quyền.
Lúc
này, chúng phủ có thể tự do cai trị cho đến khi nó bị đánh bại trong một cuộc bỏ
phiếu bất tín nhiệm, hoặc cho đến khi một cuộc bầu cử mới được cho là cần thiết.
Nếu chính phủ bị phế truất trong một cuộc bỏ phiếu bất tính nhiệm hay một cuộc
bầu cử mới được kêu gọi, thì chính phủ đương nhiệm vẫn còn nắm quyền điều hành
đất nước với tư cách chính phủ chuyển tiếp. Chính phủ
chuyển tiếp này nắm quyền cho đến khi một chính phủ mới được hình thành. Trong
hầu hết các nước, có một thỏa ước rằng chính phủ chuyển tiếp sẽ không đưa ra bất cứ
chính sách quan trọng nào. Tuy nhiên, thực tế này đôi khi có thể trở thành
bất lợi nếu tiến trình hình thành chính phủ kéo dài. Điều này đặc biệt đúng nếu
chính phủ bị sụp đổ do khủng hoảng chính trị, kinh tế, hay quân sự; bởi lúc đó
việc thành lập chính phủ mới có thể mất rất nhiều thời gian.
Nguồn: Matt
Golder, Nandenicheck Sona Golder, William Roberts Clark. Principles
of Comparative Politics