Chuyển đổi dân chủ ở Hàn Quốc

Vào ngày 25/2/1998, ông Kim Dae-jung, ứng cử viên của đảng Hội đồng quốc dân vì một nền chính trị mới, đã chính thức lên nắm quyền và trở thành Tổng thống thứ 15 của Hàn Quốc. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên kể từ sau khi Hiến pháp Đại Hàn Dân Quốc được sửa đổi vào năm 1987, một ứng cử viên của đảng đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống theo phương thức bầu cử trực tiếp. Nói cách khác, phe đối lập đã ghi dấu ấn vào lịch sử khi lần đầu tiên giành được quyền lực một cách hòa bình.
Read More...

Phong trào dân chủ ở Hàn Quốc 1981-1987

[Tổng thống Chun Doo-hwan thiết lập chính quyền quân sự]
Vào ngày 3/3/1981, Tư lệnh tình báo Chun Doo-hwan chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 12 của Đại Hàn Dân Quốc. Sau khi tiến hành đảo chính quân sự vào ngày 12/12/1979, thiếu tướng Chun Doo-hwan đã trấn áp đẫm máu những người tham gia cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Gwangju vào ngày 18/5/1980. Rồi ông lên nhậm chức và trở thành Tổng thống thứ 11 của Hàn Quốc vào ngày 1/9/1980. Bảy tháng sau, ông tiến hành sửa đổi Hiến pháp và lại tiếp tục nhậm chức Tổng thống thứ 12. Chính phủ do thế lực quân sự mới nắm quyền đã dập tắt hy vọng của người dân về một xã hội dân chủ. Song ngọn lửa khao khát tự do dân chủ thì vẫn còn đó, vẫn rực cháy trong trái tim mỗi người dân Hàn Quốc.
Read More...

Phong trào đấu tranh dân chủ ở Hàn quốc 1980

[Thế lực quân sự lên nắm quyền sau khi Tổng thống Park Chung-hee bị ám sát]
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 18/5, tại Nghĩa trang quốc gia Phong trào dân chủ 18/5 tại quận Buk, thành phố Gwangju. Một buổi lễ tưởng niệm được tổ chức nhằm tưởng nhớ những người đã hi sinh vì nền dân chủ 35 năm về trước. Những người tham gia Phong trào vận động dân chủ 18/5 thách thức đội quân giới nghiêm. Phong trào này không chỉ đánh dấu sự khởi đầu mới của nền dân chủ tại Hàn Quốc mà còn trở thành một vết thương chưa lành trong lịch sử quốc gia. 
Read More...

Phong trào đấu tranh dân chủ ở Hàn Quốc năm 1960


[Cuộc đấu tranh mở màn của học sinh, sinh viên Hàn Quốc]
"Vì không đủ thời gian nên con đã đi mà không thể gặp mẹ. Con sẽ đấu tranh đến cùng để chống lại cuộc bầu cử gian lận. Con, các bạn con và muôn triệu học sinh sinh viên trên cả nước đang đổ máu vì nền dân chủ. Mẹ ơi, đừng quở trách con vì đã tham gia cuộc biểu tình này. Nếu không phải là chúng con thì ai sẽ gánh việc này đây. Con biết rằng con vẫn chưa đủ lớn nhưng con biết phải làm gì cho đất nước, cho dân tộc này. Con sẽ dâng hiến cả cuộc đời mình để chiến đấu cho tổ quốc. Hẳn mẹ sẽ đau buồn vì con biết mẹ yêu con rất nhiều. Nhưng xin mẹ hãy thấy mừng vì tương lai tươi sáng và tự do của dân tộc ta."
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org