TIỂU SỬ
EDMUND BURKE (12/1/1729 – 9/6/1797), triết gia
và chính khách Anh, được bầu vào Nghị viện Anh năm 37 tuổi với tư cách là thành
viên của đảng Whig (viết tắt chữ Whiggamore. Được thành lập vào cuối thế kỷ 17
đến đầu thế kỷ 19 ở Anh, đảng Whig tìm cách hạn chế quyền hành của nhà vua và
gia tăng quyền hành của Nghị viện).
Ông nổi tiếng vì đã ủng hộ các kiều dân Mỹ trong cuộc tranh đấu chống lại Vua George III dẫn đến Cách mạng Mỹ, đồng thời vì sự chống đối mạnh mẽ của ông đối với Cách Mạng Pháp. Việc làm sau khiến Burke trở thành một trong những khuôn mặt hàng đầu trong nhóm bảo thủ của Đảng Whig (ông gọi là ''Cựu Whigs''), đối lập lại nhóm “Tân Whigs'' ủng hộ cách mạng, dẫn đầu bởi Charles James Fox. Burke còn xuất bản tác phẩm triết lý về mỹ học và sáng lập tạp chí chính trị Annual Register. Sinh thời, ông được coi là một trong những nhà hùng biện giỏi nhất ở Anh.
Burke ra đời tại Dublin, Ireland, cha theo đạo Tin Lành và mẹ theo Công giáo. Ông được giáo dục như một tín hữu Tin Lành và theo học tại Học viện Chúa Ba ngôi, Dublin năm 1744. Năm 1750, ông bắt đầu học luật tại Middle Temple ở London (một trong bốn tòa án cổ ở London), nhưng ngay sau đó ông bỏ học để đi du lịch khắp châu Âu Lục địa. Năm 1757, ông xuất bản một khảo luận về mỹ học, Tìm hiểu nguồn gốc những ý tưởng của chúng ta về cái trác tuyệt và cái đẹp, thu hút sự chú ý của các nhà tư tưởng kiệt xuất ở Lục địa như Denis Diderot và Immanuel Kant. Tại London, Burke gắn bó với nhiều tri thức và nghệ sĩ hàng đầu, trong đó có Samuel Johnson, David Garrick, Oliver Goldsmith và Joshua Reynolds.
Ông nổi tiếng vì đã ủng hộ các kiều dân Mỹ trong cuộc tranh đấu chống lại Vua George III dẫn đến Cách mạng Mỹ, đồng thời vì sự chống đối mạnh mẽ của ông đối với Cách Mạng Pháp. Việc làm sau khiến Burke trở thành một trong những khuôn mặt hàng đầu trong nhóm bảo thủ của Đảng Whig (ông gọi là ''Cựu Whigs''), đối lập lại nhóm “Tân Whigs'' ủng hộ cách mạng, dẫn đầu bởi Charles James Fox. Burke còn xuất bản tác phẩm triết lý về mỹ học và sáng lập tạp chí chính trị Annual Register. Sinh thời, ông được coi là một trong những nhà hùng biện giỏi nhất ở Anh.
Burke ra đời tại Dublin, Ireland, cha theo đạo Tin Lành và mẹ theo Công giáo. Ông được giáo dục như một tín hữu Tin Lành và theo học tại Học viện Chúa Ba ngôi, Dublin năm 1744. Năm 1750, ông bắt đầu học luật tại Middle Temple ở London (một trong bốn tòa án cổ ở London), nhưng ngay sau đó ông bỏ học để đi du lịch khắp châu Âu Lục địa. Năm 1757, ông xuất bản một khảo luận về mỹ học, Tìm hiểu nguồn gốc những ý tưởng của chúng ta về cái trác tuyệt và cái đẹp, thu hút sự chú ý của các nhà tư tưởng kiệt xuất ở Lục địa như Denis Diderot và Immanuel Kant. Tại London, Burke gắn bó với nhiều tri thức và nghệ sĩ hàng đầu, trong đó có Samuel Johnson, David Garrick, Oliver Goldsmith và Joshua Reynolds.
TƯ TƯỞNG
Lập trường triết lý xuyên suốt sự nghiệp chính
trị và trong các trước tác của ông là lập trường hoài nghi, một sự ngờ vực sâu
sắc đối với Chủ nghĩa duy lý chính trị, tức là, thành tựu trong vương quốc
chính trị của những cấu trúc trừu tượng và duy lý, những lý tưởng, và những mục
tiêu. Sự thể hiện chính yếu chủ nghĩa bảo thủ hoài nghi của Burke được tìm thấy
trong tác phẩm Suy nghĩ về Cách mạng Pháp (1790). Tuy nhiên,
chủ nghĩa bảo thủ của Suy nghĩ được trình bày sớm hơn khi ông
đáp lại những yêu sách cấp tiến ở Anh đòi cải cách dân chủ trong Nghị viện vào
những năm đầu thập niên 1780. Những người cấp tiến Anh nghĩ rằng, các nhà lập
pháp có thể thành lập những chính quyền mới, khi tất cả những người thông thái
đều biết rằng, ''một chính quyền theo luật lệ không bao giờ được tạo lập trên
bất kỳ lý thuốc tiên định nào''. Vì thế, thật là nực cười khi đặt các chính
quyền trên những chiếc giường Procrustes(*) và làm cho chúng trùng khít với
“những lý thuyết mà những học giả và những nhà tư biện đã nghĩ ra''. Một giả
định đầy tự phụ như thế đòi hỏi nhiều năng lực lý trí hơn là có thể tìm thấy
nơi những con người bình thường.
Một nạn nhân của chủ nghĩa hoài nghi của Burke
là ý tưởng tự do về khế ước xã hội được xưng tụng. Các khối thịnh vượng chung
không được xây dựng và cũng không phải đổi mới theo những nguyên tắc tiên
thiên. Khái niệm về một đạo luật nguyên thủy của khế ước chỉ là một nguyên tắc.
Khế ước duy nhất trong chính trị là sự đồng thuận buộc chặt các thế hệ quá khứ,
hiện tại và tương lai. Khế ước đó ''chỉ là một mệnh đề trong khế ước nguyên
thủy vĩ đại của xã hội vĩnh cửu''.
Burke phản đối tính duy ý chí của thuyết khế ước
tự do duy lý chủ nghĩa. Các cá nhân không tự do sáng tạo nên những thiết chế
chính trị cho riêng mình. Xã hội chính trị và luật lệ không ''nằm dưới quyền
kiểm soát của những người, mà vì bổn phận, và vì cực kỳ ưu việt, buộc ý chí
mình tuân thủ luật lệ đó''. Con người và các đoàn nhóm ''không được tự do về
mặt đạo đức, không được tùy ý'' phá hủy các cộng đồng và gây nên ''tình trạng
hỗn loạn phi xã hội, thô lỗ, không liên lạc gì với nhau''.
Burke cho rằng, nguồn trí tuệ của chúng ta quá
hạn hẹp; nhưng bất chấp điều này mọi người vẫn tìm cách vượt khỏi những giới
hạn căn bản của mình để thực hiện những chuyến bay ý thức hệ viễn vông. Họ cho
rằng, không có sự ngăn trở rào đối với sức mạnh của họ và thông qua chính trị,
họ tìm cách làm cho thực tế phù hợp với những ảo tưởng tư biện của họ. Burke hy
vọng rằng, mọi người sẽ đánh giá đúng tình trạng yếu kém của mình, ''đẳng cấp
lệ thuộc của mình trong tạo hoá''. Thượng Đế bắt chúng ta đứng vào địa vị được
chỉ định cho chúng ta. Và ở địa vị đó, chúng ta phải biết giới hạn của những
quan năng lý trí và suy đoán của chúng ta.
Thay vì dựa vào vốn trí tuệ nghèo nàn của chính
mình, các chính trị gia nên tận dụng sự giúp đỡ từ “ngân hàng chung và vốn
liếng của các quốc gia và của mọi thời đại''. Vì mọi người quên điều này nên họ
bày ra những kế hoạch cải cách duy lý vượt quá sức thực hiện của họ.
Burke nổi lên như nhà vô địch của chủ nghĩa hoài
nghi chính trị trong cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa duy lý của Thời kỳ ánh
sáng và và “sự tự mãn siêu hình học giả mạo” của nó đã tạo nên ''cuộc cách mạng
của lý thuyết suông và giáo điều không thực tế''. Tội lỗi của người Pháp được
sinh ra bởi ''sự tinh tế khó hiểu của siêu hình học chính trị của họ''. “Niềm
tin vào chủ nghĩa giáo điều của các triết gia'' dẫn họ đến chỗ lệ thuộc vào lý
trí và những ý tưởng trừu tượng, vào sự tư biện và những nguyên lý tiên thiên
của quyền tự nhiên, tự do, bình đẳng, coi đó như nền tảng cho các chính quyền
cải cách. Người Anh, như Burke, không có những ảo tưởng như vậy; họ hiểu sự
phức tạp và dễ vỡ của bản chất con người và những thiết chế do con người dựng
lên...''.
Những trước tác của Burke về nước Pháp, mặc dù
rất sâu sắc, không thể đọc như những quan điểm chính trị chính xác của ông.
Trên thực tế, Burke không bao giờ trình bày một cách hệ thống những niềm tin
nền tảng của ông mà luôn luôn chỉ nhắc đến chúng trong tương quan với những vấn
đề cụ thể. Nhưng có thể coi các trước tác của ông như một toàn thể hợp nhất của
những nguyên tắc bất biến chi phối lập trường hành động của ông.
Về bản chất, những nguyên tắc đó là sự khảo sát
khái niệm ''tự nhiên” hay ''luật tự nhiên''. Burke nghĩ rằng, đời sống cảm xúc
và tình thân của con người hài hòa với trật tự vĩ đại của vũ trụ. Nghĩa là xung
lực của tự nhiên chứa đựng trong bản thân nó sự tự kiềm chế và tự phê bình; đời
sống đạo đức và tinh thần liên tục với nó, xuất phát từ nó và về bản chất ủng
hộ nó. Hệ luận là xã hội và nhà nước tạo điều kiện để con người thể hiện đầy đủ
tiềm năng của mình, hiện thân của sự thiện hảo phổ biến, và đại diện cho sự
thỏa thuận ngầm hay công khai về những quy phạm và cứu cánh. Cộng đồng chính
trị hành động đúng theo lý tưởng như một khối thống nhất.
Cách lý giải tự nhiên và trật tự tự nhiên này
hàm ý một sự kính trọng sâu xa đối với tiến trình lịch sử, những tục lệ và
những thành tựu xã hội qua thời gian. Do đó, biến đổi xã hội không chỉ là khả
hữu mà còn là tất yếu và đáng ao ước. Nhưng phạm vi và vai trò của tư tưởng
hoạt động như một công cụ cải cách đối với xã hội bị hạn chế. Nó phải hoạt động
dưới sự thúc đẩy của tình trạng căng thẳng đặc biệt hay những khả thể đặc biệt,
trong sự kết hợp chặt chẽ với tiến trình biến đổi tỉ mỉ, chứ không phải trong
những kế hoạch suy đoán to tát đòi hỏi có sự can thiệp sâu rộng vào đời sống xã
hội ổn định, quen thuộc. Hơn nữa, nó không nên quá nhấn mạnh vào một số cứu
cánh trong khi gây tổn thất cho những người khác; cụ thể, nó không nên để cho
chủ nghĩa duy tâm đạo đức (như trong Cách mạng Pháp) hoàn toàn tự do thể hiện
sự đối lập cực đoan đối với trật tự hiện hành. Những nỗ lực như vậy tác động
đến tiến trình tự nhiên của sự phát triển xã hội, khởi xướng những lực lượng
không kiểm soát được hoặc kích hoạt một phản ứng biện chứng của những yếu tố bị
loại trừ. Hy vọng của Burke, thật vậy, không phải là sự hiện thực hoà những cứu
cánh cụ thể, như “tự do'' và ''bình đẳng'' của Cách mạng Pháp, nhưng là củng cố
và hòa giải những thành tố khác nhau của cuộc sống tốt đẹp mà cộng đồng không
ngừng vươn tới.
Sinh thời, các trước tác của Burke về nước Pháp
truyền cảm hứng đặc biệt cho tư tưởng phản cách mạng của người Đức và người
Pháp. Ảnh hưởng của ông ở Anh còn rộng rãi hơn, cân bằng hơn, lâu bền hơn. Ông
nổi lên như người biện giải đầu tiên cho những quy ước hiến pháp lâu đời, tư
tưởng của đảng, và vai trò của nghị viên là người đại diện tự do, chứ không
phải là người được ủy nhiệm; nói cách khác, quyền bỏ phiếu của nghị viên không
thể được ủy nhiệm, bởi vì trách nhiệm của ông là bỏ phiếu theo suy xét riêng
của mình.
NHỮNG TÁC PHẨM CHÍNH
Aphilosophical enquiry into the Origin of Our
Ideas of the Sublime and Beautiful (1757; Tìm hiểu nguồn gốc những ý tưởng của
chúng ta về cái trác tuyệt và cái đẹp).
Thoughts on the Cause of the Present Discontent (1770; Suy tưởng về
nguyên nhân những bất bình hiện thời).
Reflection on the Revolution in France (1790; Suy nghĩ về cách
mạng Pháp)
(Trích từ tác phẩm 101 Triết gia, Mai Sơn biên
soạn)