Tổng Thống Thứ Ba của Hoa Kỳ: Thomas Jefferson (1743 – 1826), Tác Giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ

Phạm Văn Tuấn

Ông Thomas Jefferson là một nhà ngoại giao, một nhà lý thuyết chính trị, vị sáng lập ra Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ nhưng ông được ghi nhớ do chức vụ Tổng Thống thứ ba của Hoa Kỳ và ông cũng là tác giả “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập”.
Read More...

Tổng Thống Đầu Tiên của Hoa Kỳ: George Washington (1732 – 1799) Người Cha Của Đất Nước Hoa Kỳ

Phạm Văn Tuấn

Trên đất nước Hoa Kỳ, không một người Mỹ nào được vinh danh hơn ông George Washington. Thủ Đô của quốc gia Hoa Kỳ được đặt bằng tên của ông — Washington, D.C.; đài kỷ niệm Washington vươn lên chót vót, cao hơn tất cả các công trình kiến trúc trong toàn vùng. Trong 50 tiểu bang của đất nước Hoa Kỳ, duy nhất có một tiểu bang được mang tên một vị Tổng Thống: tiểu bang Washington ở miền Tây Bắc. Danh tiếng của ông George Washington còn được dùng tại rất nhiều thành phố, công viên, hồ nước, cầu lớn, đại lộ, trường học… và hình ảnh của ông Washington được in lên trên tờ giấy bạc một Mỹ kim, trên tiền kim loại 25 xu và trên các con tem Bưu Điện.
Read More...

Các Trận Chiến Trong Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ 1776

Phạm Văn Tuấn
1. Trận Lexington, Concord và Boston
Vào năm 1775, đã có sự chia rẽ trong dân chúng của 13 xứ thuộc địa Bắc Mỹ. Một số người dân muốn đòi hỏi nền độc lập khỏi nước Anh, họ được gọi là các nhà “ái quốc” (the Patriots). Đối lập với họ là những người “trung thành” (the Loyalists) với Vua George III, hoặc là các đảng viên Tories. Các người trung thành gồm có các thương gia và chủ đất giàu sang, họ muốn duy trì nếp sống phong lưu đang có sẵn. Họ cũng là người dân thường hãnh diện là công dân của nước Anh, hay những người không muốn bị lôi cuốn vào chiến tranh, những người dân này chống đối các nhà ái quốc, coi việc làm áp lực đối với chính quyền Anh là bất hợp pháp và vi hiến.

Read More...

Đô Đốc Perry và Việc Mở Cửa Nước NHẬT

Phạm Văn Tuấn
1. Nước Nhật và chính sách bế quan tỏa cảng

Thế kỷ 21 đã được gọi là Thế Kỷ Thái Bình Dương và các quốc gia ở chung quanh đại dương lớn nhất này đang đóng các vai trò rất quan trọng trong tương lai.
Read More...

Mục Sư Martin Luther King, Jr. (1929-68) và Phong Trào Dân Quyền

Phạm Văn Tuấn
1- Các quyền lợi dân sự.
Phẩm chất của đời sống trong một xã hội tùy thuộc vào các tự do dân sự (civil liberties) và các quyền lợi dân sự (civil rights). Quyền tự do ngôn luận là một tự do dân sự trong khi quyền được đi bầu một cách tự do và dân chủ là một quyền lợi dân sự.
Read More...

Nguyên Nhân Của Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ 1776

Phạm Văn Tuấn
1. Cuộc Chiến Tranh 7 Năm và hậu quả
Vào đầu thế kỷ 18, cả hai nước Pháp và Anh đều tìm cách tranh quyền bá chủ trên mặt biển. Mỗi nước đều tìm kiếm các liên minh quân sự và bầu không khí chính trị của châu Âu đã trở nên căng thẳng.
Read More...

Nước Nhật Thời Kỳ Đầu Minh Trị

Phạm Văn Tuấn
1. Xóa bỏ thể chế cũ
Qua đầu thế kỷ 19, người Anh đã thay thế người Bồ Đào Nha và người Hòa Lan làm chủ về thương mại tại các vùng biển châu Á và những nguồn lợi buôn bán của người Anh cũng bắt đầu phát triển rầm rộ tại Trung Hoa. Trong khi đó Hoa Kỳ lại chú ý hơn tới Nhật Bản.
Read More...

Nước Nhật Trên Đường Minh Trị Phục Hưng

Phạm Văn Tuấn

Khi chế độ Tướng Quân của giòng họ Tokugawa bị sụp đổ vào năm 1868, các nhà lãnh đạo mới của nước Nhật chỉ là những chính khách non trẻ, chưa từng có kinh nghiệm gì về cách quản trị đất nước. Tuy nhiên, họ lại là những người có đầu óc thực tế, đã áp dụng thử từng phần các cách tổ chức chính trị của Tây Phương vào xã hội Nhật Bản.
Read More...

Bước Đầu Của Quân Đội Thiên Hoàng

Phạm Văn Tuấn
Từ năm 1868, nước Nhật bắt đầu bước vào thời kỳ canh tân về mọi mặt, cả về quân đội. 27 năm sau, lực lượng quân sự của Nhật Bản đã thắng lớn tại Triều Tiên, bắt Trung Hoa là nước lớn nhất tại châu Á phải ký kết Hòa Ước Shimonoseki vào ngày 17/4/1895 chấp nhận mọi đòi hỏi của Nhật Bản. Người quân nhân Nhật Bản đã làm cho các đại cường phương Tây phải kinh ngạc và thán phục. Tuy nhiên, họ đã bắt đầu ra sao?
Read More...

KARL MARX (1818 – 1883) và Tác Phẩm Tư Bản Luận

Phạm Văn Tuấn

Karl Marx qua đời trong thành phố London vào ngày 14/3/1883. Chỉ có 8 người tham dự đám tang của danh nhân này tại nghĩa trang Highgate, gồm cả người vợ và 2 người con.Trong bài điếu văn đọc trước ngôi mộ của Karl Marx, Friedrick Engels là người bạn thân nhất, người cộng tác lâu năm và cũng là một môn đệ của Karl Marx, đã tóm tắt rằng: Trên hết, Marx là một nhà cách mạng và chủ đích chính trong cuộc đời của ông là lật đổ xã hội tư bản cùng các định chế do chế độ này lập nên
Read More...

Nước Nhật Tìm Học Nước Ngoài

Phạm Văn Tuấn

Ngày nay Nhật Bản là một siêu cường kinh tế, đứng thứ hai, chỉ sau Hoa Kỳ mặc dù về diện tích và dân số, Nhật Bản rất nhỏ so với các nước lớn như Hoa Kỳ, Nga, Trung Hoa và Ấn Độ. Trong thế kỷ 19, thế giới đã quên, không biết tới Nhật Bản trong một thế kỷ rưỡi cho tới khi Nhật Bản vượt trội hẳn lên do bản chất của dân tộc Nhật Bản.  
Read More...

Cuộc Cách Mạng Cộng Sản Nga

Phạm Văn Tuấn
1- So sánh hai cuộc Cách Mạng Pháp và Nga
Thế kỷ 20 đã bị ảnh hưởng rất nặng nề vì cuộc Cách Mạng tại nước Nga, nơi đó đảng Cộng Sản Bolshevik đã lên nắm chính quyền vào tháng 11 năm 1917. Cuộc Cách Mạng Cộng Sản này đã có tầm vóc rất lớn lao, ngang với cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789. Cả hai cuộc cách mạng cùng có các nguyên nhân sâu xa và cùng gây nên các ảnh hưởng tại nhiều quốc gia trong nhiều thập niên.
Read More...

Cuộc Cách Mạng Pháp 1789

Phạm Văn Tuấn

Trong khoảng thời gian từ năm 1760 tới năm 1840, vai trò của nước Pháp trên thế giới rất quan trọng. Nếu không có sự can thiệp quân sự của người Pháp tại Bắc Mỹ, người Mỹ chưa chắc đã giành được Độc Lập và Tự Do từ người Anh để rồi thiết lập nên một quốc gia mới, các định chế mới. Ảnh hưởng của người Pháp đã tới các xứ Ái Nhĩ Lan (Ireland), Ba Lan, Hòa Lan, Ý và nhiều miền đất khác.

Read More...

Thomas R. Malthus (1766 – 1834) và Tác Phẩm Khảo Luận Về Dân Số

Phạm Văn Tuấn
Vào cuối thế kỷ 18, các nhà tư tưởng thường là các nhà không tưởng (utopians). Chủ thuyết Lý Tưởng (idealism) phối hợp với các phong trào cách mạng tại châu Mỹ và tại nước Pháp đã khiến cho những người nhìn xa trông rộng trở nên quá lạc quan và kết luận rằng con người sẽ đạt tới sự toàn hảo, sẽ có thể tạo nên cảnh thiên đường trên trái đất.
Read More...

ADAM SMITH (1723-1790) và Tác Phẩm Tài Sản của các Quốc Gia

Phạm Văn Tuấn

Trong công việc tìm hiểu bản chất con người, bản chất của thiên nhiên và Thượng Đế, các nhà thơ, nhà văn, nhà triết học… đã biểu lộ niềm tin của mình qua các tác phẩm. Hình ảnh của bản ngã (the self) đã thay đổi trong văn chương, chẳng hạn từ thời Shakespeare qua các giai đoạn lãng mạn và thời đại Victoria, tới chủ nghĩa cá nhân hiện tại. Cho nên muốn hiểu rõ các tác phẩm văn học, cần phải hiểu thêm các tư tưởng triết học, các khuynh hướng trí thức quan trọng qua nhiều thế kỷ.
Read More...

J.J.Rousseau (1712-1778) với các Tư Tưởng Cấp Tiến

Phạm Văn Tuấn

Jean Jacques Rousseau là một nhà triết học kiêm nhà văn người Pháp quan trọng bậc nhất của thời đại Lý Trí (the Age of Reason). Các tư tưởng của J. J. Rousseau đã góp công vào các biến cố chính trị dẫn tới cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 đồng thời các tác phẩm của ông đã ảnh hưởng sâu rộng tới nền văn chương và giáo dục của các thời đại kế tiếp.
Read More...

Niccolo Machiavelli (1469 – 1527) và Tác Phẩm Quân Vương

Phạm Văn Tuấn
1. Phong trào Phục Hưng tại nước Ý
Ngày 25 tháng 3 năm 1436, dân chúng miền Florence hân hoan đón mừng buổi lễ khánh thành ngôi giáo đường được đặt tên là Santa Maria del Fiore, hay Nữ Thánh Mary của loài Hoa. Việc xây dựng ngôi nhà thờ này được bắt đầu vào cuối thế kỷ 13 và công tác đã kéo dài cho tới ngày hôm nay.
Read More...

PLATO (427 – 347 trước TL) Đại Hiền Triết Cổ Hy Lạp

Phạm Văn Tuấn
Plato là nhà Đại Hiền Triết và nhà Giáo Dục của thời Cổ Hy Lạp, đồng thời cũng là một trong các nhà tư tưởng quan trọng nhất, đã viết ra nhiều tác phẩm giá trị, gây nên ảnh hưởng rộng lớn trong nền Triết Học Tây Phương.
Read More...

Chủ nghĩa cá nhân đối lập với chủ nghĩa vị kỉ

Sandy Ikeda
Phạm Nguyên Trường dịch
Người công dân của xã hội tự do giữ quyền lực chính trị ở mức tối thiểu và bảo vệ một cách quyết liệt những quyền cá nhân. Kết quả là xã hội tự do xói mòn đặc quyền đặc lợi được luật pháp công nhân bằng cách loại bỏ mọi sự đe dọa chống lại những người mới ngoi lên thuộc đủ mọi kiểu khác nhau và bảo vệ sự tự chủ của họ. Nó cung cấp cho người ta con đường dẫn tới tiến bộ xã hội và sự cải thiện điều kiện sống cho tất cả mọi người, kể cả những người được sinh ra trong hoàn cảnh tồi tệ nhất của xã hội. Khao khát tìm hiểu làm cách nào mà hành động của cá nhân có thể thúc đẩy sự thịnh vượng chung đã thúc đẩy Adam Smith phát triển lí thuyết về xã hội tự do trên cơ sở của sự đồng cảm và tư lợi.
Read More...
 
Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org