·
người
Anh (1806-1873)
·
được
giáo dục rất nghiêm khắc và nổi tiếng bởi cha ông, Jame Mill, vốn là một người
bạn và môn đệ của Jeremy Bentham,
và nhờ đó ông đã trở thành một triết gia xuất chúng trong lĩnh vực của mình.
·
sống
trong giai đoạn Cách mạng pháp (1848), là người ủng hộ Nền cộng hòa thứ hai, và
bị sốc bởi cuộc đảo chính của Napoleon vào năm 1852
·
năm
1851, kết hôn với Harriet Taylor, một người theo chủ chương bình đẳng giới và
có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của ông về công bằng xã hội; việc này gây ra
sự tranh cãi, vì họ đã là bạn trong nhiều năm khi bà đã có chồng (và họ cưới
nhau ngay sau khi chồng bà mất)
·
Mill
bị nhiễm bệnh lao từ cha mình và có thể đã lây nhiễm cho vợ ông, bà mất năm
1858 (Mill đã hồi phục và sống lâu hơn vợ mình 15 năm)
·
trước
khi Harriet chết, bà và Mill đã lên kế hoạch viết một loạt các tiểu luận phác
thảo tư tưởng của cả hai về nhiều chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, tiểu luận duy
nhất mà họ hoàn thành là cuốn Bàn về tự
do (1859)
Cùng
với Bàn về tự do, Mill còn là tác giả
của các tác phẩm chính trị/đạo đức có nhiều ảnh hưởng khác như:
·
Thuyết công lợi (1861)
·
Sự lệ thuộc của Phụ nữ (1869)
2. Các ý tưởng đạo đức cơ bản
2.1 Nguyên tắc tổn hại
Ý
tưởng trung tâm của tác phẩm Bàn về tự do
là như sau:
Nguyên
tắc tổn hại: Sự biện minh duy nhất cho sự can thiệp vào các hành
động của cá nhân là để ngăn chặn họ không gây tổn hại cho người khác; mong muốn
làm cho họ trở nên tốt đẹp (cả về thể xác lẫn tâm hồn) không thể được dùng để
bảo chữa cho sự can thiệp.
Theo cách nói của Mill:
“... Lý do duy nhất mà con người được biện minh cho, cả về
phương diện cá nhân lẫn tập thể, khi can thiệp vào sự tự do hành động của các
thành viên là sự tự bảo vệ…lý do duy nhất mà quyền lực có thể thực thi hợp pháp
đối với bất cứ thành viên của một cộng đồng văn minh, chống lại ý chí của anh
ta, là ngăn chặn sự tổn hại cho người khác. Lợi ích của anh ta, cả về thể xác
lẫn tinh thần, không đủ để bảo chữa cho sự can thiệp.”
Đi
cùng với ý tưởng này, Mill phân biệt:
a. Các hành động tự liên quan – các
hành động chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân người hành động, và đối với các hành
động này mọi người phải được phép hoàn toàn tự quyết định
b. Các hành động liên quan đến người
khác – các hành động ảnh hưởng đến người khác, và đối với các hành động này các
cá nhân phải chịu trách nhiệm đối với xã hội
“Các
hành vi duy nhất của con người mà anh ta chịu trách nhiệm đối với xã hội là các
hành vi liên quan đến người khác. Đối với các hành vi chỉ liên quan đến anh ta,
sự độc lập của anh ta là đúng đắn và tuyệt đối; anh ta có toàn quyền đối với
chính mình, với thể xác và tinh thần của mình”.
Mill không áp dụng Nguyên tắc tổn hại cho các trường
hợp sau:
·
trẻ
con (hay những người không được thừa nhận về mặt pháp lý bởi nhà nước như là
người trưởng thành)
·
“người
man rợ” – những người vẫn chưa “đạt tới khả năng đi đến sự tiến bộ bằng sự thảo
luận và thuyết phục; trong một xã hội man rợ, chính thể chuyên chế là dạng
chính thể có thể bảo chữa về mặt đạo đức (nghĩa là một cá nhân có thể sở hữu
quyền lực để kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống, sự kiểm soát như vậy chỉ là
phương tiện cho mục đích làm cho đời sống của người dân tốt hơn).
2.2 Thuyết công lợi
Không giống như Locke, Mill không có ý định
đặt giải thích của ông về quyền tự do cá nhân trên nền tảng các quyền tự nhiên.
Thay vào đó, ông đặt sự tự do cá nhân (và trong thực tế, toàn bộ đạo đức học)
trên nền tảng của điều mà ông gọi là tính công lợi:
“... Tôi từ chối bất cứ sự thuận lợi nào mà lập luận của tôi
có thể dựa vào từ ý tưởng về các quyền trừu tượng và độc lập với công lợi. Tôi
xem công lợi như là sự viện dẫn cuối cùng đối với tất cả các vấn đề đạo đức;
nhưng nó phải là công lợi theo nghĩa rộng nhất, vốn là nền tảng cho lợi ích lâu
dài của con người như một sinh thể tiến bộ”.
Điều
này gợi lên câu hỏi: công lợi là gì? Một câu trả lời đúng nhưng chưa đủ là:
“công lợi” là thuật ngữ mà các nhà công lợi sử dụng để đề cập đến kết quả của
hành động, các kết quả vốn được dùng làm tiêu chuẩn để quyết định xem hành động
có tính đạo đức hay không. Vậy thuyết công lợi là gì? Đó là một lý thuyết đạo
đức quy phạm (một nhánh của Đạo đức học đi trả lời cho các câu hỏi tổng quát
như chúng ta nên hành động như thế nào). Thuyết công lợi bao gồm ba yêu sách
sau:
a. Thuyết kết quả: điều quyết định một
hành động là đúng hay sai là kết quả của nó
b. Sự vô tư: lợi ích của mọi người có
liên quan đến hành động là có tầm quan trọng như nhau (vì vậy thuyết công lợi
là rất khác với thuyết vị kỉ đạo đức, tức thuyết cho rằng các kết quả duy nhất
của hành động mà được đánh giá về mặt đạo đức là các kết quả liên quan đến bạn)
c. [Một tiêu
chuẩn chính xác để xác định các ảnh hưởng mà từ đó kết quả làm cho một hành
động là đúng hay sai]
Các
nhà công lợi khác nhau có các định nghĩa khác nhau về kết quả, đó là:
·
hạnh
phúc
·
sự thoản mãn các sở thích
·
thịnh vượng
Đối với Mill, đó là hạnh phúc, và khi ông sử dụng từ
“công lợi” ông muốn nói đến hạnh phúc. Vì vậy theo thuyết công lợi của Mill
(ngày nay thường được gọi là “thuyết công lợi cổ điển” để phân biệt với thuyết
công lợi hiện đại), điều đúng đắn nên làm là điều làm gia tăng lớn nhất sự hạnh
phúc của những người có liên quan đến hành động. Mill có một khái niệm rất đơn giản về hạnh phúc. Đối với Mill, “hạnh phúc” có nghĩa là sự hài
lòng và vắng mặt của đau khổ, và có hai loại hài lòng:
·
"sự hài lòng cấp thấp": sự hài lòng thể xác, mà con người
và các loại động vật đều có như nhau
·
"sự hài lòng cao cấp": sự hài lòng của trí tuệ và xúc
cảm, như tình bạn, nhận thức; chỉ con người có khả năng có được những sự hài
lòng này.
(Đối
với các nhà công lợi cổ điển như Mill, từ công lợi có nghĩa là hạnh phúc; trong
khi đó đối với các nhà công lợi hiện đại, từ công lợi có nghĩa là sự thịnh
vượng)
2.3 Mở rộng nguyên tắc tổn hại
Liệu
thuyết công lợi của Mill có phù hợp với Nguyên tắc tổn hại? Đoạn văn sau gợi ý
rằng nó có như vậy:
"Một người có thể gây ra tội
lỗi đối với người khác không chỉ bằng các hành động của mình mà còn bằng sự
không hành động của mình, và trong mỗi trường hợp anh ta hoàn toàn phải chịu
trách nhiệm cho sự tổn hại mà việc làm của anh ta gây ra".
Điều
này gợi ý rằng một chính quyền có thể được phép can thiệp vào ai đó khiến anh
ta làm những việc giúp đỡ người khác, ví dụ như khuyên góp tiền để gây quỹ cho
các chương trình xã hội. Nếu việc không khuyên góp tiền có hại cho người khác,
thì chính quyền sẽ được biện minh khi bắt bạn khuyên góp. Trong thực tế, Mill
đề ra một số điều mà chính quyền có thể, một cách hợp pháp, bắt buộc chúng ta
phải làm, và một trong số đó là việc “cứu sống đồng loại”.
“Có
nhiều hành động tích cực vì lợi ích của người khác mà anh ta có thể bị bắt buộc
một cách hợp pháp phải thực hiện, như làm chứng trước tòa, gánh vác trách nhiệm
của mình liên quan đến việc bảo vệ quốc gia, hay tham gia vào bất cứ công việc
nào cần thiết cho lợi ích của xã hội mà anh ta thụ hưởng sự bảo vệ, cũng như thực hiện một số hành động mang lại
lợi ích như cứu sống đồng loại hay can thiệp để bảo vệ những người không được
bảo vệ khỏi bị lạm dụng – đó là những điều mà bất cứ khi nào xảy ra thì đó là
bổn phận của con người phải hành động, và anh ta sẽ bị buộc phải chịu trách
nhiệm đối với xã hội nếu không hành động”.
Với từ “tổn hại”, Mill muốn nói đến không chỉ
là việc thực hiện các hành động gây ra các kết quả xấu cho người khác, mà còn
là không thực hiện các hành động và do đó không ngăn chặn các kết quả xấu xảy
ra cho người khác. Sự mở rộng khái niệm về sự tổn hại này chắc chắn làm cho
Nguyên tắc tổn hại phù hợp với thuyết công lợi của Mill – nhưng liệu nó có làm
suy yếu Nguyên tắc tổn hại đến nỗi nó trở nên vô ích? Ví dụ như, nếu không tham
gia vào lực lượng Hòa bình và xây dựng các cây cầy ở Afghanistan, bạn đang từ
chối một hành động và đo đó không ngăn chặn kết quả xấu xảy ra đối với người
khác. Liệu Nguyên tắc tổn hại có cho phép chính quyền bắt bạn phải tham gia lực
lượng gìn giữ hòa bình?
Dường như Mill
đã nhận ra mối đe dọa này đối với Nguyên tắc tổn hại, vì vậy ông thêm vào lời
cảnh báo sau: ép buộc ai đó ngăn chặn tổn hại xảy ra đối với người khác “đòi
hỏi nhiều sự thận trọng hơn [khi ép buộc ai đó không gây hại cho người khác].
Bắt ai đó chịu trách nhiệm vì làm việc xấu đối với người khác là luật; trong
khi bắt anh ta chịu trách nhiệm vì không ngăn chặn sự xấu xa là ngoại lệ”. Tuy nhiên, ông tin rằng “có nhiều
trường hợp đủ rõ ràng và đủ nghiêm trọng để biện minh cho sự ngoại lệ đó”.
3. Tự do tư tưởng và tự do ngôn
luận. (Bàn về tự do ch.1 và 2)
3.1 Các quyền tự do cá nhân
Mill
quan tâm đến việc xây dựng “một chướng ngại chắc chắn chống lại sự kết tội về
mặt đạo đức”, chống lại những sự can thiệp quá mạnh xâm phạm đến các quyền tự
do cá nhân, bởi cả chính quyền (“sự lập pháp”) và ý kiến công luận. Ông quan
tâm bảo vệ cá nhân khỏi sự chuyên chế của đa số, một sự chuyên chế có thể diễn
ra trong cả các thiết chế chính trị và các thiết chế xã hội:
“Giống như các kiểu
chuyên chế khác, mặc dù còn thô thiển, sự chuyên chế của đa số là trước hết dựa
trên sự sợ hãi, chủ yếu vận hành thông qua các hành động của giới công quyền.
Nhưng những người có suy xét hiểu rằng, một khi xã hội tự thân là chuyên chế -
xã hội chuyên chế tập thể đối với các cá nhân riêng rẽ của nó – thì các phương
tiện của sự chuyên chế không bị giới hạn ở những hành động do bàn tay của các
viên chức chính quyền thực hiện. Xã hội có thể và sẽ thi hành huấn lệnh của
chính mình; và nếu nó ban hành các huấn lệnh sai trái thay cho huốn lệnh đúng
đắn, hoặc chẳng cần biết huấn lệnh nào hết mà cứ nhúng tay vào các việc mà lẽ
ra không nên làm, thì xã hội này sẽ thực hành một nền chuyên chế còn kinh khủng
hơn so với nhiều loại đàn áp chính trị khác. Nó cho phép có ít hơn các biện pháp
chốn tránh, xuyên thấu hơn vào các chi tiết của đời sống, và bắt làm nô lệ ngay
cả bản thân linh hồn”.
Kết
thúc ch 1, Mill liệt kê các lĩnh vực trong đó các cá nhân được cho phép tự do
hành động (khỏi sự can thiệp của chính quyền và của xã hội):
a. "Phạm vi trong của ý thức"
- tư tưởng, cảm nhận, ý kiến, tình cảm và niềm tin đối với mọi chủ đề - kết hợp
với sự sự do ngôn luận và tự do xuất bản
b. "Sở thích và theo đuổi nghề
nghiệp" - sống bất cứ cuộc sống nào mà bạn muốn, theo đuổi các mối quan
tâm và hoạt động của riêng bạn (bao lâu bạn không làm hại đến người khác)
c. "Lập hội" - tức là tự do
kết hợp với bất cứ ai mà bạn muốn
Đây là ba quyền tự do thiết yếu cho một xã hội
tự do: “không xã hội nào mà trong đó những quyền tự do này không được tôn trọng
được coi là xã hội tự do, dù cho xã hội dố có mang dạng thức chính quyền như
thế nào; không một xã hội nào hoàn toàn tự do khi mà các quyền tự do trên không
tồn tại tuyệt đối và vô điều kiện”. Lập luận của Mill ủng hộ những quyền tự do
này dường như là dựa vào tính công lợi:
“Con
người sẽ đạt được nhiều tốt đẹp hơn nếu mọi người sống cuộc sống mà dường như
là tốt đối với chính họ hơn là bị ép buộc phải sống cuộc sống dường như là tốt
đối với người khác”.
3.2 Lập luận của Mill bảo vệ sự tự
do ngôn luận và tự do tư tưởng
Mill lập luận rằng việc đa số bắt thiểu số
phải im miệng bằng sự ép buộc hay luật pháp là không thể chấp nhận được về mặt
đạo đức. Ông đưa ra một số luận điểm độc lập sau để bảo vệ quan điểm này:
a. “Nếu ý kiến của thiểu số là đúng,
thì [nhân loại ] mất đi cơ hội sửa chữa sai lầm”.
b. Nếu ý kiến thiểu số là sai, thì nhân
loại mất đi “sự nhận thức rõ ràng hơn và ấn tượng hơn về chân lý do sự va chạm
của nó với sự sai lầm”.
c. Nếu các ý kiến của thiểu số và đa số
“chia sẻ chân lý với nhau” thì ý kiến của thiểu số là cần thiết để cung cấp
“phần còn lại của chân lý”.
d. Khi không có sự thách thức đối với
một yêu sách nào đó (tức là khi không có tự do thảo luận), thì chính ý nghĩa
của yêu sách bị suy yếu đi. Mọi người tiếp tục đưa ra lời đầu môi chót lưỡi tới
yêu sách mà không thực sự thấm nhuần nó trong trái tim (ví dụ như những người
Kitô giáo tuyên bố mình được hướng dẫn bởi các nguyên tắc đạo đức của kinh Tân
ước nhưng trong thực tế họ ứng xử như thể họ không thực sự tin vào những nguyên
tắc này).
e. Nếu các cá nhân không được phép đi
theo “trí tuệ của họ tới bất cứ kết luận nào mà họ đạt được”, thì con người
(bao gồm những có khả năng trở thành các nhà tư tưởng vĩ đại) sẽ bị ngăn cản
không thể đạt được sự phát triển trí tuệ mà họ vốn có khả năng.
Kì cùng, đây là một luận điểm công lợi – Mill
đang không tranh cãi rằng chúng ta có bất cứ quyền tự nhiên để nói hay nghĩ về
những gì chúng ta muốn; thay vào đó, ông đang lập luận rằng con người sẽ hạnh
phúc hơn (theo nghĩa rộng của từ “hạnh phúc” của ông) nếu sự tự do tư tưởng và
ngôn luận được tôn trọng tuyệt đối.
3.2.1 Luận điểm thứ nhất
Thuyết có thể sai lầm của Mill:
Đằng
sau giả thiết này là ý tưởng cho rằng bất cứ niềm tin cụ thể mà một người có về
bất cứ điều gì đều có khả năng sai lầm; đây là học thuyết về tính có thể sai
lầm:
“Chúng ta không bao giờ có thể chắn chắn rằng ý kiến mà
chúng ta đang cố gắng đàn áp là một ý kiến sai lầm”.
Không
có một nhóm hay, thậm chí đa số của xã hội, mà năng lực rút ra chân lý của họ
quá hoàn hảo đến nỗi không thể sai lầm. Nói cách khác, không có nhóm nào có thể
đạt đến sự chắc chắn tuyệt đối. Để hiểu điểm này đầy đủ, chúng ta cần nhận ra
sự phân biệt sau giữa hai ý nghĩa của từ “sự chắc chắn”:
·
sự
chắc chắn tâm lý học:
một cảm nhận của cá nhân, tức là anh ta cảm thấy niềm tin của mình là không thể
sai lầm – “tôi chắc chắn rằng Thượng đế tồn tại! rằng đây là những con số sẽ
trúng giải! vv.”
·
sự
chắc chắn tri thức:
thực sự có những niềm tin không thể sai lầm
Khi
Mill nói: “việc từ chối lắng nghe một ý kiến bởi vì họ chắc chắn rằng nó là sai
lầm là thừa nhận rằng sự chắc chắn của họ là sự chắc chắn tuyệt đối” – và ông muốn nói rằng những người phủ nhận sự tự do tư
tưởng và bày tỏ của người khác như vậy đang thừa nhận rằng sự chắc chắn tâm lý học đảm bảo cho sự chắc chắn tri thức – và dĩ nhiên,
điều này là sai lầm. Ta có thể cảm thấy
chắc chắn rằng điều ta tin là đúng, nhưng khi trong thực tế nó là sai lầm.
3.2.2. Luận điểm thứ năm.
Phát
biểu đầy đủ của luận điểm thứ năm của Mill là như sau:
“Tổn
hại lớn nhất xảy ra [do sự đàn áp các ý kiến] là sự tổn hại đối với những người
không theo quan điểm chính thống, toàn bộ sự phát triển tinh thần của họ bị đè
nén và lý trí của họ bị dọa nạt bởi nỗi sợ hãi dị giáo. Ai có thể tính toán
những mất mát mà thể giới phải chịu khi vô số những tài năng trí tuệ với tính
cách rụt rè không dám đi theo sự suy nghĩ độc lập, nghiêm ngặt, vì sợ rằng nó sẽ đưa họ đến
với điều mà có thể được coi như là phi tín ngưỡng hay phi đạo đức? ….không ai
có thể là một nhà tư tưởng vĩ đại mà không thừa nhận rằng, như là một nhà tư
tưởng thì bổn phận đầu tiên của họ là đi theo trí tuệ của minh tới bất cứ kết
luận nào mà nó dẫn tới ….tuy nhiên, không phải sự tự do tư tưởng được đòi hỏi
chỉ để tạo ra các nhà tư tưởng vĩ đại. Trái lại, nó là tuyệt đối cần thiết để
những người trung bình đạt được sự phát triển tinh thần mà họ có khả năng với.
Có thể có những nhà tư tưởng vĩ đại trong một bầu không khí tinh thần nô lệ.
Nhưng trong không khí như vậy, sẽ không bao giờ có một con người tích cực về mặt trí tuệ”.
Vì vậy luận điểm thứ 5 của Mill là: Nếu sự nghiên
cứu thực sự bị ngăn cản, thì con người (bao gồm những người có thể trở thành
các nhà tư tưởng vĩ đại) sẽ bị ngăn cản khỏi sự phát triển tinh thần mà họ có
khả năng.
Tóm lại, luận điểm thứ 5 của Mill là: con người nói
chung sẽ hạnh phúc hơn nếu họ được phép (bởi cả về luật pháp lẫn xã hội) để
tham dự vào các nghiên cứu thực sự, tức là theo sau bất cứ bằng chứng và lập
luận nào mà chúng dẫn tới, dù chúng có
dẫn tới các kết luận không được mọi người ưa thích.