1. Bối cảnh
·
1588-1679
·
người
Anh
2. Hobbes bàn về bản chất con người
Bốn giả định sau về bản chất con
người làm nền tảng cho triết học chính trị của Hobbes:
a.
Thuyết duy vật: con người là một tồn tại vật chất thuần túy có các cảm giác,
cảm xúc, và tư tưởng được tạo ra một cách máy móc.
b.
Con
người bị thu hút bởi một số đối tượng (các đối tượng được ham muốn hay thèm
khát) và tránh xa một số đối tượng khác (đối tượng không được ham muốn hay bị
ghét bỏ).
c.
Thuyết vị kỉ tâm lý học: chúng ta mong muốn sự thỏa mãn hơn
tất cả mọi thứ khác, và mong muốn này thúc đẩy tất cả các hành động tự nguyện
của chúng ta:
“… các hành động tự nguyện, và các
thôi thúc của con người không chỉ hướng về việc đạt được một cái gì, mà còn
hướng tới đảm bảo cho một cuộc sống thỏa mãn”.
d.
Tất
cả chúng ta có năng lực ngang bằng nhau về thể chất và tinh thần:
·
"Thể
chất" - không ai quá mạnh so với kẻ khác đến nỗi sức mạng thể chất đó của
anh ta có thể gây ra một sự đe dọa tuyệt đối cho kẻ khác
·
"Tinh
thần" - không ai quá thông minh so với kẻ khác đến nỗi trí tuệ của anh ta
gây ra một sự đe dọa tuyệt đối cho kẻ khác.
Do vậy, chúng ta hầu như ngang bằng
nhauvề khả năng giành được những gì mà chúng ta muốn.
Lưu ý rằng Hobbes không đồng ý với
Plato và Aristotle về vấn đề tài năng của con người, ông bác bỏ quan điểm của
Plato cho rằng chỉ có một số người là có khả năng đạt được tri thức do vậy phù
hợp với vị trí cai trị, và ông cũng bác bỏ quan điểm phân chia con người thành
người chủ tự nhiên và người nô lệ tự nhiên của Aristotle. Ông cũng bác bỏ quan
điểm cho rằng phụ nữ vốn tự bản chất là thấp kém hơn đàn ông.
3. Trạng thái tự nhiên
Kì cùng, Hobbes muốn trả lời cho câu
hỏi thứ hai của chúng ta: điều gì biện minh cho một xã hội chính trị? (hay,
thẩm quyền chính trị có nguồn gốc từ đâu). Để trả lời cho câu hỏi đó, ông tiến
hành một thí nghiệm tư tưởng nổi
tiếng: ông hỏi chúng ta tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào trong một thế giới
mà không có sự quản lý của thẩm quyền chính trị, tức là, trong trạng thái vô
chính phủ.
a. Ba "nguyên nhân dẫn đến
tranh chấp"
Cạnh tranh đối với nguồn lực
Sự
tương tự về khả năng, cùng với thực tế là hai người không thể sử dụng một
nguồn lực cùng một lúc dẫn đến việc phải cạnh tranh cho nguồn lực này.
|
Không có niềm tin
Bởi
vì cá nhân sẽ cảm thấy không tin tưởng người khác (tức là, họ cảm thấy bị đe
dọa bởi người khác), nên họ không chỉ phải bảo vệ chính họ và tài sản của họ,
mà còn phải tiến hành tấn công ra tay trước.
|
Mong
muốn vinh quang
Con
người muốn người khác coi trọng họ như họ coi trọng chính mình, và vì vậy cố
gắng để giành lấy sự coi trọng này, đôi khi bằng bạo lực.
|
Bởi những “nguyên nhân tranh chấp
này” nên chắc chắn trạng thái tự nhiên sẽ là:
b. Trạng thái chiến tranh liên tục
Và đó không chỉ là một cuộc chiến
bình thường, mà là “một cuộc chiến tất cả chống lại tất cả” tuy nhiên không
nhất thiết phải là các trận chiến thực tế, mà đơn giản là trạng thái trong đó
các trận chiến như vậy luôn luôn có nguy cơ xảy ra.
c. Cuộc sống thật khủng khiếp
·
Nếu
mỗi người sống trong tình trạng bị đe dọa liên tục từ tất cả mọi người, thì sẽ
không còn chỗ cho văn hóa, thương mại (không công nghiệp, hàng hải, xây dựng,
nghệ thuật…không có gì ngoài các hoạt động đơn thuần để sống qua ngày)
·
các
điều kiện tâm lý cũng sẽ hết sức khủng khiếp: “sự sợ hãi, và sự đe dọa chết
chóc thường xuyên”
·
Hobbes
miêu tả cuộc sống đó là: “cô độc, nghèo đói, dơ bẩn, tàn bạo, và ngắn ngủi”
c. Không có những thứ như đạo đức
Khi không có luật pháp, không có gì
là công bằng hay bất công, đạo đức hay mất đạo đức.
“Từ cuộc chiến tất cả chống lại tất
cả, kết quả là: không có gì là bất công, quan niệm về đúng và sai, về công bằng
và bất công không có chỗ đứng. Nơi đâu không có một quyền lực chung, thì không
có luật pháp; nơi đâu không có luật pháp, thì không có gì là bất công”.
e. Con người cố gắng thoát khỏi
trạng thái tự nhiên
Lý tính đề nghị “các điều khoản của
hòa bình” – tức là “luật tự nhiên” – mà nếu theo sau, sẽ giúp thiết lập một xã
hội hòa bình mà con người có thể sống thịnh vượng.
Các điểm khác về trạng thái tự
nhiên:
·
Hobbes
thấy trước sự hoài nghi của độc giả về trạng thái tự nhiên của ông; nên ông trả
lời bằng cách bảo chúng ta nghĩ về cách cư xử của chúng ta ngay khi chúng ra đang sống trong một hệ thống
luật pháp: chúng ta khóa cửa vào ban đêm; bất cứ thứ gì có giá trị chúng ta
cất giữ trong tủ khóa ngay cả khi chúng ta đang ở nhà; và đôi khi chúng ta mang
vũ khí để tự vệ khi ra khỏi nhà…
·
Hiện
tại (thế kỉ 17), các quốc gia khác nhau sống với điều kiện tương tự trạng thái
tự nhiên, họ liên tục bảo vệ lãnh thổ
của họ.
4. Trạng thái tự nhiên là tình thế tiến thoái lưỡng nan
4.1 Luật tự nhiên và quyền tự nhiên
Trong Leviathan,
ch.14 15, Hobbes xác định “các luật tự nhiên”, đây là những nguyên tắc chung:
(i) được tiết lộ qua lý tính và (ii) miêu tả ứng xử mang lại lợi ích tốt nhất
cho mỗi người.
“….những cảm xúc khiến con người
mong muốn hòa bình là: sự sợ hãi cái chết; ước muốn cho những thứ cần thiết cho
một cuộc sống tiện lợi; và hi vọng đạt được chúng bằng sự cố gắng của mình. Lý
tính đề ra những điều khoản thuận lợi cho hòa bình, mà từ đó con người có thể
đi đến các thỏa thuận. Những điều khoản này được gọi là Luật tự nhiên…
Một luật tự nhiên, là một châm ngôn,
hay một quy tắc chung, được lý tính tìm ra, từ đó cấm con người phá hủy cuộc
sống của mình, và quên những thứ mà nhờ đó cuộc sống sẽ được bảo vệ tốt nhất.”
Những “luật” này không có tính tuyệt
đối, chúng chỉ đơn thuần gắn liền với ước muốn chúng xảy ra, tức là:
·
chúng
là các nguyên tắc mà một tồn tại duy lý sẽ muốn mọi người tuân theo;
·
nhưng khi không có sự đảm bảo duy lý là mọi người sẽ
theo sau chúng, thì chính bạn cũng không có nghĩa vụ theo sau chúng:
a. luật tự nhiên thứ nhất: “tìm kiếm hòa bình, và giữ hòa bình”
b. luật tự
nhiên thứ hai, “một người sẽ sẵn sàng, khi người
khác cũng như vậy, đến bất cứ mức độ nào, vì hòa bình, và để bảo vệ những gì
anh ta nghĩ là cần thiết, từ bỏ quyền đối với tất cả mọi thứ này; và hài lòng
với sự tự do chống lại người khác, như anh ta cho phép người khác tự do chống
lại mình”.
Quyền mà Hobbes đề cập tới trong Luật thứ hai được theo sau bởi điều mà
ông gọi là “quyền tự nhiên”:
·
Quyền
tự nhiên … là sự tự do mà mỗi người đối với sức lực cũng như ý chí của mình, để
bảo vệ cuộc sống của chính anh ta, quyền này vốn bắt nguồn từ “quyền đối với
mọi thứ”: “không có
gì mà anh ta không thể sử dụng để bảo vệ cuộc sống của anh ta chống lại kẻ thù
của anh ta; từ đó, trong những điều kiện như vậy, mọi người có quyền đối với
mọi thứ: thậm chí có quyền đối với cả người khác”
4.2 Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của người tù
Hobbes miêu tả hoàn cảnh này như
sau:
·
điều
có lợi nhất cho mọi người là tất cả mọi người “từ bỏ quyền tự nhiên”, tức là đồng
ý ngừng chiến và sau đó trung thành với điều đó;
·
nhưng
sẽ là phi lý cho bất cứ ai đồng ý ngừng chiến và trung thành với điều đó, mà
không có sự đảm bảo rằng người khác cũng làm như vậy;
·
vì
vậy, nếu mỗi người nên làm những gì là có lợi nhất, và duy lý nhất cho mình, thì
cuối cùng tình trạng chung lại trở nên tồi tệ hơn.
Hoàn cảnh,
trong đó các hành động duy lý của các cá nhân duy lý làm cho mọi thứ tồi tệ hơn
so với khi họ không cư xử duy lý được gọi là tình thế tiến thoái lưỡng nan của
người tù.
4.2.1 Khởi nguồn của Tình thế tiến thoái lương nan.
Cụm từ “ tình thế tiến thoái lưỡng nan của người tù” được tạo ra trong
những năm 1950 để mô tả hoàn cảnh sau: giả sử bạn bị cảnh sát mật bắt, đánh đập
và cho vào trong phòng tối, lạnh ở tầng hầm của sở cảnh sát. Nhiều giờ sau đó
bạn được đưa đến phòng thẩm vấn. Người thẩm vấn nói với bạn: “bạn bị buộc tội
mưu phản. Chúng tôi cũng đã bắt giữ bạn của bạn là Axel. Anh ta hiện đang ở một
phòng khác của tòa nhà và cũng bị buộc tội mưu phản. Chúng tôi yêu cầu bạn thú
nhận và đề nghị bạn một sự thỏa thuận như sau. Chúng tôi cũng đang đưa cho Axel
những đề nghị tương tự…”
nếu Axel nhận tội và
A.
bạn nhận tội… bạn
bị phạt 5 năm tù
B.
bạn không nhận tội ... bạn bị phạt 10 năm tù
|
nếu Axel không nhận tội và
C.
bạn nhận tội… bạn bị
phạt 1 năm tù.
D.
bạn không nhận tội... bạn bị phạt 2 năm tù
|
Bạn có nên nhận tội hay không?
Nếu bạn:
·
thừa
nhận mọi điều mà viên thẩm vấn nói với bạn là đúng;
·
thừa
nhận rằng bạn không biết những gì Axel sẽ làm và bạn không thể nói truyện với
anh ta;
·
đưa
ra quyết định hoàn toàn trên cơ sở của cái gì là tốt nhất cho bạn (sẽ mang lại
cho bạn hình phạt ngắn nhất)
Lời giải
là: dù Axel làm gì, tốt hơn bạn nên nhận tội.
Bạn không nhận tội
|
Bạn nhận tội
|
|
Axel không nhận tội
|
Axel -2, bạn-2
|
Axel -4, bạn-1
|
Axel nhận tội
|
Axel -1, bạn-4
|
Axel -3, bạn-3
|
Những con số chỉ ra viễn cảnh xảy ra đối với
bạn và Axel; “1” là tốt nhất và “4” là xấu nhất; ví dụ, hoàn cảnh trong đó bạn
thú nhận nhưng Axel không thú nhận là “1” cho bạn và “4” cho anh ấy (bạn bị tù
một năm nhưng anh ấy bị tù mười năm).
Tại sao
đây lại gọi là tình thế tiến thoái lưỡng nan:
·
Axel ở cùng vị trí như bạn – cảnh sát cũng đưa anh
ta cùng đề nghị
·
Nếu anh ta hành động duy lý vì lợi ích tốt nhất của
anh ta, anh ta sẽ thú tội, trong trường hợp đó cả hai nhận 5 năm tù
·
Nhưng nếu không ai trong số cả hai nhận tội (nếu
không ai hành động duy lý) mỗi người sẽ chỉ bị hai năm. Nên tốt hơn nếu cả hai
không làm điều duy lý.
Ngay cả
khi vì một lý do nào đó bạn có thể nói chuyện với Axel, và cả hai đồng ý không
thừa nhận, bạn vẫn không thể biết rằng, một khi tách ra, anh ấy có giữa đúng
thỏa thuận hay không. Vì vậy, tốt hơn chính bạn nên phá vỡ thỏa thuận.
4.2.2 Tình thế lưỡng nan trong trạng thái tự nhiên
Bạn và Axel là những người sống
trong trạng thái tự nhiên. Bạn đang cân nhắc liệu có tấn công Axel hay không và
đưa ra quyết định của bạn dựa trên những gì sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho
bạn. Có bốn khả năng như sau:
Axel tấn công và
A.
Bạn tấn công...
B.
Bạn không tấn công...
|
Axel không tấn công và
C.
Bạn tấn công...
D.
Bạn không tấn công...
|
Bạn có tấn công
hay không? Nếu bạn
·
Thừa
nhận bạn không biết những gì Axel sẽ làm; và
·
Đưa
ra quyết định hoàn toàn trên cơ sở của những gì là tốt nhất cho bạn (những gì
sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích nhất)
Dù Axel có
tấn công hay không, tốt hơn bạn nên tấn công
Bạn không tấn công
|
Bạn tấn công
|
|
Axel không tấn công
|
Axel-2, bạn-2
|
Axel-4, bạn-1
|
Axel
tấn công
|
Axel-1, bạn-4
|
Axel-3, bạn-3
|
Đây là lý do tại sao sự xung đột giữa bạn và Axel (hai người sống trong
trạng thái tự nhiên của Hobbes) chắc chắn sẽ bắt nguồn từ sự cư xử duy lý: dù
người khác làm gì, mỗi bên sẽ tốt hơn nếu anh ta tấn công kẻ khác – ngay cả khi
đồng ý về một sự ngừng chiến.
Vì vậy cả
hai tồn tại duy lý sẽ kết thúc bằng cách tấn công lẫn nhau và do đó cả hai sẽ
gặp phải tình trạng tồi tệ hơn tình trạng mà cả hai không làm điều duy lý.
4.2.3 Thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan
Mỗi cá nhân trong trạng thái tự
nhiên không thể đảm bảo viễn cảnh tốt nhất cho chính anh ta (anh ta tấn công và
người khác không tấn công) – luôn luôn có rủi ro mà anh ta sẽ gặp phải trong
viễn cảnh tốt thứ ba (tất cả tấn công lẫn nhau). Những gì mà mỗi cá nhân cần là
sự đảm bản viễn cảnh tốt thứ hai, trong đó không ai tấn công. Theo giải thích
của Hobbes, đây là mục đích của khế ước xã hội, qua đó một xã hôi dân sự được
tạo dựng; từ đó, cách thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan này là một sự
bảo đảm từ một quyền lực có thể ban hành và củng cố luật pháp, để người khác sẽ
giữa đúng cam kết của họ với bạn (và bạn sẽ cũng sẽ giữ đúng cam kết của bạn
với họ).
5. Khế ước, giao ước, và công bằng
5.1 Thỏa thuận trong trạng thái tự nhiên
Những gì chúng ta cần để thoát khỏi
trạng thái tự nhiên là sự đảm bảo rằng người khác cũng giữ đúng thỏa thuận mà
họ kí kết với chúng ta. Và đây là cách mà Hobbes nghĩ sẽ đạt được sự đảm bảo
đó:
·
Một khế ước là “một sự chuyển nhượng qua lại
các quyền”.
·
Không
ai đồng ý với một khế ước trừ khi khế ước: (a) mang lại một số quyền hoặc (b)
có lợi cho chính anh ta.
·
Trong trạng thái tự nhiên, bạn không có được sự đảm
bảo rằng nếu bạn thược hiện đầy đủ nghĩa vụ của bạn trong khế ước, thì phía bên
kia sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của anh ta.
·
“...
Anh ta, người thực hiện trước, không có sự đảm bảo rằng sau đó người kia sẽ
thực hiện; bởi vì những thỏa thuận bằng miệng quá yếu không đủ để kiềm chế tham
vọng, tính tham lam, sự giận giữ, và các cảm xúc khác, khi không có sự sợ hãi
đối với một số sức mạnh cưỡng chế…”
·
Do đó, “một sự nghi ngờ có căn cứ” là đủ để làm mất
giá trị một khế ước được tạo ra trong trạng thái tự nhiên.
·
“Nếu
một khế ước được tạo ra, trong khi hiện tại chưa bên nào thực hiện, dù tin
tưởng nhau; nhưng trong trạng thái thuần túy tự nhiên, (vốn là tình trạng chiến
tranh tất cả chống lại tất cả) thì khi bất cứ sự nghi ngờ có cơ sở nào, khế ước
đó không còn có hiệu lực”.
·
Điều
cần thiết là tìm ra cách để loại bỏ “sự nghi ngờ có cơ sở đó” bằng cách đảm bảo
với mỗi cá nhân rằng người khác cũng sẽ giữ vững cam kết của họ. Theo quan điểm
của Hobbes, chúng ta không thể dựa vào sự rộng lượng hay sự vị tha của người
khác, vì mọi người luôn hành động theo cách mà anh ta nghĩ sẽ mang lại nhiều
lợi ích nhất cho anh ta, và nếu một bên nghĩ việc phá vỡ hiệp ước sẽ có lợi cho
anh ta, thì anh ta sẽ không do dự phá vỡ nó.
“... Để ép buộc những con người có năng
lực tương tự nhau thực hiện giao ước của họ, một sức mạnh cưỡng chế phải thực
hiện một số hình phạt sao cho gây ra sự khiếp sợ lớn hơn lợi ích mà họ mong đợi
khi vi phạm khế ước.”
Sẽ không
thể có “một sức mạnh cưỡng chế” như vậy trừ khi tạo ra một
"commonwealth" (quốc gia, nhà nước, chính quyền).
5.2 Sự xuất hiện của công lý
Bằng cách
tạo ra một chính quyền, thì từ đó đạo đức, đặc biệt là công lý mới xuất hiện.
Hobbes liên hệ sự xuất hiện của công lý với điều mà ông gọi là “luật tự nhiên
thứ ba”.
Cho đến giờ, Hobbes đã xác định được
hai luật tự nhiên (“tìm
kiếm hòa bình, và giữ gìn hòa bình” và “con
người sẵn sàng, khi người khác cũng như vậy, đến bất kì mức độ nào, vì hòa bình
và sự đảm bảo mà anh ta nghĩ là cần thiết, từ bỏ quyền đối với mọi thứ; và hài
lòng với sự tự do chống lại người khác, như anh ta cho phép người khác tự do
chống lại mình”)
Ở phần mở đầu ch.15, ông đưa cho
chúng ta luật tự nhiên thứ ba:
“Con
người thực hiện các khế ước mà mình đã kí”, tức là, họ tuân thủ các thỏa thuận
của họ, khi đó họ hành động công chính”.
Các khế
ước là nguồn gốc của công bằng.
Đối với Hobbes, công bằng không là gì khác hơn ngoài việc tuân giữ các khế ước,
và bất công là phá vỡ khế ước. Khi không có các khế ước, mỗi người có quyền tự
nhiên đối với mọi thứ và mọi người; chỉ khi một cá nhân đồng ý từ bỏ quyền tự
nhiên đó thì ý tưởng về công bằng và bất công mới bắt đầu có ý nghĩa.
Nhưng vì
các khế ước dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau không bao giờ có thể tồn tại trong
trạng thái tự nhiên (bởi vì cơ sở của nó phụ thuộc vào mỗi bên được đảm bảo duy
lý rằng người khác sẽ giữ gìn khế ước của anh ta, và không có một sự đảm bảo
như vậy trong trạng thái tự nhiên), nên không có gì là bất công (hay công bằng)
trong trạng thái tự nhiên
vì vậy không có nhà nước, không có những thứ như công bằng hay bất công:
công
bằng/bất công
phụ thuộc
vào
các khế
ước có cơ sở chắc chắn
phụ thuộc
vào
sức mạnh
cưỡng chế
phụ thuộc
vào
công
quốc/nhà nước/chính quyền
6. Hình thành chính quyền: Leviathan
6.1 Chính quyền hình thành thông qua sự thiết lập
Trong phần trước, chúng ta thấy
Hobbes miêu tả ba “luật tự nhiên”:
·
luật
tự nhiên thứ nhất:
"tìm kiếm hòa bình, và bảo vệ hòa
bình"
·
luật tự nhiên thứ hai, “một người sẽ sẵn sàng, khi người khác cũng như vậy, đến bất
cứ mức độ nào, vì hòa bình và bảo vệ những gì anh ta nghĩ là cần thiết, từ bỏ
quyền đối với tất cả mọi thứ; và hài lòng với sự tự do chống lại người khác,
như anh ta cho phép người khác tự do chống lại mình”.
·
luật tự nhiên thứ ba, "con người thực hiện giao ước mà họ đã kí", tức là, họ tuân theo các
thỏa thuận của họ, và vì vậy họ hành động công chính.
Hobbes liệt kê thêm một số luật khác trong ch.14 và 15. Sau đó ông đề
nghị một nguyên tắc đơn giản tóm lược tất cả chúng:
·
Khái quát
tất cả các luật tự nhiên :“không làm những điều cho người khác
mà bạn không muốn người khác làm cho mình”.
Nhưng, dĩ nhiên, ngay cả khi nguyên tắc này
được lý tính gợi ý, con người trong trạng thái tự nhiên sẽ không tuân theo nó,
vì hai lý do:
·
“Các niềm đam mê tự nhiên của chúng
ta” có xu hướng thúc đẩy chúng ta tới
các hướng đối lập.
(“…các luật tự nhiên…là mâu thuẫn với các niềm đam mê tự nhiên vốn thúc đẩy
chúng ta đến sự thiên vị, tự phụ, thù địch...”
·
Cá
nhân sẽ không có bất cứ sự đảm bảo rằng những người khác sẽ tuân theo nó, mà
ngay cả khi họ đồng ý tuân theo nó: các khế ước vẫn không có cơ sở trừ khi có
một sức mạnh để củng cố chúng.
(“và các khế ước, nếu không được đảm bảo bằng lưỡi kiếm, mà chỉ bằng lời nói,
sẽ không đủ sức mạnh để bảo đảm mọi người tuân theo”.
Vì vậy, nếu không có vũ lực hoặc quyền lực để
đảm bảo con người sẽ tuân theo luật tự nhiên, thì con người sẽ không làm như
vậy. (“do đó, dù có các luật tự nhiên….nhưng nếu không có sức mạnh để củng cố
thì một mình nó không đủ đảm bảo cho anh ninh của chúng ta; và mọi người sẽ, có
thể dựa vào sức mạnh hoặc sự khôn khéo của mình, vì sự an toàn của mình mà
chống lại tất cả những người khác”. Để
thoát khỏi trạng thái tự nhiên, con người tạo ta một khế ước giữa họ để chuyển
giao quyền tự nhiên của họ cho một thực thể duy nhất (một người hoăc một hội
đồng) người sẽ có quyền lực hợp pháp để củng cố khế ước.
“Căn nguyên, mục đích, hay ý định
cao nhất của con người, (những người vốn yêu sự tự do, và sự chi phối đối với
người khác,) khi đưa sự ràng buộc đó lên họ là có thể thấy trước sự an toàn của
họ, cũng như một cuộc sống thỏa mãn hơn; tức là, giải thoát chính họ ra khỏi
điều kiện bất hạnh của chiến tranh, vốn là hệ quả tất yếu bởi những đam mê tự
nhiên của con người khi không có một quyền lực khả dĩ làm họ khiếp sợ, và trói
buộc họ với sự sợ hãi trừng phạt để họ thực hiện các giao ước của họ. Cách duy
nhất để xây dựng một quyền lực chung như vậy, để có thể bảo vệ họ khỏi sự xâm
lăng từ bên ngoài, và gây tổn thương cho người khác…là, trao tất cả quyền lực
và sức mạnh của họ cho một người, hoặc cho một hội đồng, vốn có thể rút gọn ý
chí của tất cả mọi người, với rất nhiều quan điểm, thành một ý chí…; và từ đó
phục tùng ý chí, và phán đoán của anh ta…cứ như mọi người sẽ nói với mọi người,
tôi ủy quyền và từ bỏ quyền quản lý chính tôi, tới người đàn ông này, hoặc tới
hội đồng này, với điều kiện là bạn cũng từ bỏ quyền của bạn, và ủy quyền tất cả
các hành động của anh ta theo cách như vậy.”
Cá nhân, người mà tất cả mọi người trao quyền của họ cho là thực thể nắm
giữ quyền tối cao (vua), và những người chuyển nhựng quyền lực của họ là thần
dân. Khi thần dân đồng ý chuyển giao
quyền lực của họ (tức là, tạo ra một quyền lực tối cao bằng sự chuyển nhượng tự
nguyện quyền lực tự nhiên của họ), họ tạo ra một công quốc bằng sự thiết lập
(tương phản với công quốc được tạo ra
bằng sự chiếm đoạt, khi thực thể nắm giữ quyền tối cao chiếm đoạt quyền lực
từ họ; Hobbes nói nhiều hơn về điều này trong ch 20). Người cai trị như vậy là
thực thể nắm giữ quyền tối cao của công quốc được hình thành từ sự thiết lập.
6.2 Các quyền của Thực thể nắm giữ quyền tối cao của công
quốc được hình thành từ sự thiết lập
a.
Khế
ước xã hội là khế ước chuyển nhượng
Khế ước mà
các công dân tạo ra giữa họ để trao quyền tự nhiên của họ cho thực thể nắm
quyền tối cao là không thể thay đổi – họ
không thể hủy bỏ khế ước và thu lại thẩm quyền từ người cai trị, ngay cả khi
tất cả công dân muốn vậy. Một khi khế ước đã được thực hiện, người cai trị có
thẩm quyền cho đến khi anh ta tự nguện từ bỏ nó. Thực thể nắm giữ quyền tối cao
trở thành, không phải là một người uy nhiệm của người dân, người mà thẩm quyền
được cho mượn, mà là chủ của người dân, người mà thẩm quyền được trao chuyển
vĩnh viễn. Điều này đúng ngay cả khi người dân muốn thay đổi quan niệm của họ
về giao ước.
b. Thực thể nắm giữ quyền tối cao (vua)
không vi phạm khế ước
Khế ước mà cá nhân chuyển giao quyền lực của họ cho thực thể nắm giữ
quyền tối cao là một khế ước giữa các cá nhân, những người chuyển giao quyền
lực của họ; đó không phải là khế ước giữa những cá nhân và thực thể nắm giữ
quyền lực tối cao (vua). Tứ là, các cá nhân chuyển giao thẩm quyền của họ cho
thực thể nắm giữ quyền tối cao gián tiếp bằng cách tạo ra một khế ước giữa họ,
hơn là trực tiếp, bằng cách tạo ra một khế ước trực tiếp với chính thực thể nắm
quyền tối cao (vua). Kết quả của điều này là thực thể nắm giữ quyền tối cao
hành động mà không bao giờ vi phạm khế ước vì anh ta không phải là một bên
trong khế ước!
Một lý do mà Hobbes đưa ra khi nghĩ rằng việc chuyển giao quyền lực này
là gián tiếp là: nếu đó là khế ước giữa người dân và thực thể nắm giữ quyền tối
cao, thì trong trường hợp có bất đồng về việc liệu thực thể nắm giữ quyền tối
cao có vi phạm khế ước hay không, sẽ không có ai để phân xử sự bất đồng đó –
trong trường hợp đó tất cả trở lại với “lưỡi kiếm”, tức trạng thái chiến tranh.
c.
Thực
thể nắm quyền tối cao có quyền cai trị tất cả mọi người – ngay cả những
người bất đồng
Việc bạn
có sẵn lòng là một bên trong khế ước hay không không là vấn đề -- ngay cả khi
bạn không muốn từ bỏ quyền của bạn, thực thể nắm giữ quyền tối cao vấn có quyền
lực hợp pháp đối với bạn.
d.
Thể
nắm giữ quyền tối cao không thể đối xử bất công với người dân
e.
Việc
trừng phạt hay giết chết thực thể nắm giữ quyền lực tối cao là bất công.
Kì cùng,
các hành động của thực thể nắm giữ quyền lực tối cao là chịu trách nhiệm với
người dân; và vì vậy việc trừng phạt anh ta vì các hành động anh ta phạm phải
sẽ là trừng phạt không ai khác ngoài chính họ.
f.
Thực
thể nắm giữ quyền lực tối cao có quyền giới hạn tự do ngôn luận
Thực thể
nắm giữ quyền tối cao có quyền duy trì hòa bình, và đôi khi nếu cần thì giới
hạn tự do ngôn luận để thực hiện điều đó.
Các quyền 7 – 11 như sau: Thực thể
nắm giữ quyền tối cao có toàn quyền:
·
Ban
hành tất cả các luật liên quan đến sự tự do hành động và sở hữu
·
Quyền
tài phán
·
Quyền
chiến tranh
·
Bổ
nhiệm quan chức
·
Thường
và phạt các công dân
Hobbes tóm tắt quyền tuyệt đối của
thực thể nắm giữ quyền lực tối cao trong ch.20:
“Quyền lực của anh ta không thể
chuyển cho người khác nếu không có sự đồng thuận của anh ta; anh ta không thể
bị tước mất nó; anh ta không thể bị buộc tội; anh ta không thể bị trừng phạt;
anh ta quyết định cái gì cần thiết cho hòa bình; và quyết định các nguyên tắc;
anh ta là nhà lập pháp duy nhất; và người phán quyết tối cao đối với các tranh
chấp; và về thời điểm, lý do cho chiến tranh, và hòa bình”
7. các dạng chính thể được hình thành từ sự thiết lập
7.1 Có các dạng chính thể nào?
Quân chủ
Quyền tối cao nằm trong tay một người
|
Quý tộc
Quyền tối cao nằm trong tay nhiều hơn một người, nhưng
không phải tất cả
|
Dân chủ
Quyền tối cao nằm trong tay tất cả mọi người
|
·
Đây
là ba dạng chính thể duy nhất
·
Các
thuật ngữ “chuyên chế,” “chính thể đầu sỏ” và “vô chính phủ” không phải chỉ các
dạng chính thể khác, mà được sử dụng để đề cập tới ba dạng chính thể này bởi
những người không thích chính thể quân chủ, quý tộc, và dân chủ
·
Ngay
cả khi có sự tập hợp một nhóm người đại diện cho lợi ích của người dân và thỉnh
cầu thực thể nắm giữ quyền lực tối cao nhân danh người dân [như quốc hội Anh –
Hobbes không đề cập tới điều này, nhưng chắc chắn đó là điều ông nghĩ], những
“người đại diện” này không đại diện cho nhân dân theo cách như thực thể nắm giữ
quyền lực tối cao đại diện. Thực thể nắm giữ quyền lực tối cao vẫn là thực thể
mà người dân trao cho quyền tự nhiên của họ; sự tồn tại của một hội đồng thỉnh
nguyện nhân danh người dân không thay đổi được điều đó.
7.2. Dạng chính thể nào là tốt nhất?
Hobbes đưa ra một vài luận điểm để
bảo vệ yêu sách của ông là: trong ba dạng chính thể trên, chính thể quân chủ là
tốt nhất:
Thứ 1:
·
Khi
có một sự xung đột giữa lợi ích công và lợi ích của thực thể nắm giữ quyền tối
cao, thực thể nắm giữ quyền tối cao chắc chắn sẽ lựa chọn thúc đẩy lợi ích
riêng của mình thay vì lợi ích công.
·
Do
vậy, lợi ích công sẽ được bảo vệ tốt nhất trong một hệ thống chính quyền mà
trong đó lợi ích công và lợi ích của thực thể nắm giữ quyền tối cao thống nhất
chặt chẽ với nhau. “…nơi đâu mà lợi ích công và lợi ích riêng tư thống nhất
chặt chẽ với nhau, thì lợi ích công được thúc đẩy nhiều nhất.”
·
Trong
chính thể quân chủ (không phải là quý tộc hay dân chủ), lợi ích của thực thể
nắm giữ quyền lực tối cao phụ thuộc hoàn toàn vào lợi ích của người dân.
·
Do vậy, lợi ích cộng đồng sẽ được bảo vệ tốt nhất bởi chính thể quân chủ.
Thứ 2: Một vị vua có thể tiếp cận tới
những lời khuyên và thông tin tốt hơn một hội đồng, bởi vì ông ta có thể nhận
được sự tư vấn bởi bất cứ ai, bất cứ khi nào ông muốn, và (nếu ông muốn) trong
bí mật – và điều này không xảy ra với sự cai trị bằng một hội đồng.
Thứ 3: Một hội đồng dễ “thay đổi”
hơn, không chỉ vì bản chất của con người, mà còn vì “sự vắng mặt của một số
…hoặc vẻ ngoài siêng năng của số”. Tính thất thường này dẫn đến “hôm nay có thể
xóa bỏ tât cả các kết luận ngày hôm qua”
Thứ 4: Các hội đồng, không phải vua
chúa, có thể phải nếm trải sự bất đồng giữa họ, điều có thể dẫn đến nội chiến
Thứ 5: Các hội đồng thậm chí dễ bị
tổn thương hơn so với vua chúa do ảnh hưởng bởi những kẻ hùng biện và những kẻ
nịnh bợ
8. Quyền tự do và tự do
8.1. Quyền tự do của người dân
Ở đây Hobbes thảo luận về “quyền tự
do của người dân”, sự tự do liên quan đến luật dân sự. Phải có một sự tự do như
vậy trong bất cứ công quốc nào, vì không hệ thống luật dân sự nào quá tỉ mỉ đến
nỗi có thể quy định tất cả hành vi của người dân.
Hobbes liệt kê những lĩnh vực sau
trong cuộc sống mà thực thể nắm quyền tối cao sẽ cho phép cá nhân tự do:
“... Tự do mua bán, và thỏa thuận
với người khác; lựa chọn nơi ở, chế độ ăn uống, nghề nghiệp, và nôi dạy con cái
như họ thấy phù hợp…”
Khi đọc lướt qua, điều này dường như giống câu
trả lời cho câu hỏi số 4 của chúng ta: một xã hội chính trị có thể làm gì? Câu
trả lời của Hobbes dường như là: nền quân chủ chuyên chế không nên can thiệp
vào việc ăn uống, nghề nghiệp, giáo dục con cái, lựa chọn nhà ở, … của người
dân. Nhưng tôi nghĩ một cách đọc chính xác hơn về đoạn văn này là Hobbes đưa ra
một yêu sách mô tả (chứ không phải quy phạm) về lĩnh vực trong đó thực thể nắm
quyền tối cao thực sự cho phép sự tự do của người dân. Vì Hobbes xem khế ước xã
hội trao quyền tuyệt đối cho thực thể nắm quyền tối cao, câu trả lời thực sự
của ông tới câu hỏi 4 sẽ là: bất cứ thứ gì mà thực thể nắm quyền tối cao muốn,
bao lâu nó còn có thể mang lại sự an toàn và anh ninh cho người dân của mình.
8.2 Sự tự do thực sự của người dân
Ngoài
những “quyền tự do này của người dân” (những thứ mà người dân được phép làm
theo luật dân sự), có một số quyền khác: “sự tự do thực sự của người dân đối
với…những thứ mà dù thực thể nắm quyền tối cao ra lệnh, nhưng nếu không công
bằng, người dân có thể từ chối không làm”. Vì vậy Hobbes thừa nhận rằng, ngay
cả khi quyền tối cao là tuyệt đối, thì có một số thứ mà người dân có quyền tự
do từ chối, ngay cả khi thực thể tối cao ra lệnh cho anh ta phải làm.
Những thứ này là gì? câu hỏi này có
thể trả lời dựa vào các chỉ dẫn Hobbes như sau:
·
Quyền
tuyệt đối của thực thể nắm quyền tối cao bắt nguồn từ chính người dân, chính
người dân đã trao quyền tự nhiên của mình tới thực thể nắm quyền tối cao thông
qua khế ước xã hội
·
Vì
vậy chính người dân “sở hữu” và chịu trách nhiệm cho hành động của thực thể nắm
quyền tối cao
·
Lý
do mà họ trao quyền của họ là để đảm bảo sự hòa bình bên trong và cung cấp sự
bảo vệ chống lại kẻ thù xâm lược bên ngoài
·
Vì
vậy quyền tự do của người dân không tuân theo thực thể nắm quyền tối cao phải
phù hợp với sự thực là anh ta đã trao quyền tự nhiên của mình cho chủ quyền tối
cao vì mục đích đảm bảo an toàn cá nhân của anh ta
Đây là chìa khóa để trả lời cho câu
hỏi này:
Rõ ràng là người dân có những quyền
tự do mà không thể chuyển giao qua sự đồng thuận. Tôi đã trình bày trong ch 14
là, khế ước mà không bảo vệ thân thể của con người, thì nó không có hiệu lực.
Do vậy… ở đây Hobbes liệt kê các mệnh lệnh mà người dân có thể không tuân theo
một cách hợp pháp: các mệnh lệnh gây ra tổn hại cho chính người dân, như:
·
làm
tổn thường, tàn tật hoặc giết chế người dân
·
không
thể tiếp cận những thứ thiết yếu của cuộc sống như thức ăn và không khí
·
từ
chối tham gia chiến tranh (chỉ khi sự từ chối như vậy không làm xói mòn mục
đích của khế ước xã hội, tức là đảm bảo an toàn và anh ninh cho tất cả; vì vậy
bạn có thể từ chối hợp pháp tham gia chiến tranh nếu bạn khiến người khác cũng
tham gia vào chiến tranh)
Không điều nào trong số những điều này có
nghĩa rằng thực thể nắm quyền tối cao không có quyền đối với sự sống chết của
người dân; thực thể nắm quyền tối cao có quyền lực quy phạm để bắt người dân
phải chết – nó chỉ không có quyền lực quy phạm để yêu cầu người dân làm tổn hại
chính bản thân bình.
8.3 Sự cáo chung của Leviathan
Khế ước giữa người dân để chuyền giao quyền
tự nhiên cho người cai trị là dựa trên ước muốn hòa bình và anh ninh của họ. Nếu thực thể nắm quyền tối cao không thể củng
cố hòa bình và bảo vệ người dân, thì khế ước xã hội qua đó họ từ bỏ quyền tự
nhiên của mình và trao nó cho quyền tối cao trở nên vô nghĩa.
Đây là cơ sở cho một sự phê phán quan trọng
đối với Hobbe rằng: ông không nhất quán. Ông bắt đầu với lập luận rằng quyền
của thực thể nắm quyền tối cao là tuyệt đối (khế ước qua đó người dân trao
quyền tự nhiên của mình là một khế ước chuyển nhượng) – nhưng ở đây ông đang
miêu tả một điều kiện mà khế ược có thể bị phá vỡ một cách hợp pháp (điều này
hàm ý đó là một khế ước ủy nhiệm).