Dầu hỏa càng nhiều dân chủ càng ít

Posted on
  • Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,
  • Alexandre Adler
    Phạm Minh Ngọc dịch

    Đồng nghiệp của chúng tôi, ông Thomas L Friedman của tờ New York Times, gần đây có đưa ra một giả thuyết rất đặc sắc mà theo ông là có thể giải thích được nhiều vấn đề: thu nhập từ xuất khẩu nguyên liệu của một nước, đặc biệt là dầu khí, tăng tỉ lệ nghịch với mức độ dân chủ hóa. Vấn đề cực kì đơn giản: các nước xuất khẩu nguyên liệu càng giàu, nếu không có biện pháp phù hợp, thì xác suất thăng tiến dân chủ càng giảm. 

    Tình hình ở Venezuela thời Tổng thống Hugo Chavez, ở Iran thời Tổng thống Ahmadinejad cũng như tại Algeria, nơi Bouteflika cùng với Belkhadem đang có ý định xây dựng một nhà nước Hồi giáo cấp tiến hơn là những minh chứng cho giả thuyết trên. Những quan sát như thế lại có cơ sở vững chắc trong lí thuyết kinh tế học. Đây gọi là hiệu ứng Groningen do nhà kinh tế học người Hà Lan, Jan Tinbergenе (giải thưởng Nobel), tìm ra. Việc phát hiện nguồn khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Tây Âu vào đầu những năm 50 của thế kỉ trước đã tạo ra, do phân phối sai lầm nguồn của cải đột nhiên “rơi từ trên trời xuống”, sự suy giảm đột ngột trong sản xuất công nghiệp của vùng này. Sự tăng giá đã làm cho hàng hóa của khu vực mất sức cạnh tranh, còn thu nhập mà trước đây vẫn dùng để đầu tư vào công nghiệp thì nay được dùng để mua hàng nhập khẩu. Kết luận của Tinbergenе hoàn toàn phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa Calvin ở Hà Lan: thu nhập nhận được từ bên ngoài chu trình sản xuất sẽ phá hoại chính chu trình này.

    Từ quá trình sản xuất, với ý thức tiết kiệm và đạo đức nghiêm cẩn, đến nền tự do dân chủ cũng dựa trên các tiêu chuẩn đức hạnh tương tự chỉ là một bước ngắn, Thomas L. Friedman giải thích như thế. Dĩ nhiên là khi có lợi tức cao thì người ta dễ dàng tìm được đồng thuận trong xã hội mà không cần quan tâm tới cải cách các quan hệ xã hội, một việc thường xảy ra khi tổng sản phẩm tăng lên. Có thể tưởng tượng nổi “anh” Kaddafi với những tiêu chí đạo đức của một nền sản xuất được không? Nền đạo đức như thế nhất định sẽ giải phóng nhân dân Libya khỏi sự vô cảm đối với nạn tham nhũng mà họ đã chìm đắm vào trong suốt 40 năm qua.

    Nhưng giả thuyết này cũng có những hạn chế. Friedman ngay lập tức đã nói thêm rằng hiệu ứng tiêu cực của lợi tức có thể khắc phục nhờ vào truyền thống lao động và dân chủ nếu các truyền thống này đã được xác lập trước đó. Điều đó giải thích tại sao các mỏ dầu ở biển Bắc đã không biến Na Uy và Scotland thành những vùng đất lười nhác và tham nhũng. Nhưng có chắc chắn tăng xuất khẩu mà không tối ưu hóa tư liệu sản xuất có luôn luôn và khắp nơi đều tạo ra những hậu quả mang tính tha hóa hay không? Ta có thể thấy it nhất là ba trường hợp mà hiệu quả ngược lại sau đây. Trong những năm 1950-1960, dưới thời Tổng thống Romulo Bettancourt và các nhà đối lập với ông ta trong Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, Venezuela đã chiếm vị trí đứng đầu trong các nước Mĩ Latin về tự do chính trị, mà đấy chính là do biết sử dụng một cách khôn ngoan và vừa phải nguồn lợi do dầu khí mang lại. Sau này, các lực lượng phản dân chủ tập hợp xung quanh Chavez đã phá vỡ nền dân chủ mẫu mực này. Có phải đây là đòn giáng vào nhà nước phúc lợi toàn dân dựa vào giá dầu cao không?

    Nếu tình hình thuận lợi giúp các nhà độc tài có thể tồn tại một cách dễ dàng thì tình hình xấu đi lại giúp tập hợp những kẻ bất mãn thành một khối cố kết, nhưng đây hoàn toàn không phải là những lực lượng dân chủ, thí dụ như các lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Saudi Arabia hồi những năm 1990 hay những lực lượng dân tộc chủ nghĩa độc đoán ở Nga cách đây mười năm. Nhưng hôm nay, chúng ta hiểu rằng việc tăng giá nguyên liệu trong một số trường hợp cực kì phức tạp lại giúp đạt được những hiệu quả dân chủ bất ngờ. Chuyện đó đã từng xảy ra với Brazil, nước xuất khẩu đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác; chuyện đó cũng đã xảy ra với Nam Phi, một nước có thể coi là ngân hàng khoáng sản của nền kinh tế thế giới. Tại các nước này, những nhà giàu mới đã chung tay góp sức với các nhà cải cách dân chủ.

    Và cuối cùng, có thể nói rằng chủ nghĩa mị dân độc tài đáng thương của Lopez Obrador ở Mexico lại bị thất bại trong tình hình kinh tế đất nước có nhiều thuận lợi. Nhưng Friedman lại cũng có thể trả lời rằng chiến thắng mà nhà dân chủ Felipe Calderon giành được từ tay Obrador là hiện thân của chiến thắng, đấy là trong trường hợp tránh được nội chiến, của các nhà công nghiệp hướng đến Mĩ và thị trường toàn cầu, họ đã chiến thắng những kẻ chỉ thích sống nhờ lợi nhuận thu được từ việc bán tài nguyên quốc gia. Những người này, cùng với thời gian sẽ lấy làm sung sướng, và giống như Venezuela, họ sẽ liên kết lại thành một tổ chức theo kiểu liên đoàn A-rập với các thành viên trên khắp thế giới.

    Từ những điều đã trình bày ở trên, có thể nói một cách chính xác hơn rằng việc giàu nhanh có thể giúp cho các chính phủ có chương trình phát triển dân chủ hóa và toàn cầu hóa, trong khi đó, nó lại giúp cố kết những nước quen sống với chế độ độc tài. Và ta thấy những lời khuyên của Tinbergenе vẫn còn nguyên giá trị: cần phải đấu tranh chống lạm phát, khuyến khích sản xuất và giữ giá đồng nội tệ càng thấp càng tốt để làm cho việc nhập khẩu là không có lợi. Khi đó, có thể tránh được “hiệu ứng Groningen”.

    Đồng nghiệp của chúng tôi, ông Thomas L. Friedman của tờ New York Times, gần đây có đưa ra một giả thuyết rất đặc sắc mà theo ông là có thể giải thích được nhiều vấn đề: thu nhập từ xuất khẩu nguyên liệu của một nước, đặc biệt là dầu khí, tăng tỉ lệ nghịch với mức độ dân chủ hóa. Vấn đề cực kì đơn giản: các nước xuất khẩu nguyên liệu càng giàu, nếu không có biện pháp phù hợp, thì xác suất thăng tiến dân chủ càng giảm.

    Tình hình ở Venezuela thời Tổng thống Hugo Chavez, ở Iran thời Tổng thống Ahmadinejad cũng như tại Algeria, nơi Bouteflika cùng với Belkhadem đang có ý định xây dựng một nhà nước Hồi giáo cấp tiến hơn là những minh chứng cho giả thuyết trên. Những quan sát như thế lại có cơ sở vững chắc trong lí thuyết kinh tế học. Đây gọi là hiệu ứng Groningen do nhà kinh tế học người Hà Lan, Jan Tinbergenе (giải thưởng Nobel), tìm ra. Việc phát hiện nguồn khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Tây Âu vào đầu những năm 50 của thế kỉ trước đã tạo ra, do phân phối sai lầm nguồn của cải đột nhiên “rơi từ trên trời xuống”, sự suy giảm đột ngột trong sản xuất công nghiệp của vùng này. Sự tăng giá đã làm cho hàng hóa của khu vực mất sức cạnh tranh, còn thu nhập mà trước đây vẫn dùng để đầu tư vào công nghiệp thì nay được dùng để mua hàng nhập khẩu. Kết luận của Tinbergenе hoàn toàn phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa Calvin ở Hà Lan: thu nhập nhận được từ bên ngoài chu trình sản xuất sẽ phá hoại chính chu trình này.

    Từ quá trình sản xuất, với ý thức tiết kiệm và đạo đức nghiêm cẩn, đến nền tự do dân chủ cũng dựa trên các tiêu chuẩn đức hạnh tương tự chỉ là một bước ngắn, Thomas L. Friedman giải thích như thế. Dĩ nhiên là khi có lợi tức cao thì người ta dễ dàng tìm được đồng thuận trong xã hội mà không cần quan tâm tới cải cách các quan hệ xã hội, một việc thường xảy ra khi tổng sản phẩm tăng lên. Có thể tưởng tượng nổi “anh” Kaddafi với những tiêu chí đạo đức của một nền sản xuất được không? Nền đạo đức như thế nhất định sẽ giải phóng nhân dân Libya khỏi sự vô cảm đối với nạn tham nhũng mà họ đã chìm đắm vào trong suốt 40 năm qua.

    Nhưng giả thuyết này cũng có những hạn chế. Friedman ngay lập tức đã nói thêm rằng hiệu ứng tiêu cực của lợi tức có thể khắc phục nhờ vào truyền thống lao động và dân chủ nếu các truyền thống này đã được xác lập trước đó. Điều đó giải thích tại sao các mỏ dầu ở biển Bắc đã không biến Na Uy và Scotland thành những vùng đất lười nhác và tham nhũng. Nhưng có chắc chắn tăng xuất khẩu mà không tối ưu hóa tư liệu sản xuất có luôn luôn và khắp nơi đều tạo ra những hậu quả mang tính tha hóa hay không? Ta có thể thấy it nhất là ba trường hợp mà hiệu quả ngược lại sau đây. Trong những năm 1950-1960, dưới thời Tổng thống Romulo Bettancourt và các nhà đối lập với ông ta trong Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, Venezuela đã chiếm vị trí đứng đầu trong các nước Mĩ Latin về tự do chính trị, mà đấy chính là do biết sử dụng một cách khôn ngoan và vừa phải nguồn lợi do dầu khí mang lại. Sau này, các lực lượng phản dân chủ tập hợp xung quanh Chavez đã phá vỡ nền dân chủ mẫu mực này. Có phải đây là đòn giáng vào nhà nước phúc lợi toàn dân dựa vào giá dầu cao không?

    Nếu tình hình thuận lợi giúp các nhà độc tài có thể tồn tại một cách dễ dàng thì tình hình xấu đi lại giúp tập hợp những kẻ bất mãn thành một khối cố kết, nhưng đây hoàn toàn không phải là những lực lượng dân chủ, thí dụ như các lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Saudi Arabia hồi những năm 1990 hay những lực lượng dân tộc chủ nghĩa độc đoán ở Nga cách đây mười năm. Nhưng hôm nay, chúng ta hiểu rằng việc tăng giá nguyên liệu trong một số trường hợp cực kì phức tạp lại giúp đạt được những hiệu quả dân chủ bất ngờ. Chuyện đó đã từng xảy ra với Brazil, nước xuất khẩu đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác; chuyện đó cũng đã xảy ra với Nam Phi, một nước có thể coi là ngân hàng khoáng sản của nền kinh tế thế giới. Tại các nước này, những nhà giàu mới đã chung tay góp sức với các nhà cải cách dân chủ.

    Và cuối cùng, có thể nói rằng chủ nghĩa mị dân độc tài đáng thương của Lopez Obrador ở Mexico lại bị thất bại trong tình hình kinh tế đất nước có nhiều thuận lợi. Nhưng Friedman lại cũng có thể trả lời rằng chiến thắng mà nhà dân chủ Felipe Calderon giành được từ tay Obrador là hiện thân của chiến thắng, đấy là trong trường hợp tránh được nội chiến, của các nhà công nghiệp hướng đến Mĩ và thị trường toàn cầu, họ đã chiến thắng những kẻ chỉ thích sống nhờ lợi nhuận thu được từ việc bán tài nguyên quốc gia. Những người này, cùng với thời gian sẽ lấy làm sung sướng, và giống như Venezuela, họ sẽ liên kết lại thành một tổ chức theo kiểu liên đoàn A-rập với các thành viên trên khắp thế giới.

    Từ những điều đã trình bày ở trên, có thể nói một cách chính xác hơn rằng việc giàu nhanh có thể giúp cho các chính phủ có chương trình phát triển dân chủ hóa và toàn cầu hóa, trong khi đó, nó lại giúp cố kết những nước quen sống với chế độ độc tài. Và ta thấy những lời khuyên của Tinbergenе vẫn còn nguyên giá trị: cần phải đấu tranh chống lạm phát, khuyến khích sản xuất và giữ giá đồng nội tệ càng thấp càng tốt để làm cho việc nhập khẩu là không có lợi. Khi đó, có thể tránh được “hiệu ứng Groningen”. 

    Nguồn:http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8099&rb=0402


     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org