Nhập môn Triết học chính trị - MARX (P6)

Posted on
  • Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: ,
  • MARX
    1. Bối cảnh
    ·        1818-1883
    ·        người Đức
    ·        ảnh hưởng đến triết học, kinh tế học, xã hội học
    ·        tiến sĩ triết học tại Đại học Jena
    ·        không xin được một vị trí giảng dạy đại học, đi làm báo
    ·        tới Paris năm 1843, và gặp Friedrich Engels tại đó – họ trở thành bạn và làm việc cùng nhau cho tới khi Marx mất
    ·        trở lại Đức một thời gian ngắn ngay sau khi xuất bản tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, sau đó nhanh chóng bị trục xuất và đi tới Lôn đôn 
    2. Ảnh hưởng của hegel
    Để hiểu triết học chính trị của Marx, trước tiên chúng ta cần hiểu các ý tưởng mà ông kế thừa từ nguồn ảnh hưởng triết học chính của ông, George Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831).
    2.1 Hiện tượng học tinh thần
    Tác phẩm Hiện tượng học tinh thần là sự diễn giải của Hegel về sự phát triển tiến lên hay sự tiến hóa của một thứ mà Hegel gọi là "Geist", được dịch ra tiếng Anh có nghĩa là tinh thần, hay ý thức 
    ·        sự tiến hóa của Geist là sự phát triển tiến lên của ý thức từ dạng nguyên thủy, đơn giản nhất cho tới dạng phức tạp, tinh vi nhất
    ·        kì cùng, Geist là một hiện tượng phổ quát; tức là có một tinh thần phổ quát, và tinh thần/ý thức cá nhân chỉ là một bộ phận, khía cạnh, hay biểu hiện rất giới hạn của Geist phổ quát này. (điều này phản ánh thuyết duy tâm của Hegel: mọi thứ có một tinh thần)
    ·        sự tiến hóa của tinh thần bắt đầu với ý thức cảm giác đơn giản “sự xác tín tri giác”, một giai đoạn nguyên thủy tại đó tinh thần không phải là sự tự ý thức cũng không tự do
    ·        sau đó nó tiến hóa thông qua một số giai đoạn tới điểm tại đó nó trở nên tự ý thức và tự do trọn vẹn, tức nó trở nên ý thức về chính mình như là cái phổ quát
    ·        sự tiến hóa này xảy ra theo trên cả phương diện lịch sử lẫn logic - nó thực sự  xảy ra trong lịch sử, nhưng nó xảy ra theo các bước tất yếu logic - như thể có một quá trình đơn nhất có cả tính tất yễu logic lẫn tính lịch sử mà tinh thần phải đi qua để trở nên phát triển đầy đủ
    ·        sự tiến hóa này lên đến cực điểm trong chính tác phẩm Hiện tượng học tinh thần - chính trong triết học của Hegel mà ý thức trở nên ý thức về chính nó như là cái phổ quát và do đó trở nên tự do!
    ·        Điều này nghe có vẻ lố bịch, nhưng …
    -        ở Phổ (Đức) trong nhiều thập kỉ sau khi Hegel mất (1831), điều này được coi là rất nghiêm túc
    -        có thể lý giải lại Hegel theo cách ít duy tâm và siêu hình hơn, để Hiện tượng học trở nên hợp lý hơn
    Hai khía cạnh đặc biệt của triết học Hegel mà từ đó triết học chính trị của Marx rút ra:
    ·        Sự xa lạ, đặc biệt thể hiện trong quan hệ ý thức làm chủ/làm nô
    ·        cấu trúc biện chứng về sự tiến bộ của lịch sử
    2.2 Sự xa lạ và ý thức là chủ/làm nô
    Tại sao Geist tiến hóa? Geist phải thay đổi bởi vì, từ khởi đầu, nó ở trong trạng thái xa lạ với chính nó:
    “Sự xa lạ: là một hoàn cảnh trong đó một thứ gì đó vốn là chính nó hoặc là một phần của chính nó nhưng dường như thù địch, xa lạ với chính nó”.
    Sự tiến hóa của tinh thần là một nỗ lực để vượt qua sự xa lạ này, và điều này chỉ xảy ra khi tinh thần trở nên tự ý thức trọn vẹn về chính nó như là phổ quát.
    Ví dụ về một giai đoạn trong sự phát triển của ý thức minh họa cho khái niệm của Hegel về sự xa lạ là ý thức làm chủ/làm nô:
    ·        giai đoạn này bắt đầu với hai ý thức cá biệt
    ·        mỗi ý thức nhận ra chính nó trong cái khác, nó nhận ra rằng cái khác là giống như chính nó (nhưng không nhận ra rằng nó là một phần của một ý thức phổ quát duy nhất -- ở giai đoạn này, ý thức vẫn còn xa lạ - nó kinh nghiệm các mặt khác nhau của chính nó như thể chúng hoàn toàn khác biệt, tách rời, và xa lạ)
    ·        bên này đòi hỏi bên kia thừa nhận mình giống với bên kia, và không đối xử với mình chỉ đơn thuần như đồ vật
    ·        hai bên sẽ chiến đấu với nhau nếu bên này không đưa ra một sự chấp nhận như vậy với bên kia, vì vậy, một cuộc chiến sống chết cho sự chấp nhận xảy ra
    ·        một bên chiến thắng, nhưng thay vì giết bên kia, nó nô lệ bên kia
    ·        chủ đi đến đối xử với nô chỉ đơn thuần như vật dụng, trong khi nô thừa nhận chủ như là giống với chính mình
    ·        chủ buộc nô lao động, và những gì nô tạo ra chủ chiếm lấy và sử dụng
    ·        thông qua lao động, nô áp đặt các hình thức lên đối tượng lao động của mình, hiện thực hóa chính mình trong sự vật mà mình làm ra, từ đó phát triển các năng lực và khả năng của mình
    ·        mặt khác, chủ không tạo ra gì cả; anh ta chỉ tiêu thụ, hưởng thụ, ép buộc nô phải sản xuất thông qua sự sợ hãi, và không thể hiện thực hóa
    ·        nô đi đến biết về mình đầy đủ hơn chủ biết về mình, vì con người là gì ngoài việc bị quy định bởi những gì anh ta làm và sản xuất ra. [lập trường của Hegel ở đây là, để biết bạn là ai, bạn phải biết bạn làm gì, tiềm năng của bạn là gì. Nhưng bạn chỉ có thể đi đến biết điều này nếu bạn lao động để phát triển những tiềm năng này, và cái được tạo ra trong quá trình đó là sự diễn tả tốt nhất hay bằng chứng về cái mà bạn thực sự là. Đó quá trình hiện thân của cái mà bạn sẽ là. Ai đó không làm việc, và do vậy không tạo ra thứ gì, sẽ không có một sự hiện thân như vậy về cái gì anh ta là một cách rõ ràng.]
    ·        cuối cùng nô sẽ vượt qua sự xa lạ này, và sự xung đột ban đầu giữa hai bên sẽ được giải quyết
    ·        nhưng điều này không vượt qua sự xa lạ phổ biến của ý thức – nó chỉ giúp thúc đẩy ý thức đi đến bước kế tiếp trong sự phát triển của nó
    2.3 Biện chứng
    Các giai đoạn khác nhau thông qua đó tinh thần/ý thức mở ra, xảy ra thông qua một mô hình riêng biệt, lặp lại được gọi là biện chứng, bao gồm ba giai đoạn:
    ·        Chính đề
    ·        Phản đề
    ·        Tổng hợp
    Trạng thái ban đầu (chính đề) hóa ra là không hoàn chỉnh, và bị thay thế với cái đối lập của nó (phản đề) cái mà một lần nữa cũng được cho thấy là không hoàn chỉnh. Cả chính đề và phản đề hóa ra là một phía– mỗi khi đứng riêng là không hoàn chỉnh.  Chúng được “nâng lên” để hình thành một trạng thái mới và khác biệt, là tổng hợp của chúng - cả chính đề lẫn phản đề là, theo một nghĩa nào đó, được bảo toàn trong tổng hợp, nhưng trong tổng hợp không có những thiếu xót bắt nguồn từ tính một phía của các giai đoạn đầu.
    Hegel áp dụng những khái niệm này, không chỉ trong mô tả của ông về sự tiến bộ thực sự của xã hội loài người, mà còn trong các lĩnh vực khác của hệ thống triết học của ông:
    Triết học lịch sử
    các giai đoạn của lịch sử
    Hiện tượng học tinh thần
     các giai đoạn của ý thức
    Khoa học logic 
     các phạm trù trừu tượng mà con người tư duy với
    Chính đề
    Hi lạp cổ đại, một xã hội hài hòa dựa trên đạo đức truyền thống, sự đồng nhất các cá nhân với thành bang và không nghĩ về việc chống lại thành bang
    sự xác tín trực quan
    Tồn tại
    được cho thấy là không hoàn chỉnh
    sự tra vấn của Socrate – tư duy độc lập làm xói mòn đạo đức truyền thống
    Phản đề
    tự do cá nhân phát triển cùng với Ki tô giáo và thịnh vượng trong thời kì Cải cách tôn giáo
    tri giác
    Hư vô
    được cho thấy là không hoàn chỉnh
    Tự do là quá trừu tượng để có thể được sử dụng như là nền tảng của xã hội – khi ứng dụng thực tế, nó lên đến cực điểm là sự khủng bố của Cách mạng pháp
    Tổng hợp
    Tồn tại hữu cơ (và do vậy hài hòa), được tổ chức theo cách duy lý – đó là nhà nước Phổ của thời đại Hegel.
    [quá trình phát triển biện chứng kết thúc]
    Giác tính
    [tiếp tục diễn ra (cuối cùng đạt đến ý thức chủ - nô); sự tổng hợp này phục vụ như là một sự khẳng định cho một tiến trình biện chứng mới]
    Trở thành
    [tiếp tục diễn da; sự tổng hợp này phụ vụ như là một sự khẳng định cho một tiến trình biện chứng mới]
     2.4 Những điều Marx tiếp nhận từ Hegel
    Khi ông còn trẻ, Marx là một nhà Hegel cánh tả (những nhà Hegel trẻ; đối lập với những nhà Hegel cánh hữu). Ông nghĩ rằng Hegel đã không khám phá ra những hàm ý thực tế, và triệt để trong các nguyên lý triết học của ông; Hegel thỏa mãn với nhà nước Phổ và với Giáo hội công giáo khi ông cho rằng nhà nước Phổ là cao điểm cuối cùng của sự phát triển của lịch sử.
    Marx tiếp nhận tất cả các ý tưởng sau từ Hegel:
    a.      Thực tại là một quá trình lịch sử
    b.      Cấu trúc của quá trình này là biện chứng: chính đề, phản đề, tổng hợp.
    c.      Quá trình này, hay một loạt những thay đổi, có một mục đích đặc biệt.
    d.      Mục đích đó là một xã hội tự do.
    e.      Cho đến khi đạt được mục đích đó, con người vẫn còn trong tình trạng xa lạ
    Hai thay đổi quan trọng:
    ·        Marx thay thế thuyết duy tâm của Hegel với thuyết duy vật (ông chấp nhận thuyết duy vật như một sự kiện hiển nhiên mà không cần biện minh)
    ·        Theo quan điểm của Marx, sự tự do mà sự tiến bộ của con người hướng tới là sự tự do khỏi các lực lượng kinh tế.
    3. Sở hữu tư nhân và sự xa lạ
    3.1 Bối cảnh lịch sử
    Marx viết trong một giai đoạn đầy biến động do cuộc Cách mạng công nghiệp tạo ra:
    ·        ra đời các loại máy móc như động cơ hơi nước
    ·        môi trường lao động khắc nhiệt tại hầm mỏ, nhà máy…
    ·        lao động trẻ em
    ·        một ngày làm việc 12 -14 giờ
    ·        khoảng cách ngày càng gia tăng giữa những người sở hữu tư liệu sản xuất và những người lao động không có phần trong những gì họ tạo ra
    3.2 Lao động như là nguồn gốc của sự tự nhận thức
    Quan điểm của Marx về lao động bắt nguồn từ miêu tả của Hegel về ý thức làm chủ - làm nô:
    ·        Bằng cách kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, bạn biến những tư liệu sản xuất này thành một phần của chính bạn – bạn đang chuyển những nguồn nguyên liệu thô này vào trong các kích thước của chính bạn; theo một nghĩa nào đó, bạn đi đến biết về chính bạn (tốt hơn, hay sâu sắc hơn) bằng cách trải nghiệm về các kết quả lao động của mình. Sản phẩm lao động của bạn là một sự thể hiện cụ thể lao động của bạn, sản phẩm mà bạn nhìn vào và nói “tôi làm nó” – khi kinh nghiệm về nó, bạn ý thức về nó và về chính bạn.
    ·        Lịch sử của con người là lịch sử của sự tiết lộ chính anh ta cho anh ta theo cách này, không chỉ thông qua các kết quả vật chất của lao động chân tay của anh ta, mà còn thông qua tất cả những sáng tạo của anh ta: nghệ thuật, luật pháp, tôn giáo, kĩ nghệ, và chính xã hội. Trong tất cả những cố gắng này, con người ngoại tại hóa chính anh ta và trở thành con người tự ý thức hơn.
    3.3 Bốn kiểu xa lạ
    Trong thời đại công nghiệp, quá trình con người trở nên tự ý thức hơn bằng cách ngoại tại hóa bị xói mòn theo bốn cách khác nhau. 
    a. Người công nhân xa lạ với sản phẩm lao động của mình
    Bởi vì anh ta không sở hữu những gì anh ta tạo ra, anh ta không còn kinh nghiệm về sản phẩm lao động của anh ta như là một sự ngoại tại hóa của anh ta. Anh ta trở nên xa lạ với sản phẩm anh ta tạo ra – nó không thuộc về anh ta, nó thuộc về chủ anh ta. Tất cả những gì công nhân có là lương (thứ mà một lần nữa chỉ đủ tiếp tục sống).
    b. Người công nhân xa lạ với việc lao động của mình
    Quan hệ của người công nhân với lao động (công việc, các hoạt động thực tế mà anh ta tham gia) giờ đây cũng trở nên xa lạ - anh ta kinh nghiệm nó như là một sự xa lạ với chính mình. Anh ta không còn bày tỏ chính anh ta trong công việc của mình; anh ta đánh mất mình trong nó. Đây thực chất là dạng lao động cưỡng bức, không tự nguyện.
    c. Người công nhân xa lạ với “kiểu tồn tại” của mình
    Với “kiểu tồn tại”, dường như Marx muốn nói tới sự tồn tại của con người như là con người, hay sự tồn tại của con người được xem xét trong các khía cạnh trong đó nó khác với sự tồn tại của các động vật khác. Phần nào, người công nhân trở nên (hay bắt đầu cảm thấy) ít nhân tính hơn.
    ·        một đặc điểm chỉ có ở con người là con người có khả năng lao động để tạo ra các sản phẩm không cần thiết cho sự sinh tồn – con chim tạo ra cái tổ, con hải ly tạo ra cái đập… nhưng tất cả những thứ này cần thiết cho sự sinh tồn của giống loài. Con người lao động để tạo ra những thứ khác hơn những cái cần thiết cho sự sinh tồn (như nghệ thuật, vốn được tạo ra vì mục đích của cái đẹp) “…con người sản xuất ngay cả khi họ không bị chi phối bởi các nhu cầu vật chất và do vậy việc sản xuất này thực sự tự do”.
    ·        lao động ăn lương là lao động cần thiết cho sự sinh tồn – và vì vậy người công nhân đánh mất nhân tính của mình và do vậy trở nên xa lạ với chính họ như là con người
    d. Người công nhân xa lạ với người khác
    Dường như Marx xem điều này theo sau ba dạng xa lạ kia – ông không nói nhiều về việc sự xa lạ này xảy ra như thế nào. Dưới đây là quan điểm của Singer về điều này:
    “Tình yêu và lòng tin bị thay thế bởi thương thuyết và trao đổi. Con người ngừng thừa nhận lẫn nhau về bản chất chung của họ; họ thấy nhau như là công cụ cho các lợi ích vị kỉ của họ”.
    Với bốn lý do này, Marx tin rằng đời sống kinh tế là loại xa lạ chính của con người.
    3.4 Chống lại sở hữu tư nhân
    Các yêu sách của Marx liên quan đến: (a) tầm quan trọng của lao động như một cách để tự nhận thức và (b) sự xa lạ của con người với lao động, sản phẩm của lao động, “kiểu tồn tại” và con người khác, như là cơ sở mà từ đó Marx phê phán sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất:
     “Sở hữu tư nhân có nguồn gốc của nó trong lao động bị làm cho xa lạ”:
    “Sở hữu tư nhân là sản phẩm, kết quả, hệ quả tất yếu, của lao động bị làm cho xa lạ, của mối quan hệ bề ngoài của công nhân với tự nhiên và với chính anh ta”.
    Nhưng cuối cùng quan hệ sở hữu tư nhân và lao động bị làm cho xa lạ này trở thành mối quan hệ có qua có lại
    “... một mặt sở hữu tư nhân là sản phẩm của lao động bị làm cho xa lạ, và …mặt khác, nó là phương tiện qua đó lao động xa lạ với chính nó, hiện thực hóa sự xa lạ này” 
    Điều này dẫn đến một sự gia tăng tính hám lợi: “Con người trở nên nghèo nàn hơn bao giờ hết, và nhu cầu tiền bạc trở nên lớn hơn bao giờ hết nếu anh ta muốn vượt qua sự tồn tại đáng ghét này”
    “Bánh xe duy nhất khiến kinh tế chính trị chuyển động là thói hám lợi, và chiến tranh giữa những kẻ hám hợi
    Chiến lược cấp tiến để trữa trị cho sự xa lạ này là: loại bỏ lao động trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, loại bỏ hệ thống lương, và loại bỏ sở hữu tư nhân, xây dựng chế độ cộng sản.
    4. Chủ nghĩa cộng sản
    Theo Marx, giải pháp cho vấn đề xa lạ này là loại bỏ sở hữu tư nhân, loại bỏ lao động làm cho xa lạ, loại bỏ lao động ăn lương: thông qua xây dựng xã hội cộng sản. Để hiểu tại sao lại như vậy, chúng ta cần nhìn kĩ hơn vào lịch sử của sự xa lạ của con người.

    4.1 Lịch sử đấu tranh giai cấp
    Giải thích của Marx về lịch sử của sự xa lạ của con người với công việc và sản phẩm của anh ta bắt đầu với tuyên bố táo bạo này:
    “Cho đến nay, lịch sử của tất cả các xã hội là lịch sử của đấu tranh giai cấp. Người tự do và nô lệ, quý tộc và dân thường, lãnh chúa và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, tóm lại, kẻ áp bức và người bị áp bức, luôn đối lập với nhau, liên tục đấu tranh với nhau, lúc ngấm ngầm, lúc công khai, mà chỉ kết thúc hoặc bằng một cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ xã hội hoặc phá hủy các giai cấp đối kháng”.
    Trong thời kì đầu, một xã hội bao gồm một số giai cấp; nhưng trong xã hội hiện tại (ví dụ châu âu thế kỉ 19), số giai cấp giảm xuống còn hai: “hai giai cấp thù địch, …hai giai cấp vĩ đại trực tiếp đối diện với nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản”.
    Giai cấp tư sản: các nhà tư bản (theo nghĩa hẹp - những người sở hữu tư liệu sản xuất – nhà máy, hầm mỏ và vân vân), chủ đất, chủ tiệm, chủ hiệu cầm đồ...
    Giai cấp vô sản: lao động ăn lương, những người thực sự tham gia vào các công việc sản xuất
    Đây là một sự thay đổi dần dần, tính từ thời điểm khi sở hữu và lao động thường xuyên được kết hợp với nhau trong một cá nhân đơn nhất (thợ rèn sở hữu cả xưởng của anh ta). Đến trước kỉ nguyên công nghiệp, không phải tất cả công việc được thực hiện bởi người chủ (người thợ rèn có một ít người làm thuê, người phụ vụ, người học việc…); và cuối cùng, trong giai đoạn công nghiệp, có một sự tách rời giữa cá nhân sở hữu và cá nhân lao động.
    Sự tách rời đó dẫn đến đấu tranh giai cấp
    ·        Gia tăng lợi nhuận, người chủ trả cho người lao động rất ít mà anh ta không thể bỏ đi với số tiền đó, nó chỉ đủ cho anh ta sinh tồn và buộc phải trở lại làm việc.
    ·        Một điều kiện làm cho tình trạng sau đây có thể xảy ra là có nhiều công nhân hơn công việc, và kết quả là công nhân trở thành hàng hóa được mua bán giữa những người chủ với giá thấp nhất có thể.
    ·        Do đó người công nhân bị làm cho phi nhân tính – người công nhân bị đối xử “chỉ như động vật đang lao động – như một con thú chỉ với cá nhu cầu vật chất giới hạn nhất”.
    4.2  Đi đến chủ nghĩa cộng sản
    Chính giai cấp vô sản sẽ phục vụ như là lực lượng vật chất để hoàn thành tiến trình phát triển của loài người và giải phóng nó khỏi sự xa lạ bắt nguồn từ đời sống kinh tế. Họ sẽ làm điều này bằng cách xây dựng xã hội cộng sản, với việc loại bỏ:
    ·        sở hữu tư nhân
    ·        lao động ăn lương
    ·        sự phân chia lao động
    ·        do đó là lao động bị làm cho xa lạ
    “Giai cấp vô sản không thể làm chủ lực lượng sản xuất của xã hội, ngoại trừ bằng cách loại bỏ phương thức sở hữu trước đó, và tất cả mọi phương thức sở hữu khác. Họ không có gì của riêng họ để đảm bảo và củng cố; nhiệm vụ của họ là phá hủy tất cả sự đảm bảo trước đó cho sở hữu tư nhân”.
    Điều này được hoàn thành bằng “bạo lực lật đổ giai cấp tư sản” bởi giai cấp vô sản.
    Chủ nghĩa cộng sản sẽ loại bỏ sự xa lạ của con người.
    “Chủ nghĩa cộng sản …là giải pháp thực sự đối với sự đối lập giữa con người với tự nhiên, và giữa con người với con người; đây là giải pháp đúng đắn đối với sự xung đột giữa hiện hữu và tồn tại, khách quan hóa và tự khẳng định, tự do và tất yếu, cá nhân và xã hội. Và câu đố của lịch sử đã được giải quyết và biết chính nó đã được giải quyết”.
    Giống như Hegel, Marx cho rằng lịch sử có một cấu trúc biện chứng:
    ·        chính đề: giai đoạn con người tự nhiên – tự nhiên “chi phối” con người, và tự nhiên vẫn chưa trở thành đối tượng cho con người (chưa là sở hữu của con người)
    ·        phản đề: sở hữu tư nhân được thiết lập; con người xa lạ với tự nhiên
    ·        tổng hợp: chủ nghĩa cộng sản: giai đoạn cuối cùng trong đó sở hữu tư nhân và sự xa lạ biến mất
    Marx kết hợp khái niệm biện chứng, cụ thể là sự tiến hóa biện chứng của xã hội loài người, vốn kế thừa từ Hegel, với chủ nghĩa duy vật (vốn mâu thuẫn với thuyết duy tâm của Hegel, vốn cho rằng thực tại cuối cùng là tinh thần chứ không phải vật chất; ông kế thừa điều này từ Feuerbach, và không chứng minh) để hình thành chủ nghĩa duy vật biện chứng ( Marx chưa bao giờ sử dụng cụm từ này mà do các nhà chú giải sử dụng).
    4.3 Khái niệm duy vật lịch sử
    Các hoạt động kinh tế quyết định văn hóa, bao gồm cả đạo đức
     “Liệu có cần phải có một trực giác sâu sắc để hiểu rằng các ý tưởng, quan điểm, và các khái niệm, tóm lại, ý thức của con người, thay đổi khi các điều kiện sinh tồn về mặt vật chất của anh ta, các quan hệ xã hội, và chính đời sống xã hội của anh ta thay đổi?”
    Cụ thể hơn, Marx thấy mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế và ý thức con người như sau:
    lực lượng sản xuất
    (các nguồn lực và công cụ vật chất được sử dụng trong sản xuất)
    quyết định
    các quan hệ sản xuất
    (quan hệ giữa người và đồ vật; ví dụ công nhân sở hữu máy xay, hoặc thuê nó; và giữa người với người, ví dụ công nhân làm nông nô cho chủ đất, hay người công nhân làm công cho ông chủ tư bản)
    quyết định
    kiến trúc thượng tầng của xã hội
    (luật pháp, chính trị, tôn giáo, cái đẹp, đạo đức và các học thuyết triết học)
    Ở đây quan điểm của Hegel được đảo ngược lại: không như Hegel, người cho rằng tiến hóa của tinh thần quyết định lịch sử thực tế của thế giới vật chất, Marx cho rằng chính trong các điều kiện vật chất mà con người tìm thấy chính mình, đặc biệt là các điều kiện kinh tế, sẽ quyết định sự tiến hóa của ý thức.
    “Cuộc sống không bị quyết định bởi ý thức, nhưng ý thức bị quyết định bởi cuộc sống”.
    Và giống như Hegel, Marx cho rằng có một mục đích tối hậu mà lịch sử đang hướng đến (cả hai đều có quan điểm mục đích luận về lịch sử). Theo quan điểm của Hegel, mục đích mà lịch sử đang hướng đến là việc tinh thần đi đến nhận biết về chính nó như là tinh thần và do vậy trở nên tự do. Theo quan điểm của Marx, giai đoạn cuối cùng của lịch sử được phản ánh trên cả ba tầng miêu tả ở trên:
    sự phát triển đầy đủ của lực lượng sản xuất
    dẫn tới
    sự thay đổi các quan hệ sản xuất
    (tức là, với xã hội cộng sản: không có người lao động làm thuê và không có tự hữu)
    dẫn tới
    sự giải phóng “các năng lực của con người”
    loại bỏ tính tham lam
    Do vậy, con người về bản chất là không tư lợi. Đó là vì các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa khiến cho con người trở nên hoàn toàn tư lợi. Khi tiến đến xã hội cộng sản, các quan hệ sản xuất sẽ thay đổi, và điều này dẫn đến sự thay đổi trong văn hóa và đạo đức của con người. Trong xã hội cộng sản, con người sẽ tìm thấy hạnh phúc của mình khi lao động vì sự tốt đẹp của tất cả.
    Bằng cách này, khái niệm duy vật về lịch sử của Marx làm cho cách nhìn về xã hội cộng sản của ông dường như hợp lý hơn. Trong xã hội cộng sản của Marx, không ai cố gắng lấy hơn phần thuộc về anh ta cho sự tiêu dùng trực tiếp và không ai né tránh phần lao động chính đáng của mình cần để giữa cho xã hội tồn tại, được làm cho hợp lý. Nhưng điều này chỉ đúng nếu Hobbes sai (tức thuyết vị kỉ tâm lý học là sai).
    4.4 Sự biến mất của chính quyền
    Ở giai đoạn đầu của xã hội cộng sản, sẽ tiếp tục tồn tại nhà nước: giai cấp vô sản sẽ tóm lấy quyền lực bằng bạo loạn lật đổ. Nhưng cuối cùng, tất cả các chính quyền - theo nghĩa một thực thể nắm giữ quyền lực chính trị - sẽ ngừng tồn tại. Điều này là vì quyền lực chính trị (theo Marx) không là gì khác hơn quyền lực được sử dụng bởi một giai cấp để đàn áp giai cấp khác. Vì vậy khi không có giai cấp, thì sẽ không có quyền lực chính trị. 
     “Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa, chỉ là quyền lực của một giai cấp để đàn áp giai cấp khác. Nếu giai cấp vô sản trong cuộc chiến đấu của nó với giai cấp tư sản bị ép buộc bởi hoàn cảnh để tự tổ chức thành một giai cấp, và nếu bằng phương tiện cách mạng, nó biến mình thành giai cấp cai trị và, như vậy quét sạch các điều kiện sản xuất cũ bằng vũ lực, thì nó sẽ, cùng với những điều kiện này, quét sạch các điều kiện cho sự tồn tại của đối kháng giai cấp và giai cấp nói chung, và do vậy sẽ loại bỏ uy thế của chính nó như một giai cấp” 


     
    Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org